Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tâm học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.84 KB, 3 trang )

Phân tâm học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam ( 1986 - 2011)
Tổng quan
Tiếp nhận, ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam (1986 – 2011) là vấn đề bao
hàm nhiều giá trị học thuật phức tạp. Cho đến thời điểm này, sự quan tâm nghiên cứu xung quanh
vấn đề này chưa nhiều. Năm 2009, Đỗ Lai Thúy công bố bài viết Phê bình văn học Việt Nam: nhìn
nghiêng từ phương pháp (Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức, Nxb Thế
Giới , HN, tr.41-96). Ngô Hương Giang với bài viết Tiếp nhận phân tâm học ở Việt Nam 1975 đến nay
nhìn từ lý thuyết và ứng dụng. Trong chuyên luận Một chặng đường đổi đổi mới lý luận văn học Việt
Nam (1986 – 2011) (Nxb. Hội Nhà văn, 2011), ở chương III, mục 2 (tr. 165), bàn về tác động cơ bản
của lý luận văn học hiện đại thế giới đối với lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam, Cao
Hồng đã quan tâm đến các phương pháp mang tính mũi nhọn trong nghiên cứu văn học được hình
thành ở thời kỳ đổi mới, trong đó có phương pháp phân tâm học.
Xem xét các nghiên cứu xung quanh vấn đề tiếp nhận và ứng dụng phân tâm học trong nghiên
cứu văn học ở Việt Nam (1986-2011) chúng tôi nhận thấy đã có một số nội dung được các nhà
nghiên cứu quan tâm ở những mức độ khác nhau. Tuy vậy, đề tài này chưa trở thành đối tượng
nghiên cứu chuyên biệt, cụ thể và có hệ thống của một công trình nào.
Tính cấp thiết
Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học đã được giới thiệu từ những năm 30 của thế kỷ XX qua
nghiên cứu của Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, nhưng đáng tiếc, sau 1945 do sự ấu trĩ về nhận thức
nên phương pháp này hầu như không thấy xuất hiện trên văn đàn miền Bắc. Thời kỳ đổi mới (sau
1986), sự mở rộng giao lưu văn hóa với nhiều dân tộc trên thế giới đã mở ra cơ hội để nhiều học
thuyết, trường phái tư tưởng trước đây bị coi là những vùng cấm kị đã thâm nhập vào nước ta. Theo
dõi sáng tác văn học ở Việt Nam những năm qua, chúng tôi thấy xu hướng biến đổi trong bút pháp
đã làm xuất hiện nhiều tác phẩm văn học mang những yếu tố vô thức đã và đang hình thành một lối
viết đào sâu về bản thể, về cõi u minh trong con người. Như vậy có nghĩa là khi tiến hành đánh giá
phân tích các tác phẩm dạng này, phân tâm học là phương pháp đắc dụng. Trong nhiều trường hợp
phân tâm học đưa ra những cách kiến giải khá thú vị và thuyết phục về tác phẩm và tác giả mà nếu
chỉ nhìn với quan điểm xã hội học một cách cứng nhắc, dung tục nhiều khi không giải mã được quá
trình sáng tạo của người nghệ sỹ, nhất là những nghệ sỹ có cá tính và phong cách. Khuynh hướng phê
bình phân tâm học cũng mở ra cánh cửa cho người tiếp nhận đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của
nhà văn để từ đó nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của nhà văn một cách trung thực nhất.


Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với văn hóa thế giới, việc tiếp
biến văn hóa trong đó có văn học nghệ thuật ngày càng phức tạp. Do đó, lựa chọn nghiên cứu một
cách có hệ thống vấn đề tiếp nhận và ứng dụng lý thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học ở
Việt Nam(1986-2011) thiết nghĩ sẽ mang lại hiệu quả khoa học thiết thực để góp phần thúc đẩy sự
phát triển nghiên cứu văn học cũng như phục vụ công tác giáo dục và đào tạo trong nhà trường, góp
tiếng nói tháo gỡ những vấn đề đặt ra hết sức nan giải của lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học dân
tộc trước thử thách của xu hướng toàn cầu hóa.
Mục tiêu


- Khảo sát, hệ thống, kiến giải toàn diện việc tiếp thu và ứng dụng lý thuyết phân tâm học trong
nghiên cứu văn học ở Việt Nam (1986 – 2011), từ đó đưa ra những đánh giá khách quan, công bằng
về giá trị của học thuyết trong việc góp phần đổi mới và phát triển tư duy nghiên cứu văn học ở Việt
Nam.
- Chỉ rõ những ảnh hưởng tích cực của thuyết phân tâm học cũng như những giới hạn của việc tiếp
thu học thuyết này, đề tài hướng đến đề xuất một số ý kiến khoa học, rút ra bài học kinh nghiệm
trong việc tiếp thu tinh hoa của lý luận hiện đại phương Tây để làm phong phú thêm hệ thống lý luận
và phương pháp luận nghiên cứu văn học hiện nay ở Việt Nam.
Nội dung
Đề tài hệ thống và diễn giải rõ hơn một số phạm trù thuộc lý thuyết phân tâm học đã được du nhập
vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó trong nghiên cứu các lĩnh vực khoa học nói chung và nghiên cứu
văn học nghệ thuật nói riêng. Trên cơ sở luận giải việc tiếp nhận lý thuyết phân tâm học ở Việt Nam
giai đoạn 1986 – 2011 qua trường hợp cụ thể đề tài hướng đến một số kết luận về nguyên tắc ứng
dụng phân tâm học trong nghiên cứu văn học, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của học thuyết
phân tâm đối với nghiên cứu, phê bình văn học.
PP nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: Nhằm tìm hiểu một cách toàn diện sự tiếp nhận và phát triển lý thuyết
phân tâm học đặt trong sự vận động của nghiên cứu văn học ở Việt Nam (1986 - 2011).
- Phương pháp thống kê: Từ các con số thống kê để đưa ra sự đánh giá khách quan về thành tựu của
việc tiếp nhận và ứng dụng phân tâm học ở Việt Nam (1986 - 2011).

- Phương pháp so sánh - lịch sư: Tiếp nhận và ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu văn học ở
Việt Nam (1986 - 2011) được khảo sát trong sự so sánh với việc tiếp nhận và ứng dụng lý thuyết này
ở những thời điểm trước và sau nó. Từ đó có thể rút bài học kinh nghiệm để phát huy ưu thế và tìm
biện pháp khắc phục giới hạn của vấn đề này đặt trong hoạt động nghiên cứu văn học ở Việt Nam
hiện nay.
Hiệu quả KTXH
- Kinh tế - xã hội: Góp phần nâng cao dân trí, đổi mới tư duy tiếp nhận văn hóa nói chung và văn học
nghệ thuật nói riêng.
- Khoa học công nghệ: Góp phần hệ thống và luận giải, làm sáng rõ hơn những vấn đề căn bản của
thuyết phân tâm học khi được du nhập vào Việt Nam ( đặc biệt ở thời kỳ đổi mới, giai đoạn 1986
-2011). Khẳng định ưu thế của học thuyết này khi được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu các
lĩnh vực khoa học nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng.
- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:
+ Báo cáo khoa học, sách tham khảo, các bài báo khoa học là tài liệu tham khảo hữu ích, thiết thực
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, sau đại học tại Đại học Thái Nguyên và
trên phạm vi cả nước.


+ Hướng dẫn SVNC khoa học.
+ Nâng cao năng lực nghiên cứu của người tham gia, đặc biệt là chủ nhiệm đề tài.
ĐV sử dụng
+ Báo cáo khoa học, sách tham khảo, các bài báo khoa học là tài liệu tham khảo hữu ích, thiết thực
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, sau đại học tại Đại học Thái Nguyên và
trên phạm vi cả nước.



×