Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

sinh lý bệnh VIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.32 KB, 55 trang )

SINH LÝ BỆNH QUÁ TRÌNH VIÊM
GV: Hoàng Thị Thanh Thao
Bộ môn: Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch
Khoa Y-Dược


MỤC TIÊU




Nêu được 4 phản ứng rối loạn vận mạch
trong viêm
Trình bày các phản ứng tế bào trong viêm
Nêu được mối quan hệ giữa phản ứng viêm
với cơ thể


ĐỊNH NGHĨA VIÊM
Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống
lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý vì
quá trình viêm gây tổn thương, hoại tử, rối
loạn chức năng cơ quan…có thể ở mức độ
nặng nề, rất nguy hiểm


VIÊM
Biểu hiện bên ngoài của viêm ở da và niêm mạc
người được mô tả từ thời cổ đại bao gồm 5
dấu hiệu: sưng, nóng, đỏ, đau và tổn thương
chức phận tuy nhiên trong viêm các nội tạng


thường không thấy đầy đủ cấc dấu hiệu trên


NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM
• Nguyên nhân bên ngoài : do các yếu tố.
– Cơ học: vết thương, tai nạn gây giập nát tổ chức, gãy
xương…
– Lý học: nóng hoặc lạnh quá, tia quang tuyến, tia xạ…
– Hoá học: các chất axit hoặc kiềm mạnh, các chất độc, hoá
chất độc gây huỷ hoại tế bào tổ chức.
– Sinh vật: các vi khuẩn, virut, và nấm gây bệnh…
– Thần kinh, tâm lý


NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM
Nguyên nhân bên trong

• Do hoại tử tổ chức, lấp quản, nhồi máu, chảy máu
trong lan rộng…
Trong thực tế hai loại nguyên nhân này thường kết hợp
với nhau. Cường độ, tính chất của viêm cũng thay đổi
tuỳ theo đặc điểm của nhân tố bệnh lý, điều kiện phát
sinh, và tính phản ứng của cơ thể


PHÂN LOẠI VIÊM






Theo nguyên nhân: Viêm nhiễm khuẩn và viêm vô
khuẩn
Theo vị trí: Viêm nông và viêm sâu
Theo dịch rỉ viêm: Viêm thanh dịch, viêm tơ huyết,
viêm mủ…
Theo diễn biến: Viêm cấp và viêm mạn
Theo tính chất: viêm đặc hiệu và không đặc hiệu


NHỮNG RỐI LOẠN CHỦ YẾU CỦA VIÊM
Những rối loạn chủ yếu của viêm bao gồm 3 loại
hiện tượng đồng thời tồn tại và liên quan
chặt chẽ với nhau
1. Rối loạn tuần hoàn
2. Rối loạn chuyển hóa, tổn thương tổ chức
3. Tăng sinh tế bào


TỔN THƯƠNG TỔ CHỨC TẠI Ổ VIÊM

Tổn thương tổ chức
Có 2 loại tổn thương

+ Tổn thương tiên phát

+ Tổn thương thứ phát


Tổn thương tổ chức

• Tổn thương nguyên phát: Tổn thương xảy ra
ngay lúc nhân tố bệnh lý tác động trên tổ
chức. Tùy theo cường độ của nguyên nhân
viêm mà tổn thương có thể rất nhỏ hoặc rất
lớn gây hoại tử tế bào ít hay nhiều


Tổn thương tổ chức
• Tổn thương thứ phát: phát sinh muộn hơn do những
rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm và các yếu tố khác gây ra
(tổn thương thứ phát).
• Cơ chế có thể do yếu tố bệnh lý tác dụng lên các thụ
cảm thần kinh tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho các
biến đổi loạn dưỡng và hoại tử. Tổn thương ảnh
hưởng trước nhất tới siêu cấu trúc tế bào, tới các ti
lạp thể và lizosom.


RỐI LOẠN TUẦN HOÀN

• Rối loạn tuần hoàn bao gồm các hiện tượng.
– Rối loạn vận mạch.
– Thoát dịch rỉ viêm.
– Bạch cầu xuyên mạch
– Hiện tượng thực bào


Rối loạn vận mạch
Phát sinh với hình thái 4 giai đoạn liên tiếp : co
chớp nhoáng các tiểu động mạch, sung huyết

động mạch chủ động, sung huyết các tiểu tĩnh
mạch và ứ máu


Rối loạn vận mạch
1. Co mạch
• Co chớp nhoáng các tiểu động mạch phát sinh do các yếu tố
gây viêm kích thích thần kinh co mạch và các tế bào cơ trơn
tiểu động mạch tại ổ viêm.
• Hiện tượng này rất ngắn, khó quan sát


Rối loạn vận mạch
2. Sung huyết động mạch
• Phát sinh theo cơ chế thần kinh, thể dịch.
– Thần kinh dãn mạch bị kích thích theo phản xạ sợi trục, đồng thời chịu
ảnh hưởnh của các sản phẩm có hoạt tính sinh vật trong ổ viêm như
histamin, serotorin, bradikinin
– Tăng nồng độ ion H+ và nhiễm toan cũng có tác dụng gây dãn mạch.
– Tính chất chủ động được thể hện bằng tăng áp lực máu và tăng tốc độ
máu chảy, đưa nhiều oxy, bạch câù và các chất dinh dưỡng tới ổ viêm,
có tác dụng thích ứng phòng ngự.


Rối loạn vận mạch
• Biểu hiện của sung huyết động mạch
ĐM màu đỏ tươi, căng phồng, đau và nóng
Sung huyết ĐM tạo điều kiện thuận lợi cho bạch
cầu thực bào



Rối loạn vận mạch
3. Sung huyết tĩnh mạch
Cơ thể chủ yếu do thần kinh vận mạch bị tê liệt, các chất gây dãn
mạch bị ứ lại trong tổ chức viêm gây huỷ hoại các sợi tổ chức
liên kết (sơị chun dãn, sợi kéo của thành tĩnh mạch làm cho
chúng dãn ra, và dòng máu chảy chậm lại.


Rối loạn vận mạch
3. Sung huyết tĩnh mạch
Biểu hiện:
ổ viêm bớt nóng, chuyển từ màu đỏ tươi sang màu tím sẫm
Phù, cảm giác căng và đau giảm, chỉ còn đau âm ỉ
Vai trò:
Dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho quá trình sửa chửa và cô lập ổ viêm,
ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây bệnh


Rối loạn vận mạch
4. Ứ máu: Sung huyết TM là giai đoạn ứ máu mà cơ chế chính là do
1, Thần kinh vận mạch bị tê liệt, tác dụng của chất dãn mạch -> tăng tính
thấm thành mạch
2, BC bám vào thành mạch cản trở lưu thông máu
3, Tế bào nội mô phì đại, làm máu vận chuyển khó khăn
4, Nước tràn vào mô kẽ gây phù và chèn ép thành mạch
5, Huyết khối gây tắc mạch
VAI TRÒ: Cô lập ổ viêm



Hình thành dịch rỉ viêm
• Dịch rỉ viêm là các thành phần dịch thể và hữu
hình của máu thoát khỏi mao mạch tràn vào
tổ chức viêm. Tổ chức viêm bị tăng khối lượng
do thoát dịch rỉ, gọi là phù viêm.


Thoát dịch rỉ viêm
Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm
• Tính thấm của mao mạch tăng,
• Tăng cường áp lực thuỷ tĩnh của máu trong các mao mạch tiều
tĩnh mạch của tổ chức viêm
• Tăng cường áp lực keo và áp lực thẩm thấu trong tổ chức
viêm.


Thoát dịch rỉ viêm
Thành phần và tính chất của dịch rỉ viêm
• Nói chung, dịch rỉ viêm gồm 2 thành phần
chủ yếu:
– Các thành phần bình thường từ máu thoát ra
như nước, muối, protein huyết tương, các thành
phần hữu hình của máu tích lại ổ viêm


Thoát dịch rỉ viêm


Thành phần thứ hai
– Các hóa chất trung gian như histamin, serotonin, acetylcholin,

– Các kinin huyết tương. Chúng có tác dụng giãn mạch, gây đau
– Các chất chiết từ dịch rỉ có hoạt tính sinh lý như leukotaxin làm tăng thấm mạch
và hóa ứng động bạch cầu
– Các acid nhân: làm tăng thấm mạch, gây hóa ứng động bạch cầu, kích thích
xuyên mạch của bạch cầu, kích thích sản xuất bạch cầu, tái tạo mô, tăng kháng
thể.
– Các enzym: Do hủy hoại tế bào, nên tại ổ viêm có nhiều enzym thuộc nhóm
hydrolase, ngoài ra còn có hyaluronidase có tác dụng hủy acid hyaluronic là
thành phần cơ bản của thành mạch làm tăng thấm mạch


Thoát dịch rỉ viêm
• Dịch rỉ có nhiều loại:
– Dịch rỉ huyết thanh màu vàng nhạt trong suốt, gần giống như
dich thấm,
– Dịch tơ huyết (fibrin) là do thoáI hó fibrinogen và chuyển thành
dạng fibrin ngay tại ổ viêm
– Dịch rỉ máu được tạo trong các quá trình viêm cấp nghiêm trọng
trong các mụn mủ đậu mùa, trong các hiện tượng viêm dị ứng.
– Dịch rỉ mủ màu vàng đục, có nhiều bạch cầu bị thoáI hoá tạo
thành các tiểu thể mủ,


Thoát dịch rỉ viêm
• Tính chất: Dịch rỉ viêm có tính chất bảo vệ,
nhưng nếu lượng quá nhiều sẽ gây chèn ép
mô xung quanh gây đau nhức, hoặc hạn chế
vận động của các cơ quan như khi có tràn dịch
màng tim, màng phổi



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×