Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Thiết kế môn học phân tích hoạt động kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.17 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………….........................…..….2
PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ….........….3
§1 - Mục đích chung, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế ……………...............3
§2 - Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài…………………….............…….4
PHẦN II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH ………………………………………….........…….7
Chương I – Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh …………………..............…….7
§1 - Mục đích, ý nghĩa ………………………………………………..............……....7
§2 - Phân tích…………………………………………………...…….............…….....9
§3 - Kết luận………………………………………………………….............………33
Chương II – Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các
chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị…………………………………........….....37
§1 - Mục đích, ý nghĩa………………………………………….....….............……...37
§2 - Phân tích………………………………………………...…….............………...38
§3 - Kết luận…………………………………………………....….............…………47
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………….........………....51
LỜI KẾT………………………………………………………………….............………..55

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

11


LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích hoạt động kinh tế là một môn khoa học. Nó hình thành sau các môn
khoa học khác như thống kê, kế toán tài chính, tổ chức quản lý…Nó có liên hệ mật thiết
với các môn khoa học đó vì có chung đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất kinh
doanh của Doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, về nội dung của
môn phân tích hoạt động kinh tế là vận dụng những kiến thức chuyên môn kết hợp với


những phương pháp phân tích để nghiên cứu các kết quả và quá trình sản xuất kinh
doanh được biểu hiện thông qua các chi tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng.
Tuy vậy, môn khoa học này cũng có tính độc lập nhờ những lĩnh vực riêng của nó. Nó
nghiên cứu sự hoạt động của Doanh nghiệp dưới một góc độ riêng, nghĩa là nó có đối
tượng nghiên cứu riêng. Có thể phát biểu đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế như
sau: Trên cơ sở số liệu, tài liệu được rút ra từ hệ thống thông tin kinh tế là các hoạt động
trong lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, của từng ngành nói chung và của từng Doanh
nghiệp nói riêng, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế với sự tác động của các nhân
tố. Từ đó tìm ra phương hướng và biện pháp cải tiến những khả năng tiềm tàng, đưa
Doanh Nghiệp đạt tới hiệu quả kinh doanh cao hơn. Hay nói một các khác phân tích là
quá trình phân chia phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành những bộ
phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ so sánh đối chiếu và tập hợp lại nhằm
rút ra tính quy luật và xu hương vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
Bài tập lớn này đề cập tới hai nôi dung chính đó là: “Đánh giá chung tình hình
sản xuất kinh doanh và phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng
máy móc thiết bị” . Thông qua việc đánh giá phân tích tìm hiểu được những nguyên
nhân gây ra những biến đông kinh tế trong doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những ưu
điểm, hạn chế của doanh nghiệp trong công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, vật
lực. Từ đó đưa ra biện pháp sử dụng nguồn lực sẵn có, cũng như những biện pháp khắc
phục yếu kém từ bản thân doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

22


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
§1: Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế


1. Ý nghĩa
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá kịp thời, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng và quản lí các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn
của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao giá trị công ty.
Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó
trở thành 1 công cụ quan trọng để quản lí khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế.
Nó thể hiện chức năng tổ chức tổ chức và quản lí kinh tế của Nhà nước.

2. Mục đích
Với ý nghĩa trên, mục đích của phân tích bao gồm:

• Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được
giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước.

• Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác định
nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức
độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.

• Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai
thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

33



§2:Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài

I.

Các phương pháp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị tri
và xy hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường
hợp so sánh sau:

• So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch.

• So sánh giữa kì này với kì trược để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển
của hiện tượng.

• So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến
hoặc lạc hậu giữa các đơn vị.

• So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu.
Chú ý: khi so sánh phải đảm bảo nguyên tắc so sánh được.Trong phân tích
phương pháp so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động
tương đối của chỉ tiêu phân tích:

a. So sánh bằng số tuyệt đối:
Phản ánh quy mô khối lượng mà doanh nghiệp đạt và vượt giữa hai kỳ biểu hiện
bằng tiền, hiện vật hoặc giờ công.
Mức độ biến động tuyệt đối (chênh lệch): ∆y’= y1 - yo
Trong đó:

-

y1

: Mức độ chỉ tiêu kỳ nghiên cứu.

- y2: Mức độ chỉ tiêu kỳ gốc.
∆y: Mức biến động tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu.

b. So sánh bằng số tương đối:
Cho thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, mối quan hệ của tổng thể, kết cấu.
Trong bài phân tích em dùng loại số tương đối sau:
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

44


- Số tương đối động thái: Xác định xu hướng biến động, tốc độ phát triển của
hiện tượng qua các thời kì:
t=

y1
x100
y0

(%)

y1: Mức độ chỉ tiêu kỳ thực hiện.
y0: Mức độ chỉ tiêu kỳ gốc.

Dùng để đánh giá sự biến động của hiện tượng giữa hai kỳ (kỳ thực hiện năm nay,
kỳ thực hiện năm trước).

- Số tương đối kết cấu: Xác định tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể.
di =

,

yi

x100

n

∑y

i

i =1

(%)

di: Tỷ trọng bộ phận i.
yi: Mức độ bộ phận i.

2. Phương pháp chi tiết.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành: Giúp ta biết quan hệ cấu thành của các hiện tượng
và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho việc
đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác, cụ thể xác định được nguyên nhân cũng
trọng điểm của công tác quản lý.


II.

Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu
nghiên cứu.

Phương pháp thay thế liên hoàn:
- Phương pháp này được vân dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ
tích, thương số hoặc kết hợp cả tích cả thương.
- Có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua thay thế lần lượt và liên
tiếp các nhân tố để xác định trị số các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đối. Sau đó, lấy
kết quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa biến đổi của nhân tố nghiên cứu, sẽ xác định mức
độ ảnh hưởng của nhân tố này.
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

55


Khái quát:
Chỉ tiêu tổng thế: y
Chỉ tiêu cá biệt:a, b, c

- Phương trình kinh tế:y=abc
Nội dung phân tích:

- Xác định chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: y0= a0b0c0
- Xác định chỉ tiêu nghiên cứu kỳ nghiên cứu: y1 = a1b1c1
- Xác đinh đối tượng phân tích: ∆y = y1 – y0 = a1b1c1 - a0b0c0
- Xác định mức độ ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích:

+ ảnh hưởng của nhân tố a đến y:


ya = ya – y0 = a1b0c0-a0b0c0
δ

ya =

∆y a
y0

* 100 (%)

+ ảnh hưởng của nhân tố b đến y:


yb = yb – y a = a1b1c0 – a1b0c0
δ

yb =

∆yb
y0

* 100 (%)

+ ảnh hưởng của nhân tố c đến y:


yc = yc - yb = a1b1c1-a1b1c0

δ

yc =

∆yc
y0

* 100 (%)

+ Kiểm tra tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆ya +∆yb +∆yc = ∆y
δ

ya +

δ

yb +

δ

yc =

δ

y

Lập bảng phân tích như sau:
STT


Chỉ tiêu

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1


hiệu

Đơn
vị

Kỳ
gốc

Kỳ
NC

So
sánh

Chên
h lệch

MĐAH đến y

66


Tuyệt
đối


%
1

Nhân tố thứ nhất

a

x

a0

a1

δ

2

Nhân tố thứ 2

b

x

b0

b1

δ


3

Nhân tố thứ 3

c

x

c0

c1

δ

y

x

y0

y1

δ

Chỉ tiêu phân tích

a

∆a


b

∆b

c

∆c

y

∆y






Tương
đối %
δ
ya
δ
yb
δ
yc

ya
yb
yc


-

-

PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
§1: Mục đích, ý nghĩa

1. Mục đích
Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh là một trong những công việc cần
thiết và quan trọng của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá cho ta biết:

- Đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả của
việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá về việc chấp hành chính sách

-

chế độ quy định của Nhà nước.
Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiện tượng kinh tế
cần nghiên cứu. Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân

-

tố, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
Đề xuất các phương hướng và biện pháp để cải tiến công tác, khai thác triệt để
các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, và đề ra xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai.

Có thể nói mục đích của việc đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp là xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và đề xuất những biện
pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất.
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

77


2. Ý nghĩa
Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến và mong muốn hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình ngày càng cao. Do vậy việc đánh giá tình hình sản
xuất kinh doanh là một việc vô cùng quan trọng.
Thông qua việc đánh giá người ta có thể xác định được các mối quan hệ cấu
thành, quan hệ nhân quả... qua đó phát hiện ra quy luật tạo thành, quy luật phát
triển của các hiện tượng và kết quả kinh tế. Từ đó có những quyết định đúng đắn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý thấy
được thực trạng của doanh nghiệp về lao động, thấy được nhiều mặt yếu cần bổ
sung, sửa đổi về cơ cấu, quy mô sức lao động. Từ đó có kế hoạch và biện pháp
tăng giảm lao động trong doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Đồng thời
thấy được những tiềm năng chưa khai thác hết hoặc chưa được khai thác. Từ đó
doanh nghiệp có biện pháp cụ thể sử dụng sức lao động của mình có hiệu quả hơn,
đem lại năng suất lao động cao hơn.
Việc đánh giá này còn giúp các nhà quản lý thấy rõ kết quả của các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Thấy được khả năng mạnh – yếu từ hoạt động nào.
Qua đó có các biện pháp thích hợp để điều chỉnh và phát triển thêm.

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1


88


§2: Phân tích

I.
II.

Lập biểu
Đánh giá chung

Qua bảng phân tích ta nhận thấy nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có sự biến động giữa hai kỳ. Các chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu đều tăng cao
hơn so với kỳ gốc.
Trong đó cụ thể là, chỉ tiêu lợi nhuận và thuế TNDN hai là chỉ tiêu tăng nhiều
nhất. Giá trị của chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu thuế TNDN ở kỳ nghiên cứu đạt
185,66% so với kỳ gốc, tăng 85,66% tăng tuyệt đối một lượng là 16.292.347
(10³đồng) đối với chỉ tiêu lợi nhuận và một lượng là 3.258.469,4 (10³ đồng) đối với
chỉ tiêu thuế TNDN. Chỉ tiêu ít biến động nhất là chỉ tiêu tổng số lao động đạt
101,12% so với kỳ gốc, tăng 1,12% tương ứng với một lượng là 10 (người)
Các chỉ tiêu còn lại đều tương đối tăng so với kỳ gốc, cụ thể là: Chỉ tiêu tiền
lương bình quân. Giá trị của chỉ tiêu tiền lương bình quân ở kỳ nghiên cứu đạt
102,37% so với kỳ gốc, tăng 2,37% tăng tuyệt đối một lượng là 105
(10³đồng/người/tháng). Chỉ tiêu giá trị sản xuất đạt 119,10% so với kỳ gốc, tăng
19,10% tương ứng với một lượng là 44.197.532 (10³ đồng). Chỉ tiêu năng suất lao
động đạt 117,77% so với kỳ gốc, tăng 17,77% tương ứng với 46.218,77
(10³đồng/người). Chỉ tiêu tổng quỹ lương và chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội cùng đạt
103,52% so với kỳ gốc, tăng 3,52% tương ứng với lượng tăng là 1.666.200 (10³ đồng)
đối với chỉ tiêu tổng quỹ lương và một lượng là 433.212 (10³ đồng) đối với chỉ tiêu
bảo hiểm xã hội. Chỉ tiêu tổng thu và chỉ tiêu Thuế VAT cùng đạt 119,69% so với kỳ

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

99


gốc, tăng 19,69% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 38.420.077 (10³ đồng) đối với
chỉ tiêu tổng thu và một lượng tăng tuyệt đối là 3.842.007 (10³ đồng) đối với chỉ tiêu
thuế VAT. Chỉ tiêu tổng chi đạt 112,56% so với kỳ gốc, tăng 12,56% tăng tuyệt đối
một lượng là 22.137.730 (10³ đồng). Chỉ tiêu thuế TNCN đạt 103,31% so với kỳ gốc,
tăng 3,31% tăng tuyệt đối một lượng là 42.942 (10³ đồng).
Qua sự biến động của các chỉ tiêu ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả hơn so với kỳ gốc. Doanh nghiệp cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ với nhà nước và với người lao động.

III.

Phân tích chi tiết
1. Nhân tố giá trị sản xuất

Theo bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu là 275.654.321 (10³đồng),
kỳ gốc là 231.456.789 (10³ đồng), kỳ nghiên cứu đạt 119,10% so với kỳ gốc, tức là
tăng 19,10% tương ứng tăng 44.197.532 (10³ đồng). Sự biến động tăng này là tốt, đây
là nhân tố có tỷ lệ tăng tương đối lớn trong tình hình sản xuất chung của doanh
nghiệp. Sự tăng lên đó có thể là do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Kỳ nghiên cứu doanh nghiệp nhận thêm được một số
hợp đồng và đơn đặt hàng nhỏ lẻ từ các đại ký của doanh nghiệp mang lại.
Lượng đơn đặt hàng tăng thêm so với kỳ gốc, thị hiếu của người tiêu dùng

hướng nhiều về sản phẩm doanh nghiệp cung cấp khiến các nhà phân phối và
đại lý bán lẻ cần cung cấp một lượng lớn sản phẩm. Điều này không những
tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp đồng thời tạo công ăn việc làm nhiều
hơn cho công nhân và cũng khiến công nhân có thu nhập cao hơn. Hơn nữa
càng khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp và làm tăng giá trị sản xuất của
doanh nghiệp. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp và là nguyên
nhân khách quan, tích cực.

- Nguyên nhân thứ 2: Sau hàng loạt điều chỉnh của Chính phủ, một số chính
sách về giá của Nhà nước nhằm khuyến khích các nhà sản xuất tích cực sản
xuất và cung cấp hàng hóa được đưa ra, mà trong đó sản phẩm của doanh
nghiệp được áp dụng. Nhà nước đưa ra chính sách tăng giá 1 số mặt hàng sản
phẩm trong đó có mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất nên giá trị sản xuất kỳ
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1010


nghiên cứu của doanh nghiệp nhờ đó cũng tăng thêm. Đây là nguyên nhân
khách quan, tích cực. Ảnh hưởng tốt đến doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ 3: Ở kỳ gốc do máy móc cũ đã hết khấu hao và quá cũ nên ở
kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã mua thêm một số máy móc, trang thiết bị mới
hiện đại hơn để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa, nên đã cơ bản giảm được
những sai xót trong quá trình sản xuất vì vậy không cần tiến hành sửa chữa lại
gây mất thời gian. Dẫn đến hàng hóa được sản xuất nhanh hơn, số sản phẩm
sản xuất ra đạt tiêu chuẩn tăng nhiều hơn trước, giảm thiếu tối đa lượng sản
phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn, điều này giúp trong kỳ nâng cao giá trị sản

xuất. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp vì hàng hóa được sản xuất
ra sẽ đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng từ các đối tác,
làm tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Bởi vậy đây là nguyên nhân chủ quan

-

có ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ 4: Do ở kỳ nghiên cứu số máy móc cũ của doanh nghiệp
hỏng nên đã gián đoạn thời gian sản xuất mà việc giao hàng của doanh nghiệp
thì cần đúng tiến độ nên doanh nghiệp đã cử các bộ phận khác sang để phụ
giúp các công việc trong bộ phận sản xuất, điều này khiến cho tiến độ sản xuất
tăng nhanh hơn, làm cho giá trị sản xuất tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan,

-

tích cực.
Nguyên nhân thứ 5: Ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp thực hiện quản lý sản xuất
tốt hơn. Các bộ máy sản xuất, ban ngành phối kết hợp ăn ý. Bộ máy quản lý
sản xuất đã thực hiện tốt vai trò quản lý và giám sát của mình, khiến cho đội
ngũ lao động làm việc nghiêm túc và hiệu quả hơn, các dây chuyền sản xuất
không bị gián đoạn ở khâu sản xuất nào, không lãng phí thời gian và nguồn
lực, tất cả đều hoạt động hết công suất và có hiệu quả, dẫn đến giá trị sản xuất
tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Biện pháp dành cho doanh nghiệp:



Doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề áp dụng kỹ thuật mới hiện đại sao
cho phát huy hết công dụng của máy móc thiết bị và nguồn nhân lực

hiện có để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tối ưu, cải tiến

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1111


mẫu mã để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Sử
dụng nguồn lực vốn có của doanh nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế
của mình làm tăng giá trị sản xuất, khẳng định vị thế, giúp doanh nghiệp
phát triển và tồn tại bền vững.
• Doanh nghiệp nên tự mình vận động mở rộng thị trường để tìm các mối
làm ăn, các hợp đồng lớn, thường xuyên để tăng giá trị sản xuất.

2. Nhân tố lao động tiền lương
a. Tổng số lao động
Theo bảng ta thấy tổng số lao động của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu là 900
(người), kỳ gốc là 890 (người). Kỳ nghiên cứu đạt 101,12% so với kỳ gốc, tăng 10
người tương ứng với 1,12% so với kỳ gốc. Đây là nhân tố có tỷ lệ tăng thấp nhất trong
tình hình sản xuất chung của doanh nghiệp. Việc tăng với số lượng ít này là tốt, có
ảnh hưởng tích cực đến giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân tăng của nhân
tố tổng số lao động có thể do các nguyên sau:
Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Do cán bộ mà doanh nghiệp cử đi học hỏi cách kinh
doanh của các doanh nghiệp ở nước ngoài, kỳ nghiên cứu đã về nước, mang
những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian đi tu nghiệp ở
nước ngoài về áp dụng hợp lý và hiệu quả ở doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp


-

phát triển ngày một tốt hơn. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
Nguyên nhân thứ 2: Do giá lao động trên thị trường giảm ở kỳ nghiên cứu của
doanh nghiệp. Nhận thấy sự thay đổi về giá lao động trên thị trường, giá giảm
cho phép doanh nghiệp tuyển thêm những lao động thời vụ, phục vụ cho việc
đẩy nhanh, đúng tiến trình để hoàn thành các đơn đặt hàng đúng kỳ hạn, giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Điều này cũng làm cho tổng số lao động
tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ 3: Do ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp mở rộng quy mô sản
xuất, xây dựng thêm phân xưởng sản xuất mới, nên buộc doanh nghiệp phải
tuyển thêm lao động, bên cạnh đó cũng cần có thêm quản đốc để quản lý phân
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1212


xưởng sản xuất, vì vậy nên doanh nghiệp đã tuyển thêm 1 quản đốc mới phụ
trách việc đôn đúc, quản lý, giám sát chặt chẽ đội ngũ công nhân viên của bộ
phận sản xuất của doanh nghiệp, để đội ngũ công nhân làm việc nghiêm túc
hơn. Điều này đã làm tổng số lao động của doanh nghiệp tăng lên giúp doanh
nghiệp khắc phục được vấn đề tăng sản lượng. Đây là nguyên nhân chủ quan,
tích cực.

- Nguyên nhân thứ 4: Kỳ nghiên cứu do máy móc dây chuyền mới hiện đại, các
công nhân và các chuyên gia cũ của công ty chưa thành thạo việc vận hành
cũng như chạy thử máy móc nên doanh nghiệp đã phải tuyển thêm kỹ sư có tay

nghề, có hiểu biết về máy móc mới để chỉ dạy cho các công nhân trong xưởng
cũng như các kỹ sư cũ của doanh nghiệp về việc vận hành kiểm tra, giám sát
hoạt động của máy móc thiết bị. Đây là 1 ý nghĩ tích cực của doanh nghiệp vì
nếu trong doanh nghiệp không có kỹ sư nào hiểu biết về máy móc thì sẽ dẫn tới
việc máy móc sẽ nhanh hỏng hay năng suất lao động sẽ không cao. Bởi vậy

-

đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân thứ 5: Kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp nhận thấy 1 số lao động
chuẩn bị đến tuổi về hưu, nên doanh nghiệp đã tuyển thêm lao động nhằm đào
tạo trước khi thay thế. Dẫn đến tổng số lao động của doanh nghiệp tăng lên.

-

Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Nguyên nhân thứ 6: Ở kỳ nghiên cứu, đơn đặt hàng tăng lên, cơ cấu sản xuất
thay đổi, doanh nghiệp cần bổ sung các vị trí mà nhân viên bị thuyên chuyển đi
nên đã tuyển dụng thêm lao động để phục vụ sản xuất. Điều này làm cho tổng
số lao động của doanh nghiệp tăng nhưng lại kéo tổng quỹ lương của doanh
nghiệp tăng theo. Bởi vậy đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.

Biện pháp dành cho doanh nghiệp:

• Khi tuyển dụng thêm lao động phải chú ý đến trình độ, kiến thức thực tế
của người lao động. Không nên vì đang thiếu hụt mà tuyển dụng 1 cách
ồ ạt thiếu chọn lọc. Tránh những sai sót trong tuyển dụng, tuyển đúng
người có năng lực ở những vị trí còn thiếu, giúp doanh nghiệp giảm
thiểu được chi phí tổ chức tuyển dụng và những khoản chi không cần
thiết khác.

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1313


• Doanh nghiệp cần có các kỹ sư lành nghề, thực sự giỏi và nhanh nhạy
trong việc vận hành máy móc dây chuyền mới, hoặc là cử các kỹ sư của
doanh nghiệp mình đi học để học hỏi thêm về các máy móc hiện đại liên
quan tới việc sản xuất mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp nên tìm hiểu các doanh nghiệp kinh doanh phát triển
mạnh mà cùng ngành nghề với mình để cử các nhân viên của mình đến
học hỏi cách kinh doanh vận dụng vào doanh nghiệp mình sao cho tốt,
đúng, hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

b. Năng suất lao động
Theo bảng ta thấy năng suất lao động của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu là
306.283 (10³ đồng/người), ở kỳ gốc là 260.064 (10³ đồng/người), kỳ nghiên cứu đạt
117,77% so với kỳ gốc, tức là tăng 17,77% so với kỳ gốc, tương ứng tăng một lượng
tuyệt đối là 46.218,77 (10³ đồng/người). Sự biến động tăng về năng suất lao động này
có thể do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Người lao động đã nắm bắt được quy trình cũng như
vận dụng thực tiễn của máy móc dây chuyền công nghệ hiện đại qua hướng
dẫn của các chuyên gia nước ngoài mà doanh nghiệp mới tuyển thêm. Nhờ có
các chuyên gia nước ngoài thấu hiểu về máy móc thiết bị mới và chỉ dạy cặn
kẽ, các kỹ sư cũ và người lao động của doanh nghiệp đã hiểu biết và thao tác
đúng quy trình kỹ thuật của máy móc, khiến cho công việc không bị gián đoạn
ở khâu sản xuất nào, người lao động nhờ biết vận hành máy móc thiết bị mới,

ứng dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát huy tốt sáng kiến cải tiến
kỹ thuật nên không bị lãng phí thời gian và nguồn lực. Máy móc và con người
phối hợp ăn ý với nhau dẫn đến năng suất lao động cũng theo đó mà tăng lên.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực của doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ 2: Người lao động được đào tạo bài bản và có trình độ tay
nghề cao, ý thức làm việc tự giác và có trách nhiệm. Rút kinh nghiệm từ kỳ
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1414


trước, ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo
nghiệp vụ chuyên môn và các kỳ thi nâng bậc cho người lao động, đồng thời sa
thải những lao động yếu kém tay nghề và ý thức làm việc không tốt. Vì lượng
đơn đặt hàng tăng lên cùng với việc mở rộng thêm phân xưởng sản xuất, doanh
nghiệp đã tuyển thêm 1 số lao động, những lao động này do bộ phận tuyển
dụng của doanh nghiệp đã rất chú ý chọn lọc những người lao động có trình độ
và kiến thức, kinh nghiệm lành nghề nên đội ngũ lao động của doanh nghiệp
đều có năng lực làm việc rất hiệu quả và đạt năng suất cao khiến cho năng suất
lao động của doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực với

-

doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ 3: Ờ kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã tạo điều kiện, môi
trường làm việc thoải mái cho người lao động. Công tác tổ chức, phục vụ nơi
làm việc tốt, mức độ hiệp tác giữa các đơn vị cao. Doanh nghiệp quan tâm đưa

ra các chế độ lương, thưởng, khuyến khích bằng lợi ích vật chất như phần
thưởng theo tháng, quý để khích lệ người lao động, làm cho người lao động có
thêm động lực để sản xuất tốt hơn. Ngoài ra, vào những dịp lễ hay ngày kỷ
niệm, doanh nghiệp còn tổ chức các cuộc thi văn nghệ, tổ chức hỗ trợ cho
người lao động đi tham quan nghỉ dưỡng theo từng đợt trong năm để người lao
động có thể được nghỉ ngơi chăm sóc sức khỏe và tinh thần tốt nhất để làm
việc. Điều này đã tác động tích cực đến tầng lớp công nhân lao động, khiến
người lao động vui vẻ, hăng say sản xuất, khiến cho năng suất lao động tăng

-

lên so với kỳ trước. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân thứ 4: Rút kinh nghiệm từ kỳ trước, ở kỳ nghiên cứu doanh
nghiệp đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý sản xuất và quản lý lao động. Bộ
phận quản lý đã làm tốt trách nhiệm và có phương pháp quản lý, giám sát, đốc
thúc sản xuất rất hợp lý và hiệu quả, nghiêm khắc nhắc nhở và xử phạt những
đối tượng vị phạm để làm gương. Bởi vậy người lao động có ý thức kỷ luật
hơn: chấp hành và tuân thủ đúng nội quy của doanh nghiệp; không còn đi làm
muộn; không cố tình kéo dài thời gian nghỉ giữa ca; số ngày vắng mặt do
người lao động xin nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ tự do không lý do giảm; không
còn xuất hiện tai nạn lao động; thời gian bàn giao công việc đúng với quy

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1515


định... Nhờ đó mà năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Đây


-

là nguyên nhân chủ quan tích cực đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ 5: Ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã tiến bộ hơn trong vấn đề
cung ứng nguyên vật liệu, đảm bảo công tác điều độ nguyên vật liệu luôn đúng,
đủ, kịp thời. Doanh nghiệp hướng đến chất lượng sản phẩm nên luôn sử dụng
nguyên vật liệu đầu vào có phẩm chất quy cách loại I, bộ phận cung ứng
nguyên vật liệu của doanh nghiệp luôn nhạy bén, theo dõi sát sao lượng
nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn, đảm nguồn nguyên vật liệu luôn đáp ứng đủ
cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, không bao giờ xảy ra tình trạng tạm
ngừng sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu, và cũng không bao giờ để xảy ra tình
trạng cung cấp sai phẩm chất quy cách nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất.
Điện luôn được cung cấp đủ, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do mất điện.
Bởi vậy năng suất lao động tăng lên hoàn toàn hợp lý. Đây là nguyên nhân chủ
quan tích cực.

Biện pháp dành cho doanh nghiệp:

• Phân công lao động phải thật đúng, chính xác. Người có chuyên môn
nào thì phân công làm việc đó, đúng chuyên ngành, đúng nghề. Tạo
năng suất lao động cao nhất.
• Tập trung ứng dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và
phát huy tốt những sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
• Nâng cao mức độ hiệp tác giữa các đơn vị sản xuất hơn nữa.
• Áp dụng linh hoạt các định mức lao động để cải thiện năng suất lao
động, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai, đáp ứng
kịp thời nhu cầu của thị trường.
c. Tổng quỹ lương
Theo bảng trên ta thấy, nhân tố tổng quỹ lương ở kỳ nghiên cứu là 49.032.000
(10³ đồng) và ở kỳ gốc là 47.365.800 (10³ đồng), kỳ nghiên cứu đạt 103,52% so với

kỳ gốc, tức là kỳ nghiên cứu tăng 3,52% so với kỳ gốc, tương ứng với lượng tăng
tuyệt đối là 1.666.200 (10³ đồng). Sự biến động tăng của nhân tố tổng quỹ lương có
thể là do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan:
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1616


- Nguyên nhân thứ nhất: Ở kỳ nghiên cứu hệ số lương theo quy định của Nhà
nước tăng lên so với kỳ gốc. Doanh nghiệp đã phải tăng hệ số lương cho người
lao động theo quy định của Nhà nước dẫn đến tổng quỹ lương cũng tăng. Đây
là điều tích cực và đáng vui mừng với người lao động bởi họ có mức lương cao
hơn để lo cho cuộc sống gia đình nhưng đối với doanh nghiệp thì đây là điều
đáng lo ngại vì nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt hoặc doanh thu kém đi do
kiếm được ít hợp đồng hoặc đơn hàng thì họ sẽ không có lợi nhuận dẫn tới
không có tiền trả lương cho công nhân. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu

-

cực đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ 2: Trong kỳ nghiên cứu đơn đặt hàng của doanh nghiệp tăng
lên, doanh nghiệp đã phải cho người lao động tăng ca và có tuyển thêm nhân
viên thời vụ để đáp ứng cho lượng đơn đặt hàng tăng lên, kịp thời hoàn thành
đủ, đúng thời hạn, khiến cho tổng quỹ lương của doanh nghiệp tăng hơn so với
kỳ gốc. Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ 3: Do ở kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất tăng vì đa số máy móc

đã được thay thế mới cộng thêm việc doanh nghiệp nhận được thêm 1 số hợp
đồng và đơn đặt hàng nên quỹ lương của kỳ nghiên cứu tăng. Giá trị sản xuất
tăng dẫn tới thu nhập của doanh nghiệp tăng, doanh thu tăng, làm cho tổng quỹ
lương tăng. Doanh nghiệp cần tìm kiếm khách hàng nhiều, làm tăng giá trị sản
xuất, để tăng doanh thu, tạo công ăn việc làm cho công nhân, làm cho công
nhân có thu nhập cao hơn. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực làm tăng

-

tổng quỹ lương.
Nguyên nhân thứ 4: Do ở kỳ nghiên cứu tổng số lao động của doanh nghiệp
tăng, mà số lao động này lại bao gồm cả các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài về
máy móc, kinh doanh và mở rộng thị trường, làm cho giá trị sản xuất tăng lên
và có thêm kinh nghiệm kinh doanh cho nên làm tổng quỹ lương tăng. Đây là

-

nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân thứ 5: Do ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp tăng lương và thưởng
và phụ cấp cho các lao động có thâm niên, lành nghề để động viên khuyến
khích tinh thần hăng say lao động của công nhân, nhằm tăng năng suất lao

Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1717


động hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất, đem lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được sự trung thành của

người lao động và lòng tin của người tiêu dùng nhưng cũng làm gia tăng chi
phí, bởi vậy đây là lý do chủ quan tiêu cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp dành cho doanh nghiệp:

• Áp dụng thưởng đúng người đúng việc, công bằng, nghiêm minh, không
phân biệt, trả lương ngang nhau cho những lao động làm công việc và
năng suất như nhau, tránh việc người không có công cũng được thưởng.
• Doanh nghiệp nên tổ chức quản lý thời gian lao động 1 cách hợp lý để
kết hợp hài hòa với quy trình công nghệ hiện đại mới, bố trí phân công
lao động hợp lý để luôn đảm bảo dây chuyền sản xuất không bị gián
đoạn, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, lãng phí thời gian trong
ca làm.

d. Tiền lương bình quân
Theo bảng trên ta thấy nhân tố tiền lương bình quân ở kỳ nghiên cứu là 4.540
(10³đồng/người/tháng) và ở kỳ gốc là 4.435 (10³đồng/người/tháng). Kỳ nghiên cứu
đạt 102,37% so với kỳ gốc, tăng 2,37% so với kỳ gốc, tương ứng với lượng tăng tuyệt
đối là 105 (10³đồng/người/tháng). Ta thấy đây là một trong những nhân tố tăng không
đáng kể của doanh nghiệp. Sự biến động tăng nhẹ này của doanh nghiệp có thể là do
các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Ở kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp, Nhà nước đã điều
chỉnh tăng mức lương tối thiểu cho người lao động, bắt buộc doanh nghiệp
phải tăng theo quy định của Nhà nước, dẫn đến tiền lương bình quân của người
lao động hàng tháng cũng tăng lên. Đây là điều tích cực và đáng vui mừng với
người lao động bởi họ có mức lương cao hơn để lo cho cuộc sống gia đình
nhưng đối với doanh nghiệp thì đây là điều đáng lo ngại vì nếu doanh nghiệp
làm ăn không tốt hoặc doanh thu kém đi do kiếm được ít hợp đồng hoặc đơn
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến

Lớp: QKT56-LC1

1818


hàng thì họ sẽ không có lợi nhuận dẫn tới không có tiền trả lương cho công

-

nhân. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ 2: Do điều kiện chính trị xã hội, công nhân của các doanh
nghiệp khác đang có hiện tượng đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm việc
đã gây sức ép đến doanh nghiệp. Hàng năm trên thế giới có hàng trăm cuộc
biểu tình của công nhân gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp. Đứng trên
góc độ kinh tế thì đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực vì nó làm đình trệ
sản xuất gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp đã
rút kinh nghiệp từ các doanh nghiệp trên, ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã
quan tâm đến quyền lợi của công nhân viên, đáp ứng cái mà họ xứng đáng
được hưởng khi làm việc nỗ lực bằng cách tăng lương cho người lao động làm

-

tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân thứ 3: Trong kỳ nghiên cứu, năng suất lao động của các công
nhân tăng, họ phải làm tăng ca nhiều khi có hợp đồng và đơn hàng mới, cần
giao hàng kịp thời nên số giờ họ phải làm việc tăng, bởi vậy doanh nghiệp phải
trả lương thêm cho họ. Dẫn đến tiền lương bình quân cũng tăng theo. Đây là
tín hiệu đáng mừng cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động, doanh nghiệp thì
có thêm nhiều doanh thu hơn, nhiều hợp đồng và đơn hàng để tăng thêm lợi

nhuận, còn người lao động thì có thêm thu nhập để nuôi sống gia đình họ. Cho

-

nên đây là nguyên nhân chủ quan và tích cực.
Nguyên nhân thứ 4: Ta thấy ở kỳ nghiên cứu do doanh nghiệp thay đổi kết cấu
lao động, tăng số lượng lao động kỹ thuật cao, giảm số lượng lao động yếu
kém tay nghề nên tiền lương bình quân tăng. Với việc trang bị thêm các máy
móc thiết bị hiện đại, doanh nghiệp cần có các công nhân có trình độ kỹ thuật
cao, tay nghề vững, được đào tạo bài bản qua trường lớp. Chính vì thế mà kết
cấu lao động trong doanh nghiệp thay đổi. Số lượng công nhân lành nghề, có
chuyên môn kỹ thuật tăng lên, và tiền lương trả cho các lao động kỹ thuật cao
tất nhiên phải cao hơn, do đó làm tiền lương bình quân trong doanh nghiệp
tăng. Chính vì thế đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Biện pháp dành cho doanh nghiệp:
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

1919


• Cần phát huy việc thay đổi kết cấu lao động, tăng số lượng lao động kỹ
thuật cao, vì tiền lương tăng trên cơ sở tăng năng suất lao động là điều
hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý xây dựng chế độ tiền lương để
đảm bảo mức tăng tiền lương luôn phải nhỏ hơn mức tăng năng suất lao
động thì mới đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp cần tìm kiếm được nhiều hợp đông và đơn đặt hàng hơn
nữa, hạn chế những chi tiêu không cần thiết để làm sao khi có điều

chỉnh lương của Nhà nước thì doanh nghiệp cũng không bị ảnh hưởng
đến vốn kinh doanh của mình.
• Tuy có nhiều hợp đồng là điều tốt cho doanh nghiệp nhưng doanh
nghiệp cũng cần phải chú ý quan tâm đến sức khỏe của người lao động
khi bị tăng ca: họ nên có bồi dưỡng giữa giờ để tăng sức khỏe.
• Doanh nghiệp luôn phải chú ý cân đối, điều chỉnh để có chính sách chia
lương hợp lý để đảm bảo cho người lao động 1 cuộc sống ổn định để họ
yên tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng
cao năng suất lao động, hướng đến phát triển bền vững.
 Đánh giá chung về nhóm chỉ tiêu lao động tiền lương: Nhìn chung các nhân
tố trong nhóm lao động tiền lương đều tăng lên và tăng không nhiều, nhưng
nhân tố năng suất lao động là biến động tăng lớn nhất trong nhóm. Bởi vậy sự
biến động tăng này có ảnh hưởng tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

3. Chỉ tiêu tài chính
a. Tổng thu
Tổng thu là chỉ tiêu thể hiện tất cả các khoản thu mà doanh nghiệp thu được từ
việc bán hàng hóa, dịch vụ và từ các khoản thu khác. Theo bảng số liệu ta thấy, ở kỳ
nghiên cứu tổng thu là 233.567.891 (10³ đồng) và ở kỳ gốc là 195.147.814 (10³
đồng). Kỳ nghiên cứu đạt 119,69% so với kỳ gốc, tức là tăng 19,69% so với kỳ gốc,
tương ứng với một lượng tăng tuyệt đối là 38.420.077 (10³đồng). Sự biến động tăng
trong kỳ nghiên cứu của chỉ tiêu tổng thu của doanh nghiệp có thể là do các nguyên
nhân sau:
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

2020



Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Trong kỳ nghiên cứu, một số đối thủ cạnh tranh với
doanh nghiệp đã phá sản. Do sự chạnh tranh gay gắt trên thị trường làm cho
nhiều đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp không thể tiếp tục bám trụ được nữa
và đã phá sản, mà doanh nghiệp vẫn giữ vững được chỗ đứng trên thị trường
nhờ điều kiện trang thiết bị hiện đại, khâu sản xuất đã đưa ra được những sản
phẩm chất lượng tốt kèm theo mẫu mã bắt mắt người tiêu dùng, công tác tổ
chức sản xuất tiêu thụ tốt, nhanh nhạy với những nhu cầu của thị trường đã
giúp doanh nghiệp bớt đi đối thủ cạnh tranh và càng làm tăng uy tín của doanh
nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn, chiếm lĩnh
thị trường rộng hơn, đem lại doanh thu cao hơn và sự phát triển lâu dài bền

-

vững hơn nữa trong tương lai. Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
Nguyên nhân thứ 2: Trong kỳ nghiên cứu, thu từ 1 số khách hàng vi phạm hợp
đồng do thanh toán chậm hoặc không có khả năng thanh toán đúng hạn, doanh
nghiệp đã thực hiện phạt hành chính theo quy định trong hợp đồng đã ký với
khách hàng, điều này cũng giúp doanh nghiệp thu về 1 khoản thu nhập, nhưng
lại có tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì khi khách hàng chậm thanh toán dẫn đến doanh nghiệp sẽ thiếu nguồn tiền
để nhập nguyên vật liệu đầu vào và chi cho các khoản chi phí cần thiết khác
của doanh nghiệp, rất có thể sẽ dẫn tới khả năng ì chệ sản xuất... Bởi vậy đây là
nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ 3: Do ở kỳ nghiên cứu công tác quản lý bộ phận bán hàng
của doanh nghiệp đã cải thiện rõ rệt, bố trí công việc hợp lý, nhân viên bán
hàng được trang bị thêm nhiều kỹ năng giao tiếp, bán hàng cởi mở, thái độ

chăm sóc khách hàng chu đáo đã gây được ấn tượng tốt với khách hàng đối với
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy lượng sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng ưa chuộng hơn, sử dụng nhiều hơn,
từ đó đem lại doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ
quan tích cực đối với doanh nghiệp.
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

2121


- Nguyên nhân thứ 4: Trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã thanh lý một số tài
sản cố định hữu hình đã khấu hao hết giá trị, không còn khả năng hoạt động
sản xuất kinh doanh, điều này đã làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp tuy rằng
lượng tăng là rất nhỏ nhưng doanh nghiệp đã làm tốt công tác tận dụng thu hồi

-

phế liệu. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ 5: Do trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã đầu tư một số
máy móc thiết bị hiện đại, tần suất làm việc của máy móc cao hơn cộng thêm
việc không bị gián đoạn dây chuyền sản xuất, tận dụng được triệt để thời gian
sản xuất dẫn tới giá trị sản xuất tăng, kéo theo doanh thu tăng. Đây là nguyên
nhân chủ quan, tích cực.

Biện pháp dành cho doanh nghiệp:

• Doanh nghiệp nên chú trọng tìm các mối làm ăn thường xuyên, không
nên dựa vào các mùa vụ, như thế doanh thu bán hàng sẽ không được ổn
định.

• Phát huy những lợi thế vốn có của đội ngũ cán bộ công nhân viên và
tiềm lực của doanh nghiệp.
• Đẩy mạnh công tác khai thác thị trường và chiến lược cụ thể để mở rộng
thị phần, góp phần nâng cao số lượng sản phẩm bán ra để tăng doanh
thu, đồng thời nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng để nâng cao chất
lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
• Hoàn thiện công tác bán hàng, tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ của đội
ngũ nhân viên bán hàng 1 cách chuyên nghiệp, quản lý, bố trí, sắp xếp
công việc 1 cách hiệu quả nhất. Khai thác tốt những lợi thế đó để nâng
cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, tạo ra sự tin tưởng và hài lòng nơi
khách hàng, đem lại sự tồn tại và phát triển tốt cho doanh nghiệp.
• Mở rộng và đa dạng các phương thức bán hàng như: bán hàng trực tiếp,
bán hàng đại lý, bán buôn, bán lẻ, basnhangf qua mạng để nâng cao
doanh thu.

b. Tổng chi
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

2222


Theo bảng số liệu trên ta thấy, ở kỳ nghiên cứu tổng chi là 198.256.143 (10³
đồng), ở kỳ gốc là 176.128.413 (10³ đồng). Kỳ nghiên cứu đạt 112,56% so với kỳ gốc,
tức là tổng chi ở kỳ nghiên cứu tăng 12,56% so với kỳ gốc, tương ứng với lượng tăng
tuyệt đối là 22.127.730 (10³ đồng). Sự biến động tăng của chỉ tiêu tổng chi có thể là
do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Do giá nguyên vật liệu tăng và chi phí vận chuyển tăng

lên ở kỳ nghiên cứu. Với sự tăng lên của giá cả thị trường đã làm cho chi phí
nguyên vật liệu đầu vào tăng lên, giá xăng dầu trên thị trường cũng tăng làm
cho chi phí vận chuyển cũng tăng, doanh nghiệp đã phải bỏ ra nhiều tiền hơn
để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, cộng thêm sự bất ổn về tình hình
chính trị và khủng hoảng kinh tế, chính sách lương của Nhà nước thay đổi nên
chi phí sản xuất, chi phí quản lý cũng tăng lên, dẫn đến tổng chi phí chung của
doanh nghiệp trong kỳ cũng tăng lên, gây bất lợi cho doanh nghiệp. Đây là
nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ 2: Trong kỳ nghiên cứu, do máy móc cũ đã hỏng không thể
sử dụng được, không có hàng hóa giao cho khách hàng. Để kịp tiến độ buộc
doanh nghiệp đã phải mua thêm máy móc mới, trang thiết bị tối tân, hiện đại
thay thế vào các máy móc thiết bị đã cũ, đã hỏng. Việc đầu tư mới này làm
tăng thêm một số chi phí trong sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng bù lại thì
việc đầu tư mới trang thiết bị sản xuất này giúp doanh nghiệp sản xuất đươc
nhiều hơn lượng sản phẩm làm tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Do vậy đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

- Nguyên nhân thứ 3: Do trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã đầu tư một số
máy móc thiết bị hiện đại. Việc mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động, tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng cao, doanh
nghiệp đã quyết định đầu tư 1 số máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Việc đầu
tư mới này làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định làm tăng chi phí trong sản
xuất của doanh nghiệp, và làm tăng tổng chi của doanh nghiệp. Nhưng bù lại
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

2323



thì việc đầu tư mới sang thiết bị sản xuất này giúp doanh nghiệp sản xuất được
thêm nhiều hơn lượng sản phẩm, tần suất làm việc của máy móc cao hơn cộng
thêm việc không bị gián đoạn dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp đã tận dụng
được triệt để thời gian sản xuất dẫn tới giá trị sản xuất tăng, kéo theo doanh thu
tăng, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy đây là nguyên nhân
chủ quan, tích cực đối với doanh nghiệp.

- Nguyên nhân thứ 4: Trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp có tổ chức tuyển dụng
thêm nhân sự nên phải chi phí cho việc tổ chức tuyển dụng này. Điều này đã
khiến cho chi phí trong doanh nghiệp tăng lên, nhưng bù lại doanh nghiệp đã
tuyển dụng được những lao động có trình độ và khả năng tốt nhất để làm việc
cho mình, những lao động này góp phần làm tăng năng suất lao động và giá trị
sản xuất của doanh nghiệp, từ đó làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó
đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp dành cho doanh nghiệp:

• Sử dụng các chương trình quảng cáo, khuyến mại để tăng khối lượng
đơn đặt hàng. Tuy nhiên biện pháp này cần thực hiện 1 cách thích hợp
để không gây lãng phí mà lại đạt được hiệu quả cao.
• Việc nhiên liệu tăng giá làm cho doanh nghiệp tăng chi phí, điều này
không tốt và ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên
tìm cách khắc phục, giảm chi các chi phí không cần thiết.
• Doanh nghiệp đã mua các máy móc mới nên bảo trì, bảo dưỡng máy
móc thiết bị cẩn thận tránh việc hỏng máy gây gián đoạn quy trình sản
xuất kinh doanh đồng thời phải tích cực tìm kiếm các hợp đồng và đơn
hàng mới, lớn để tăng giá trị sản xuất, tăng doanh thu cho doanh nghiệp,
bù lại các khoản chi phí đã bỏ ra.
• Quản lý, sử dụng các tài sản 1 cách hiệu quả nhất để đem lại năng suất

cao nhất, tránh các chi phí không cần thiết gây lãng phí tổ chức. Không
để tốc độ tăng chi phí vượt quá tốc độ tăng của doanh thu.
c. Lợi nhuận
Theo bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận ở kỳ nghiên cứu là 35.311.748 (10³
đồng), ở kỳ gốc là 19.019.401 (10³ đồng). Kỳ nghiên cứu đạt 185,66% so với kỳ gốc,
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

2424


tức là lợi nhuận ở kỳ nghiên cứu tăng 85,66%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là
16.292.347 (10³ đồng). Đây là chỉ tiêu có tỷ lệ tăng lớn nhất trong tình hình sản xuất
chung của doanh nghiệp. Nguyên nhân của biến động tăng này có thể là:
Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Do kỳ nghiên cứu tại thời điểm gần Tết nên nhu cầu thị
trường về sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu nhiều hơn kỳ gốc.
Thời điểm gần Tết người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa các loại về để dự trữ
trong các ngày cuối năm và đầu năm mới do thời điểm đó các chợ và các siêu
thị nghỉ không bán hàng. Thường thường các tháng trước họ chỉ mau sao cho
đủ dùng, nhưng thời điểm gần Tết vì mua để dự trữ nên họ sẽ mua gấp 2, thậm
chí gấp 3 lần bình thường. Dẫn đến hàng hóa bán được nhiều hơn nên tổng thu
chắc chắn tăng cao hơn, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Đây là
nguyên nhân khách quan, tích cực đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ nhất: Do ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh. Để có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa hơn
nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng và các hợp đồng nhận thêm, doanh nghiệp đã

phải mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị, thuê thêm nhân
công... từ đó mà năng suất lao động tăng, giá trị sản xuất tăng lên, tổng thu
nhập của doanh nghiệp tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực đối với doanh nghiệp.

- Nguyên nhân thứ 2: Kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã nghiêm túc xây dựng và
thực hiện biện pháp quản lý kế hoạch kinh doanh một cách khoa học, hợp lí.
Sau mỗi một thời kì, thời điểm, thì công ty thường xác định kế hoạch kinh
doanh của mình trong tương lai. Kỳ này, kế hoạch kinh doanh của công ty rất
có hiệu quả, từ việc xác định nguồn lực tài chính của công ty huy động như thế
nào, xác định mục tiêu khách hàng muốn hướng tới là gì, hoạch định một ngân
sách tài chính thích hợp để không gây tốn kém trong doanh nghiệp, đến việc
phân tích đối thủ cạnh tranh một cách nghiêm túc. Từ đó, tỷ lệ tăng của thu
nhập của doanh nghiệp đã lớn hơn tỷ lệ tăng của các khoản chi phí, doanh thu
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: QKT56-LC1

2525


×