Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Trần Quang Khải, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.21 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm)
Sự phát triển nhanh, mạnh của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 nhà văn
Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ở nước ta một năm có thể kể như ba mươi năm của người”.
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh phân tích trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
Em hãy viết 1 bản tin về ngày khai giảng của Trường THPT Trần Quang Khải năm hoc
2015 - 2016.
Câu 3 (6,0 điểm)
Bằng những hình ảnh thiêng liêng và hoành tráng của cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục,
nhà thơ Nguyễn Tuân đã tạo ra giá trị nhăn văn cao đẹp của tác phẩm. Sau khi cho chữ tác
giả viết lại lời văn của Huấn Cao, thái độ của quản ngục như sau:
“Ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải để treo một
bức lụa trắng trẻo, những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành của
một đời con người. Thỏi mực thầy mua ở đâu mà tốt mà thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm
từ chân mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy. Thầy quản nên tìm về quê mà ở, thầy hãy
thoát khỏi nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ gìn thiện
lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái lương thiện đi”
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa đóm nghe xào
xào. Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ


vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Hãy phân tích đoạn văn trên để thấy khát vọng của nhà văn gửi vào tác phẩm “Chữ người
tử tù”.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
Câu 1: Về sự phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Vũ Ngọc
Phan nhận định “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”.
- Cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn của thực dân Pháp làm thay đổi rất lớn xã hội
nước ta cả về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn học, nghệ thuật xã hội bị phân hóa nhiều giai
cấp mới ra đời. Cuộc sống con người nghèo khổ, mất quyền sống đồng tiền tư bản làm
hủy hoại đạo đức, lương tâm của một số tầng lớp giai cấp xã hội.
- Nhiều dòng văn học xuất hiện và phát triển rực rỡ: Văn học cách mạng, văn học hiện
thực phê phán, văn học lãng mạn-thơ mới
- Nhiều thể loại văn học ra đời, nhiều tác phẩm đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật, thơ, truyện,
văn ngắn, tiểu thuyết, kịch. Đa số các tác phẩm thoát ra khỏi khuôn mẫu của văn học
Trung Quốc phát triển theo hướng hiện đại, ảnh hưởng lớn của văn học Phương Tây.
- Ngôn ngữ nghệ thuật đạt tới đỉnh cao làm phong phú cho Tiếng Việt.
Câu 3: Hãy tập viết một số văn bản tin ngắn
- Thời gian, không gian diễn ra tin
- Nội quy khái quát của tin
- Diễn biến của tin (gọn nhất)
- Dừng lại 1 vài nét cơ bản, khái quát nhất của bản tin.
- Cảm nghĩ và đánh giá về tin của người viết tin.
Câu 3: Tác phẩm: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
A, Nhân vật Huấn Cao
- Lý tưởng chống lại triều đình - chống lại cái ác, cướp quyền sống của dân -> Người yêu
thương bênh vực người dân.

- Văn võ song toàn: Bẻ khóa vượt ngục rất giỏi -> Khỏe, bình tĩnh, tự tin
- Tài viết chữ (thư pháp) Chữ vuông đẹp lắm… vật báu ….
+ khoảnh (ít cho chữ): mới cho 3 người bạn tri kỷ.
+ Thái độ khinh bạc với quản ngục
- Giải thích 2 chi tiết trên để thấy chữ Huấn Cao đẹp về nội dung -> Chữ dạy lòng ta
lương thiện, sống có ích, có lương tâm.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Quyết định cho chữ quản ngục và thơ lại khi biết 2 con người này lương thiện
“Tý nữa thì đã phụ một tấm lòng ….“
- Cảnh cho chữ : Các hình ảnh đối lập
Ngục tối >< Đuốc sáng
Mùi hôi thối >< Chậu mực thơm
Nháp bẩn >< Lụa trắng
Quản ngục quỳ >< Huấn cao đứng
=> Các hình ảnh trên diễn tả không khí cho chữ thiêng liêng hoành tráng tích sử thi. Phản
ánh xã hội đương thời trắng đen, xấu tốt, thiện ác lẫn lộn.
- Lời văn của Huấn Cao và thái độ của quản ngục ở cuối tác phẩm:
+ Thể hiện sự khát khao: lương tâm, đạo lý của con người Việt sống mãi.
+ Lập luận hạn chế tư tưởng của tác giả.
+ Muốn giữ được đạo lý, lương tri của con người. Con người muốn sống tốt đẹp…. Hãy
đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.



×