Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đảng lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo ở miền bắc giai đoạn 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.35 KB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

PHÙNG THỊ XUÂN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở MIỀN BẮC
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ VUI

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Vui – ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các thầy cô
trong bộ môn Lịch sử Đảng trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình.
Do lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài nghiên
cứu khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này đƣợc
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016


Sinh viên

Phùng Thị Xuân


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần
Thị Vui. Em xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong báo cáo khoa học là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Phùng Thị Xuân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...1
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 .................................... 8
1.1. Đặc điểm tình hình ................................................................................ 8
1.2. Chủ trƣơng của Đảng về phát triển giáo dục – đào tạo ở miền Bắc
giai đoạn 1954 - 1975 .................................................................................. 11
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954 –
1975 ............................................................................................................. 27
2.1. Giáo dục – đào tạo trong những năm khôi phục, hàn gắn vết thƣơng
chiến tranh và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954 – 1960) .............................. 27
2.2. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo miền bắc trong thực hiện kế hoạch 5

năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ................................................................. 35
2.3. Giữ vững và phát triển giáo dục – đào tạo ở miền Bắc giai đoạn 1965
– 1975 .......................................................................................................... 43
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .............................. 53
3.1. Nhận xét ............................................................................................... 53
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................. 59
KẾT LUẬN .................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học, truyền thống đó đã trở
thành nét đẹp của nền văn hiến nƣớc Việt. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh: khi
nào Nhà nƣớc quan tâm đến việc phát triển giáo dục, trọng dụng nhân tài, thì lúc đó
đất nƣớc hƣng thịnh.
Giáo dục – đào tạo giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng
dân tộc, góp phần đào tạo đội ngũ nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, nhân ngày khai
giảng đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
thƣ gửi các học sinh, nêu rõ vai trò to lớn của giáo dục đối với sự nghiệp kiến thiết
nƣớc nhà: “Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Trƣớc, trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp Đảng đã chú
trọng đến công tác giáo dục – đào tạo, từng bƣớc xây dựng nền giáo dục Việt Nam,
khắc phục những khó khăn, tàn dƣ của nền giáo dục thực dân để lại, bƣớc đầu đã
đạt đƣợc những thành tựu nhất định.
Sau năm 1954, tình hình đất nƣớc có nhiều thay đổi. Miền Bắc đƣợc hoàn
toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam bƣớc vào cuộc

kháng chiến chống Mỹ vô cùng cam go, khốc liệt. Đảng đề ra chủ trƣơng xây dựng
con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, nguồn nhân lực của hậu phƣơng miền Bắc xã hội
chủ nghĩa, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc.
Cùng với đó, sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc về trang thiết bị vũ khí hiện đại
cho cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng. Thực tiễn ấy đã đặt ra yêu cầu
cần đào tạo đội ngũ cán bộ ngày càng có năng lực chuyên môn cao, đồng thời với
nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, giúp nhân dân nhận thức và ý thức đƣợc
nghĩa vụ của công dân, thấu hiểu và ủng hộ những chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc. Để làm đƣợc những mục tiêu trên cần phải phát triển sự nghiệp giáo

1


dục – đào tạo. Chính vì vậy sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở miền Bắc giai đoạn 1954
– 1975 cần đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện và cần có những đánh giá đúng đắn
nhất, không những thế, nghiên cứu công tác giáo dục – đào tạo ở miền Bắc trong
thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội góp phần làm phong phú lịch sử dân tộc.
Công cuộc đổi mới đất nƣớc đang diễn ra mạnh mẽ, vì vậy nghiên cứu sự
phát triển của công tác giáo dục – đào tạo có thể đúc rút bài học kinh nghiệm bổ ích
cho chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc hoạch định đƣờng lối
phát triển giáo dục – đào tạo cho mỗi vùng miền nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Với ý nghĩa nhƣ vậy, em chọn đề tài “Đảng lãnh đạo công tác giáo dục –
đào tạo ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử
nhân lịch sử của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, miền Bắc
đƣợc hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhƣng riêng
vấn đề giáo dục – đào tạo trong những năm 1954 – 1975 chƣa có nhiều. Gần đây,

mảng đề tài này đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, tiếp
cận dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở miền Bắc từ 1954 – 1975, hiện nay
đƣợc đề cập tản mát trong các công trình sau:
Phạm Văn Đồng, Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục. Cuốn sách đề cập đến
những bài nói và viết của đồng chí Phạm Văn Đồng về văn hóa và giáo dục, tầm
quan trọng của sự nghiệp giáo dục phổ thông, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên,
tình hình cách mạng và nhiệm vụ văn nghệ.
Phạm Minh Hạc, Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945 – 1992), tập trung
nghiêm cứu lịch sử, cải cách và tổ chức giáo dục, xóa bỏ nạn mù chữ và phổ cập
giáo dục sơ đẳng; giáo dục trƣớc tuổi đi học, giáo dục cao đẳng, hệ thống các
trƣờng trung học, kỹ thuật và các trƣờng dạy nghề, giáo dục bổ sung, đào tạo tại

2


chức và giáo dục liên tục. Nghiên cứu về giáo dục và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cuốn: 60 năm
ngành Sư phạm Việt Nam (1946 – 2006), tập trung viết về một số ý kiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đồng chí Phạm Văn Đồng về ngành sƣ phạm; giới thiệu sơ
lƣợc 60 năm ngành sƣ phạm Việt Nam, ngành sƣ phạm trƣớc tƣơng lai đất nƣớc và
nhân dân; những hình ảnh 60 năm ngành sƣ phạm Việt Nam (1946 – 2006). Tuy
nhiên tác phẩm mới chỉ đề cập tới ngành sƣ phạm nói riêng.
Tác giả Trần Hồng Quân với cuốn: Năm mươi năm phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo (1945 – 1995) cuốn sách chuyên khảo về lịch sử sự nghiệp giáo dục
và đào tạo Việt Nam từ năm 1945 – 1995.
Lê Văn Giạng, Lịch sử giản lược: hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, đã
khái quát nền giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của lịch sử từ nền giáo
dục nho học đến thời Pháp thuộc, thời kỳ giải phóng đất nƣớc, thời kỳ xây dựng xã

hội chủ nghĩa cùng sự phát triển của các quan điểm và những cải tiến trong giáo dục
Việt Nam.
Cuốn Giáo dục Việt Nam 1945 – 2010 của Phạm Tất Dong, giới thiệu tổng
quát về lịch sử hình thành, phát triển và những thành tựu của nền giáo dục Việt
Nam qua các thời kỳ; đồng thời ghi lại những nét đặc thù của sự nghiệp giáo dục –
đào tạo của 26 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 1945 – 2010.
Giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975 của tác giả Ngô Văn Hà đã
trình bày những vấn đề cơ bản về tình hình giáo dục đại học ở miền Bắc giai đoạn
1954 – 1975; đồng thời đƣa ra một vài nhận xét và bài học kinh nghiệm.
Về các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài:
Luận án của Nguyễn Thúy Quỳnh – Giáo dục phổ thông ở miền Bắc từ năm
1954 đến năm 1975. Trình bày những yếu tố lịch sử, kinh tế, xã hội tác động đến
quá trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông ở miền Bắc Việt Nam qua các
giai đoạn 1954 – 1965 và 1965 – 1975. Phân tích, đánh giá về những thành công,
hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu, hạn chế trong phát

3


triển giáo dục phổ thông; đánh giá vai trò, vị trí những đóng góp quan trọng của
giáo dục phổ thông miền Bắc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
Luận án của Ngô Văn Hà – Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học ở
miền Bắc (1954 – 1975). Phân tích, trình bày chủ trƣơng, biện pháp của Đảng và
Chính phủ trong việc xây dựng nền giáo dục đại học qua các giai đoạn 1954 – 1965
và 1965 – 1975. Làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giáo dục đại học 1954 – 1975. Qua đó nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút bài
học kinh nghiệm phục vụ cho việc xây dựng nền giáo dục đại học hiện nay.
Một số bài viết của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí nhƣ:
Tạp chí Lịch sử Đảng: Giáo dục đại học miền Bắc phục vụ sản xuất và chiến
đấu của Ngô Văn Hà, 2008, số 4, tr.15-19. Quan điểm của Đảng về xây dựng và

phát triển giáo dục đại học, đào tạo cán bộ chuyên môn (1945 – 1975) – Ngô Văn
Hà, số 12, 2010. Xây dựng đội ngũ trí thức ở miền Bắc (1954 – 1965) – Nguyễn
Thu Hải, số 4, 2015.
Tạp chí Khoa học giáo dục: 60 năm phát triển nền giáo dục Việt Nam, Phạm
Minh Hạc, 2005, số 1, tr.3 – 6; số 2, tr.1 – 6.
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam – 50 năm trên chặng
đường xây dựng và phát triển, Phạm Tất Dong, 1995, số 2.
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử: Về cải cách hệ thống giáo dục phổ thông năm
1956 ở miền Bắc Việt Nam – Nguyễn Thúy Quỳnh, 2013, số 7.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một mặt,
một vấn đề nào đó hoặc đã trình bày khái quát nhƣng chƣa thật sự sâu sắc về công
tác giáo dục ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975.
Vì vậy, theo tác giả đề tài khóa luận hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất
kỳ công trình, luận án, luận văn nào trƣớc đây.

3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn
diện về công tác giáo dục – đào tạo ở miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975; vai trò lãnh

4


đạo của Đảng và Chính phủ, sự phát triển về giáo dục và đào tạo; đồng thời thấy
đƣợc những đóng góp của quần chúng nhân dân đối với công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Từ đó khẳng
định những giá trị to lớn, rút ra ý nghĩa sâu sắc của vấn đề.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về công tác giáo dục – đào tạo ở miền Bắc trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội từ 1954 đến 1975.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, khóa luận có nhiệm vụ giải quyết các
vấn đề sau:
Làm rõ hoàn cảnh lịch sử, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ về
công tác giáo dục – đào tào ở miền Bắc trong thời kỳ 1954 – 1975.
Làm rõ sự chuyển biến trong công tác giáo dục – đào tạo ở miền Bắc thời kỳ
1954 – 1975 dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
Đánh giá sự phát triển của giáo dục – đào tạo, ý nghĩa của vấn đề đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng nhƣ sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ ở miền Nam và rút ra một số kinh nghiệm.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu về giáo dục – đào tạo ở miền Bắc thời kỳ 1954 –
1975.
Về không gian: nghiên cứu sự phát triển giáo dục – đào tạo ở miền Bắc trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Về thời gian: nghiên cứu công tác giáo dục – đào tạo trong thời gian từ 1954
– 1975.

5


4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Thực hiện đề tài này tác giả đã nghiên cứu các tài liệu bao gồm các văn kiện
của Đảng và Nhà nƣớc để tiếp cận với những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Chính phủ về giáo dục – đào tạo nói chung.
Để nghiên cứu vấn đề này tác giả cũng tìm đọc nguồn tƣ liệu phong phú tại
Thƣ viện Quốc gia. Đó là những cuốn sách, những luận án Tiến sĩ... Từ đó đƣợc kế
thừa những kết quả nghiên cứu có giá trị của các nhà khoa học.
Nguồn tài liệu trên đây cho phép tác giả giải quyết những nhiệm vụ cơ bản

mà đề tài đặt ra.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận:
Khóa luận đƣợc hình thành trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa MácLênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về
công tác giáo dục – đào tạo.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Kết hợp phƣơng pháp lịch sử với phƣơng pháp logic.
Vận dụng các phƣơng pháp nhƣ phân tích, so sánh, đối chiếu để rút ra kết
luận.
Trong một vài trƣờng hợp khóa luận sử dụng phƣơng pháp thống kê, phƣơng
pháp định lƣợng và định tính để giải quyết vấn đề.

5. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của giáo dục – đào tạo ở miền Bắc từ
năm 1954 đến năm 1975, khóa luận có một số đóng góp:
Dƣới góc độ lịch sử, đề tài nghiên cứu một mảng quan trọng của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975.
Đánh giá những thành công, hạn chế của công tác giáo dục – đào tạo, những
đóng góp đối với đất nƣớc.
Đúc rút một số kinh nghiệm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

6


Đặt cơ sở nghiên cứu về công tác giáo dục – đào tạo cho những giai đoạn
tiếp theo, trên phạm vi cả nƣớc.

6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
khóa luận gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Chủ trƣơng của Đảng về công tác giáo dục – đào tạo ở miền Bắc
giai đoạn 1954 – 1975.
Chƣơng 2: Quá trình thực hiện chủ trƣơng của Đảng về công tác giáo dục –
đào tạo ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975.
Chƣơng 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.

7


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC - ĐÀO
TẠO Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.1.1. Tình hình thế giới
Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, các nƣớc xã hội chủ nghĩa đứng đầu là
Liên Xô đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đặc biệt, Liên Xô có sự thành công vƣợt bậc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Năm
1953, chế tạo thành công bom khinh khí; năm 1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo
(Sputnik) lên quỹ đạo trái đất; năm 1960 phóng tàu vũ trụ đầu tiên với nhà du hành
I.Gagarin.
Nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập (10/1949) đã bắt tay
vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nƣớc. Đến năm 1959, Trung Quốc đạt
đƣợc nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục bùng lên mạnh mẽ. Ở châu Phi, năm
1953 nƣớc Cộng hòa Ai Cập ra đời, năm 1957 tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào
Suez, giữ quyền kiểm soát việc đi lại của tàu thuyền các nƣớc qua con đƣờng huyết
mạnh này. Ngay sau chiến tranh Đông Dƣơng chấm dứt, tháng 11 năm 1954, cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri bùng lên mạnh mẽ, đến năm 1962,
Pháp phải công nhận nền độc lập của nƣớc này. Cùng thời gian đó nhiều nƣớc châu
Phi lần lƣợt tuyên bố độc lập, năm 1960 đƣợc gọi là “Năm châu Phi”. Phong trào

giải phóng dân tộc trở thành làn sóng đấu tranh, đánh dấu sự phát triển quan trọng
trong lịch sử thế giới, nhiều nƣớc xã hội chủ nghĩa liên tiếp ra đời cùng với Liên
Xô, Trung Quốc trở thành hệ thống thế giới.
Sự thành công của các nƣớc xã hội chủ nghĩa có tác động không nhỏ tới Việt
Nam trên nhiều lĩnh vƣc. Đối với ngành giáo dục - đào tạo chúng ta có cơ hội gửi
những sinh viên xuất sắc sang du học, lĩnh hội những kiến thức khoa học kỹ thuật
tiên tiến về phục vụ cho đất nƣớc.

8


Trong hệ thống các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, vị thế của Mỹ ngày càng tăng,
chiếm vị trí lãnh đạo các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Mỹ đóng vai trò quan trọng đối với
các nƣớc Tây Âu thông qua hai công cụ chính là kế hoạch Masrshall phục hƣng
kinh tế và khối quân sự Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO). Kinh tế các nƣớc châu Âu
sau thời gian phục hồi đã phát triển nhanh chóng, bắt đầu thành lập các tổ chức liên
kết hợp tác, năm 1957 thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), tiền thân của
Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời Mỹ thiết lập các Liên minh quân sự và đóng
quân ở nhiều nơi trên thế giới tạo thành vành đai bao vây các nƣớc xã hội chủ nghĩa
nhƣ: Hiệp ƣớc Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn, Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), khối
Trung Đông (CENTO) và khối ANZUS (gồm Ôtrâylia, Niu Dilân và Mỹ). Với sự
bao vây của các nƣớc tƣ bản đứng đầu là Mỹ đã gây ra những khó khăn đối với sự
phát triển của các nƣớc xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Đặc biệt việc Mỹ
trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam đã thể hiện tham vọng của Mỹ ở Đông
Nam Á. Đối phó với một nƣớc tƣ bản hùng mạnh đặt ra cho Việt Nam một yêu cầu
cần một đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật về mọi mặt, nhân dân có trình
độ văn hóa để xây dựng, củng cố nội lực của đất nƣớc trƣớc hết là miền Bắc xã hội
chủ nghĩa.
Những sự kiện quốc tế kể trên có ảnh hƣởng quan trọng đối với công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta nói chung và sự phát triển của nền giáo dục đào tạo nói riêng.


1.1.2. Tình hình trong nƣớc
Hiệp định Giơnevơ (7-1954) đƣợc ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Mọi hoạt động của ngành giáo dục diễn ra trong hoàn cảnh hòa bình, đặt dƣới sự
lãnh đạo thống nhất, tập trung của Đảng. Từ phân tán về tập trung, hoạt động của
giáo dục nằm trong mối liên hệ tổng thể với các ngành khác, có điều kiện hợp tác
phát triển. Đó là sự thay đổi rất lớn ảnh hƣởng đến việc hoạch định chính sách,
phƣơng pháp tổ chức của giáo dục.
Sau hiệp định Giơnevơ, chúng ta không những có khu tự do cũ, mà còn tiếp
quản vùng nông thôn mới, các thành phố lớn, nơi tập trung dân cƣ đông đúc, trung

9


tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. Sự biến đổi này đem lại thuận lợi cho việc phát triển
nền giáo dục với quy mô lớn.
Vị thế của nƣớc ta trên chính trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao, quan hệ đối
ngoại đƣợc mở rộng. Các nƣớc xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc cam
kết giúp đỡ ủng hộ ta về nhiều mặt, trong đó có cam kết giúp đỡ về phát triển giáo
dục, đào tạo cán bộ chuyên môn.
Nhiệm vụ giáo dục do Đảng đề ra sau năm 1945 đã cơ bản hoàn thành và có
bƣớc phát triển vƣợt bậc từ sau khi thực hiện cải cách giáo dục năm 1950.
Phong trào bình dân học vụ tiếp tục đƣợc Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Đến
năm 1952, khoảng 1,4 triệu ngƣời đã thoát nạn mù chữ.
Phong trào bổ túc văn hóa đƣợc đẩy mạnh. Đến tháng 9 năm 1953, trong các
vùng tự do đã có 10.450 lớp bổ túc văn hóa, với 335.946 học viên.
Một số trƣờng phổ thông lao động ở trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc thành
lập. Ngành giáo dục phổ thông phát triển mạnh theo hƣớng cải cách giáo dục năm
1950. Tính đến năm 1953, trong các vùng tự do có 769.640 học sinh phổ thông từ
cấp I đến cấp III. Năm 1954, số học sinh tăng lên 1.132.196 ngƣời. Trong khoảng 3

năm (1951-1953), Nhà nƣớc đã đào tạo đƣợc 7.000 cán bộ kỹ thuật. Sau khi biên
giới đƣợc khai thông, Chính phủ đã cử hàng nghìn cán bộ và sinh viên tốt nghiệp
phổ thông và đại học đi học dài hạn ở nƣớc ngoài, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng
đất nƣớc sau khi chiến tranh kết thúc. Những thành công trên là cơ sở nền tảng quan
trọng để Đảng và nhân dân tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, công cuộc xây dựng nền giáo dục
còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, song đất nƣớc bị
chia cắt, với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng,
tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bƣớc quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam đang bị kìm kẹp dƣới ách thống trị của đế quốc
và tay sai, tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, đi tới thống nhất

10


nƣớc nhà. Một Đảng lãnh đạo đồng thời hai nhiệm vụ khác nhau ở mỗi miền là hết
sức khó khăn, phức tạp. Công cuộc xây dựng miền Bắc nói chung và xây dựng nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa nói riêng còn mới mẻ đối với chúng ta, do đó phải vừa
làm, vừa tìm hiểu, vừa đúc rút kinh nghiệm.
Hậu quả của chiến tranh để lại là hết sức nặng nề đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Trƣớc khi rút lui, thực dân Pháp xuyên tạc, tuyên
truyền, dụ dỗ gần một triệu đồng bào công giáo di cƣ vào Nam, ảnh hƣởng tiêu cực
đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Chúng phá hủy hoặc tháo dỡ trang thiết bị, đồ
dùng phục vụ giảng dạy và học tập của các trƣờng đại học, tìm mọi cách lôi kéo,
kích động các giáo sƣ và sinh viên, gây hoang mang giao động trong họ.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của miền Bắc nằm trong bối cảnh nóng bỏng,
bức xúc và đầy khó khăn đó. Mặc dù vậy, những thuận lợi nêu trên vẫn là yếu tố
căn bản, tác động lớn tới sự phát triển của nền giáo dục miền Bắc.


1.2. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐÀO
TẠO Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
1.2.1. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng về phát triển sự
nghiệp giáo dục – đào tạo ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1960
Căn cứ vào tình hình giáo dục và yêu cầu của nhiệm vụ chung trƣớc mắt,
Đảng khẳng định nhiệm vụ của giáo dục lúc này là đảm bảo dạy văn hóa cho con
em của công nhân và nông dân, đào tạo cán bộ sơ cấp và trung cấp cần thiết cho
việc khôi phục kinh tế quốc dân và chuẩn bị kiến thiết nƣớc nhà.
Để đảm bảo nhiệm vụ ấy, công tác trƣớc mắt của ta về giáo dục là:
Chấn chỉnh và công bố giáo dục phổ thông, nâng cao chất lƣợng cả
việc giảng dạy, nhất là ở cấp III, đào tạo thêm giáo viên, bồi dƣỡng cho cán bộ giáo
dục về tƣ tƣởng và chính trị cũng nhƣ về sinh hoạt vật chất. Bổ túc văn hóa cho cán
bộ, nhân viên các cơ quan và cho cán bộ xã trƣớc hết là cho những xã đã vận động
giảm tô hoặc cải cách ruộng đất. Tiếp tục phát triển bình dân học vụ để dần dần xóa
bỏ nạn mù chữ. Mở các trƣờng chuyên nghiệp và trung cấp cần thiết trƣớc mắt cho

11


công cuộc khôi phục kinh tế, nhƣ giao thông, công chính, canh nông… [11; tr.143144].
Tiến tới thống nhất hai hệ thống giáo dục một cách có kế hoạch, có từng
bƣớc, có chuẩn bị. Yêu cầu của công tác này là đạt đƣợc thống nhất về mục đích
giáo dục, về tƣ tƣởng và tác phong của cán bộ giáo dục, về chƣơng trình và sách
giáo khoa, về quy chế dạy và học, về chính sách bồi dƣỡng vật chất và tinh thần cho
các giáo viên.
Về công tác giáo dục phổ thông
Đối với thành phần quốc lập củng cố là chính. Dựa vào dân lập mà củng cố
cấp I, dựa vào tƣ thục mà phát triển cấp II. Để củng cố các trƣờng quốc lập, cần
phải chấn chỉnh các trƣờng lớp, cung cấp thêm tài liệu giáo khoa và phƣơng tiện

giảng dạy; bổ túc văn hóa, nghiệp vụ cho giáo viên, chỉnh đốn chƣơng trình và tài
liệu giảng dạy; củng cố sự lãnh đạo nhà trƣờng và tăng cƣờng kiểm tra.
Để khuyến khích phát triển giáo dục dân lập và tƣ thục cần ban hành các
chính sách cụ thể đối với giáo viên dân lập và việc mở trƣờng tƣ thục, có chính sách
khen thƣởng đối với những địa phƣơng có công trong việc vận động xây dựng và
lãnh đạo hệ thống này. Nghiên cứu một chế độ thu học phí hợp lý hơn.
Ngày 30 tháng 1 năm 1959 Ban Bí thƣ ra Chỉ thị số 125-CT/TW Về chấn
trỉnh công tác giáo dục chính trị trong nhà trường phổ thông (cấp II và cấp III).
Công tác giáo dục chính trị trong nhà trƣờng phổ thông có một tầm
quan trọng lớn lao; nó là một bộ phận công tác trong cuộc cách mạng tƣ tƣởng mà
hiện nay Đảng đang tiến hành. Mặt khác, nhà trƣờng phổ thông là một động lực to
lớn, có tổ chức, cho nên Đảng phải chú ý bồi dƣỡng lực lƣợng đó, là cho thanh niên
học sinh trở thành những ngƣời lao động yêu nƣớc, giác ngộ chủ nghĩa xã hội, có
văn hóa, có sức khỏe, có đạo đức, những ngƣời công dân tốt tích cực xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc [13; tr.135].
Về công tác bổ túc văn hóa và thanh toán nạn mù chữ.
Năm 1957 tích cực đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa, hƣớng chính là số cán
bộ xã, công nhân, cán bộ, nhân viên ở các công trƣờng, xí nghiệp và cơ quan nhà

12


nƣớc, phƣơng thức chính là học tại chỗ, tại chức. Các trƣờng bổ túc công nông và
phổ thông lao động tiếp tục hoạt động, tiêu chuẩn lấy học sinh phải chặt chẽ hơn
năm 1956.
Ngày 27-12-1957 Chính phủ ra quyết định thành lập Ban lãnh đạo thanh toán
nạn mù chữ và Bổ túc văn hóa ở Trung ƣơng, cụ Tôn Đức Thắng đƣợc cử làm
Trƣởng ban, các tỉnh lần lƣợt thành lập ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ và bổ
túc văn hóa tăng cƣờng hoạt động xuống tận cơ sở.
Ngày 7 tháng 3 năm 1958 Ban Bí thƣ ra Chỉ thị số 72-CT/TW Về việc tăng

cường lãnh đạo công tác bình dân học vụ để hoàn thành thanh toán nạn mù chữ
vào cuối năm 1958.
Việc dạy văn hóa cho cán bộ, công nhân, nhân viên cơ quan nhằm
mục đích nâng cao dần dần trình độ văn hóa của cán bộ, công nhân, nhân viên một
cách từng bƣớc, có trọng tâm, giúp họ có một số kiến thức văn hóa phổ thông để cải
tiến nghiệp vụ, học tập lý luận có hệ thống để ngày càng tăng hiệu suất công tác,
tăng khả năng phục vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa… Muốn thế, trình độ văn hóa
phải đƣợc nâng cao mới có cơ sở kiến thức để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp
vụ.
Trong ba năm 1958, 1959, 1960 cần phải cố gắng nâng cao trình độ
văn hóa của cán bộ, công nhân, nhân viên mỗi năm lên một lớp. Nói chung, sau ba
năm, trình độ văn hóa của cán bộ, công nhân, nhân viên phải từ lớp 1 đến lớp 4, từ
lớp 2 đến lớp 5. Riêng đối với những cán bộ chỉ đạo và một số cán bộ nghiên cứu,
cán bộ kỹ thuật hiện có trình độ lớp 3 sẽ đƣợc học hết chƣơng trình lớp 6 và nếu đã
có trình độ lớp 4 thì sẽ học hết chƣơng trình lớp 7 [12; tr.49].
Ngày 3 tháng 10 năm 1958 Ban Bí thƣ ra Chỉ thị số 107-CT/TW Về quyết
tâm đảm bảo hoàn thành kế hoạch thanh toán nạn mù chữ.
Trong thanh toán nạn mù chữ, phải đặc biệt chú trọng thanh toán cho
đối tƣợng chủ yếu bao gồm cán bộ xã, xóm, đảng viên, thanh niên trong Đoàn và
ngoài Đoàn. Phải giao trách nhiệm cho các chi bộ, tổ đảng có kế hoạch xóa song
nạn mù chữ cho những ngƣời đó. Song song với việc thanh toán nạn mù chữ, cần

13


phải chú trọng mở các lớp bổ túc văn hóa, để cho những ngƣời đã thoát nạn mù chữ
không mù chữ trở lại và dần dần nâng cao trình độ văn hóa của cán bộ và nhân dân
[12; tr.362-363].
Ngày 2 tháng 12 năm 1959 Ban Bí thƣ ra Nghị quyết số 93-NQ/TW Về việc
tăng cường lãnh đạo công tác bổ túc văn hóa cho cán bộ, công nhân, nông dân

nhằm đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất
nước nhà.
Do sự quan tâm của Đảng và sự cố gắng của nhân dân, cuối năm
1958, các tỉnh miền xuôi đã căn bản xóa song nạn mù chữ; hàng chục vạn ngƣời
đƣợc bổ túc văn hóa. Những thành tích ấy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
cơ sở chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu cách mạng xã hội chủ nghĩa thì
trình độ văn hóa của cán bộ và nhân dân còn quá thấp. Đại đa số nông dân còn ở
trình độ lớp 1, lớp 2, 80% công nhân ở trình độ lớp 2 và số lƣợng cán bộ chuyên
môn, kỹ thuật chƣa đầy 2% so với tổng số công nhân. Trong 630 cán bộ cao cấp ở
các cơ quan dân chính đảng trung ƣơng thì 10,5% còn ở trình độ cấp I, 50% chƣa
hết cấp II, 16,5% trên trình độ cấp II, 23% có trình độ trên cấp III và đại học… Tình
trạng đó hạn chế nâng cao năng lực công tác, năng suất lao động, hạn chế trình độ
quản lý sản xuất, quản lý nhà nƣớc, hạn chế trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và
do đó, hạn chế bƣớc tiến nhanh của cách mạng [13; tr.937].
Do đó Đảng nhấm mạnh: “trong thời gian tới, nếu không khẩn trƣơng nâng
cao trình độ văn hóa của cán bộ công nông thì sẽ ảnh hƣởng lớn đến công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho nên yêu cầu bức thiết là
phải ra sức đẩy mạnh và lãnh đạo tốt phong trào bổ túc văn hóa” [13; tr.938].
Nội dung bổ túc văn hóa
Nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo kiến thức về khoa học cơ bản, có tác
dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đẩy mạnh sản xuất, đồng thời bao gồm nội dung
nâng cao nhiệt tình xã hội chủ nghĩa, nâng cao tinh thần yêu nƣớc và quyết tâm đấu
tranh thống nhất nƣớc nhà. Nguyên tắc chung là phải học các kiến thức cơ bản phổ

14


thông, nhƣng với một nội dung tinh giảm, một trình tự hợp lý, luôn luôn liên hệ
thực tế, có phần theo hệ thống, có phần phục vụ ngay trƣớc mắt [13; tr.938].
Về đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp

Công cuộc phát triển và cải tạo kinh tế quốc dân đòi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ cần thiết, chất lƣợng tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa nhƣng tình trạng thiếu cán bộ và chất lƣợng cán bộ là một nhƣợc điểm lớn
của ta. Để giải quyết nhƣợc điểm đó Đảng đƣa ra phƣơng hƣớng là phải tích cực
đào tạo cán bộ mới và chú trọng bồi dƣỡng cán bộ hiện có. Phải chú trọng mở thêm
các trƣờng trung cấp và sơ cấp, đào tạo thật nhiều cán bộ trồng trọt, chăn nuôi, để
cung cấp cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
Năm 1957 dự định củng cố và tăng cƣờng các trƣờng chuyên nghiệp các cấp:
7 trƣờng đại học với 5.329 sinh viên vƣợt hẳn trƣớc chiến tranh; 13 trƣờng trung
học chuyên nghiệp với 11.707 học sinh, ngành chuyên nghiệp sơ cấp sẽ có17.790
ngƣời. Ngoài ra, năm 1957 sẽ mở trƣờng dạy ngoại ngữ cho 426 học sinh để gửi đi
lƣu học sinh ở các nƣớc dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa cho kế hoạch dài hạn
sắp tới.
Ngày 21 tháng 10 năm 1958 Ban Bí thƣ ra Chỉ thị Về việc tổ chức cho các
giáo sư, giảng viên, cán bộ, sinh viên các trường đại học và học sinh các trường
chuyên nghiệp trung cấp đi tham gia lao động sản xuất. Để củng cố và phát triển
kết quả học tập trong các trƣờng học và bƣớc đầu thực hiện chế độ tham gia lao
động của các trƣờng đại học và chuyên nghiệp trung cấp, bắt đầu năm học 1958 1959 Ban Bí thƣ quyết định:
Bộ giáo dục và các bộ có trƣờng chuyên nghiệp trung cấp cần tổ chức
cho giáo sƣ, sinh viên, cán bộ và học sinh ở các trƣờng đại học và chuyên nghiệp
trung cấp tham gia lao động sản xuất trong một thời gian là từ một đến hai tháng.
Mục đích của đợt tham gia lao động sản xuất này là tạo thên cơ hội thuận lợi cho
giáo sƣ, sinh viên, cán bộ và học sinh ở các trƣờng đại học và chuyên nghiệp trung
cấp rèn luyện lập trƣờng, tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nhà

15


trƣờng tách rời thực tế, tách rời lao động, tách rời quần chúng công nông [12;
tr.380].

Ngày 24 tháng 5 năm 1957 Ban Bí thƣ ra Nghị quyết số 14-NQ/TW Về việc
thành lập Tiểu ban Giáo dục khoa học Trung ương với nhiệm vụ chủ yếu là phát
triển văn hóa, nghiên cứu đƣờng lối chính sách giáo dục và khoa học để đề nghị
Trung ƣơng quyết định, theo dõi tình hình các trƣờng học và tổ chức nghiên cứu
khoa học.

1.2.2. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng về phát triển sự
nghiệp giáo dục – đào tạo ở miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1965
Đại hội lần thứ III của Đảng đã khẳng định công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Trên cơ sở đó, Đảng
tiếp tục đề ra nhiệm vụ và đƣờng lối cho giai đoạn tiếp theo trên nhiều lĩnh vực
trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Công tác giáo dục phải phát triển theo quy mô lớn nhằm bồi dƣỡng
thế hệ trẻ thành những ngƣời lao động làm chủ nƣớc nhà, có giác ngộ xã hội chủ
nghĩa, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe, nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo
cán bộ và nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động. Công tác giáo dục phải
phục vụ đƣờng lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng, phải kết hợp giáo dục với lao
động sản xuất, kết hợp lý luận với thực tế, giáo dục của nhà trƣờng với giáo dục của
xã hội [14; tr.930].
Đối với giáo dục phổ thông
Cần ra sức phát triển mạnh mẽ nhằm đào tạo những thế hệ thanh niên có đạo
đức, có văn hóa, có sức khỏe, sẵn sàng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công tác giáo
dục phải phục vụ nhiệm vụ và đƣờng lối cách mạng của Đảng, nắm vững những
phƣơng châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tế,
học đi đôi với hành, giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục xã hội; kết hợp lực
lƣợng của Nhà nƣớc với lực lƣợng của nhân dân.
Ở miền xuôi, phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông cấp I vào năm
1963-1964, chuẩn bị phổ thông cấp II trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai; tiếp tục mở

16



thêm trƣờng cấp III để thỏa mãn nhu cầu tuyển sinh của các trƣờng đại học và một
phần cho các nhu cầu khác. Ở miền núi, cần hoàn thành xóa nạn mù chữ, thực hiện
phổ cập cấp I ở một số địa phƣơng và phát triển mạnh mẽ cấp II, cấp III. Song song
với các trƣờng phổ thông, cần mở thêm những trƣờng vừa dạy văn hóa, vừa dạy
nghề, chủ yếu là về nông nghiệp cho các em lớn tuổi.
Trong việc phát triển giáo dục phổ thông phải coi trọng cả số lƣợng và chất
lƣợng. Có những cái mới phù hợp với những yêu cầu cách mạng. Trọng tâm phát
triển giáo dục phổ thông từ năm 1960 đến năm 1965 là cấp III và lớp 7. Để đảm bảo
chất lƣợng nhà trƣờng cần phải quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về giáo viên và
trƣờng sở. Ví dụ trong năm 1960-1961, phải cố gắng chuẩn bị đẩy đủ lớp học và
bàn ghế cho học sinh. Để mở thêm các lớp cấp 1, phải có những giáo viên là học
sinh có trình độ lớp 7 hoặc cán bộ có trình độ lớp 5, 6 và phải trải qua một lớp huấn
luyện ít nhất là 6 tháng; để mở thêm những lớp cấp II, phải có những giáo viên tốt
nghiệp trƣờng sƣ phạm cấp II; để mở thêm những lớp cấp III phải có những giáo
viên tốt nghiệp Đại học sƣ phạm.
Song song với những trƣờng phổ thông cần tích cực nghiên cứu mở những
trƣờng vừa học văn hóa phổ thông vừa học kỹ thuật sản xuất, nhất là kỹ thuật sản
xuất nông nghiệp. Loại trƣờng này nhằm đào tạo những ngƣời lao động trẻ tuổi có
văn hóa, có kỹ thuật, có sức khỏe. Trên phƣơng hƣớng đó Đảng chủ trƣơng tiến
hành phổ cập kỹ thuật dần dần trong nhân dân, đồng thời tạo thêm điều kiện cho
con em nhân dân đƣợc học tập.
Đối với bổ túc văn hóa
Cần coi việc bổ túc văn hóa cho những ngƣời lớn tuổi là nhiệm vụ hàng đầu,
nhằm tạo cơ sở phổ biến khoa học và kỹ thuật, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị
tƣ tƣởng trong quần chúng cơ bản và tạo cơ sở vững chắc hơn cho việc đào tạo cán
bộ theo quy mô lớn. Đối tƣợng chủ yếu trong việc bổ túc văn hóa là cán bộ lãnh đạo
các cấp; các cán bộ và nhân viên trẻ tuổi, thanh niên công nông ƣu tú cần đƣợc
chuẩn bị về văn hóa để đƣa vào các trƣờng đại học và đƣa đi học nƣớc ngoài. Với

công nhân và nông dân và quần chúng lao động khác, cần thực hiện phổ cập giáo

17


dục cấp I. Hình thức chính để mở rộng việc bổ túc văn hóa là mở các lớp ngoài giờ
làm việc; đồng thời cũng cần mở thêm các trƣờng lớp chính quy để bổ túc văn hóa
nhanh cho những đối tƣợng cần thiết.
Trong việc đẩy mạnh bổ túc văn hóa phải đặc biệt chú trọng việc bổ túc văn
hóa cho các ngành, các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ xã đến Trung ƣơng,
thứ đến là phải chú trọng các đảng viên và đoàn thanh niên trong công nhân, nông
dân đang trực tiếp sản xuất trong các xí nghiệp công trƣờng, nông trƣờng và các
hợp tác xã. Để làm tốt công tác này, cần phải quy định một chế độ học tập thích
đáng; đối với cán bộ tạm thời quy định mỗi tuần hai buổi học tập văn hóa; cần phải
nghiên cứu hình thức tổ chức học tập cho thích hợp với hoàn cảnh công tác của cán
bộ và sản xuất của công nhân, kết hợp hình thức học tập chung với học tại chức; đối
với những cán bộ hoàn cảnh không cho phép học tại chức, thì kiên quyết đƣa đi học
tập ở các lớp tập trung; cần xúc tiến khẩn trƣơng việc biên soạn các chƣơng trình
cho thích hợp với từng đối tƣợng, kịp thời biên soạn các sách giáo khoa. Đối với
các lớp bổ túc văn hóa tập trung cho cán bộ và công nhân, cần kiên quyết điều động
một số giáo viên tốt, có kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy cho ngƣời lớn; một
mặt khác, để bổ túc văn hóa cho cán bộ thêm kết quả, đảm bảo chất lƣợng, cũng cần
giành một phần thích đáng về thiết bị thí nghiệm và giáo cụ trực quan cho các lớp
học đó.
Về đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp
Để bảo đảm phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, cần mở rộng các trƣờng sƣ
phạm sơ cấp, trung cấp và đại học, nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên và bồi
dƣỡng giáo viên sẵn có về mọi mặt, tích cực xây dựng trƣờng sở, tăng thêm các
thiết bị thí nghiệm và xây dựng thƣ viện, tủ sách cho các trƣờng bổ túc văn hóa và
các trƣờng phổ thông.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất tổ
quốc đòi hỏi ngành giáo dục cung cấp cán bộ làm công tác giáo dục ngày càng
nhiều với chất lƣợng ngày càng cao. Để thực hiện nhiệm vụ trên, ngành giáo dục
phải hết sức coi trọng việc bồi dƣỡng cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới.

18


Việc bồi dƣỡng phải nhằm mục đích lâu dài và cụ thể, là nâng trình độ cán
bộ giáo dục lên trình độ chính quy. Nội dung bồi dƣỡng phải bao gồm cả chính trị,
văn hóa và nghiệp vụ. Phải chú trọng việc bồi dƣỡng khoa học giáo dục và phƣơng
pháp giáo dục.
Để kịp thời đào tạo một đội ngũ cán bộ giáo dục đủ số lƣợng và chất lƣợng,
ngành giáo dục phải tập trung lực lƣợng thích đáng để xây dựng một hệ thống
trƣờng sƣ phạm tiến dần lên chính quy. Để phục vụ cho kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất, cần có những trƣờng sƣ phạm cấp I lấy cán bộ và học sinh lớp 7 hoặc tƣơng
đƣơng, học 1 năm, trƣờng sƣ phạm cấp II lấy cán bộ và học sinh lớp 7 hoặc tƣơng
đƣơng học 2 năm và 3 năm; Trƣờng đại học Sƣ phạm lấy cán bộ và học sinh lớp 10
hoặc tƣơng đƣờng học 2 năm và 4 năm.
Phải ra sức đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành
nghề đáp ứng cho nhu cầu trƣớc mắt và chuẩn bị cán bộ và công nhân lành nghề
cho những năm sau.
Đồng thời phải chú trọng đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho hợp
tác xã nông nghiệp để góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển hợp tác xã.
Đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, nhằm nâng cao trình độ quản lý các
ngành kinh tế quốc dân, đồng thời tích cực đào tạo cán bộ kỹ thuật, khoa học,
nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của kế hoạch 5 năm.
Phải chú trọng cải tiến chƣơng trình và nội dung giảng dạy, nâng cao hơn
nữa chất lƣợng giảng dạy, kết hợp chặt chẽ giữa học tập là lao động sản xuất, giữa
học tập và nghiên cứu khoa học; nghiên cứu rút ngắn thời gian học tập ở một số

ngành; phát triển hình thức đào tạo theo lối không chính quy và nửa chính quy; tăng
cƣờng việc bồi dƣỡng giáo sƣ, giáo viên, phát huy năng lực của họ trong việc giảng
dạy; phải học tập chuyên gia tốt hơn nữa.
Phải tăng cƣờng việc phối hợp giữa các ngành trong việc đào tạo cán bộ,
thành lập một hội đồng gồm đại biểu các cơ quan có quan hệ với công tác đào tạo
cán bộ để giúp trung ƣơng chỉ đạo và thống nhất việc đào tạo, phân phối cán bộ và
khoa học kỹ thuật.

19


Đi đôi với việc đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ xây dựng kinh tế, các ngành
phải đặc biệt chú trọng đào tạo công nhân về các mặt chính trị, văn hóa, kỹ thuật,
lợi dụng nhiều hình thức đào tạo; đào tạo tại các trƣờng lớp, đào tạo theo hƣớng
kèm cặp, mở lớp đào tạo ngay tại xí nghiệp,…
Về nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến khoa
học và kỹ thuật một cách có trọng điểm, có từng bƣớc vững chắc, nhằm phục vụ sản
xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng. Ra sức đào tạo cán bộ khoa học và xây
dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học cần thiết, kết hợp với việc phổ biến rộng rãi
những hiểu biết và khoa học kỹ thuật trong đông đảo quần chúng, thúc đẩy phong
trào thi đua cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh. Mở rộng sự hợp tác với các nƣớc
anh em trong việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Phải đẩy mạnh việc điều tra cơ bản, thăm dò tài nguyên; đẩy mạnh công tác
quản lý kỹ thuật bƣớc đầu xây dựng một hệ thống đo lƣờng thống nhất, chủ yếu là
về cân và đo để phục vụ cho sản xuất và thƣơng nghiệp, xây dựng một số tiêu chuẩn
của nhà nƣớc nhƣ tiêu chuẩn về nguyên liệu, vật liệu, chế tạo cơ khí; bắt đầu nghiên
cứu một số vấn đề kỹ thuật riêng biệt của vùng khí hậu nhiệt đới nhằm bảo quản và
sử dụng tốt các thiết bị máy móc chế biến và bảo quản nông, lâm, thủy sản. Về khoa
học kỹ thuật nông nghiệp cần nghiên cứu những biện pháp để tăng năng suất một số
cây trồng trƣớc hết là lúa; nghiên cứu để đi tới áp dụng một cách phổ biến những

công cụ lao động cải tiến trong nông nghiệp thích hợp với điều kiện nông nghiệp và
nông thôn nƣớc ta. Về y học, cần nghiên cứu phƣơng pháp có hiệu quả để phòng và
chống dịch, phòng và chống bệnh nhằm bảo đảm sức khỏe cho nhân dân lao động.
Phải có kế hoạch phổ biến khoa học và kỹ thuật trong đông đảo quần chúng,
vận động quần chúng đi vào khoa học kỹ thuật, có kế hoạch đào tạo cán bộ nghiên
cứu khoa học chuyên nghiệp ngay từ năm 1961 và bắt đầu xây dựng một số cơ sở
cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên và kỹ
thuật.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 1965 là:

20


- Về bổ túc văn hóa: phải phổ cập cấp I (lớp 1 và 2) cho các xã viên hợp tác
xã nông nghiệp, bảo đảm trình độ hết cấp I và một số có trình độ cấp II cho các đối
tƣợng chính và các đối tƣợng chủ chốt, trƣớc hết cho cán bộ lãnh đạo ở xã và hợp
tác xã và những thanh niên tiến tiến có thành tích trong sản xuất.
Việc học phải gắn liền với học văn hóa và học kỹ thuật, thực hiện phƣơng
châm cần gì học nấy, hình thức học chủ yếu là học tại chức, các hình thức trƣờng
tập trung nhƣ bổ túc văn hóa công nông, phổ thông lao động sẽ thu hẹp.
- Về giáo dục phổ thông: năm 1965 học sinh cấp I sẽ lên tới 2.464.000, tăng
93,9% so với năm 1960, bình quân hàng năm tăng 8,6%. Cấp II sẽ có 838.000 học
sinh phổ thông thƣờng, tăng 246,6% so với năm 1960, bình quân tăng 28,2%. Các
trƣờng phổ thông học nghề vừa học vừa làm có 150.000 học sinh. Cấp III đến năm
1965 sẽ lên tới 97.800 học sinh, tăng 274,6% so với năm 1960, bình quân tăng
30,2%. Trong các năm cuối kế hoạch tỷ lệ tuyển sinh cho cấp III từ 25 đến 27%.
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong kế hoạch 5 năm, phải hết sức chú
ý đến vấn đề đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên. Số giáo viên tăng thêm
khoảng 57.000 ngƣời là một lực lƣợng lớn cần đƣợc lãnh đạo và bồi dƣỡng tốt
nhằm đƣa trình độ giáo viên hiện nay lên ngang với yêu cầu của mỗi lớp, mỗi cấp.

Chú trọng giải quyết giáo viên cho các lớp bổ túc văn hóa cho đối tƣợng chính. Cần
chấp hành đúng các chính sách và chế độ đãi ngộ vật chất với giáo viên dân lập và
giáo viên dạy bổ túc văn hóa.
- Đối với công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ phấn đấu đến năm 1965 số sinh
viên học đại học có mặt đầu năm học sẽ lên đến 36.830 ngƣời, tăng 236% so với
năm 1960; số học sinh trung cấp đầu năm học sẽ lên đến 54.440 ngƣời, tăng 175%
so với năm 1960.
Từ năm 1963 đến năm 1965, trung bình mỗi năm sẽ cố gắng đƣa khoảng 300
đến 400 sinh viên tốt nghiệp đại học ra nƣớc ngoài học tập để nâng lên trình độ phó
tiến sĩ, tiến sĩ, kỹ sƣ trƣởng, tổng công trình sƣ. Về công nhân kỹ thuật trong năm
(1961-1965) dự định đào tạo 200.000, trong đó có 1.000 công nhân đi học ở nƣớc
ngoài.

21


×