Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp giâm hom tại hợp tác xã toàn dân huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.78 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HOÀNG HỮU THỌ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY
BA KÍCH TÍM (MORINDA OFFICINALIS HOW) BẰNG PHƢƠNG
PHÁP GIÂM HOM TẠI HỢP TÁC XÃ TOÀN DÂN HUYỆN BA CHẼ
TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------



HOÀNG HỮU THỌ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CÂY BA KÍCH TÍM (MORINDA OFFICINALIS HOW)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP GIÂM HOM TẠI HỢP TÁC XÃ
TOÀN DÂN HUYỆN BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: 43 – Trồng trọt - N02
: Nông học
: 2011 – 2015
: TS. Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên, 2015


i
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, việc sử dụng khoa học và kỹ thuật vào thực tế ngày càng phát triển.

Vì vậy, mỗi sinh viên được đào tạo trong nhà trường cần nắm vững những
kiến thức lý thuyết qua đó vận dụng vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là một
giai đoạn quan trọng. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp mỗi sinh viên có thể
vận dụng được những gì mình đã học, học hỏi những điều mình chưa biết và
làm quen với thực tiễn, tích lũy được kinh nghiệm để bổ sung kiến thức nâng
cao trình độ chuyên môn cho bản thân để phục vụ cho công việc sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban giám
hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Nông Học trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Ba Kích tím (Morinda officinalis
How) bằng phƣơng pháp giâm hom tại hợp tác xã Toàn Dân huyện Ba
Chẽ - tỉnh Quảng Ninh”.
Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
Ban chủ nhiệm hợp tác xã Toàn Dân huyện Ba Chẽ cùng toàn bộ cán bộ công
nhân viên của hợp tác xã Toàn Dân huyện Ba Chẽ đã giúp tôi hoàn thành đề
của mình.
Trong suốt quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng
nhưng do kinh nghiệm cũng năng lực bản thân còn hạn chế. Vì vậy, đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài trở nên
hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ba Chẽ, ngày 15 tháng 06 năm 2015
Sinh viên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 16
Bảng 2.2: Đặc điểm khí hậu trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 5
năm 2015 ......................................................................................................... 17
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tuổi hom đến sinh kết quả giâm hom Ba kích tím 25
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của loại giá thể đến kết quả giâm hom Ba kích tím .... 27
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thuốc kích thích IBA đến kết quả giâm hom Ba
kích tím ............................................................................................................ 30
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thuốc kích thích Super Root đến kết quả giâm hom
Ba kích tím ...................................................................................................... 32
Bảng 4.5: Kết quả ảnh hưởng của loại phân bón tới sinh trưởng của cây Ba
kích tím 3 tháng tuổi được trồng sau 2 tháng.................................................. 34


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1: Ảnh hưởng của tuổi hom đến kết quả giâm hom Ba kích tím. ....... 26
Hình 4.2: Ảnh hưởng của giá thể tới kết quả giâm hom Ba kích tím ............. 29
Hình 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm IBA tới kết quả giâm hom Ba
kích .................................................................................................................. 31
Hình 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm Super Root tới kết quả giâm hom
Ba kích tím ...................................................................................................... 33


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NST : Nhiễm sắc thể

IAA : Acid indol axetic
IBA : Acid indol butylic
IPA : Acid indol propionic
CT : Công thức
NL : Nhắc lại
AND : Acid Deoxyribo Nucleic
TB: Trung bình


v
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ...................................... 3
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 3
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến nhân giống cây trồng ..... 4
2.2.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ...................................................... 13
2.2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................ 15
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 18
3.1 Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 18
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................. 19

3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu: ............................................................ 19
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu: ........................................................... 19
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành ..................................... 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 23
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 25


vi
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom đến hiệu quả giâm hom Ba kích ... 25
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể đến hiệu quả giâm hom ............. 27
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích IBA và chế phẩm Super Root
đến hiệu quả giâm hom ................................................................................... 29
4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích IBA đến hiệu quả
giâm hom ........................................................................................................ 29
4.3.2 . Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích Super Root đến hiệu quả
giâm hom ......................................................................................................... 31
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón tới sinh trưởng của cây Ba kích
tím giai đoạn 3 tháng tuổi................................................................................ 33
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 35
5.1. Kết luận .................................................................................................... 35
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) là cây dược liệu quý được
tìm thấy nhiều ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Quảng Ninh…
Trong nhiều thập kỷ qua, nguồn dược liệu Ba kích chỉ dựa vào việc khai
thác tự nhiên từ rừng thuộc một số tỉnh phía Bắc như: Tuyên Quang, Yên Bái,
Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Quảng Ninh... Đặc biệt
trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng loài cây này làm dược liệu ngày
càng gia tăng nên nó bị khai thác kiệt quệ. Mặt khác, vùng phân bố của Ba Kích
bị tàn phá nghiêm trọng khiến loài cây này lâm vào tình trạng gần như tuyệt
chủng và được đưa vào sách đỏ Việt nam cần được bảo vệ. Vì vậy, việc nghiên
cứu và gây trồng cây Ba kích là con đường duy nhất để duy trì và phát triển
nguồn dược liệu quý này.
Trong điều kiện thực tế hiện nay của nước ta cây Ba kích có thể được
nhân giống bằng các phương pháp hữu sinh như giâm củ, gieo hạt và các
phương pháp nhân giống vô tính như giâm hom, giâm cành và nuôi cấy mô tế
bào chủ yếu là: Giâm hom, giâm củ, nuôi cấy mô tế bào. Trong đó, phương
pháp nhân giống bằng giâm hom được xem là sử dụng phổ biến hiện nay hơn
vì: kỹ thuật thực hiện đơn giản, hệ số nhân giống khá cao), giữ được đặc tính
di truyền của cây mẹ. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật giâm hom của người dân
còn nghèo nàn, hạn chế, đồng thời việc chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của
cây con sau khi đem trồng cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và sự quan tâm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, việc tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu kỹ thuật nhân giống cây Ba kích tím ( Morinda officinalis How)bằng
phương pháp giâm hom tại hợp tác xã Toàn Dân huyện Ba Chẽ - tỉnh
Quảng Ninh” là cần thiết và có tính khả thi cao.


2
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nhân giống cây Ba kích tím thành công bằng phương pháp giâm hom
với hiệu quả cao. Đánh giá được tình hình sinh trưởng của hom cây Ba kích

sau khi đem trồng làm cơ sở khuyến nghị cho việc nhân giống cây Ba kích.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được độ tuổi của hom thích hợp trong nhân giống của cây
Ba kích tím.
- Xác định giá thể thích hợp cho phương pháp giâm hom trong vườn ươm
- Xác định được chất kích thích ra rễ tốt nhất cho giâm hom cây Ba
kích tím.
- Đánh giá được sinh trưởng của cây Ba kích trong giai đoạn 2 tháng kể
từ khi đem trồng.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng
như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt là những kiến thức
trong lĩnh vực nhân giống bằng phương pháp giâm hom và theo dõi quá trình
sinh trưởng của loài cây như: cách chọn hom giâm, cách xử lý hom giâm, kỹ
thuật cắt hom, kỹ thuật giâm hom, cách pha chế thuốc, cách đo đếm, thu thập
số liệu… tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây hom sau khi trồng từ đó áp
dụng vào thực tế sản xuất.
- Tạo cơ hội để sinh viên làm quen, tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế
giúp cho sinh viên hoàn thiện hơn không những về mặt lý thuyết mà cả về
thực hành, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập.
- Là cơ hội tốt để sinh viên hoàn thiện bản thân cả về kiến thức, kỹ
năng và thái độ vững vàng trong công việc và cuộc sống sau này.
* Trong thực tiễn sản xuất
- Có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì loài dược
liệu quý đồng thời cung cấp nguồn dược liệu cho y học.


3
PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống để
cung cấp hạt hoặc hom cành phục vụ cho công tác gây giống cây trồng trên quy
mô lớn và cho các bước cải thiện giống theo các phương thức sinh sản thích hợp.
Như ta đã biết, thực vật bậc cao có hai hình thức sinh sản chủ yếu là
sinh sản hữu tính (bằng hạt) và sinh sản sinh dưỡng (bằng giâm hom, chiết
ghép, nuôi cấy mô…). Sinh sản bằng hạt tạo được cây khỏe mạnh nhưng lâu
có quả và khó giữ được đặc tính di truyền tốt của cây mẹ. Để duy trì được đặc
tính tốt của cây giống người ta thường dùng các phương thức nhân giống sinh
dưỡng. Nhân giống sinh dưỡng là phương pháp dựa trên cơ sở phân bào
nguyên nhiễm. Đây là phương thức phân bào về cơ bản không có sự tái tổ hợp
của chất liệu di truyền cho nên các cây mới được tạo ra vẫn giữ được đặc tính
vốn có của cây mẹ lấy vật liệu giống [7].
Nhân giống bằng hom (cutting propagation): Là phương pháp dùng một
phần lá, một đoạn thân hoặc đoạn cành để tạo nên cây mới, cây mới có đặc
tính di truyền như của cây mẹ. Nhân giống bằng hom là phương pháp có hệ số
nhân giống cao nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây trồng nói
chung. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Ba kích
tím là cần thiết.
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã làm
cho môi trường sống bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng,
đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đứng trước tình hình đó


4
các nhà khoa học về lĩnh vực nông lâm nghiệp đã và đang nỗ lực để tìm ra
những phương pháp tạo giống cây mới đóng góp vào ngân hàng hạt giống ngày

càng chất lượng để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của con người.
Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng
đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Bắt đầu từ năm 1964 Girodano
đã giâm hom bạch đàn E.Camalodulensis một năm tuổi đạt tỷ lệ ra rễ 60%.
Tới năm 1963 nhà nghiên cứu người Pháp là Franclet đã đưa ra một danh sách
gồm 58 loài Bạch đàn đã thử nghiệm giâm hom và đã thành công.
Bắt đầu từ năm 1984, nhà nghiên cứu người Đức R.Kleins Chmit đã
tiến hành nhân giống cây Vân sam ở CHLB Đức, cùng thời gian đó Ruden
cũng bắt đầu tại Na uy. Và từ đầu thập kỷ 80 đến nay thì công tác nghiên cứu
đã đạt được nhiều thành công như các loài cây lá kim, cây lá rộng. Ở Đông
nam á những năm gần đây việc nghiên cứu và sản xuất cây hom đã được tiến
hành ở nhiều nước. Trung tâm cây rừng Asean- Canada (ACLTSC) đã tổ
chức thử nghiệm nghiên cứu giống hom từ năm 1988 và đã thu được nhiều
kết quả với các loài cây họ Đậu.
Tại Trung Quốc đã xây dựng được một quy trình công nghệ về sản xuất
cây con bằng mô hom cho hàng chục loài cây gỗ, cây ăn quả và cây cảnh.
Qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo ra được những
cây con giống đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đã mở ra một hướng đi
mới triển vọng trong công tác tạo giống cây trồng.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến nhân giống cây trồng
2.2.2.1.Nghiên cứu về cơ sở tế bào học
Tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.Tế bào là
đơn vị cấu trúc nhỏ nhất, cơ bản nhất của sinh vật. Tế bào có tính toàn năng:
Bất cứ tế bào nào hoặc mô tế bào nào thuộc cơ quan như rễ, thân, lá đều chứa


5
hệ gen giống như tất cả các tế bào sinh dưỡng khác trong cơ thể, đều có khả
năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh [5].

2.2.2.2.Nghiên cứu về cơ sở di truyền học
Sinh vật bậc cao được phát triển từ một tế bào hợp tử qua nhiều lần
phân bào liên tiếp cùng với quá trình phân hóa các cơ quan. Đặc trưng của
hình thức phân bào trên là số lượng NST của tế bào khởi đầu và tế bào mới
được phân chia như nhau nên được gọi là phân bào nguyên nhiễm hay nguyên
phân. Phân bào nguyên nhiễm là quá trình phân chia tế bào mà kết quả từ một
tế bào ban đầu cho ra hai tế bào con có số lượng NST cũng như cấu trúc và
thành phần hóa học của nó giống như tế bào ban đầu [2] .
Nhờ có quá trình nguyên phân mà các NST được phân phối đồng đều,
chính xác cho các tế bào con. Ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân, NST tự tái
bản trước tiên theo chiều dọc rồi tách theo chiều ngang, sau đó qua các kỳ tiếp
theo NST phân chia về các tế bào con đảm bảo cho các tế bào con đều có bộ
NST như nhau và giống tế bào ban đầu. Nhờ có quá trình nguyên phân mà
khối lượng cơ thể tăng lên, sau đó nhờ có quá trình phân hóa các cơ quan
trong quá trình phát triển cá thể mà tạo thành một cây con hoàn chỉnh. Đây là
một quá trình đảm bảo cho cây con duy trì tính trạng của cây mẹ.
2.2.2.3.Nghiên cứu về cơ sở phát sinh phát triển cá thể
Ở các sinh vật đa bào, thông qua nguyên phân, với quá trình phân
hóa các mô, hình thành các cơ quan tạo nên cơ thể. Phát triển cá thể là quá
trình phát triển của một cơ thể, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, già và
chết tự nhiên. Như vậy, phát triển là quá trình triển khai một chương trình
đã được mã hóa trong AND của tế bào khởi đầu. Trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của mọi sinh vật đều dưới sự điều hòa của bộ gen, và
bộ gen chịu ảnh hưởng do môi trường xung quanh tác động. Môi trường ở
đây bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến


6
tế bào chất – nơi cung cấp vật chất, năng lượng và thông tin cho sự thực
hiện chương trình phát triển. [2].

Khả năng ra rễ của cây phụ thuộc vào loài cây, nguồn gốc, vị trí lấy
hom, điều kiện ngoại cảnh…Vì vậy mỗi loài cây có một loại hom phù hợp
riêng và cách thức gây tạo cây con khác nhau.
2.2.2.4. Nghiên cứu về sự hình thành rễ bất định
Nhân giống bằng hom dựa trên khả năng tái sinh hình thành rễ bất định
của một đoạn thân hoặc cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể mới.
Rễ bất định của hầu hết thực vật được hình thành sau khi cắt cành khỏi
cây mẹ, nhưng cũng có một số loài rễ bất định được hình thành từ trước dưới
dạng các mầm rễ ở trong phần vỏ và chúng nằm yên đến khi cắt cành thì ngay
lập tức đâm ra khỏi vỏ. Với các đối tượng như vậy thì cành giâm, cành chiết
ra rễ một cách dễ dàng. Nhưng đa số trường hợp rễ bất định được hình thành
trong quá trình con người có tác động đến nó nhằm mục đích nhân giống [7].
Có hai loại rễ: rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh.
- Rễ tiềm ẩn: Là loại rễ có nguồn gốc từ trong thân cây, cành cây nhưng
chỉ phát triển khi bộ phận của thân được tách ra khỏi cây mẹ.
- Rễ mới sinh: Là rễ được hình thành sau khi cắt hom và giâm hom.
Khi đó các tế bào chỗ bị cắt, bị phá hủy, bị tổn thương và các tế bào dẫn
chuyền đã chết của mô gỗ được mở ra, dẫn đến dòng nhựa được dẫn từ phần
lá xuống đây bị dồn lại khiến cho các tế bào phân chia hình thành nên mô sẹo,
đây là cơ sở hình thành rễ bất định. [4]
Sự hình thành rễ bất định có thể được phân chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình thành
lên một lớp tế bào bị thối trên bề mặt.
- Giai đoạn 2: Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia
và hình thành lớp mô mềm gọi là mô sẹo.


7
- Giai đoạn 3: Các tế bào vùng tượng tầng hoặc lân cận và libe bắt đầu
hình thành rễ.

Mô sẹo là khối tế bào nhu mô có mức độ ligin hóa khác nhau. Thông
thường trước khi xuất hiện rễ thấy xuất hiện một lớp mô sẹo nên thường tin
rằng sự xuất hiện của mô sẹo là sự xuất hiện của rễ của hom. Nhưng ở nhiều
loài cây, sự xuất hiện của mô sẹo là một dự báo tốt về khả năng ra rễ. Mức độ
hóa gỗ cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom. Hom hóa gỗ nhiều, hay phần gỗ
chiếm nhiều thì khả năng ra rễ kém. Hiện tượng cực tính là hiện tượng phổ
biến trong giâm hom, do vậy khi giâm hom phải đặt cho cho đúng chiều [4].
2.2.2.5. Nghiên cứu về cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định
Thông thường người ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của
hom thành hai nhóm là nhóm nhân tố nội sinh và nhóm nhân tố ngoại sinh.
Các nhân tố thuộc nhóm nội sinh là những đặc điểm di truyền của loài,
của xuất xứ và của cá thể, tuổi cây, tuổi cành, vị trí cành, pha phát triển và cá
chất điều tiết sinh trưởng [1].
Nhóm nhân tố ngoại sinh là các loại hóa chất kích thích ra rễ và các
nhân tố ngoại cảnh như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, thời vụ giâm hom…
a. Các nhân tố nội sinh
* Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể
Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có
khả năng ra rễ không giống nhau. Nghiên cứu cho Bạch đàn trắng Caman
(E.Camaldulensis) 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong khi xuất xứ Katherine có tỷ
lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River chỉ có tỷ lệ ra rễ 50%, còn xuất xứ
Nghĩa Bình chỉ ra rễ 35% [10].
+ Tuổi cây mẹ lấy cành: Khả năng ra rễ của hom giâm không những do
tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc rất lớn về tuổi cây mẹ lấy cành.
Thông thường cây chưa sinh sản hạt thì dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây


8
đã sinh sản hạt. Hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi
già.Ở một số loài cây, thậm chí khả năng ra rễ của hom chỉ tồn tại ở những

cây 1-2 tuổi [6].
+ Vị trí cành và tuổi cành : Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ
có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường hom lấy từ các cành tầng dưới dễ ra rễ
hơn ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3. Một đặc điểm khá
rõ nét là cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây, vì vậy đối với nhiều
loài cây người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy giâm hom.
* Sự tồn tại của lá trên hom
Lá là cơ quan quang hợp trên cây để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết
cho cây, đồng thời là cơ quan thoát hơi nước để khuếch tán tác dụng của các
chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá cũng là cơ quan điều tiết
các chất điều hòa sinh trưởng ở hom giâm. Vì thế khi giâm hom nhất thiết
phải để lại một diện tích lá cần thiết. Không có lá thì hom khó có thể ra rễ,
nhưng nếu để lại diện tích lá quá lớn thì quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh
làm hom bị héo và chết trước khi có thể ra rễ.
Khi chuẩn bị hom giâm, hom phải có 1-2 lá, và phải cắt bớt một phần
diện tích phiến lá, chỉ nên để lại 1/3-1/2 diện tích lá.
* Các chất điều hòa sinh trƣởng
- Auxin: Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì Auxin được coi là
chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom. Song nhiều chất tác
động cùng Auxin có thể thay đổi hoạt tính của Auxin. Auxin cũng tồn tại một
cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của
chúng, trong đó quan trọng nhất là Rhizocalin, đồng nhân tố ra rễ và các chất
kích thích là kìm hãm ra rễ (Tewari, 1993).
- Rhizocalin: Năm 1993 Builenne và Went đã tổng hợp được các chất
có bản chất là axit, phân tử lượng thấp và chịu nhiệt từ Diastaza (enzyme biến


9
đổi tinh bột thành đường) không thuần khiết cũng như từ mầm lá vá chồi hoa
của một số loài cây, chất đặc biệt được coi là cần thiết cho sự hình thành rễ

của nhiều loài cây.
- Đồng nhân tố ra rễ (rooting – factors): Hess (1961) cho rằng một số
chất nội sinh điều tiết phân phối hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ và
gọi là đồng nhân tố.
- Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ: Nhiều nghiên cứu đã nêu
lên sự tồn tại của chất kích thích ra rễ trong các mô của các loài cây dễ ra rễ.
Ví dụ: Serquiterpnic lactone được tách chiết từ lá cây Hướng dương. Các chất
kích thích và kìm hãm ra rễ đều có thể tồn tại ở hầu hết thực vật. Tiềm năng
ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối cao của các chất
này. Các loài cây dễ ra rễ chứa nồng độ cao các chất kích thích ra rễ, còn các
loài cây khó ra rễ lại chứa nồng độ cao các chất kìm hãm ra rễ [6].
b. Các nhân tố ngoại sinh
Khả năng ra rễ của hom giâm chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại
sinh trước hết là điều kiện sống của cây mẹ lấy giống, sau đó các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình giâm hom như mùa vụ giâm hom,các điều kiện ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm và giá thể giâm hom.
* Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành
Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ
ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ các cây non. Những điều kiện như: chế
độ chiếu sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tuổi cây mẹ đều ảnh hưởng đến
khả năng ra rễ của hom giâm [2].
*Thời vụ giâm hom
Thời vụ là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự
ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành


10
và thời vụ giâm hom. Một số loài cây có thể giâm quanh năm, song bên cạnh
đó nhiều loài cây có thời vụ giâm hom nhất định. Theo Frison (1967) và
Nesterov (1967) thì mùa mưa là mùa có tỷ lệ giâm hom đạt tỷ lệ cao hơn so

với các mùa khác trong năm. Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu
thường gắn liền với các yếu tố cơ bản là diễn biến khí hậu thời tiết trong năm,
mùa sinh trưởng của cây và trạng thái sinh lý của cành [2].
* Ánh sáng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh vật.
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom giâm (Tewari, 1994).
Không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp,
quá trình trao đổi chất khó xảy ra do đó không có hoạt động ra rễ. Trong thực
tế, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường mang
tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt - ẩm mà không phải là
từng nhân tố riêng lẻ. Hoạt động ra rễ của những hom không có lá cũng chỉ
xảy ra sau khi hom đã mọc chồi và ra lá mới [2].
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của sinh vật.
Cùng với ánh sáng, nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định tốc độ ra
rễ của hom giâm (Pravdin, 1938) ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái
tiềm ẩn và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường độ hô hấp và bị
hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. Các loài cây nhiệt đới nhiệt độ không khí
trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 25-33oC và nhiệt độ giá thể là 2530oC (Longman, 1993), nhiệt độ không khí trên 35oC làm tăng tỷ lệ héo của lá
(Nguyễn Ngọc Tân và cs, 1994).
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong
giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa


11
vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước thì
hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi
giâm hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom
15-20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loài cây độ ẩm

giá thể thích hợp cho giâm hom là 50- 70% .Khi tăng độ ẩm lên 100% chỉ một
số loài như Nerium oleander vẫn giữ được tỉ lệ ra rễ cao, các loài khác đều
giảm rõ rệt hoặc không ra rễ [2].
* Các chất kích thích điều hòa sinh trƣởng
Các Auxin: Các chất điều hòa sinh trưởng đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình hình thành rễ của hom giâm trong đó các Auxin được sử
dụng nhiều nhất đối với những loài thuộc nhóm ra rễ.
Các Auxin được chia thành hai nhóm: Auxin tự nhiên và Auxin tổng
hợp, auxin tự nhiên được biết là các axit indol- axetic (IAA). Các Auxin tổng
hợp là axit indol butylic (IBA), axit indol propionic (IPA) và axit naphty
axetic axit (NAA). Các chất được dùng kích thích ra rễ hiện nay chủ yếu là
những chất nói trên hoặc dẫn xuất của chúng [4].
2.2.2.6. Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực giâm hom
Nhân giống sinh dưỡng bằng hom là biện pháp đang được phát triển rất
nhanh và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất lâm nghiệp. Tạo dòng vô tính là
hướng đi nhiều triển vọng, trong đó giâm hom là một trong những yếu tố có ý
nghĩa quyết định. Đối với nhân giống bằng hom, có vô số nhân tố tác động tới
tỷ lệ ra rễ của hom, vì quá trình hình thành rễ ở hom phụ thuộc vào điều kiện
nội sinh của cây mẹ và vào điều kiện môi trường, trong đó một số nhân tố có
ảnh hưởng lớn là: đặc điểm của cây cá thể, trạng thái sinh lý của hom, kích
thước của hom được dùng trong giâm hom, xử lý chất kích thích ra rễ (loại
thuốc, nồng độ, cách xử lý), thời vụ giâm hom... Muốn giâm hom có tỷ lệ ra
rễ cao phải biết tiến hành ở thời vụ thích hợp, sử dụng chất kích thích ra rễ và


12
kỹ thuật giâm hom hợp lý. Do vậy giâm hom để sản xuất hàng loạt vật liệu
giống đã được cải thiện là một biện pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm nhiều
công đoạn.
Việt Nam đã và đang ứng dụng những thành tựu trong nghiên cứu tạo

giống cây trồng bằng giâm hom. Các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực,
tìm tòi sáng tạo, tạo ra những quy trình, phương pháp riêng cho việc giâm
hom cây rừng nói chung và những cây dược liệu quý nói riêng.
Năm 1976, lần đầu tiên tại Việt nam đã thử nghiệm nhân giống
bằng phương pháp giâm hom đối với một số loài cây như Bạch đàn,
Thông được tiến hành tại Phù Ninh- Phú Thọ.
Năm 1984, Nguyễn Ngọc Tân đã giâm hom thành công loài cây mỡ từ
cây non hoặc từ gốc trưởng thành. Ông cho biết tỷ lệ ra rễ ở hom chưa hóa gỗ
của cây Mỡ khi các hom này được xử lý với thuốc kích thích 2.4D nồng độ
50ppm trong 3 giây là 40%.
Năm 1990, Nguyễn Hoàng Nghĩa nhân giống cây Sở bằng hom cành
với thuốc xử lý là NAA ở một công thức thích hợp cho tỷ lệ ra rễ của hom
giâm là 80%. Lê Đình Khả và Đoàn Thị Bích giâm hom Bạch đàn trắng bằng
thuốc xử lý IBA nồng độ 75ppm cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 27,5% so với công
thức đối chứng.
Từ năm 1990 trở lại đây các nhà khoa học như Lê Đình Khả, Phạm
Văn Tuấn và Nguyễn Hoàng Nghĩa đã tiến hành giâm hom các loài Bạch đàn
(1990- 1991), cây Sở (Lạng Sơn, 1990), Keo lá tràm và keo lai (1995), Bách
xanh (1999), Pơ mu (Lâm Đồng, 1997), Thông đỏ (Ba Vì, 1995).
Trung tâm nghiên cứu cây rừng viện khoa học Việt nam sau một thời
gian nghiên cứu đã thực hiện thành công việc sản xuất cây hom bạch đàn
trắng và Keo lai theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt trong 3 năm 1996- 1998.


13
Theo bản tin dự án trồng mới 5 triệu ha rừng số 4- 2005 nhân giống
một số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom đã có nhiều triển vọng.
- Đối với cây Pơmu có độ tuổi từ 2- 8 tuổi lấy cành của cây trưởng
thành hoặc đã tạo qua chồi. Hom ra rễ đạt 80- 90% khi xử lý NAA 1,5% với

giá thể làm bằng cát hay trực tiếp trong túi bầu.
- Đối với cây Bách xanh có độ tuổi từ 2- 10 tuổi lấy cành của cây
trưởng thành hoặc đã tạo qua chồi. Hom ra rễ đạt 85- 95% khi xử lý IBA 1%
với giá thể làm bằng cát.
- Với cây Hồng tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi
khác nhau bằng chồi vượt của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra
rễ đạt 80- 85% khi xử lý bằng IBA 1,5% trên giá thể bằng cát.
2.2.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Cây Ba kích, có tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Cà
phê (Rubiaceae). Ba kích còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Ba kích thiên,
Ba Kích (Bản Thảo Đồ Kinh), Bất điêu thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Ba
cức, Diệp liễu thảo, Đan điền lâm vũ, Lão thử thích căn, Nữ bản (Hòa Hán
Dược Khảo), Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ
(Trung Dược Đại Từ Điển), Kê trường phong (Trung Dược Chí), Tam mạn
thảo (Đường Bản Thảo), Thỏ tử trường (Trung Dược Tài Thủ sách), Dây ruột
gà, Chẩu phóng xì, Sày cáy (Thái), Thau tày cáy (Tày), Chồi hoàng kim,
Chày kiằng dòi (Dao).
Ba kích là cây thân thảo sống lâu năm, mọc hoang và phân bố nhiều
ở vùng đồi núi thấp của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như ở Quảng
Ninh, Vĩnh Phú, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Giang.... Ba Kích
là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn non. Trong tự nhiên thường
thấy Ba Kích trong các kiểu rừng thứ sinh hoặc rừng xen tre nứa. Độ cao


14
phân bố thường phổ biến dưới 300 m so với mực nước biển, trên các loại
đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ và hơi chua. Cây sinh trưởng mạnh vào
mùa xuân hè, ra hoa quả trong vụ hè thu, đến mùa đông nếu gặp sương
muối nhiều, cây bị rụng lá. Trong điều kiện trồng thâm canh, cây có giá thể
leo và được chiếu sáng đầy đủ sẽ ra hoa quả nhiều. Cây Ba Kích mọc tự

nhiên thường có ít hoa quả hơn cây trồng. Ba kích có khả năng tái sinh cây
chồi tốt sau khi bị chặt phá nhiều lần.
* Công dụng
Dược liệu Ba kích (Ba kích thiên) hình trụ tròn, hơi cong, dài không
nhất định, đường kính 0,7- 1,3cm. Mặt ngoài màu vàng tro, nhám, có vân dọc.
Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ, vân nứt ngang giống như chuỗi hạt
trai. Chất cứng, cùi dày, dễ bóc, mặt gãy màu tím nhạt, ở giữa màu nâu vàng
mùi thơm nhẹ, vị ngọt nhưng hơi chát. Rễ Ba Kích chứa đường, nhựa, axit
hữu cơ, Vitamin C, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol. Trong Ba kích có
chứa Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Diogenen, Yamogenin,
Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B 1
(Chinese Hebral Medicine), Morindin và Vitamin C (Trung Dược Học). Rễ
tươi có sinh tố C (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
Theo y học cổ truyền, Ba kích là vị thuốc có tác dụng bổ trí não, trợ
dương, ích tinh, mạnh gân cốt, chữa các bệnh về tình dục, người già mỏi mệt,
kém ăn, ít ngủ nhưng không có biểu hiện bệnh lý. Đặc biệt, tuy Ba kích có tác
dụng giúp bình thường hoá và cải thiện tình dục nhưng Ba kích không kích
dục kiểu androgen và không độc (Li và cộng sự, 2001). Gần đây, do thành
phần hoá học đa dạng và nhiều tác dụng dược lý mới của Ba kích cũng đã
được phát hiện như chống stress, chống trầm cảm và chống oxy hoá. Đối với
người dân ở các vùng miền núi hay dùng để chữa đau bụng, nhức người, mệt
mỏi, đường ruột,...Ngoài ra nhiều thầy thuốc còn dùng Ba Kích trong các bài


15
thuốc phối hợp với một số loài cây dược liệu khác để chữa trị bệnh tăng huyết
áp, thận hư, dương ủy, di tinh, di niệu, đái nhiều lần, lưng gối mỏi đau, mặt
trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh.....
Ba kích là một cây thuốc quý vừa có giá trị sử dụng trong nước, vừa có
giá trị xuất khẩu. Việc khai thác quá mức và rừng thường xuyên bị tàn phá đã

làm cho cây thuốc này trở nên hiếm. Tuy nhiên, Ba kích bước đầu đã được
đưa vào trồng xen và trồng thuần loài trong các mô hình vườn rừng, bước đầu
đã mang lại kết quả cao. Ba kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch, thời gian
thu hoạch càng lâu thì giá trị dược liệu càng cao. Thời gian thu hoạch thường
vào tháng 10- 11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa
sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu
trong là loại vừa.
* Điều kiện gây trồng cây Ba kích
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” của ngành y tế thì việc
nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc bổ để tăng cường sức khỏe thường xuyên
của cộng đồng, góp phần ngăn ngừa bệnh tật ngày càng được đẩy mạnh. Trong
bối cảnh đó, Ba kích đang trở thành một cây thuốc bản địa độc đáo ở nước ta.
Mặt khác, lại là cây trồng thích hợp ở đất đồi thoát nước, có thể trồng xen hoặc
trồng thuần loài, ít cạnh tranh về đất với các loại cây trồng khác, vì vậy nó có ý
nghĩa to lớn trong việc tăng thu nhập cho đồng bào vùng cao.
2.2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Thí nghiệm được tiến hành tại Hợp tác xã Toàn Dân thị trấn Ba Chẽhuyện Ba Chẽ- tỉnh Quảng Ninh. Hợp tác xã Toàn Dân trực thuộc địa bàn
huyện Ba Chẽ, cơ sở làm việc thuộc thôn Đồng Thầm- xã Thanh Lâm. Căn cứ
theo bản đồ địa lý của huyện Ba Chẽ thì vị trí của hợp tác xã như sau:


16
- Phía Bắc giáp với huyện Tiên Yên
- Phía Nam giáp với Xã Đồn Đạc
- Phía Tây giáp với Xã Đạp Thanh
- Phía Đông giáp với Xã Thanh Sơn
Hệ thống giao thông không được thuận lợi, có hàng rào bảo vệ xung
quanh, diện tích rộng lớn, hệ thống tưới tiêu đáp ứng tốt nhu cầu.
* Địa hình

Địa hình của Hợp tác xã Toàn Dân tương đối khó đi. Địa hình hầu hết là
đồi núi thấp không bằng phẳng.
* Đặc điểm về đất đai
Đất đai hầu hết là đất feralit phát triển trên đá Sa thạch, do vậy đất ở
đây dinh dưỡng không cao, ít màu mỡ. Đất dùng cho hoạt động gieo ươm đều
lấy từ đây. Qua bảng 3.1 dưới đây phản ánh hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng
trong đất.
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Chỉ tiêu

Độ sâu tầng đất

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất

(cm)

Mùn

1-10

1,760 0,023 0,242 0,035

13- 30

0,672 0,058 0,215 0,062

30-60

N


P2O5

K2O

N

P2O5 K2O

pH

3,64

4,56

0,90

3,3

3,03

0,12

0.41

4,0

0,713 0,034 0,131 0,107 0,108

3,04


3,09

3,8

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Ba
Chẽ năm 2013)
Nhìn vào biểu phân tích ta thấy:
- Độ pH của đất thấp nên đất chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 đều ở mức thấp, điều đó chứng tỏ
đất nghèo dinh dưỡng, trong giai đoạn gieo ươm cần bổ sung thêm dinh
dưỡng thong qua biện pháp bón phân.


17
* Đặc điểm khí hậu thời tiết
Khí hậu tại Hợp tác xã Toàn Dân mang đầy đủ tính chất chung của khí
hậu huyện Ba Chẽ . Tham khảo tài liệu của Trạm Khí tượng Thủy Văn tỉnh
Quảng Ninh cho thấy cho thấy diễn biến khí hậu của vùng trong thời gian
nghiên cứu như sau:
Bảng 2.2: Đặc điểm khí hậu trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến
tháng 5 năm 2015
Tổng lƣợng mƣa

Độ ẩm trung bình

Nhiệt độ trung bình

(mm)

(%)


(oC)

1

27.4

80

18

2

28.6

83

21.0

3

80.4

88

20.5

4

147.6


88

23

5

362.1

78

27

Tháng

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy Văn Tỉnh Quảng Ninh.)
Qua biểu trên ta thấy rằng khí hậu khu vực từ tháng 2 - tháng 3 có nhiệt
độ TB 21.0-20.50C, ẩm độ không khí vào khoảng 83-88%, lượng mưa trung
bình thấp phù hợp cho việc giâm hom. Từ tháng 4 – 5 lượng mưa khá cao
thích hợp cho việc trồng cây Ba kích con.
Đây là điều kiện thích hợp để cho Ba kích cũng như các loài cây khác
sinh trưởng và phát triển.
Qua những chỉ tiêu trên, tôi nhận thấy điều kiện tự nhiên ở địa bàn
nghiên cứu và điều kiện của vườn ươm hoàn toàn phù hợp để tiến hành
nghiên cứu thí nghiệm giâm hom cây Ba kích tím và đề tài nghiên cứu là hoàn
toàn có cơ sở khoa học.


×