Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng cuả thời vụ gieo hạt đến khả năng nảy mầm và chất lượng cây hoàng bá trong giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.74 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HOÀNG TRỌNG DŨNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CUẢ THỜI VỤ GIEO HẠT
ĐẾN KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ CHẤT LƢỢNG CÂY HOÀNG BÁ
TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HOÀNG TRỌNG DŨNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CUẢ THỜI VỤ GIEO HẠT
ĐẾN KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ CHẤT LƢỢNG CÂY HOÀNG BÁ
TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các
thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học , đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Khóa luận được hoàn thành là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị,
cơ quan và nhà trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn minh Tuấn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em
vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Hạt kiểm lâm Phia đén đã
tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài
Em cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ em về tinh thần, vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hoàng trọng Dũng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Sơ đồ thí nghiệm ........................................................................................27
Bảng 4.1: Một số yếu tố khí hậu tỉnh Cao Bằng (năm 2014 - 2015) ........................31
Bảng 4.2 Thời gian nảy mần trung bình của các công thức ......................................32
Bảng 4.3 Tỉ lệ nảy mần trung bình của các công thức ..............................................33
Bảng 4.4 Trung bình số lá trên cây của các công thức .............................................34
Bảng 4.5 Chiều dài lá trung bình của cây qua các công thức ...................................35
Bảng 4.6 Chiều rộng lá trung bình của cây qua các công thức .................................36
Bảng 4.7 Trung bình chiều cao cây...........................................................................37
Bảng 4.8 Tỉ lệ sâu hại cây Hoàng bá .........................................................................38


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 01: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nảy
mầm của Hoàng Bá. ..................................................................................................32
Hình 02: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm
của Hoàng bá .............................................................................................................33
Hình 03: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến số cành lá trên cây
trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................................34
Hình 04: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến chiều dài lá của hoàng bá
trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................................35
Hình 05: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến chiều rộng lá của hoàng bá
trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................................36
Hình 06: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến chiều cao cây Hoàng Bá ..................37
Hình 07: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến sâu xám hại Hoàng Bá
trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................................38


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nông nghiệp & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCN

: Trước công nguyên

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

IUCN

: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên
thiên nhiên Quốc tế

WWF

: Quỹ hoang dã thế giới

VBTCT

: Vườn bảo tồn cây thuốc

TW

: Trung ương

GS.TS


: Giáo sư tiến sĩ

TS

: Tiến sĩ


v
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2. Mục Đích yêu cầu của đề tài ................................................................................3
1.2.1. Mục đích của đề tài ...........................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.2. Nguồn gốc,đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây Hoàng Bá ...............4
2.2.1. Nguồn gốc của cây hoàng bá ............................................................................4
2.2.2. Phân bố của cây hoàng bá .................................................................................5
2.2.3 Đặc điểm thực vật học của cây hoàng bá ...........................................................5
2.2.4. Yêu cầu sinh thái của cây hoàng bá ..................................................................6
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Hoàng bá trên thế giới và Việt Nam ....................6
2.3.1. Tình hình nghiên cứu dược liệu trên thế giới ....................................................6
2.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng cây Hoàng Bá trên thế giới ..............................10
2.3.3. Tình hình nghiên cứu về dược liệu trong nước ...............................................12
2.3.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây hoàng bá tại Việt Nam ........................16
2.4 Tình hình kinh tế xã hội địa điểm nghiên cứu ....................................................21

2.4.1 tình hình kinh tế xã hội Cao Bằng ....................................................................21
2.4.2. Tình hình nghiên cứu dược liệu tại cao bằng ...................................................22
2.4.3 Tình hình nghiên cứu dược liệu tại Phia Đén - Nguyên Bình ...........................23
2.4.4 Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ....................................................25
Phần 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................26
3.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................26


vi
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................27
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................27
3.2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................27
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................................27
3.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................28
3.3.3 Tiêu chuẩn cây con xuất vườn. .........................................................................28
3.4. phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................28
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................30
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Nguyên Bình năm 2014-2015 .................................30
4.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nảy mầm của Hoàng Bá................31
4.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm của Hoàng bá ...................33
4.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến số lá trên cây trong
giai đoạn vườn ươm ..................................................................................................34
4.5. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến chiều dài lá của Hoàng Bá
trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................................35
4.6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến chiều rộng lá của Hoàng Bá
trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................................36
4.7. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến chiều cao cây Hoàng Bá ..........................37

4.8. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến sâu xám hại Hoàng Bá
trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................................38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................39
5.1. Kết luận ..............................................................................................................39
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống dược liệu vô cùng quan trọng nhằm ngăn ngừa bệnh
tật và bảo đảm sức khỏe. ngày nay, dược liệu được làm từ thực vật ngày càng
được ưa chuộng bởi những ưu điểm: vừa đáp ứng được nhu cầu người bệnh,
có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và đặc
biệt là ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Những tính năng ưu việt trên cũng
là lí do để chúng ta cần coi trọng nguồn dược liệu quí giá của thiên nhiên và
coi đó như một loại cây công nghiệp cao cấp.
Thế kỉ 21 là thế kỉ sinh học và công nghệ sinh học, dược liệu và tài
nguyên di truyền – tài nguyên tái tạo. Do vậy, việc giữ gìn và phát huy tài
nguyên di truyền trở thành yêu cầu cấp thiết. Dùng thế mạnh cây dược liệu
đẩy mạnh công nghiêp dược, đưa ngành công nghiệp này trở thành ngành
kinh tế kĩ thuật mũi nhọn của đất nước sẽ góp phần quan trọng đưa kinh tế xã hội phát triển.
Xu hướng hiện nay của nền y dược Việt Nam là kết hợp y dược hiện
đại và y dược cổ truyền. Do đó, cây dược liệu Việt Nam đang được quan tâm
chú ý. Tiềm năng của thảm thực vật nước ta rất lớn. Tuy nhiên, nguồn tài
nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát

triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều
nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan, sự khai thác tràn lan, trình độ
nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài
nguyên sinh vật... Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đời
sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai
thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này.


2
Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn
cây dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì
bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo
vệ sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe,
kinh tế, văn hóa, ... Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở
ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược
liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Hoàng Bá cũng là một trong những cây dược liệu đang được nước ta
chú ý đầu tư và phát triển, bởi Hoàng Bá là cây thân gỗ to, phát trển tốt ở
phần lớn các vùng núi phía bắc. Nơi có thời tiết mát mẻ, còn nhiều diện tích
đất chưa được đưa vào sử dụng. Cây Hoàng Bá khi được trồng ở đây không
những giúp nhân dân có được thêm nguồn thu nhập từ dược liệu mà còn góp
phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn. Tuy nhiên việc phát triển
cây Hoàng Bá vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, do các nghiên cứu, hiểu biết
về các đặc điểm, đặc tính, sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới cây
Hoàng Bá còn hạn chế.
Từ những lý do trên việc nghiên cứu, quy trình nhân giống tốt nhất để
có tỷ lệ cây con đạt chất lượng cao khi xuất vườn, tiết kiệm chi phí nhân
giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc để cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và
tích luỹ được hàm lượng hoạt chất cao nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất
thuốc là vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc phát triển nguồn dược liệu “Hoàng
Bá” trên quy mô lớn một cách hiệu quả, bền vững, chúng tôi đề xuất đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng cuả thời vụ gieo hạt đến khả năng nảy mầm và chất
lượng cây Hoàng Bá trong giai đoạn vườn ươm”.


3
1.2. Mục Đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được thời vụ gieo hạt thích hợp nhất đến khả năng nảy mầm và
chất lượng cây Hoàng Bá trong giai đoạn vườn ươm
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng nảy mầm
và tỷ lệ nảy mầm của cây
- Xác định được ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến chất lượng cây con
trong vườn ươm
1.3. Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa trong học tập: Giúp sinh viên củng cố kiến thức đồng thời
biết vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế. Biết cách thực hiện
một khoá luận tốt nghiệp, có thêm kiến thức và kinh nghiệm sản xuất.
+ Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên tiếp cận với công
tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tạo cho
mình tác phong làm việc đúng đắn, nghiêm túc, sáng tạo đúc rút được những
kinh nghiệm thực tế.
+ Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Tìm ra quy trình nhân giống tốt nhất
để có tỷ lệ cây con đạt chất lượng cao khi xuất vườn, tiết kiệm chi phí nhân
giống. Có được nguồn giống chất lượng cao để đưa vào sản xuất.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, việc giữ gìn và phát huy tài nguyên di
truyền trở thành yêu cầu cấp thiết. Vì lí do đó đã có rất nhiều nghiên cứu về
quy trình nhân giống tốt nhất để có tỷ lệ cây con đạt chất lượng cao khi xuất
vườn, tiết kiệm chi phí nhân giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc để cho cây
sinh trưởng, phát triển tốt và tích luỹ được hàm lượng hoạt chất cao nhất phục
vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc.
Cùng với các cây dược liệu khác thì nguồn giống cây Hoàng Bá còn
hạn chế, không đủ để đưa vào gieo trồng và sản suất.
Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng cuả thời
cụ gieo hạt đến khả năng nảy mầm và chất lượng cây Hoàng Bá trong giai
đoạn vườn ươm” để có thêm nguồn cây giống Hoàng Bá chất lượng phục vụ
cho sản xuất.
2.2. Nguồn gốc,đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây Hoàng Bá
2.2.1. Nguồn gốc của cây hoàng bá
Hoàng bá còn gọi là hoàng nghiệt.
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron
amurense Rupr. var. sachalinense Fr.Schmidt).
Thuộc họ cam quít Rutaceae.
Hoàng Bá mọc tự nhiên và rải rác tại các sườn núi ở Trung Quốc và
Nga. Cây ưa khí hậu mát vùng núi cao từ 1300m trở lên (Nguyễn Hoàng
Tuấn. 2012) [3].
Hoàng Bá là cây thuốc được nhập nội từ Trung Quốc vào nước ta vào
cuối những năm 1960, sau một thời gian di thực và trồng ở Sa Pa – Lào Cai
và Quảng Bạ - Hà Giang, cây đã sinh trưởng và phát triển tốt. Từ những năm
1970, Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc Cao Bằng lấy hạt giống từ Quảng



5
Bạ - Hà Giang về trồng ở huyện Hà Quảng và huyện Thông Nông, tỉnh Cao
Bằng với số lượng cây lúc đó là gần 200 cây, Hoàng Bá đã sinh trưởng và
phát triển rất tốt tại Cao bằng. Cho đến nay, nguồn giống Hoàng Bá tại Cao
Bằng đã bị người dân khai thác theo hình thức “tận diệt” chặt cả cây, nên số
lượng cây Hoàng Bá tại cao Bằng chỉ còn khoảng 50 cây với độ tuổi từ 20 30 năm. Trước thực tế đó, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã kết
hợp với Hội Đông y tỉnh Cao Bằng và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Cao
Bằng đã thực hiện nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen Hoàng Bá tại huyện Hà
Quảng, huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng. Kết quả của công tác bảo tồn
nguồn gen Hoàng Bá, chúng tôi đã lựa chọn được trên 30 cây đạt tiêu chuẩn
để giống (cây mẹ). Như vậy, hiện nay nguồn gen Hoàng Bá còn lại chủ yếu ở
Sa Pa tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, hạt giống Hoàng Bá có thể phát tán nhờ gió,
mưa và chim nên nguồn gen Hoàng Bá còn mọc rải rác ở một số tỉnh lân cận
với Cao Bằng, Lào Cai và Hà Giang. Song hiện nay, chưa có tác giả nào đánh giá
về sự phân bố nguồn gen Hoàng Bá ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Nguyễn
Hoàng Tuấn. 2012) [3].
2.2.2. Phân bố của cây hoàng bá
Cây Hoàng Bá có nhiều ở vùng Đông Bắc châu Á .Tại Trung Quốc,
hoàng bá mọc ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu.
Tại nước Nga, Hoàng Bá mọc ở nhiều ở vùng Xibêri..
Nước ta di thực cây Hoàng Bá vào trồng từ cuối những năm 1960 ở
Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và Lâm Đồng (Đà
Lạt). Mấy năm gần đây, chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thí nghiệm.
Sơ bộ thấy cây mọc khỏe, tốt. Nhưng chưa đưa ra trồng với quy mô lớn.
Cây Hoàng Bá sinh trưởng khỏe và mọc rất tốt ở điều kiện khí hậu Việt
Nam cho nên Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển nguồn gen cây
Hoàng Bá làm nguyên liệu sản xuất thuốc (Nguyễn Hoàng Tuấn 2012)[3].
2.2.3 Đặc điểm thực vật học của cây hoàng bá
Hoàng Bá còn gọi là Nghiệt Bì (Thương Hàn Luận), Nghiệt Mộc (Bản
Kinh), Hoàng Nghiệt (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Sơn Đồ (Hòa Hán Dược



6
Khảo) và có tên khoa học là Phellodendron amurense thuộc họ cam Rutaceae
(Nguyễn Hoàng Tuấn. 2012)[3].
Hoàng Bá là cây gỗ to, cao 10-25 m, đường kính thân tới 50 – 60 cm,
vỏ thân sần sùi, phần ngoài màu nâu xám, lớp trong màu vàng, trên có lấm
tấm nhiều vết lỗ vỏ. Lá cây Hoàng Bá là lá kép lông chim, mọc đối có 5 – 13
lá chét hình trứng thuôn, đuôi lá nhọn dài, phiến lá mềm, nhẵn, cuống rất
ngắn và mép nguyên lá dài 5 – 12 cm, rộng 3 – 4,5 cm, mép lá có răng cưa
hoặc hình gợn sóng, mặt trên lá có màu lục xám, mặt dưới có màu xanh nhạt,
phần gốc của gân giữa có lông che chở phần mềm. Cây có hoa đực và cây có
hoa cái khác nhau hoa đơn tính khác gốc hoa nhỏ màu vàng lục hoặc vàng
nhạt. Quả mọng (quả thịt) hình cầu, khi chín có màu tím đen, có mùi thơm,
mỗi quả chưa 2-5 hạt, hạt cứng và bùi nên chim chuột rất thích ăn. Mùa hoa
vào các thàng 5 – 7, mùa quả vào các tháng 9 – 11. Hoàng Bá là cây rụng lá
vào mùa đông (Nguyễn Hoàng Tuấn. 2012) [3].
Vi phẫu: Lớp bần còn sót lại rất mỏng gồm vài hàng tế bào hình chữ
nhật dẹt. Mô mềm vỏ chiếm 1/3 bề dày vỏ thân, gồm những tế bào có thành
mỏng, nhiều đám sợi rải rác và có tinh thể calci oxalate hình thoi. Lớp libe
cấp 2 dày, chiếm 2/3 bề dày vỏ thân, có nhiều đám sợi nằm trong libe, có
thành dày, khoang hẹp; bên cạnh có tinh thể calci oxalate hình thoi. Tia ruột
gồm 2 – 4 dãy tế bào hình chữ nhật, thành mỏng, xếp ngoằn ngèo theo hướng
xuyên tâm (Bộ Y tế và Bộ KHCN. 2009) [5].
2.2.4. Yêu cầu sinh thái của cây hoàng bá
Cây Hoàng Bá ưa khí hậu mát, chịu được rét, thích hợp với vùng núi có
độ cao từ 1000m trở lên, nhiệt độ trung bình năm 15-20oC, lượng mưa
2500mm/năm nên có thể phát triển tốt ở các vùng núi cao ở phía Bắc Việt
Nam trong đó có tỉnh Cao Bằng. Hoàng Bá sống tốt ở thung lũng, ven suối và
nơi khuất gió, phát triển chậm ở đất khô cằn, thiếu nước và dãi nắng.

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Hoàng bá trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu dược liệu trên thế giới


7
Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn,
con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh. Những cây cỏ ăn
được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm. Những loại cây cỏ ăn vào khỏi
bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được
truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã
hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú.
Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “ Thần nông bản
thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn
sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho
đến ngày nay.
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc,
kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “ Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ
đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc
từ cây cỏ.
Năm 348 – 322 TCN , Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về
cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “ Lịch sử vạn
vật ” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy tác phẩm
chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền tảng
cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này.
Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp đã mô tả 600
loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền móng cho y dược
học Hy Lạp.
Năm 79 – 24 TCN, nhà tự nhiên học Plinus người La Mã đã soạn thảo
bộ sách “ Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích.
Năm 1952, A.Petelot đã soạn thảo cuốn sách “ Les plantes de

médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về
các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng
số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng


8
20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ
được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa
ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc.
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn thực
hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good agricultural and
collection practices for medicinal plants). Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn
cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm
sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước
đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên thế
giới. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này
để xây dựng khung quy định chung cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây
dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn
Thế giới.
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc
nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được
pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài
vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có
940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh
thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị
xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện
nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược
liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc
sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế.

Như vậy, con người đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời.
Ban đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các đặc
điểm và cách sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền. Ngày nay, khi khoa học kỹ
thuật phát triển, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính có tác


9
dụng trong cây thuốc, tạo sự tin tưởng cho người bệnh khi sử dụng các sản
phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số
trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ.Sự quan tâm về các hệ
thống y học cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc dược thảo, thực tế là đã
ngày càng gia tăng tại các nước phát triển và đang phát triển trong hơn hai
thập kỷ qua. Các thị trường dược thảo quốc gia và toàn cầu đã và đang tăng
trưởng nhanh chóng và hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế. Theo
Ban Thư ký Công ước về đa dạng sinh học, doanh số toàn cầu của các sản
phẩm dược thảo ước tính tổng cộng có đến 80 tỷ USD vào năm 2002 và chủ
yếu ở thị trường Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc.
Khoảng 2500 cây thuốc đượcbuôn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây thuốc
được sử dụng ở châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543. Ở Châu Á có 1700 loài ở Ấn
Độ, 5000 loài ở Trung Quốc.Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại.
Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự
nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị
thu hái cạn kiệt ( [11].
Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250
loài ở Trung Quốc, 40 ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp
trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp
ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này.May thay, những

vấn đề này đã được cộng đồng thế giới quan tâm. 1993 WHO (Tổ chức Y tế
thế giới), IUCN (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
Quốc tế ) và WWF (Quỹ hoang dã thế giới) ban hành các hướng dẫn cho việc
bảo vệ và sự khai thác cây thuốc được cân bằng với sự cam kết của các tổ
chức. Thấy được tầm quan trọng của việc phải bảo tồn và phát triển nguồn tài


10
nguyên cây thuốc, và đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức trên, rất nhiều nước
trong đó có các nước đang phát triển với những điều kiện kinh tế xã hội gần
tương đồng với nước ta cũng đã xây dựng những Vườn bảo tồn cây thuốc
(VBTCT) là các quốc gia như: Guatemala, Nepal, Trung Quốc và Ần Độ , Ai
Cập, Nam Phi (Ricupero, R. (1998), "Biodiversity as an engine of trade and
sustainable development". POEMA tropic,No. 1, January-July, pp. 9-13). Một
ví dụ: đó là vườn Bảo tồn cây thuốc Pichandikulam ở vùng ven biển phía
Nam của Ấn Độ. Nơi tập hợp của 440 loài thực vật trong đó có gần 340 cây
thuốc. Trong VBTCT có một trung tâm trong đó có nhà bảo tàng trưng bày
hình ảnh, mẫu vật của 240 loài cây thuốc, thư viện sách tham khảo, tài liệu
nghiên cứu, cơ sở dữ liệu về cây thuốc lưu trên máy tính. Trung tâm này là
nơi giảng dạy, tuyên truyền về bảo tồn nhân giống, cách sử dụng, trồng trọt,
thu hái cây thuốc. Một vườn ươm nhân giống các cây thuốc đang có nguy cơ
tiệt chủng. Một khu vực khác với gần 300 loài cây là nơi lưu giữ, bảo tồn
(ngân hàng gene) đồng thời phục vụ cho mục đích tham quan, du lịch.
Và cuối cùng là khu vực tập trung khoảng 100 loài cây thuốc được
trồng và thu hái cho nhu cầu chữa bệnh của người dân [11].
2.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng cây Hoàng Bá trên thế giới
Hiện nay nguồn nguyên liệu hoàng bá chủ yếu suât sứ từ Trung Quốc.
Các cây thuốc được đưa vào trồng trọt đại trà như: Hoàng bá, Bạch chỉ, Cát
cánh, Ngưu tất, Xuyên khung, … đã phát triển thành vùng trồng dược liệu,
cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược trong nước và xuất khẩu

của Trung Quốc, phần lớn các loại dược liệu được nhập nội vào nước ta có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Giá nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc
thấp và dễ nhập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lan cho các vùng
sản xuất nguyên liệu của nước ta đã dần bị thu hẹp và gần như mất hẳn.
Hoàng bá dùng làm thuốc ở Trung Quốc có hai loài chính là Xuyên
hoàng bá và Quan hoàng bá. Trong Xuyên hoàng bá có 2 loài dưới đây:


11
Cây Hoàng Bá Nga mi: Điểm khác nhau giữa loài cây này với cây
Hoàng bá nói trên là mọc tương đối nhanh, cuống lá đơn và lá kép đều không
có lông lá đơn hình tròn trứng, dài, đuôi lá nhọn đầu, hình tiết rộng, lá tương
đối mỏng, hai mặt đều không có lông. Hoa tự đều tương đối to. Cọng quả và
cành quả nhỏ, quả mọc thưa. Ở Nga Mi, Quán Huyện tỉnh Tứ Xuyên gọi nó là
cây Hoàng bá.
Cây Hoàng bá lá rụng (Phellodendron chinensis F., Gibrnseutum
(Schneid) hsias cam. Nov). Chỗ khác nhau giữa nó với cây đã mô tả ở phần
mô tả là phiến lá đơn có lông ngắn mềm mọc thưa ở cả hai mặt gân giữa.
Phân bố ở Vạn Huyện, Đạt Huyện, Bồi Lăng tỉnh Tứ Xuyên.
Cây Quan Hoàng Bá (Phellodendron) Đặc điểm của cây là cao tới 1020m, cũng có cây tới 27m, đường kính khoảng 1m, lớp bần của vỏ dày, mặt
trong của vỏ màu vàng tươi, số lá chét từ 5-13, mép có lá hơi gợn sóng hoặc
hơi xẻ răng cưa, hai mặt đều có lông nhung (Bộ Y tế và Bộ KHCN (2009)[5].
Hoàng Bá (Phellodendron amurense) là một trong những thảo dược
chính ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Hoàng Bá được sử dụng như
một loại thuốc cổ truyền để điều trị bệnh về đường ruột, kháng viêm, hạ sốt.
Ngoài ra, Hoàng Bá còn có tác dụng chống loét dạ dày điều trị bệnh viêm
màng não, lỵ, viêm trực tràng, viêm phổi, lao và xơ gan và hạ huyết áp ở
chuột (Kumar S., Hassan S.A. 2000) [7].
Phellodendron amurense có thể bảo vệ sụn chống viêm xương khớp tiến
triển nó còn là chất có hiệu quả năng ngừa ung thư phổi.(Bộ Y tế và Bộ

KHCN (2009)[5].
Phellodendron amurense có khả năng ức chế sự phát triển khối u tuyến
tiền liệt ung thư máu ức chế & tiêu diệt ung thư phổi điều trị rối loạn tiết niệu
do tắc nghẽn niệu đạo nó còn có tác dụng giảm cân đối với người béo phì và
cải thiện sự suy giảm trí nhớ & ức chế sự lão hóa, suy dinh dưỡng thần kinh,
cải thiện chức năng nhận thức ở chuột (Yakugaku Zasshi Vol. 1990) [10].


12
Thành phần chính trong vỏ thân cây Phellodendron amurense chủ yếu
là Berberin và aphorphine alkaloid, flavonoid, coumarin, lignans và các
limonoid…. Trong đó, các limonoids và các alkaloit, obacunone có tác dụng
gây ngán côn trùng; chất syringing trong phnolic có hiệu quả trong điều trị
các rối loạn tâm lý hành vi và kháng viêm Metyl 4-hydroxybenzoate được sử
dụng như một chất bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Ngoài ra,
chất Nexrutine chiết xuất từ vỏ thân cây Phellodendron amurense có tác dụng
ngăn chặn sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt [10].
Trong lá Phellodendron amurense có các chất: quercetin, quercetin-3O-beta-D-gluco side, quercetin-3-O-beta-D-galactoside và kaempferol-3-Obeta-glucosode, vitamin E (Tang W and Eisenbrand G.1992)[9].
2.3.3. Tình hình nghiên cứu về dƣợc liệu trong nƣớc
Cho đến nay, đã có hơn 3000 thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đã được
Bộ Y tế cấp số đăng ký, chiếm gần 1/3 số thuốc trong nước được cấp số đăng
ký. Trong số trên 300 đơn vị sản xuất thuốc đông dược có nhiều đơn vị phát
triển tốt cả về số lượng mặt hàng cũng như chất lượng sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, các Viện
nghiên cứu và Công ty dược trong cả nước đã đầu tư nghiên cứu nhiều nhiều
sản phẩm là thực phẩm chức năng và thuốc từ dược liệu, cụ thể như: nghiên
cứu thuốc Eupolin chữa bỏng từ cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum) của Viện
Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác nghiên cứu điều chế thuốc tiêm rotundin sulfat từ
củ Bình vôi (Stephania spp.) của Học viện Quân y; sản xuất viên nang điều trị
phì đại lành tính tuyến tiền liệt từ Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium)

của Công ty Dược liệu TW II; sản xuất Embin làm thuốc tẩy sán từ loài Chua
ngút (Embelia scanden) và Ampelop từ Chè dây (Ampelopsis cantonensis)
điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng của Công ty cổ phần Traphaco; sản
xuất thuốc tiêm Artesunat làm thuốc sốt rét của Trường Đại học Dược Hà
Nội; sản xuất viên nang Uphamorin từ rễ và thân cây Nhàu (Morinda


13
citrifolia) làm thuốc tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của Trường Đại
học Y Hà Nội; sản xuất thuốc nhỏ mũi Agerhinin từ cây Ngũ sắc (Ageratum
conyzoides) điều trị viêm xoang; nghiên cứu thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt từ
Náng hoa trắng (Crinum asiaticum), thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ nấm Cổ
linh chi (Ganoderma applanatum); thuốc điều trị thương hàn và lị trực khuẩn
Geravina từ Lão quan thảo (Genanium nepalense var. thunbergiii); thuốc điều
trị thiểu năng tuần hoàn não Ligustan từ Xuyên khung (Ligusticum wallichii),
Đương qui (Angeliaca sinensis) và Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis);
Abivina từ Bồ bồ của Viện Dược liệu; Kim tiền thảo của Công ty OPC
(Bộ Nông Nghiệp và PTNT. 2010) [6].
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhu cầu
dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn/năm, tuy nhiên Việt Nam mới
chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại phải
nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó chủ yếu từ Trung Quốc,
Singapore….Nếu tính theo các đơn hàng đã được Cục quản lý Dược cấp phép
thì trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu
khoảng 400 loại dược liệu khác nhau với khối lượng trung bình khoảng 17,6
nghìn tấn mỗi năm và giá trị đạt khoảng 12 triệu USD.
Tuy nhiên, trong số 30 dược liệu có nhu cầu lớn để sản xuất thuốc có
nhiều dược liệu trong nước có thể tự túc được, không phải phụ thuộc vào
nguồn nhập khẩu như: Actisô, Đinh lăng, Biển súc, Kim tiền thảo, Diệp hạ
châu, Hy thiêm, Ích mẫu, Trần bì, Húng Chanh,Mật ong, Thảo quyết minh,

Hương phụ, Nhân trần, Chè dây, ….
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 80% dân số tại các quốc
gia đang phát triển, ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khoẻ và dự báo nhu cầu sử dụng dược
liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng.


14
Theo GS.TS Phạm Hoàng Hộ và GS.TS Nguyễn Nghĩa Thìn, số lượng
thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự
đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc
khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật.
Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Cộng
đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng
các loài cây cỏ để làm thuốc. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài
cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử
dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ
trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm
sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh. Đồng
thời còn dựa vào hệ thống Triết học phương Đông, vận dụng vào y học để
chữa bệnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của con người Việt Nam.
Trong nền y học cổ truyền hiện đại, Đảng và Nhà nước rất quan tâm
đến Y học cổ truyền trong hệ thống các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh.
Điều 49, chương III, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (1992) đã nêu rõ “ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe
cho người dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với y học cổ
truyền”.
Ngày 4/11/1955, Bộ Y tế có công văn hướng dẫn các địa phương khai
thác và sử dụng các loại thuốc Nam để chữa bệnh trong nhân dân.
Nghị định 238/TT về việc thành lập Viện nghiên cứu Đông y; Thành

lập các vườn thuốc mẫu y học cổ truyền từ Trung ương đến các địa phương
với mục đích giúp cho sinh viên, học viên học tập, người dân biết cách nhận
biết và sử dụng một số cây thuốc nam để chữa bệnh.
Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, có nhiều
công trình nghiên cứu về các loài cây dược liệu trong dân gian để phục vụ
công tác chữa bệnh, bảo tồn và phát triển các loại cây thuốc, bài thuốc quý.


15
Năm 1963, Hội đồng Dược điển Việt Nam được thành lập để tổ chức
công tác xây dựng Dược điển Việt Nam và tiêu chuẩn hóa thuốc. Hội đồng
Dược điển đã biên soạn, trình Bộ Y tế bán hành 04 bộ Dược điển Việt Nam,
xuất bản vào các năm 1971, 1990, 2002 và 2009. Dược điển Việt Nam tập
xuất bản lần thứ 4 (năm 2009) gồm 314 chuyên luận dược liệu và thuốc từ
dược liệu
Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên
cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn
La” đã công bố 500 loài cây thuốc ở Tây Bắc. Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi
và 249 loài cây thuốc. Trong đó: nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và
203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27 chi và 31 loài; Nhóm cây hạt trần
gồm 2 họ, 2 chi và 2 loài; nhóm thông đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; Nhóm
dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12 loài(Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2010)[6].
Năm 2005, Bộ Y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa
cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng
chữa bệnh thông thường. cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ
và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng.
Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các
loại cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản
phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên
đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên

cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc.
Bảo Thắng (2003) đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử
dụng cây thuốc nam”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng;
đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ khoa,
10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh Bảo Thắng
(2003)[1].


16
Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc (2005),TS. Nguyễn Bá
Hoạt đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có
nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu,
đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu
theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Pratice). Cuốn
sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng
bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới
thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng
trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn.
2.3.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây hoàng bá tại Việt Nam
Hoàng bá, Nghiệt Bì, Nghiệt Mộc, Hoàng Nghiệt Sơn Đồ. Ở nước ta
thường dùng vỏ thân cây Núc Nác có tên khoa học Oroxylum indicum thuộc
họ Bignoniaceae với tên Hoàng bá nam hay Nam Hoàng-bá, cần phải phân
biệt.
Cây Hoàng bá đã từng phát triển thành vùng trồng dược liệu, cung cấp
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược trong nước và xuất khẩu. Trong một
vài năm gần đây phần lớn diện tích trồng trọt đã bị thu hẹp đáng kể thậm chí
một số vùng trồng dược liệu đã biến mất. Hoàng bá đã từng được đưa vào sản
xuất đại trà ở nước ta: Hoàng Bá ở Quảng Bạ - Hà Giang và ở Sa Pa – Lào
Cai. Hoàng Bá được phát triển thành vùng nguyên liệu trên khoảng 10 ha/năm

tại Sa Pa (Lào Cai) và Quảng Bạ (Hà Giang) với năng suất và chất lượng rất
tốt, tuy sản lượng chưa lớn nhưng cũng phần nào cung ứng một phần nguồn
nguyên liệu cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên những vùng sản xuất nguyên
liệu của nước ta gần đây đã dần bị thu hẹp và gần như mất hẳn.
Hoàng bá ở Việt Nam được sử dụng chỉ tiết lỵ, an tử lậu, hạ xích bạch.
An Tâm, trừ lao. Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc .Tả hỏa ở thận kinh,
trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu. Trị ngũ tạng, trường vị có nhiệt kết, hoàng đản, trĩ.
Trị Thận thủy, Bàng quang bất túc, các chứng nuy quyết, lưng đau, chân


17
yếu.Trị nhiệt lỵ, tiêu chảy, tiêu khát, hoàng đản, mộng tinh, Di tinh, tiểu ra
máu, xích bạch đới hạ, cốt chưng, lao nhiệt, mắt đỏ, mắt sưng đau, lưỡi lở
loét, mụn nhọt độc.
Tùy trường hợp, dùng sống, sao cháy hoặc tẩm rượu sao. Thường dùng
Hoàng bá phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng Berberin chiết xuất tinh
khiết. Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương. Trị gan viêm
cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón, nước tiểu đỏ: Hoàng
bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, Nọc sởi, mỗi vị
10g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Tăng cường tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm đường mật: Hoàng bá 14g,
Chi tử 14g, Cam thảo 6g. Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần uống
trong ngày (Lê Trần Đức,1997) [2].
Trị lỵ ở phụ nữ có thai: Hoàng bá tẩm mật, sao cháy, tán nhỏ. Tỏi nướng
chín, bóc vỏ, gĩa nát. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau, rồi viên bằng hạt
ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 - 40 viên (Lê Trần Đức,1997) [2].
Trị sốt xuất huyết: Hoàng bá, Ngưu tất, Tri mẫu, Sinh địa, Huyền sâm,
Mạch môn,
Hạt muồng (sao), Đan sâm, Đơn bì, Xích thược, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá
(sao), Huyết dụ, mỗi vị 10 - 16g. Sắc uống ngày một thang (Lê Trần

Đức.1997) [2].
Trị sốt cơn về chiều, mồ hôi trộm, khát, nhức đầu, tai ù, Di tinh, mộng
tinh, nước tiểu vàng, tiểu đục, sưng tinh hoàn, âm đạo viêm, hỏa bốc lên gây
nên mắt đỏ, họng viêm, miệng lở: Hoàng bá, Quyết minh (sao), mỗi vị 12g,
Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Mộc thông, Trạch tả, mỗi vị 10g.
Sắc uống (Nguyễn Hoàng Tuấn. 2012) [3].
Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu
ở các mạch ngoại vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê: Hoàng bá,
Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đương qui, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm,
Thạch cao, mỗi vị 31g, Ngưu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị


×