Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận cao học Phân tích nội dung, hình thức hiệu quả tác động của văn bản chính luận chuyên mục tâm điểm và bình luận của báo danviet vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.61 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

Page 1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” của báo điện tử Dân Việt.vn là một
chuyên mục rất hay và được nhiều độc giả đón đọc.Với sự phát triển ngày càng đa
dạng của ngành báo chí thì việc tạo được sự tin tưởng đối với người đọc là một
thách thức lớn.Có lẽ với việc cập nhật liên tục những thông tin mới và có sự đánh
giá chuyên sâu, nhìn nhận vấn đề đa chiều mà báo Dân Việt đã có một tiếng vang
lớn trong ngành báo chí. Là một bạn đọc quen thuộc của Dân Việt nên em rất tin
tưởng vào khả năng nhìn nhận vấn đề của các anh chị nhà báo và cũng muốn các
bạn thấy được điều đó, đây là lý do em chọn đề tài này.
2.

Mục đích

Những vấn đề được bình luận trong báo Dân Việt rất khách quan và phong
phú, trên tinh thần ấy bài tiểu luận của em thực hiện với mục đích nâng cao tính
phổ biến của trang báo đến với các bạn đọc. Đồng thời qua đó chúng ta sẽ có
những nhìn nhận đúng và tích cực về báo chí.
3.

Nhiệm vụ

Bài tiểu luận sẽ nhằm phân tích nội dung, hình thức,hiệu quả tác động của
các tác phẩm báo chí chính luận thuộc chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” của
báo điện tử Dân Việt.vn. Hi vọng bài tiểu luận sẽ đem đến cái nhìn toàn diện và sâu


sắc về chuyên mục và trang báo này.
4.

Giới hạn tiểu luận

Các tác phẩm báo chí thuộc chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” của báo
Dân Việt được lấy trong sáu tháng trở lại đây.Trong phạm vi không lớn của bài tiểu
luận em thực hiện chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em đạt hiệu quả.

Page 2


CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN
VÀ CHUYÊN MỤC TÂM ĐIỂM VÀ BÌNH LUẬN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ DÂN
VIỆT.VN
I.
Lý luận về tác phẩm báo chí và tác phẩm báo chí chính luận
Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa
nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất, đó là lượng
thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất, kịp thời nhất,
có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Đây chính là các tiêu chí của cái hay trong
một tác phẩm báo chí.
Mỗi người làm báo khi thể hiện tác phẩm phải đảm bảo tính trung thực đến
mức không ai có thể tìm ra bất cứ một sự giả dối nào. Tác phẩm báo chí hàm chứa
lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách trọn
vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, trung thực, đúng bản chất, mang lại lợi ích
thiết thực cho công chúng. Cái hay của báo chí không phải chỉ là hương, hoa, ý
tưởng trầm sâu như cái hay của văn chương, nghệ thuật, mà đó chính là sự tác
động trực tiếp về nội dung tư tưởng tạo ra sự lan tỏa thông tin mang lại hiệu qủa

cao trong xã hội. Một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng là một tác phẩm báo chí
có nội dung tư tưởng tốt và hình thức thể hiện tốt. Công chúng tiếp nhận tác phẩm
báo chí có nhu cầu thoả mãn sự hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình
thức thể hiện.
Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí tập trung một cách rõ nhất, nhiều
nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định hướng tư tưởng và hành động theo
mục đích của từng tờ báo.
Trong nhóm này có các thể loại như bình luận, xã luận, điều tra, bài phê bình,
phỏng vấn vấn đề…trong đó, thể loại bình luận giữ vai trò là hạt nhân vì nó đã thể
hiện sinh động nhất những đặc điểm cơ bản của cả nhóm.
II.

Tổng quan về báo Dân Việt và chuyên mục “Tâm điểm và bình luận”

Dân Việt là Báo điện tử của Báo Nông thôn Ngày nay - Cơ quan trung ương
của Hội Nông dân Việt Nam. Ngày 7.5.1984, bản tin “Nông thôn mới” - tiền thân
của Báo Nông thôn Ngày nay, chính thức ra mắt số đầu tiên. Qua nhiều năm thay
Page 3


đổi với những tên gọi khác nhau, đến nay ấn phẩm đã định hình được mình với cái
tên Báo Nông thôn Ngày nay (NTNN). Báo NTNN được xuất bản liên tục từ thứ
Hai đến thứ Bảy trong tuần, với lượng phát hành hơn 60.000 bản/kỳ phát hành.
Báo NTNN có mặt trên hầu khắp các tỉnh thành, từ thành thị tới nông thôn,
miền núi, biên giới hải đảo xa xôi. NTNN là một trong những tờ báo đi đầu trong
công tác phản ánh, tuyên truyền những nội dung thuộc lĩnh vực tam nông, hướng
tới phục vụ nhu cầu và lợi ích của bà con nông dân. Bên cạnh đó, các thông tin
chính trị-kinh tế-xã hội-giải trí của NTNN cũng ngày một toàn diện, hấp dẫn, thiết
thực đối với đông đảo bạn đọc.
Báo Dân Việt cung cấp những thông tin về các lĩnh vực như sau:

+ Thời sự

+ Pháp luật

+ Kinh tế

+ Khoa học công nghệ.

+ Thế giới

+ Lối sống sức khỏe

+ Văn hóa

+ Quê nhà

+ Thể thao

+ Nông thôn mới

+ Gíao dục
Chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” nằm trong mục Thời sự.
Mục thời sự bao gồm có các lĩnh vực sau:






Chính trị.

Xã hội.
Tin tức.
Tâm điểm và bình luận.
Chuyện mõ.

Dựa trên những thông tin thực tế những nhà báo đã đi sâu phân tích, đưa ra
những quan điểm cá nhân một cách khách quan, đa chiều để độc giả đón nhận với
suy nghĩ tích cực, thấu hiểu và mang tính chất nhân đạo.
Để có được những quan điểm bình luận đúng đắn những nhà bình luận mang
trong mình những kiến thức uyên thâm và kiến thức thực tế xã hội phong phú.
Page 4


Như đã nói chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” nhằm mang lại cho người
đọc những suy ngẫm sâu sắc, muốn thay đổi những quan điểm nông cạn, thiếu tính
khách quan và thực tế.

Page 5


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, HÌNH THỨC, HIỆU QUẢ TÁC
ĐỘNG CỦA CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN THUỘC CHUYÊN
MỤC TÂM ĐIỂM VÀ BÌNH LUẬN CỦA BÁO DÂN VIỆT.VN
I. Nội dung
Nội dung của các tác phẩm báo chí thuộc chuyên mục “Tâm điểm và bình
luận” rất đa dạng và phong phú. Nó liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống xã
hội.Tác giả của bài viết có thể đưa vào bài viết của mình bất cứ một vấn đề,sự kiện,
đối tượng nào mà công chúng đang quan tâm đến.Như vậy bài bình luận sẽ chứa
nhiều thông tin quan trọng, thú vị, cần thiết với mọi người, trở thành một phương
tiện hữu ích trong việc phản ánh bức tranh cuộc sống muôn màu,muôn vẻ của con

người. Sự đa dạng, phong phú về các đề tài được phản ánh chính là yếu tố thu hút
sự quan tâm của các đối tượng độc giả với thể loại bình luận nói riêng và báo chí
nói chung.Rất nhiều vấn đề, sự kiện trong xã hội trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn
hóa, chính trị, xã hội; từ những vấn đề lớn đến vấn đề xung quanh cuộc sống đời
thường đều được phản ánh sinh động.
Ví dụ:
Chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” của báo Dân Việt trong một ngày 6-12014 đã có rất nhiều những bài viết thuộc các lĩnh vực khác nhau như mục thời sự
có bài viết: “Dép Trung Quốc chứa dung dịch lạ khiến người dân hoang mang”

Page 6


Thời gian gần đây, dư luận tại Hà Nội xôn xao về một loại dép được cho là
xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất lạ, gây ngứa rát và tê chân cho người sử dụng.
Thậm chí khi cắt đôi chiếc dép, người dân phát hiện bên trong dép có dung dịch
nước màu vàng, có mùi hắc nồng. Vậy chất lạ trong loại dép này là gì? Chỉ là chất
hút ẩm hay thực sự có mối nguy hại nào? Hàng loạt câu hỏi đang được người tiêu
dùng Việt Nam chờ đợi cơ quan chức năng trả lời. Chị Nguyễn Thị Thảo (Cầu
Diễn - Từ Liêm - Hà Nội) cho biết: “Sau một thời gian rất ngắn sử dụng loại dép
này, tôi cảm thấy chân bị ngứa rát, hay bị chuột rút và tê chân. Nghi ngờ chiếc dép
có chất lạ, tôi dùng dao cắt đôi chiếc dép thì phát hiện dung dịch nước màu vàng
lạ, có mùi hắc nồng. Khi hít vào, tôi có cảm giác buồn nôn, cùng với đó là nhiều
hạt nhựa nhỏ bên trong chiếc dép”.
Lĩnh vực kinh tế có bài “Tháo gỡ thể chế cho nông nghiệp”, Dân Việt - Ngay
sau Thông điệp của Thủ tướng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 với những
giải pháp cụ thể, trong đó có một nội dung quan trọng là đề cao vai trò của nông
nghiệp.

Page 7



Lĩnh vực pháp luật có bài: Siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như sinh con trong
trại giam Trong phiên xử sáng nay ngày 6 - 1, điều khiến mọi người bất ngờ là
"siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như cho biết mình đã sinh con trong lúc bị tạm giam.

Lĩnh vực giáo dục có bài: “Năm 2014 – dự kiến thi tốt nghiệp 4 môn” Dâ n
Việt - Bộ GD-ĐT vừa hoàn thành dự thảo về phương án thi và công nhận tốt
nghiệp THPT năm 2014. Theo dự thảo, số môn thi tốt nghiệp năm 2014 sẽ được
giảm xuống còn 4 môn.

Page 8


Như vậy cho chúng ta thấy rằng nội dung của chuyên mục này rất phong phú
và đa dạng, đề cập đến mọi vấn đề trong xã hội. Điều ấy giúp cho độc giả có những
cái nhìn mới mẻ và nhiều chiều về các vấn đề thời sự đất nước.
Bên cạnh việc thể hiện đa dạng các lĩnh vực khác nhau của đời sống thì
chuyên mục này còn đi sâu lập luận, để ta thấy rằng mỗi vấn đề đều có hai mặt của
nó.Có thể nói nội dung của báo thiên về chiều sâu lập luận.
Ví dụ:
Bài viết: Nghĩ về "của cho” ,Dân Việt - Từ nhiều năm nay, cứ sau mỗi trận
bão lụt, người dân ở những vùng thiên tai lại được nhận “của cho” từ những tấm
lòng hảo tâm, của Nhà nước. Hàng trăm tấn gạo, mì tôm... đã có mặt kịp thời ngay
những ngày mà nước lụt còn vây hãm tứ bề.
Rồi hàng trăm tấn hàng hóa khác như quần áo, thuốc men, thực phẩm cũng
đã theo chân các đoàn cứu trợ ngay sau khi nước lũ vừa rút. Người dân vùng lũ vô
cùng cảm động trước nghĩa cử cao đẹp từ những tấm lòng của đồng bào cả nước.

Page 9



Tuy nhiên, trong “nồi cơm hảo tâm” ấy, thi thoảng lại xuất hiện những “hạt
sạn” mà không thể không loại ra. Một số người, ít thôi, đã “tặng” cho những người
hoạn nạn toàn quần áo cũ nát, khiến nhiều Hội Chữ thập đỏ các tỉnh phải rất mất
công để loại ra. Công luận lên tiếng, rồi các cơ quan truyền thông cảnh báo nhiều
lần nên tình trạng “tặng đồ cũ nát” đã giảm đáng kể. Thế nhưng, câu chuyện tặng
“ngô không hạt”, rồi “lúa không nảy mầm” cho đồng bào vùng lũ lại tái diễn, hầu
như năm nào cũng có, sau mỗi đợt thiên tai. Năm ngoái, nhiều vùng ở Tây Nguyên
và Nam Trung Bộ, người nông dân đã dở khóc dở mếu với những cánh đồng ngô
chỉ tốt tươi cây lá, còn bắp thì không có hạt hoặc hạt quá thưa thớt. Sau gần 3
tháng chăm chút cho những thửa ngô với bao mồ hôi công sức, kể cả tiền bạc,
nông dân đã trắng tay. Năm nay, tại tỉnh Quảng Ngãi, người nông dân nhiều vùng
lũ đang phải đối mặt với tình trạng lúa không nảy mầm dù đã ngâm trong nước đến
5 ngày! Chỉ một huyện như Bình Sơn thôi, trong số 23 tấn lúa giống “của cho” loại
giống OM 6976 thì có đến 18 tấn lúa không nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm rất thấp.
Có thể, chuyện lúa không nảy mầm đã “nằm ngoài mong muốn” của đơn vị
cung cấp giống. Tuy nhiên, người nông dân có quyền đặt câu hỏi: “Nếu đây không
phải là “của cho” mà là mua bán sòng phẳng, liệu có xảy ra tình trạng như vậy
không?” Rất nhiều khả năng là không thể, vì nếu bán giống lúa như vậy thì sẽ bị
kiện ngay, đằng này là “của cho”, nên may nhờ rủi chịu.
Page 10


Bên cạnh việc muốn khẳng định truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” từ
xưa nay của ông cha ta thì nhà báo đã đi phân tích một mặt trái khác của vấn đề.Có
lẽ những lời tâm sự trong bài cũng là những tâm tư,suy nghĩ của người dân gặp nạn
và được nhận “của cho”từ những tấm lòng hảo tâm.Tác phẩm đã đem lại nhiều vấn
đề cần suy nghĩ và bàn luận về cách sống và làm người của chúng ta,Đằng sau nó
còn thể hiện ước muốn của tác giả hi vọng về một thế giới giàu lòng nhân ái hơn.
Hình thức


II.

Hình thức là cách biểu hiện nội dung,là cách thể hiện nội dung.Nếu không có
hình thức thì nội dung không có cơ sở để tồn tại.Hình thức là sự hợp thành của
nhiều thành tố gồm nghệ thuật sử dụng ngôn từ, các qui định về thể loại, các biện
pháp kết cấu và kĩ thuật trình bày.
Hình thức của các tác phẩm báo chí chính luận trong chuyên mục “Tâm
điểm và bình luận”của báo Dân Việt được thể hiện như sau:

II.1. Kết cấu
Vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan.
+

Khách quan là nhà báo đi miêu tả, tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng đời
sống xã hội phải tuân thủ trật tự các chi tiết và kết cấu của đối tượng.

Ví Dụ: bài viết “Thực tế phũ phàng nhìn từ vụ bảo mẫu hành hạ trẻ dã man” Dân
Việt - Một trong những quyền trẻ em mà Việt Nam đã có Công ước cam kết với
quốc tế là quyền đi học trong các trường học an toàn, thân thiện, được yêu thương,
được chăm sóc nhưng thực tế lại phũ phàng.

Page 11


Bảo mẫu bạo hành trẻ em.
Vụ bạo hành trẻ em trên đã trở thành vấn đề nóng bỏng và rất bức xúc đối
với dư luận.Phóng viên đã tái hiện lại một cách chân thực thông qua việc tôn trọng
thực tế cũng như có những cái nhìn đa chiều, nhằm phản ánh sinh động và đem lại
hiệu quả cao.

+

Chủ quan là sử dụng và chọn lựa nối kết cấu nào trong tác phẩm còn phụ
thuộc vào tư tưởng, ý đồ nghệ thuật, sở trường và phong cách của nhà
báo.Ngoài nhiệm vụ kết nối các yếu tố chi tiết thành một chỉnh thể thống
nhất, kết cấu còn giúp tác giả thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong tác
phẩm.Nhưng quan trọng hơn nó góp phần làm sâu sắc hơn chủ đề của tác
phẩm.

Ví dụ: tiếp theo bài viết “Thực tế phũ phàng nhìn từ vụ bảo mẫu hành hạ trẻ dã
man”, nhà báo Ngọc Sơn đã viết: thực ra, 2 ngày nay, tôi có xem clip bảo mẫu
hành hạ trẻ, đọc nhiều comment phẫn nộ của các ông bố, bà mẹ trên các trang báo
cũng như trên Facebook. Nhưng tôi chỉ buồn, không sốc, không tức tối đến mức
muốn ăn tươi nuốt sống các bả. Buồn vì chính sách nước nhà chỉ cho các bà mẹ
nghỉ 6 tháng, sau đó buộc họ phải đi làm nếu như không muốn mất việc - mất
miếng cơm.Vì thế, sau 6 tháng, họ buộc lòng phải tìm nơi gửi gắm trẻ.
Page 12


Thông thường, các cặp vợ chồng trẻ sẽ nhờ đến sự trợ giúp của bà nội, bà
ngoại, của người giúp việc nhưng không phải ai cũng còn đủ bố mẹ hoặc gần bố
mẹ để nhờ, càng không nhiều người có đủ tiền thuê người giúp việc. Trách những
nhà trẻ công không nhận những trẻ quá bé, chưa biết ăn cháo, ăn cơm, nhà trẻ công
cũng chỉ nhận những trẻ của các gia đình có hộ khẩu ở địa bàn còn những bà mẹ
lên phố kiếm sống, là người tạm trú cũng không “có chỗ” cho con ở những nhà trẻ
công. Vì vậy, họ buộc lòng phải tìm nhà trẻ tư bên ngoài để gửi. Nhà trẻ tư bên
ngoài về cơ sở vật chất, giáo viên cũng không được đào tạo. Các nhà trẻ này “thấy
cung” thì “cấp cầu”, vì miếng cơm manh áo tức thời, chứ họ thừa hiểu, họ không
đủ điều kiện để mở trường, có đi xin cũng chẳng ai cấp phép nên các nhà trẻ này,
đương nhiên là không có phép. Và khi không có phép, biết rằng chẳng ai quản lý

mình, nhòm ngó đến mình, các bảo mẫu sẽ tùy tiện trong cách hành xử với các
cháu. Họ cho rằng mình không nằm trong “hệ thống” nên cũng sẽ không tự “răn
mình” ứng xử cho xứng với vai trò là “người mẹ thứ hai”. Trước đó, bảo mẫu Hồ
Ngọc Nhờ (TP Hồ Chí Minh – đánh trẻ bị chấn thương đến chết) chưa học hết lớp
8, làm mẹ khi vẫn còn là trẻ con, từng có tiền sử hành hạ con mình, cũng vì miếng
cơm manh áo mà làm nghề giữ trẻ. Cuộc sống của cô ta cũng túng quẫn, nhọc
nhằn, sự cộc cằn, bạo lực cũng từ đó mà ra bảo mẫu lầm lỡ kia.
Qua ví dụ này ta cũng thể thấy từ vụ việc bảo mẫu hành hạ trẻ em nhưng nhà
báo có cái nhìn đa chiều và khá toàn diện.Với quan điểm đó của mình, nhà báo đã
đi phân tích những mặt đáng lo ngại khác như chính sách phụ nữ được nghỉ có 6
tháng sinh con khiến cho họ buộc phải tìm nơi gửi gắm trẻ.Hay xét về hoàn cảnh
khá éo le của bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ để dẫn đến những hậu quả như vậy.Đây là
những quan điểm chủ quan nhưng không phải thế mà không hợp lý và sâu sắc.
II.2. Ngôn ngữ
Là yếu tố quan trọng hàng đẩu trong tác phẩm báo chí.Là phương tiện truyền
tải toàn bộ nội dung tác phẩm báo chí.Vì vậy tài năng hay hiệu quả của báo chí
không thể tách rời khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Đặc điểm ngôn ngữ báo chí chính luận:
+
+
+

Tính chính xác khách quan
Ngắn gọn hàm súc
Tính phổ cập và đại chúng.
Page 13


Với dung lượng ngắn khoảng từ 800-1500 chữ cới mỗi bài bình luận ngắn thì
mức độ cô đọng về nội dung và tính hàm súc của ngôn ngữ sẽ được thể hiện một

cách rõ ràng hơn.
Ngôn ngữ trên các bài báo viết theo thể loại phóng sự ngắn là ngôn ngữ chính
luận , ngày càng được trau chuốt.Đồng thời việc sử dụng các chất liệu văn học một
cách phổ biến vừ a làm tăng tính hàm súc, ngắn gọn cho tác phẩm, vừa giúp độc
giả dễ dàng tiếp cận và hiểu vấn đề hơn.
Ví dụ: bài viết “Cô gái bị cắt một chân với ước mơ công ty riêng” ngày 5-12014, Dân Việt - Dù mang trọng bệnh, bị cắt một chân nhưng tân sinh viên Trần
Thị Phúc Trân đang từng ngày nỗ lực theo đuổi ước mơ trở thành một kế toán giỏi
và mở một công ty kế toán tư nhân.
Chúng tôi tìm đến ấp Hòa Quới vào một ngày cuối năm, hỏi thăm nhà của
Trần Thị Phúc Trân thì ai cũng biết và dành nhiều tình cảm đặc biệt cho cô nữ sinh
có số phận trắc trở này. Trao đổi với chúng tôi trong một ngôi nhà nhỏ nằm khuất
trong vườn nhãn đã già cỗi, chẳng có mấy vật dụng gì đáng giá, Phúc Trân vui vẻ
chia sẻ với tôi về những bi kịch trong cuộc đời mình.
Cô nữ sinh 1 chân Phúc Trân.

Page 14


Tuổi thơ cơ cực
Theo đó, gia đình Phúc Trân có 4 thành viên, ít đất đai canh tác và là diện hộ
nghèo nhất ấp Hòa Quới. Kinh tế gia đình chỉ trông vào nghề làm thuê, làm mướn
của cha và mẹ Phúc Trân. Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên Phúc
Trân rất chăm chỉ, chịu khó học hành với nhiều năm liền là học sinh giỏi.
Cuối năm 2008, khi đang học lớp 8 thì thấy chân trái thường hay bị đau nhức,
gia đình đưa em đến bệnh viện huyện rồi sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy
TP.HCM để khám chữa.Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chân trái của em bị
SARCOM xương chày, cần phải cắt bỏ chân trái, nếu không phải tháo bỏ khớp
háng. Lúc đó gia đình sợ cháu Trân buồn, ảnh hưởng đến việc học nên giấu em.
Mãi đến ngày em lên bàn mổ, gia đình mới cho em biết…
Chị Trần Thị Hai (SN 1967) - mẹ Trân - kể lại giọng ngậm ngùi: “Sợ cháu bị sốc,

tôi nói khéo chỉ bị khối u, uống thuốc vài tháng là hết. Nghe vậy cháu mừng rỡ vì
sợ chuyện mổ xẻ ảnh hưởng đến việc học. Thấy con vui mà lòng tôi đau thắt”.
Ngày lên bàn phẫu thuật, Trân khóc ròng. Trân kể lại với đôi mắt rưng rưng,
nghẹn ngào: “Khi biết được sự thật về căn bệnh của mình, em cảm thấy tất cả như
sụp đổ, mọi hy vọng, mọi điều tốt đẹp của cuộc sống như muốn rời bỏ em. Đó là
một cú sốc quá lớn với em, chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ bị tàn phế như th
Ngày xuất viện về nhà, em không đủ can đảm để soi gương vì thân hình xác xơ,
tiều tụy và mái tóc dài thướt tha đã rụng gần hết. Sau khi bị cắt chân, việc đi đứng
của em hết sức khó khăn. Trân phải nghỉ học mất 6 tháng để điều trị bệnh (xạ trị và
vô hóa chất) cũng như tập đi. Việc đi đứng của Trân từ đó bắt đầu dựa vào đôi nạng
gỗ. Từ đó em luôn mặc cảm với bạn bè về khuyết tật của mình và có ý định nghỉ
hoc. May mắn thay, thầy Lê Văn Tư, giáo viên Trường THCS Hiệp Đức, nhà cạnh
bên, đã sang an ủi, động viên em trở lại học tập. Sợ em mặc cảm với bạn bè, chính
thầy đã làm công tác tư tưởng đối với học sinh của trường và thường xuyên đưa
rước Trân đi học. “Mấy ngày nằm ở nhà, bạn bè cũng thường xuyên đến thăm, trở
vào trường được các bạn vui mừng chào đón, giúp đỡ hết chuyện này đến chuyện
khác làm em xúc động vô cùng. Cũng có lúc ngồi một mình bên cửa sổ lớp nhìn ra
sân thấy các bạn chạy nhảy một cách vô tư, nước mắt em như chực trào ra. Nhưng,
nghĩ đến lời của thầy Tư: Bệnh tật là điều không ai muốn. Nhưng, bây giờ, em phải
chiến đấu với bệnh tật. Em nghĩ nếu mình buồn thì cha mẹ sẽ buồn theo mà cha mẹ
Page 15


đã khổ cực quá nhiều rồi. Từ đó, em tự động viên mình phải sống lạc quan, học
thật giỏi để không phụ lòng tin của mọi người”. Trân tâm sự.
Ngoài ra, chị Hai còn cho biết thêm: “Chính nhờ sự động viên tinh thần của
thầy cô và các bạn nên Trân phấn chấn tự tin trở lại trường, tiếp tục việc học. Tuy
nhiên, cha cháu bận việc làm thuê, nhà lại không có xe máy làm phương tiện đưa
đón nên ban đầu việc đến trường của Trân vất vả lắm. Cũng may nhờ thầy Lê Văn
Tư chở em đi nhờ đến trường mỗi ngày. Nhờ đó, Trân mới có tương lai tươi sáng

như hôm nay”.
Không chân vẫn học đại học
Dẫu nghỉ học khá lâu nhưng khi trở lại trường, Phúc Trân vẫn học tập tốt
làm cho nhiều thầy cô, bạn bè hết sức bất ngờ. Em luôn giữ vững danh hiệu học
sinh giỏi. Trước giờ sách vở em học đều do người chị bà con học ở lớp trên cho
mượn lại, còn bài học nào không hiểu, em mạnh dạn hỏi lại thầy cô.
Ngoài thời gian học trên lớp, em còn giúp đỡ cha mẹ nấu cơm, giặt giũ, làm
cỏ vườn… và nhận dạy kèm cho một số em nhỏ trong xóm để khuây khỏa nỗi
buồn. Cảm thông trước hoàn cảnh gia đình khó khăn và đức tính chịu khó ham học
hỏi của Trân, các thầy cô ở Trường THCS Hiệp Đức đã miễn hoàn toàn học phí
cho em và cử thầy cô trực tiếp phụ giúp việc đưa đón Trân đến trường khi gia đình
em có việc bận.

Page 16


Mặc dù khiếm khuyết cơ thể nhưng Trân vẫn đạt được nhiều giải thưởng.
Thầy Nguyễn Văn Tư (Trường THCS Hiệp Đức), nhớ lại: “Nhà trường rất tự
hào về em Trân, luôn lấy tấm gương của em để giáo dục học sinh của trường về
tinh thần vượt khó, ham học hỏi. Hiện nay, trong khi nhiều học sinh có điều kiện,
gia đình khá giả nhưng lại đua đòi bỏ học thì sự nỗ lực của em Phúc Trân thật đáng
tự hào”. Với sự nỗ lực của Phúc Trân, Hội Chữ thập đỏ huyện Cai Lậy đã tặng em
chiếc chân giả để đến lớp thuận lợi hơn. Đôi nạng gỗ giúp em có chỗ tựa, cái chân
nhân tạo giúp em lên xuống cầu thang thuận tiện hơn. Trân hóm hỉnh cho biết:
“Các bạn em đến trường bằng 2 chân, còn em đến trường bằng cả 4 chân (2 chân
gỗ, 1 cái chân nhân tạo và 1 cái chân còn lại của Trân) nên dù khó khăn thế em
cũng sẽ cố gắng vượt qua nó”

Page 17



Đây là một tác phẩm viết về tấm gương sáng trong nghị lực vươn lên mọi
khó khăn Phúc Trân nên từ ngữ sử dụng rất giản dị,gần gũi với người đọc.Ngôn
ngữ dử dụng đồng nhất với nhịp điệu của giọng bài viết làm tác động đến tâm hồn
người đọc.Tính biểu cảm kết hợp với tính chính luận khá nhịp nhàng.Nhà báo đã
đưa những câu chủ đề ngắn gọn nhằm thâu tóm ý chính của từng đoạn như câu
“Tuổi thơ cơ cực” hay “Không chân vẫn vào đại học” vừa tạo cho người đọc sự tò
mò, vừa làm cho bài báo mạch lạc và rõ ràng hơn.
II.3. Thể loại
Thể loại của các tác phẩm báo chí thuộc chuyên mục “Tâm điểm và bình
luận” thường là thể bình luận ngắn
Về thể bình luận ngắn: Là một dạng bình luận được phân chia theo dung
lượng và thời gian của tácphẩm. Bình luận ngắn mang đầy đủ những đặc điểm của
thể loại bình luận. Bình luận ngắn không giới hạn phạm vi đề tài. Tuy nhiên, những
đề tài đóphải đáp ứng được yêu cầu của thời sự báo chí. Đối tượng của bình luận
ngắn là toàn bộ các sự kiện, kể cả những tri thức, những kinh nghiệm về các mặt
củadời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tất cả các hình thứccủa
sự kiện, các hiện tượng và quá trình, bản chất, hành vi của một người haynhóm
người. Tuy nhiên, mỗi bài lại có một chủ đề nhất định. Về cấu trúc, nó được viết
theo lối quy nạp, rút ra kết luận thông qua việc bàn luận những cái cụ thể, bao giờ
cũng luận giải vấn đề trên cơ sở gắn liền với những vấn đề, tình huống, hoàn cảnh
cụ thể thông qua những chi tiết cụ thể.
III.

Hiệu quả tác động
Tác động tích cực:
Ý kiến của tác giả trong mỗi bài bình luận góp phần định hướng thông tin,
cách nhìn nhận sự việc của công chúng và định hướng dư luận xã hội.Trong mỗi
bài bình luận thì tác giả thông qua những nhận xét bình luận sẽ thể hiện ý kiến và
quan điểm của mình về vấn đề được bàn luận.Lời nói của mỗi nhà báo, phóng viên

có một sức nặng ghê gớm, tác động đến cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn
đề của công chúng.Mỗi phóng viên có cách thể hiện ý kiến, quan điểm của mình
khác nhau nhưng đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận của công
chúng .Những ý kiến đó không những thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách
riêng của mỗi phóng viên mà còn tạo cách nhìn đúng đắn cho công chúng,phù hợp
Page 18


với chuẩn mực đạo đức xã hội và chính sách pháp luật của nhà nước, phù hợp vơi
quy luật phát triển chung của đất nước và xu thế toàn cầu.
Ví dụ:
Báo Dân Việt chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” ngày 2-1 có bài viết
“Bài học về sự sống” của phóng viên Quốc Ngọc kể về những cảm nhận,những
bài học có được sau chuyến đi lấy thông tin ở Lào.Anh được lệnh của Ban biên tập
lên đường sang Lào lấy tin về vụ tai nạn máy bay vào chiều ngày 16-10.Chuyến đi
ấy có nhiều điều trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra.Những lời cảnh báo rùng mình của
các đồng nghiệp,những cuộc tiếp xúc với xác những người xấu số chết không được
toàn thây,những cảm giác có thể mình cũng giống như những nạn nhân kia khi
ngồi trên chiếc máy bay QV302(chiếc máy bay gặp nạn là QV301)….Tất cả những
trải nghiệm thực tế giúp anh nhận ra “để ý thức đầy đủ rằng có nhau trong đời là
món quà vô giá-điều mà trong cuộc sống và công việc thường ngày ít khi ta nhận
ra.Và trên hết,khung cảnh đầy nước mắt và mùi tử khí trên đất Lào,khiến ai cũng
phải nhớ ra cần trân quí sự sống này biết bao”.Đây là một triết lý sống mà anh ấy
muốn gửi đến tất cả mọi người và hi vọng mọi người biết trân trọng những gì
mình đang có.
Tác

động tiêu cực:

Bài viết thường ảnh hưởng màu sắc chủ quan của cá nhân người viết.Một yếu

tố quan trọng không thể thiếu đối với bài bình luận là tác giả phải đưa ra được quan
điểm ,chính kiến của mình về vấn đề đó và định hướng cách suy nghĩ, hành động
đúng đắn cho công chúng.Nhưng không phải tác giả của bài viết nào cũng đưa ra
quan điểm của mình trên cơ sở đánh giá khách quan và nhìn nhận vấn đề toàn
diện.Một vài trường hợp xấu hơn là độc giả sẽ đánh giá không đúng về năng lực
của người viết chỉ vì cho rằng ý kiến đánh giá mà tác giả đưa ra là thiếu cơ
sở,không phù hợp,thiếu khách quan,chính xác.

Page 19


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Nghề báo là sự đan xen của nhiều nghề, bao gồm mọi chuyện và cuộc
sống.Trong cái khối óc của mình, nhà báo phải tích lũy kiến thức của nhiều nghề
nghiệp, nhiều lĩnh vực chuyên môn.Trong một tác phẩm,đặc biệt như với thể loại
bình luận ngắn thì tuy đề cập đến một sự kiện nhưng nó lại động chạm đến nhiều
mặt, nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống.Muốn bình luận ngắn thật tốt nhà báo
phải theo dõi thời sự có hệ thống để phát triển chính xác bản chất sự kiện.Rồi đứng
trên quan điểm đường lối chính sách của Đảng và nhà nước hoặc dựa vào chủ
trương của ngành,của địa phương phân tích tính đúng đắn của sự kiện hay phê
phán những biểu hiện tiêu cực có ảnh hưởng đến phong trào, đến chất lượng của xã
hội.
Mỗi nghành báo đều có những điểm riêng biệt nhưng mục tiêu hướng đến
bạn đọc đều như nhau.Chuyên mục “Tâm điểm và bình luận” của báo điện tử Dân
Việt bên cạnh có những chất lượng và uy tín nhất định thì vẫn tồn tại những khuyết
điểm.Để khắc phục điều đó bản thân phóng viên cần có những học hỏi,tìm
tòi,khám phá mới.Nhưng bản thân độc giả chúng ta cũng nên đón nhận chúng một
cách tích cực, khách quan và thông cảm.
Bài tiểu luận của em còn nhiều khyết điểm, kính mong nhận được sự góp ý
của thầy cô và các bạn.


Page 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.DanViet.Vn.
2.Báo chí chính

luận.Vn.

Page 21



×