Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra Địa lý 7 HK I - Đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.16 KB, 5 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 HỌC KÌ I
ĐỀ 2
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng/kĩ
năng
Tổng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Đặc điểm môi trường 1
(1,0 đ)
1
(6đ)
2
(7,0đ)
Khí hậu hoang mạc 1
(0,5 đ)
1
(0,5 đ)
Nông nghiệp đới ôn
hòa
1
(1,0đ)
1
(1,0đ)
Công nghiệp đới ôn
hòa
1
(0,5đ)
1
(0,5đ)
Hoạt động kinh tế ở
đới lạnh
1


(0,5đ)
1
(0,5đ)
Dân cư châu Phi 1
(0,5đ)
1
(0,5đ)
Tổng điểm 3
(1,5đ)
3
(2,5đ)
1
(6,0đ)
7
(10đ)
1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 HỌC KÌ I
ĐỀ 2
(Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa ở đầu ý đúng hoặc đúng nhất
trong các câu sau:
Câu 1. Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc là:
A. lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi lớn.
B. rất khô hạn, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa lớn.
C. khô hạn, lượng bốc hơi rất lớn.
D. rất khô hạn, chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông
và mùa hạ.
Câu 2. Một trong những đặc điểm nổi bật về công nghiệp của đới ôn hòa là:
A. công nghiệp chế biến là thế mạnh.

B. phát triển ngành công nghiệp khai thác than.
C. chiếm 1/2 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới.
D. phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.
Câu 3. Đặc điểm phân bố dân cư ở châu Phi:
A. rất không đều, đa số sống ở đồng bằng.
B. không đều giữa miền núi và đồng bằng.
C. rất không đều, đa số sống ở nông thôn.
D. tương đối đều, nhưng mật độ dân số thấp.
Câu 4. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh bao gồm:
A. chăn nuôi tuần lộc, săn bắn hải cẩu, gấu trắng .
B. đánh bắt cá, chăn nuôi tuần lộc, săn thú có lông quý
C. săn bắn, đánh bắt cá, khai thác khoáng sản
D. khai thác khoáng sản, chăn nuôi tuần lộc, săn bắn, đánh bắt cá
Câu 5. Dùng gạch nối các ý ở bên trái với các ý ở bên phải cho phù hợp để thể hiện
sự phân bố của một số sản phẩm trồng trọt chủ yếu ở đới ôn hoà.
a. Vùng cận nhiệt đới gió mùa 1. Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô...
b. Vùng khí hậu địa trung hải 2. Lúa mì, củ cải đường, rau, hoa quả
c. Vùng ôn đới hải dương 3. Nho, cam, chanh, ô liu...
2
d. Vùng ôn đới lục địa 4. Lúa nước, đậu tương, hoa quả
Câu 6 (1 điểm) Chọn các cụm từ trong ngoặc (nhiệt độ, biên độ nhiệt, càng giảm, độ
ẩm, càng tăng, thực vật, động vật) điền vào chỗ trống cho phù hợp.
Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ không khí....................(1)......................
Sự thay đổi.............(2).............,...............(3)...................không khí từ chân núi lên
đỉnh núi tạo nên sự thay đổi của.................(4)..................theo độ cao.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 7 (6 điểm)
Dựa vào hai lược đồ dưới đây kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày và
giải thích đặc điểm chủ yếu về khí hậu và thực vật của môi trường nhiệt đới gió mùa.
3

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Câu 1: D (0,5 điểm)
Câu 2: A (0,5 điểm)
Câu 3: C (0,5 điểm)
Câu 4: D (0,5 điểm)
Câu 5. Nối a- 4; b- 3; c- 2; d- 1 (1,0 điểm)
Câu 6 (1,0 điểm)
(1)- càng giảm
(2)- nhiệt độ
(3)- độ ẩm
(4)- thực vật
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 7 (6 điểm)
- Đặc điểm chủ yếu của môi trường nhiệt đới gió mùa (4,5 điểm):
+ Gió thổi theo mùa có tính chất khác nhau (1,0 điểm)
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Nhiệt độ trung bình năm trên
20
0
C, biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8
0
C. (1,0 điểm)
+ Ở những nơi chịu ảnh hưởng của biển, sườn đón gió lượng mưa trung bình
năm trên 1.000mm (1,0 điểm). Có một mùa khô nhưng không có thời kì khô hạn kéo dài
(0,5 điểm).
+ Thực vật: ở những nơi mưa nhiều rừng có nhiều tầng, có một số cây rụng lá
vào mùa khô; những nơi ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới (1,0 điểm).
- Giải thích (1,5 điểm):
+ Mùa hạ gió từ biển thổi vào, mang theo không khí ẩm, mát, gây mưa lớn.
Mùa đông gió từ lục địa thổi ra, mang theo không khí khô và lạnh, gây ra những đợt

lạnh, khô (1,0 điểm).
+ Thích nghi với khí hậu, thực vật có sự thay đổi tuỳ thuộc vào lượng mưa và
sự phân bố mưa trong năm. (0,5 điểm).
Nhóm biên soạn:
1. Phạm Thị Thu Phương (Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục)
2. Phạm Thị Thanh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
4
3. Lê Mỹ Phong (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
5

×