Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra Địa lý 6 HK I - Đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.63 KB, 4 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 HỌC KÌ I
ĐỀ 1
Các chủ đề/ nội dung Các mức độ tư duy Tổng
điểm
Nhận biết Thông
hiểu
Vậndụng/
kĩ năng
1. Hệ quả của chuyển động tự
quay quanh trục của Trái Đất
Câu 1a
(0,5 đ)
Câu 1b
(0,5 đ)
1,0 điểm
2. Chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời và hệ quả
Câu 3b
(3,5 đ)
Câu 3a
(1 đ)
4,5 điểm
3. Sự phân bố lục địa và đại
dương trên bề mặt Trái Đất
Câu 1c
(0,5 đ)
0,5 điểm
4. Tác động của ngoại lực đến
địa hình bề mặt Trái Đất Câu 1d
(0,5 đ)
0,5 điểm


5. Địa hình bề mặt Trái Đất Câu 2
(1 đ)
1,0 điểm
6. Núi lửa và động đất Câu 4b
(1,5 đ)
Câu 4a
(1 đ)
2,5 điểm
Tổng điểm 3,0 điểm 5,5 điểm 1,5 điểm 10 điểm
1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 HỌC KÌ I
ĐỀ 1
(Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau:
a) Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm do:
A. Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
D. Trái Đất chuyển động từ Đông sang Tây.
b) Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là:
A. 5 giờ.
B. 7 giờ.
C. 9 giờ.
D. 11giờ.
c) Đại dương chiếm khoảng mấy phần diện tích bề mặt Trái Đất?
A. 1 phần 3.
B. 2 phần 3.
C. 2 phần 4.

D. 3 phần 4.
d) Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất là:
A. tạo ra các nếp uốn.
B. tạo ra các đứt gãy.
C. làm cho địa hình bề mặt đất thêm gồ ghề.
D. san bằng, hạ thấp địa hình.
Câu 2 ( 1 điểm)
Chọn các cụm từ cho trước trong ngoặc (đỉnh nhọn, đỉnh tròn, trên 500m, 200m,
nhô cao, mực nước biển) điền vào những chỗ chấm (…) để có khái niệm đúng về núi.
2
Núi là một dạng địa hình ........(1)............rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi
thường trên......(2)….so với............(3).................., có…….(4)……., sườn dốc.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 3: (4,5 điểm)
Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học:

Hãy cho biết:
a) Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày hạ chí,
đông chí, xuân phân và thu phân.
b) Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành mùa nóng, mùa lạnh trên Trái Đất.
Câu 4 (2,5 điểm)
a) Sự khác nhau giữa hiện tượng núi lửa và hiện tượng động đất?
b) Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động
đất gây ra?
3
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

I . Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)

a): C; b): C; c): B; d): D
Câu 2 (1 điểm, mỗi chỗ điền đúng được 0,25 điểm)
(1): nhô cao ; (2): 500m ; (3): mực nước biển ; (4): đỉnh nhọn
II . Tự luận (7 điểm)
Câu 3 (4,5 điểm)
a) Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông (0,5
điểm). Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày hạ chí, đông chí,
xuân phân và thu phân là không đổi ( 0,5 điểm)
b) Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ
đạo, nên có lúc Trái Đất ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời =>
sinh ra các mùa (1,5 điểm)
Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời => góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và
nhiệt => mùa nóng của nửa cầu đó (1 điểm). Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời =>
góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt => mùa lạnh của nửa cầu đó (1 điểm).
Câu 4 ( 2,5 điểm)
a) Núi lửa là hình thức phun trào măc ma ở dưới sâu lên mặt đất, còn động đất là
hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển (1 điểm).
b) Các biện pháp (1,5 điểm ; mỗi ý được 0,5 điểm)
- Xây nhà chịu được các chấn động lớn
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo động đất
- Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Nhóm biên soạn:
1. Phạm Thị Thu Phương (Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục)
2. Phạm Thị Thanh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
3. Lê Mỹ Phong (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
4

×