Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI,HỘI CHỨNG TDTK MÀNG PHỔI PHỐI hợp,hội CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.06 KB, 11 trang )

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
ĐH Y Hà Nội
1. Đại cương
Ở màng phổi là một khoảng ảo. Bình thường trong ổ màng phổi có rất ít thanh
dịch, đủ cho lá thanh và lá tạng trượt lên nhau được dễ dàng trong động tác hô
hấp.
Trong trường hợp bệnh lý co thể xuất hiện các dịch trong khoảng ảo đó, gây ra
những biến đổi trên lâm sàng, gọi là hội chứng tràn dịch.
Nếu dịch có ít và chỉ xuất tiết sợi tơ huyết, thăm khám người bệnh ta chỉ nghe
thấy tiếng cọ màng phổi ở một vùng, còn các triệu chứng khác trên lâm sàng và
XQ đều không rõ rệt: đó là dấu hiệu của viêm màng phổi khô.
2. Triệu chưng.
2.1. Triệu chứng chức năng và toàn thể
Là thứ yếu, nhưng có giá trị hướng tới chẩn đoán tràn dịch màng phổi trong một
số trường hợp.
Khi tiết dịch ít, khoảng 200 – 300 ml, người bệnh hơi đau bên có tràn dịch,
không khó thở, vẫn nằm ngửa, đầu thấp được, nhưng có khuynh hướng nằm
nghiêng về bên lành để tránh đau.
Khi lượng nước trung bình, khoảng 700-800ml tới 1 lít 500 ở người lớn, thì có
khó thở nhẹ, và người bệnh phải nằm nghiêng về bên đau.
Khi nước nhiều, tình trạng khó thở nổi bật, người bệnh phải ngồi dậy thở nhanh,
nông.
Bên cạnh những triệu chứng chức năng có thể thấy sốt ít hoặc nhiều, mệt mỏi,
tiếng ăn,v.v…
2.2. Triệu chứng thực thể.
2.2.1. Thể điển hình: tràn dịch màng phổi tự do, thể trung bình.


Nhìn: lồng ngực bên có tràn dịch hơi nhô lên, khoảng liên sườn rộng ra và kém
di động. Thường có phù nhẹ ở lồng ngực bên đau trong tràn mủ màng phổi.
Sờ: rung thanh giảm nhiều hoặc mất.


Gõ: đục rõ rệt, nếu gõ dọc theo các khoang liên sườn, từ trên xuống dưới, có thể
thấy ranh giới trên của vùng đục là một đường cong parabon có điểm thấp nhất ở
gần sát cột sống, cao nhất ở vùng nách, và đi vòng xuống thấp phía trước ngực.
Người ta gọi đó là đường cong Damoiseau.
É Nếu tràn dịch nhiều thì đường cong này biến dần thành đường thẳng ngang,
ngoài ra có thể thấy các tạng lân cận như gan, tim, bị đẩy. Tràn dịch màng
phổi trái gõ đục ở khoang Traube, tràn dịch bên phải thì gan bị đẩy thấp
xuống.
É Một số tác giả còn nhận xét là một vùng gõ trong của góc họp bởi cột sống
và đường cong Damoiseau, gọi là góc Garlaud. Có thể thấy đây là vùng nhu
mô phổi bị nước đẩy vào trong.
É Một số tác giả khác thấy ở đáy phổi đối diện với bên có tràn dịch có một
diện đục, rì rào phế nang giảm và có tiếng ngực thầm, gọi là tam giác Grocco,
một tam giác vuông, đường huyền là đường nối tiếp với điểm sát cột sống
nhất của đường cong Damoiseau, một cạnh là cột sống, hợp với ranh giới thấp
nhất của nền phổi thành một góc vuông. Người ta cho rằng đó là do thay đổi
tính chất dẫn truyền của cột sống và phổi bên đối diện vì tràn dịch.
Nghe:
É Rì rào phế nang giảm nhiều hoặc mất hẳn ở vùng đục.
É Có thể nghe tiếng cọ màng phổi lúc bắt đầu và giai đoạn rút nhiều nước.
É Nếu tràn dịch ít và có đông đặc phổi, có thể nghe thấy tiếng thổi màng phổi
và một số tiếng rên nổ hoặc rên bọt.
Tóm lại, có thể nghĩ tới tràn dịch màng phổi nếu có HC 3 giảm.
É Rung thanh giảm hoặc mất.
É Gõ đục.
É Rì rào phế nang giảm hoặc mất.


2.3. Các thể khu trú.
Tràn dịch màng phổi có thể khu trú ở một vùng. Lâm sàng thường khó chẩn

đoán, và phải có Xquang, kết hợp với chọc dò mới có thể phát hiện được.
Tràn dịch liên thuỳ: không gây khó thở rõ rệt, dịch khu trú ở rãnh liên thuỳ. Có
thể thấy hội chứng ba giảm lơ lửng ở lồng ngực.
Tràn dịch thể cơ hoành: dịch khu trú ở giữa nền phổi và cơ hoành. Người bệnh
có thể đau bụng, nấc. Không rõ hội chứng ba giảm.
Tràn dịch thể trung thất: dịch khu trú ở một phần, hoặc toàn bộ góc phổi- trung
thất. Người bệnh thường khó thở nhiều. Có thể chú ý gõ thấy đục một vùng cạnh
ức hoặc cột sống.
Tràn dịch thể nách, thể đỉnh phổi:
2.4. Xquang
Tuỳ dịch nhiều hoặc ít sẽ thấy diện mờ lớn hoặc nhỏ (hình 39)
Nếu dịch ít, lâm sàng có thể không phát hiện được, nhưng trên Xquang thấy túi
cùng màng phổi bị tù, và người bệnh thở sâu, túi cùng đó cung không sáng ra.
É Nếu dịch trung bình, có thể thấy đường cong Damoiseau.
É Nếu dịch rất nhiều: thấy nửa lồng ngực bị mờ, khoảng liên sườn rộng ra, rất
kém di động, tim bị đẩy sang trái hoặc sang phải.
É Tràn dịch khu trú: có thể thấy được hình ảnh tràn dịch trên Xquang bằng
những hình mờ tương ứng với nơi tràn dịch.
Có một số trường hợp khó xác định, cần kết hợp với bơm hơi: bơm hơi ổ bụng
rồi chụp phổi để xác định tràn dịch thể cơ hoành.
2.5. Chọc dò
Là động tác giúp cho chẩn đoán quyết định, đồng thời còn có tác dụng chẩn
đoán nguyên nhân, và điều trị đối với trường hợp khó thở do tràn dịch nhiều.
Cần chú ý tới tính chất vật lý và làm các xét nghiệm về sinh hoá, tế bào vi khuẩn
đối với chất dịch rút ra.
Giúp chẩn đoán quyết định


Chọc màng phổi có nước, có thể kết luận chắc chắn là tràn dịch. Chú ý dùng kim
khá to, có khi phải dùng đến ống thông kim trường hợp dịch đặc quá như tràn

mủ.
Có thể phân biệt với:
É Viêm phổi có biểu hiện ba giảm (xem hội chứng đông đặc).
É Xẹp phổi.
Giúp chẩn đoán nguyên nhân
Dựa vào tính chất vật lý, các xét nghiệm của dịch màng phổi, và tiến triển lâm
sàng của bệnh.
Dịch có thể:
É Vàng chanh: thanh dịch, tơ huyết.
É Trong vắt.
É Hồng hoặc đỏ đều, không đông: máu.
É Đục: mủ.
É Trắng như nước vo gạo hoặc vàng đặc, lóng lánh: dưỡng chấp hoặc
cholesterol.
Cần làm phản ứng Rivalta để có hướng phân loại dịch màng phổi.
É Dương tính: dịch tiết, thường gặp trong viêm hoặc phản ứng kích thích
màng phổi.
É Âm tính: dịch thấm, thường gặp trong các bệnh gây ứ nước trong cơ thể.
3. Nguyên nhân
3.1. Nước vàng chanh.
Thường có phản ứng Rivalta (+), tỷ lệ ambumin trên 30g/lít. Có nhiều tế bào:
bạch cầu Limphô, bạch cầu đa nhân, một số tế bào nội mạc của màng phổi.
Thường gặp trong:
+ Viêm màng phổi tiên phát: phần lớn do lao.
+ Phản ứng màng phổi cạnh ổ viêm: viêm phổi, lao phổi, tác động mạch phổi,
viêm màng ngoài tim, abces gan…


Có thể Riavalta (-), anbumin dưới 30g/lít. Ít tế bào gặp trong các bệnh có ứ nước
trong cơ thể: suy tim, xơ gan, phù thận…

3.2. Nước trong vắt.
Rivalta (-), Anbumin dưới 25g/lít. Rất ít bạch cầu, có vài đám tế bào nội mạc.
Gặp trong các bệnh gây ứ nước trong cơ thể, nhất là, thận nhiễm mỡ, suy dinh
dưỡng, suy tuyến giáp trạng, suy tim xơ gan.
3.3. Dịch hồng hoặc đỏ.
Rivalta (- ), Anbumin trên 30g/lít. Có nhiều hồng cầu và cả bạch cầu các loại.
Thường do ung thư phổi hay do di căn của các loại ung thư vào phổi. Loại tràn
dịch này phát triển và tái phát nhanh sau khi chọc rút nước, gây khó thở nhiều.
3.4. Dịch đục có mủ.
Nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá, thường do các loại vi khuẩn gây mủ như tụ
cầu, liên hoàn, phế cầu. Thường gặp trong nhiễm khuẩn tiên phát ở ổ màng phổi,
hoặc nhiễm khuẩn thứ phát của tràn dịch màng phổi, hoặc là một triệu chứng
của abces gần màng phổi (abces phổi, gan, dưới cơ hoành).
Nếu mủ có màu nâu thì nên nghĩ tới ápxe gan do amip vỡ vào ổ màng phổi.
3.5. Dịch trắng, như nước gạo, hoặc vàng đục lóng lánh.
Tràn dịch do mở ít gặp.
Tràn dịch chứa nhiều Cholesterol: vàng đục nổi váng nhiều mảng lóng lánh. Có
khi màu xanh nâu. Có nhiều Cholesterol từ 1g tới hàng chục g/lít. Gặp trong tràn
dịch kéo dài sau giai đoạn tràn mủ màng phổi. Chưa rõ cơ chế phát sinh.
Dưỡng chấp: trắng như nước gạo. Có nhiều mỡ trung tính: 30-40g/lít. Thường
do chèn ép ống ngực do các khối u, hoặc chấn thương lòng ngực, chèn ép tĩnh
mạch dưới đòn. Không rõ nguyên nhân trong một số trường hợp.
4. Kết luận
Trên lâm sàng, có thể phát hiện được hội chứng tràn dịch qua dâu hiệu ba giảm.
Chọc dò có giá trị chẩn đoán quyết định và giúp cho chẩn đoán nguyên nhân,


Xquang cũng có giá trị chẩn đoán quan trọng, nhất là đối với trường hợp tràn
dịch
nhẹ và tràn dịch khu trú.



HỘI CHỨNG TDTK MÀNG PHỔI PHỐI HỢP
ĐH Y Hà Nội
1. Triệu chứng
Là một hôi chứng phối hợp vừa có dịch vừa có khí trong khoang ổ màng phổi.
Triệu chứng thực thể: đó là các triệu chứng phối hợp, gồm một hội chứng tràn
dịch ở phía dưới, một hội chứng tràn khí ở phía trên.
Triệu chứng đáng kể và đặc hiệu là tiếng óc ách khi ta lắc người bệnh.
Triệu chứng Xquang: hình ảnh nước và khí rất đặc hiệu, phân cách nhau bởi một
đường thẳng ngang ranh giới giữa lớp nước và khí.
Chọc dò: sẽ cho biết rõ tính chất của chất dịch đó, dịch lấy ra có thể:
É Vàng chanh: tràn khí tràn dịch màng phổi.
É Đục hoặc mủ: tràn khí, tràn mủ màng phổi.
2. Nguyên nhân.
Tràn khí tràn dịch màng phổi:
É Tiến triển của một tràn khí màng phổi lao: thường nhất.
É Do thầy thuốc bơm thêm ít hơi vào ổ màng phổi của người bệnh bị tràn dịch
màng phổi để kiểm tra được kỹ lưỡng hơn bằng lâm sàng và nhất là điện
quang tình trạng nhu mô phổi ở giữa.
Tràn máu tràn khí màng phổi: có thể là do chấn thương (dao đâm, bị đạn…):
thông thường nhất, ngoài những nguyên nhân như của một tràn khí tràn dịch.
Tràn mủ tràn khí màng phổi:
É Do sự nhiễm khuẩn hoá mủ của một tràn khí tràn dịch.
É Biến chứng của một ápxe phổi vỡ vào màng phổi.
É Biến chứng của một tràn mủ màng phổi vỡ vào khí phế quản.
3. Kết luận.
Xquang là dấu hiệu quan trọng nhất trong chẩn đoán tràn khí hoặc tràn khí tràn
dịch màng phổi.
Về lâm sàng:



É Nên chú ý tới triệu chứng đau ngực và toàn thân nặng ở một người bệnh
phổi như lao, áp xe, ho gà… và ngay cả đối với những người trẻ khoả mạnh.
É Tràn khí: toàn bộ có thể chẩn đoán được trên lâm sàng, dựa trên triệu chứng
thực thể: gõ trong là một dấu hiệu quan trọng.


HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
ĐH Y Hà Nội
1. Đại cương
Khi không khí tràn vào ổ màng phổi thì lá thành và lá tạng sẽ tách ra, tạo nên
một khoảng chứa khi, gọi là hiện tượng tràn khi màng phổi.
Hiện tượng tràn khí màng phổi thường là bệnh lý, nhưng cũng có trường hợp
bơm không khí vào ổ màng phổi để điều trị: phương pháp ép phổi.
Khi có thể tràn vàoổ màng phổi, xâm chiếm toàn bộ ổ màng phổi gọi là tràn khí
màng phổi toàn bộ, nếu chỉ xâm chiếm một phần gọi là tràn khí màng phổi cục
bộ (loại này thể hiện rất âm thầm).
Lâm sàng và điện quang xoay quanh hai yếu tố: thủng màng phổi và sự có mặt
của không khí trong ổ màng phổi.
2. Triệu chứng
Lấy hội chứng tràn khí màng phổi toàn bộ làm điển hình.
2.1. Cơ năng
Hiện tượng đau chói ở ngực: người bệnh đột nhiên đau chói ở ngực đau như xé
phổi, có thể gây sốc, tái xanh người, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, huyết áp hạ.
Hiện tượng khó thở: xảy ra ngay sau người bệnh đau chói ở ngực khó thở rất
nhiều, người bệnh thường ở trong bệnh cảnh sốc.
Những triệu chứng sốc này cũng biến dần đi cùng các triệu chứng chức năng kể
trên, đau giảm đi, khu trú ở vùng xương bả hay dưới núm vú.
Còn đối với tràn khí gây ra để điều trị thì triệu chứng chức năng hầu như không

đáng kể vì nó không phải do thủng màng phổi và không khí đưa từ ngoài vào
chậm với một số lượng đã quy định sẵn, vì vậy không có hội chứng sốc, đau
không đáng kể, người bệnh nghỉ ngơi thì không khó thở nữa.
2.2. Thực thể
Trong hội chứng tràn khí toàn bộ, triệu chứng thực thể rất phong phú.


É Nhìn: nửa ngực bị tràn khí thì lồng ngực bất động, khoảng liên sườn giãn ra,
ngực bên đó cũng phình ra.
É Sờ: Rung thanh mất.
É Gõ: tiếng vang trống, một dấu hiệu điển hìonh của tràn khí màng phổi.
É Nghe: triệu chứng chủ yếu là mất tiếng rì rào phế nang.
Ba triệu chứng (rung thanh mất; rì rào phế nang mất; gõ vang) hợp thành tam
chứng Galliard.
Khi nghe, đôi khi ta còn có thể thấy được một tiếng thổi vò. Tiếng vang kim khí,
tiếng vang vò của tiếng nói và của tiếng ho. Những triệu chứng này không có
thường xuyên và xảy ra muộn so với ba triệu chứng chính kể trên.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác: do sự thay đổi vị trí của các cơ quan.
Mất tiếng gõ đục vùng gan trong trường hợp tràn khí màng phổi phải, mất tiếng
đục vùng tim vì tim bị đẩy sang phải, trong trường hợp tràn khí màng phổi trái.
2.3. Cận lâm sàng
Quá sáng bên có bệnh .
Khoảng liên sườn giãn, chiều các xương sườn bé ngang ra.
Phổi bị co lại thành một cục xẹp xuống sát rốn phổi.
Cơ hoành không di động và bị đẩy xuống, trung thất bị đẩy sang bên lành.
2.4. Triệu chứng áp lực kế
Cần phải biết để phân biệt hội chứng tràn khí màng phổi. Ta thường đo áp lực
không khí trong ổ màng phổi bằng máy Kuss, có 3 trường hợp xảy ra:
É Áp lực tràn khí màng phổi bằng áp lực khí trời: đó là tràn khí mà phổi mở,
vẫn còn lỗ thông giữa màng phổi với không khí bên ngoài.

É Áp lực tràn khí màng phổi thấp hơn áp lực khí trời: đó là tràn khí màng phổi
đóng chỗ thủng đã được gắn lại, không khí không vào thêm được nữa. Loại
này tiên lượng tốt.
É Áp lực tràn khí màng phổi cao hơn áp lực khí trời: không khí vào ổ màng
phổi được, nhưng không ra được nên thể tích không khí càng ngày càng tăng,


làmm cho người bệnh càng khó thở, đó là tràn khí màng phổi có van, loại này
rất nặng, thường thì người bệnh chết ngay vì ngạt thở và sốc.
Nếu không có máy Kuss ta có thể dùng ống bơm tiêm:
É Nếu pittông (Piston) đứng yên: Tràn khí màng phổi mở.
É Nếu pittông (Piston) bị hút vào: tràn khí màng phổi đóng.
É Nếu pittông (Piston): tràn khí màng phổi có van.
Nếu hội chứng tràn khí màng phổi thường rõ ràng, để chẩn đoán bằng lâm sàng
cũng như chẩn đoán bằng Xquang, thì trái lại, Hội chứng tràn khí màng phổi cục
bộ rất kín đáo, ít khi chẩn đoán được bằng lâm sàng vì:
É Về chức năng: người bệnh không khó thở chỉ hơi đau ngực.
É Về thực thể: hội chứng tràn khí khu trú ở một vùng nhỏ cho nên rất khó phát
hiện.
Chẩn đoán tràn khí màng phổi cục bộ thường là một phát hiện của Xquang: thấy
một hình hơi ở ria phổi giữa nhu mô phổi và lồng ngực. Hình ảnh đó cần được
phân biệt với một hang phổi bằng cách nhận xét góc của hình hơi đó: góc của
tràn khí cục bộ thì nhọn, góc cuảa hang phổi thì tù, ngoài ra khi người bệnh ho,
tràn khí cục bộ không nháy, trái lại nếu là hang phổi thì hình đó sẽ nháy.
3. Nguyên nhân
Do lao: phần lớn (60%) tràn khí màng phổi tự phát là do lao. Nó có thể là bệnh
cảnh mở đầu một quá trình lao, nhưng thường là biến chứng của một bệnh lao
phổi tiến triển.
Không rõ nguyên nhân: thường xảy ra ở người trẻ, khoẻ mạnh. Tràn khí toàn bộ
một bên ổ màng phổi không tiến triển thành một tràn dịch, hay tái phát, người ta

cho rằng có thể ;là do kén hơi ở phổi vỡ ra.
Các bệnh khác ở phổi, không phải lao: Áp xe phổi vỡ ra ở màng phổi ho gà…



×