Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại khoa công nghệ thông tin trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.29 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học tại khoa Công Nghệ
Thông Tin - trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Tác giả luận văn: Hồ Bạch Tuyết. Khóa: 2013B
Người hướng dẫn: TS Cao Tô Linh
Từ khóa: Quản lý chất lượng, Chất lượng đào tạo, Phát triển nguồn nhân lực
Nội dung tóm tắt:
a. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế trí thức hiện nay, giáo dục và đào tạo phải được coi là quốc
sách hàng đầu bởi đây là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực con
người, góp phần tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ công
nghệ và được coi là chìa khoá của sự phát triển ở bất kỳ xã hội nào.
Đến nay theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, gần 80% sinh viên ra trường
có việc làm đúng ngành đào tạo nhưng chất lượng còn có nhiều vấn đề, nhiều kiến
thức kỹ năng chưa được cập nhật, trình độ ngoại ngữ nhìn chung còn yếu, trình độ
tin học còn hạn chế, các kỹ năng mềm còn yếu. Nếu không nâng cao chất lượng
đào tạo, nhà trường sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của thực
tiễn cuộc sống. Bài toán đặt ra đối với các cơ sở giáo dục nói chung, các trường đại
học, cao đẳng nói riêng là bài toán khó và các trường đang đi tìm lời giải để nâng
cao vị thế của nhà trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội, và tăng tính cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Khoa Công Nghệ Thông Tin (CNTT) trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Hưng Yên (ĐHSPKTHY) khoa được đánh giá là luôn đi đầu trong các mặt hoạt
động của nhà trường như: Đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng khoa
học công nghệ mới, quản lý học sinh sinh viên, các phong trào…Tuy nhiên, từ khi
thành lập cho tới nay hoà chung với không khí đào tạo của toàn trường, khoa chưa
có kế hoạch, thời gian để đánh giá, nhận xét, nhìn nhận bình diện các mặt đào tạo
trên một cách logic để đánh giá thực trạng đào tạo qua các năm và tìm ra giải pháp
để nâng cao chất lượng đào tạo. Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Nghiên
1




cứu nhằm nâng cao chất lượng đào Đại học tại khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên” là hướng đi đúng thực trạng hiện
nay. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận chung về chất lượng đào tạo, từ đó đánh giá
thực trạng chất lượng đào tạo của khoa CNTT và đánh giá để đưa ra các giải pháp
để nâng cao chất lượng đào tạo của tổ môn, khoa và nhà trường.
b. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học, các
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường Đại học.
Đánh giá được chất lượng đào tạo tại khoa CNTT hiện nay.
Tổng hợp, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của khoa
CNTT – trường ĐHSPKT Hưng Yên dựa trên các nhân tố khác nhau: yếu tố đầu
vào, quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, công tác giáo dục và quản
lý học sinh sinh viên để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo tại khoa CNTT – trường ĐHSPKT Hưng Yên.
c. Kết quả đạt được
Sau thời gian nghiên cứu thực hiện, đề tài đã hoàn thành được các nhiệm vụ cơ
bản ban đầu đặt ra, với các kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất, đề tài đã trình bày được cơ sở lý luận chung về chất lượng đào tạo:
khái niệm và vai trò của chất lượng đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo, các yếu tố
ảnh hưởng đến đào tạo.
Thứ hai, đề tài đã phân tích được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo tại khoa CNTT trên 5 khía cạnh: Đầu vào sinh viên, chương trình đào
tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất và
công tác giáo dục và quản lý sinh viên. Đề từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng đào
tạo tại khoa CNTT hiện nay.
Thứ ba, đề tài đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
tại khoa CNTT. Các giải pháp này tập trung vào các khía cạnh: Đầu vào sinh viên,
chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên,
cơ sở vật chất và công tác giáo dục và quản lý sinh viên.

d. Phương pháp nghiên cứu
2


 Phương pháp điều tra thực tế.
 Phương pháp so sánh.
 Phân tích, tổng hợp và đánh giá.
e. Kết luận
Để giải bài toán chất lượng trong giáo dục đại học hiện nay là không đơn giản,
nó động chạm tới cả hệ thống và quy trình đào tạo tạo của các trường đại học và
cao đẳng. Nói như vậy không có nghĩa là không có lời giải. Tác giả cho rằng có 4
yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Con người, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị
phục vụ cho đào tạo và năng lực hội nhập quốc tế.
Có thể thấy, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu, chi phối trực
tiếp vào quá trình đào tạo trong trường đại học. Yếu tố con người không chỉ nói
đến đội ngũ thầy cô giáo mà bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý. Thành công của
một vở diễn không chỉ phụ thuộc vào diễn viên trên sân khấu. Để phục vụ cho một
giảng viên đứng lớp phải kèm theo một đội ngũ phục vụ từ khâu lên chương trình,
thời khóa biểu, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy…. Tức là có cả một đội
ngũ phục vụ trong toàn hệ thống. Trình độ chuyên môn của người thầy, năng lực
nghiệp vụ của cán bộ phục vụ là then chốt. Nhưng con người đó có chuyên
nghiệp, có nỗ lực lao động không, điều kiện làm việc của họ có tốt không sẽ tác
động quan trọng đến chất lượng đào tạo.
Bên cạnh chất lượng đội ngũ giảng viên thì yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo,
cơ sở vật chất và giáo dục học sinh – sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng đến
chất lượng giảng dạy của nhà trường. Chất lượng đào tạo không thể nói chỉ có bài
giảng trên bảng đen phấn trắng mà đòi hỏi các điều kiện đi kèm trên lớp.
Như vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa nói riêng, nhà trường nói
chung thì không thể thực hiện một sớm, một chiều, mà phải thực hiện lâu dài, và
là nhiệm vụ then chốt. Mặt khác, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã nêu

ở chương 3. Trong các giải pháp nhóm tác giả đã nêu ở chương 3, thì giải pháp cơ
sở vật chất, giải pháp yếu tố đầu vào, giải pháp quá trình đào tạo là những nhóm
giải pháp cần sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban. Với thực trạng của khoa
hiện nay, nhóm đề tài quan tâm lớn nhất đến nhóm giải pháp về đội ngũ giảng
viên, giảng viên. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất hiện nay để khoa tập trung
bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ giảng viên để nâng cao
chất lượng đào tạo của khoa.
3


Những nội dung nghiên cứu trên đây tác giả thực hiện trên cơ sở những kiến
thức lý luận mà nhóm tác giả nghiên cứu được. Mặc dù, đã có những cố gắng nhất
định nhưng do phạm vi nghiên cứu trình độ, thời gian có hạn, nên đề tài không thể
tránh khỏi hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thày (cô) để đề tài được
hoàn thiện hơn.

4



×