Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tóm tắt luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh của trung tâm giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông viettel giai đoạn 2014 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.71 KB, 8 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Trung tâm giải pháp công nghệ
thông tin và viễn thông Viettel giai đoạn 2014-2019” tập trung đi vào phân tích môi
trường kinh doanh ngành công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam và môi trường
nội bộ của doanh nghiệp để từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn
2014-2019 của Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel. Ngoài
phần mở đầu, kết luận thì luận văn bao gồm 4 chương:
Mở đầu, luận văn trình bày tổng quan về những công trình nghiên cứu trước đó có
liên quan. Nội dung chính của phần này là đưa ra các nghiên cứu trước đó về việc xây
dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến thị trường công
nghệ thông tin ngày nay. Trong đó, tác giả có đưa ra một danh sách các nghiên cứu bao
gồm các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ ở các trường khác nhau trên cả nước với hướng nghiên
cứu đều là xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Với các nội dung
nghiên cứu trên, tác giả đã phân tích và đưa ra các ưu, nhược điểm chung của các nghiên
cứu này. Từ các ưu, nhược điểm đã được phân tích, tác giả đã khái quát chung về vấn đề
xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp và đưa ra nhận định dựa trên cơ sở
các nghiên cứu trên là chưa có nghiên cứu nào về xây dựng chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp Công nghệ thông tin trong giai đoạn 2014-2019.
Phần tiếp theo, luận văn trình bày cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh.
Phần này luận văn tập trung vào trình bày cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh. Đây là
phần tổng hợp các cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh. Nội dung chính của phần này
đưa ra khung lý thuyết và các khái niệm liên quan đến việc xây dựng chiến lược kinh
doanh.
Phần một của chương là khái niệm vài trò và ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược
kinh doanh. Trong phần này, tác giả đã trích dẫn các khái niệm khác nhau của những nhà
kinh tế, hoặc các khái niệm được trích dẫn từ các sách, tài liệu nghiên cứu liên quan đến
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần tiếp theo của chương tác giả trình bày quy trình để tiến hành xây dựng chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh có thể được


mô tả một cách tóm tắt qua sơ đồ sau:


ii

Phân tích môi trường kinh doanh

Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp nghiệp

Xác định nhiệm vụ và mục tiêu, sứ mệnh nghiệpnghiệp

Xây dựng phương án chiến lược

Lựa chọn chiến lược
Để tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh thì thường phải trải qua 5 bước lần
lượt:
Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh. Phân tích môi trường kinh doanh là quá
trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra, xem xét các nhân tố môi trường khác nhau:
môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, môi trường công nghệ, khách hàng, nhà
phân phối... và xác định các cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp của họ. Môi trường
kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Trong đó môi trường vĩ mô
bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động lên doanh nghiệp. Các yếu tố này thường xuyên
thay đổi và tạo ra nguy cơ mới cũng như mang đến những cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm :

Môi trường kinh tế


Môi trường công nghệ




Môi trường văn hóa- xã hội



Môi trường thể chế



Môi trường toàn cầu

Môi trường ngành bao gồm các yếu tố trong và ngoài ngành tác động đến tính chất
và mức độ cạnh tranh của ngành đó. Để phân tích môi trường ngành thì sử dụng mô hình 5
áp lực cạnh tranh của M.Potter.


iii

Mô hình bao gồm 5 yếu tố chính:

Đối thủ cạnh tranh


Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn



Nhà cung cấp




Khách hàng



Sản phẩm thay thế

Bước 2: Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp, xác định các điểm mạnh, điểm
yếu doanh nghiệp. Môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống
bên trong của doanh nghiệp. Các yếu tố chủ yếu bao gồm: nguồn lực doanh nghiệp, khả
năng tổ chức doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc phân tích môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ doanh nghiệp giúp tìm
được các điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội của doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở để
tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: Hoạch định chức năng nhiệm vụ (hoặc khẳng định lại chức năng nhiệm vụ
đã được hoạch định từ trước) và hoạch định mục tiêu, đồng thời giúp ta xác định việc gì
cần làm để đạt được các mục tiêu và chức năng nhiệm vụ đề ra. Xác định nhiệm vụ, mục
tiêu chiến lược là một trong những bước đầu tiên trong xây dựng chiến lược nhưng cũng là
bước quan trọng nhất.
Bước 4: Tiến hành xây dựng các phương án chiến lược của doanh nghiệp. Đưa ra cơ
hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu và tiến hành tổng hợp các yếu tố đó thông qua mô hình
SWOT có thể đưa ra các phương án chiến lược kinh doanh nhằm sử dụng điểm mạnh, khắc
phục điểm mạnh để tận dụng cơ hội cũng như đề phòng các nguy cơ của trung tâm.
Bước 5: Sau khi đưa ra được các phương án chiến lược thì doanh nghiệp phải tiến
hành lựa chọn ra phương án chiến lược được xem là hấp dẫn nhất để phát triển nó vì doanh


iv


nghiệp với những hạn chế về nguồn lực và thời gian không thể đồng thời thực hiện nhiều
chiến lược cùng một lúc. Những thuận lợi, bất lợi, sự đánh giá chi phí và lợi ích đem lại từ
những chiến lược này cần phải được cân nhắc tính toán.
Phần cuối cùng của chương, tác giả trình bày khái quát một số mô hình dùng để tiến
hành nghiên cứu đánh giá các chiến lược kinh doanh bao gồm : Mô hình SWOT, IFE, EFE,
QSPM.
Xây dựng chiến lược kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Việc nghiên cứu lý luận
chung về chiến lược doanh nghiệp giúp có cái nhìn tổng thể, toàn diện về các yếu tố tác
động và ảnh hưởng tới doanh nghiệp, làm nền tảng cơ bản cho việc xây dựng, hoạch định
chiến lược khả thi và đề xuất các giải pháp phù hợp nhất. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận
chương 2 làm cơ sở để ta đi sâu vào phân tích và đề ra các định hướng kinh doanh của
Trung tâm giải pháp Công nghệ Thông tin và Viễn thông Viettel của các chương tiếp theo.
Phần ba của luận văn tập trung phân tích phân tích môi trường kinh doanh của
Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel. Phần mở đầu giới thiệu
chung về Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel bao gồm :

Lịch sử phát triển và hình thành của Trung tâm


Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm



Kết quả kinh doanh của Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin

Phần tiếp theo sẽ phân tích môi trường kinh doanh của Trung tâm để qua đó xác định
cơ hội, nguy cơ mà Trung tâm phải đối mặt. Cụ thể:
Cơ hội của Trung tâm:

 Tiềm năng của thị trường lớn
 Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho công ty xâm nhập thị trường quốc
tế.
 Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
dịch vụ phát triển. Đặc biệt là hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối
và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển…
 Các hàng rào thuế quan đang được xoá bỏ, cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát
triển mạnh mẽ.
 Công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực giáo
dục và y tế. Hiện có gần 100% các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện kết nối internet
bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều bệnh viện cơ sở đã ứng dụng CNTT vào phục vụ
chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
 Quốc hội Việt Nam coi giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu,
trong đó phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông đóng vai trò đặc biệt


v

quan trọng.
 Cơ sở hạ tầng thông tin ngày càng được phát triển mạnh mẽ.
Nguy cơ của Trung tâm
 Việc Việt Nam gia nhập WTO vừa là cơ hội vừa là nguy cơ đối với Trung tâm.
Việc cạnh tranh không chỉ dừng ở các công ty trong nước mà hiện tại còn phải chịu sự
canh tranh rất lớn từ các tập đoàn lớn mạnh về công nghệ thông tin trên thế giới.
 Nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít, đặc biệt yếu kém về trình độ ngoại ngữ.
 Hiện đang chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế khiến cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm. Lãi suất ở mức cao, lạm phát không ngừng gia tăng.
 Việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn hạn chế.
 Sự phát triển của các đối thủ và các sản phẩm thay thế.
 Tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, đòi hỏi phải nắm bắt nhanh để theo kịp.

 Do sự thiếu minh bạch và rào cản hành chính trong đầu tư CNTT từ VN. Chỉ số
cạnh tranh ngành CNTT của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới thấp.
Bước tiếp theo ta phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp xác định được điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Bao gồm:
Điểm mạnh của Trung tâm
 Được sự hậu thuẫn vững chắc của tập đoàn.
 Đội ngũ nhân viên chất lượng cao. Với hơn 1000 kỹ sư CNTT. Họ đều là những
nhân viên trẻ, năng động, có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo. Đó là tài sản quý báu nhất
và là nền tảng tạo ra mọi thành công của Trung tâm.
 Tập đoàn Viettel có hệ thống phân phối chuyên nghiệp và rộng khắp trong nước
cũng như nước ngoài. Mạng lưới kinh doanh tại: Lào, Campuchia, Haiiti, Mozambique,
Peru, Đông Timor.
 Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và
Viễn thông ở Việt Nam.
 Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, có
những đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược.
Điểm yếu của Trung tâm
 Trung tâm đang trong giai đoạn hoàn thiện phát triển vì vậy còn gặp nhiều khó
khăn trong công tác quản lý, phát triển sản xuất.
 Trong tập đoàn vẫn tồn tại song song các đơn vị cùng hoạt động trong lĩnh vực
CNTT gây sự chồng chéo và không tận dụng tối đa tiền lực các đơn vị trong tập đoàn.

Comment [NN1]: Phải dùng thống
nhất thuật ngữ với phần lý thuyết bên
trên. Sửa thành Nguy cơ.


vi

 Công tác Marketing chưa thật sự được chú trọng, hoạt động chưa thực sự hiệu quả,

thiếu sự chuyên nghiệp, đồng bộ giữa các bộ phận cũng như công tác nghiên cứu thu thập
thông tin tìm ra nhu cầu thực sự của khách hàng chưa hiệu quả.
 Công tác nghiên cứu sản phẩm mới và sự thay đổi kỹ thuật chưa thật nhanh so với
yêu cầu của thị trường
 Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả
Với việc phân tích môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của Trung tâm ta
đã đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguy cơ, cơ hội mà Trung tâm có
thể gặp phải. Đây chính là cơ sở để từ đó ta đưa ra phân tích xây dựng những định hướng
chiến lược kinh doanh cho Trung tâm ở phần tiếp theo.
Nội dung cuối cùng của luận văn, tác giả đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh
của Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel giai đoạn từ năm
2014 đến 2019. Dựa trên những phân tích về môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ
của Trung tâm tác giả đưa ra được các điểm mạnh điểm yếu của Trung tâm từ đó làm cơ sở
xây dựng Ma trận SWOT và đưa các phương án chiến lược kinh doanh của Trung tâm


vii
Các cơ hội (O)

Các nguy cơ (T)

O1. Tiềm năng của thị trường lớn.
T1. Kinh tế Việt Nam mở cửa, các đối thủ
O2. Gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho việc cạnh tranh tiềm năng dễ dàng thâm nhập thị
xâm nhập thị trường quốc tế
trường.
O3. Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều T2. Chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng
kiện cho hoạt động Công nghệ thông tin
kinh tế khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế
O4. Cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát có dấu hiệu suy giảm.

triển mạnh mẽ
T3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ đối thủ cạnh
tranh.
Các chiến lược (SO)
Các chiến lược (ST)
Tận dụng điểm mạnh để đón cơ hội
Dùng sức mạnh vượt qua thử thách

Các điểm mạnh (S)
S1. Được sự hậu thuẫn vững chắc của Tập đoàn.
S2. Đội ngũ nhân viên trẻ năng động ham học hỏi.
S3. Năng lực và trình độ của ban điều hành.
Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường trong Chiến lược phát triển sản phẩm mới
S4. Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước
và ngoài nước
S5. Một trong thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực CNTT.
Chiến lược xâm nhập thị trường
S6. Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh
vực CNTT
S7. Khả năng về vốn và tài chính lớn
S8. Sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao, có uy tín
S9.Có kinh nghiệm trong việc phát triển kinh doanh thị trường nước
ngoài
Các điểm yếu (W)
Các chiến lược (WO)
Các chiến lược (WT)
W1. Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả.
Tận dung cơ hội để khắc phục điểm yếu
Giảm thiểu điểm yếu để tránh đe doạ
W2. Sự thay đổi về sản phẩm chưa thật nhanh so với yêu cầu của

khách hàng
Chiến lược hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao
Cải tiến các hoạt động marketing
W3. Hoạt động Marketing hiện đang còn yếu.
chất lượng nguồn nhân lực
W4.Trung tâm đang trong giai đoạn hoàn thiện phát triển vì vậy còn
gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, phát triển sản xuất.
W5.Tồn tại song song nhiều đơn vị cùng lĩnh vực trong Tập đoàn.


8
Qua việc phân tích SWOT các phương án chiến lược kinh doanh đã được đưa ra:
Phương án 1: Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài
nước.
Đẩy nhanh công tác phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao quy mô của Trung tâm.
Tập trung tiến hành đầu tư chiếm linh thị phần các các thị trường nước ngoài tiềm năng.
Phương án 2: Chiến lược xâm nhập thị trường
Tập chung nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành đồng thời nâng cấp đầu tư
cơ sở hạ tầng các trung tâm phân phối làm cơ sở để xâm nhập và phát triển thị trường.
Phương án 3: Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Đây là chiến lược cố gắng tạo doanh thu và sức mạnh cạnh tranh bằng cách đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thông qua việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
qua đó tạo lợi thế về khác biệt hóa về sản phẩm, dịch vụ.
Phương án 4: Chiến lược tiếp tục khẳng định thương hiệu Viettel và cải tiến
các hoạt động marketing
Tăng cường các hoạt động quảng cáo liên quan đến thương hiệu Viettel. Đồng
thời tiến hành xây dựng cải thiện hoạt động marketing của Trung tâm.
Phương án 5: Chiến lược hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
Tiến hành sát nhập các đơn vị cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin

của Tập đoàn từ đó tạo sức mạnh để đối phó với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời tiến
hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trung tâm.
Nội dung cuối là sau khi đề ra được các phương án ta đưa ra một số phương án cụ
thể để thực hiện các chiến lược kinh doanh của Trung tâm giai đoạn 2014-2019.
Bao gồm:
 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn lực và nâng cao năng lực quản lý.
 Phát triển thị trường mới
 Phát triển sản phẩm mới
 Phát triển cải tiến các hoạt động Marketing
Phần cuối cùng của luận văn là kết luận về những vấn đề mà luận văn đã đưa ra.
Nội dung chính của phần kết luận, tác giả khái quát lại những nội dung trong từng
chương của luận văn và mỗi liên hệ của các phần lý thuyết và thực trạng để xây dựng nên
các giải pháp. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh, trong xu thế sử dụng Công nghệ thông
tin nhiều như hiện nay của các doanh nghiệp, cùng với những chiến lược kinh doanh
đúng đắn và sự quyết tâm thực hiện, có định hướng rõ ràng, tác giả tin rằng Trung tâm
Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel sẽ trở thành một công ty lớn mạnh
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hoàn thành mục tiêu mà Tập đoàn đã đặt ra cho
Trung tâm. Cuối cùng là đánh giá luận văn còn nhiều điểm thiếu sót và mong nhận được
sự góp ý của Quý Thầy Cô và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.



×