Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Dạy học đoạn trích ông già và biển cả (e hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGHIÊM THI ̣THÚY NGA

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “ƠNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
(E.HEMINGWAY) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN CỔ MẪU

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGHIÊM THỊ THÚY NGA

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “ƠNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
(E.HEMINGWAY) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN CỔ MẪU

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Ngữ văn
Mã số: 60 14 01 11

Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Lê Huy Bắc

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.TS Lê Huy Bắc – người
thầy đã tận tâm chỉ bảo, động viên, hết lòng giúp đỡ em vượt mọi khó khăn để
hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong
khoa Ngữ văn – Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện,
giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường.
Tác giả Luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo trong tổ Ngữ Văn trường Trung học phổ thông Thăng Long, Trường
THPT Hai Bà Trưng Hà Nội và các em học sinh lớp 12A1, 12A2.
Trân trọng gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln sát cánh động viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2015.
Tác giả:

Nghiêm Thị Thúy Nga

i


DANH MỤC CHƢ̃ VIẾT TẮT
TPVC

: Tác phẩm văn chương

VHNN

: Văn học nước ngồi


THPT

: Trung học phổ thơng

PPDH

: Phương pháp dạy học

SGK

: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

PP

: Phương pháp

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

ii



MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mu ̣c chữ viế t tắ t ...................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................. iii
Danh mục bảng biểu.......................................................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TRI THỨC CỔ MẪU ......................................8
1.1. Vài nét về cổ mẫu .................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm cổ mẫu .............................................................................................8
1.1.2. Đặc trưng cổ mẫu ............................................................................................13
1.1.3. Chức năng của cổ mẫu ....................................................................................14
1.2. Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học ...............................................................15
1.2.1. Khái lược về mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học.......................................15
1.2.2. Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học qua một số cổ mẫu thường gặp .........19
1.3. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cổ mẫu ....................................................32
1.3.1. Đọc và phát hiện cổ mẫu .................................................................................32
1.3.2. Tìm hiểu ý nghĩa của cổ mẫu trong tác phẩm và dùng cổ mẫu để lí giải tác
phẩm ..........................................................................................................................34
Tiểu kết chương 1......................................................................................................36
Chƣơng 2: BIỂU HIỆN CỦA CỔ MẪU TRONG ĐOẠN TRÍCH ƠNG GIÀ
VÀ BIỂN CẢ ...........................................................................................................37
2.1. Từ đặc điểm văn chương của E. Hemingway ....................................................37
2.2. Đoạn trích Ơng già và biển cả ............................................................................37
2.3. Những cổ mẫu được biểu hiện trong đoạn trích.................................................39
2.3.1. Cổ mẫu Biển ....................................................................................................39
2.3.2. Cổ mẫu Cá .......................................................................................................43
2.3.3. Cổ mẫu con người chinh phục tự nhiên ..........................................................49
Tiểu kết chương 2......................................................................................................59
Chƣơng 3: THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH ƠNG

GIÀ VÀ BIỂN CẢ THEO HƢỚNG TIẾP CẬN CỔ MẪU ................................60
3.1. Thiết kế Ông già và biển cả theo hướng tiếp cận cổ mẫu ..................................60
iii


3.1.1. Mục tiêu bài học ..............................................................................................60
3.1.2. Chuẩn bị ..........................................................................................................61
3.1.3. Phương pháp....................................................................................................61
3.1.4. Thiết kế bài học ...............................................................................................62
3.2. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................74
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm.......................................................................................74
3.2.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................76
3.2.3. Đánh giá thực nghiệm .....................................................................................78
Tiểu kết chương 3......................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................84
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................87
PHỤ LỤC .................................................................................................................90

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Đánh giá của học sinh và giáo viên khối 12 THPT Hai Bà Trưng và
Thăng Long về hiệu quả của giáo án ứng dụng hướng tiếp cận cổ mẫu trong bài học
Ông già và biển cả .....................................................................................................77
Bảng 3.2: Kết quả thống kê chất lượng bài kiểm tra sau khi học bài Ông già và biển
cả ở hai lớp 12A1, 12A2 THPT Hai Bà Trưng và Thăng Long, (có so sánh với lớp
đối chứng 12A3,12A4) ..............................................................................................78

v



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, tác phẩm văn học Mỹ được dịch ở Việt
Nam với một khối lượng đáng kể so với văn học các nước khác, vì vậy nó đã
tạo được sức hút lớn đối với một bộ phận bạn đọc có tình yêu đối với nền văn
học này. Và hiểu biết văn học của một xứ sở chính là một cách để tiếp cận
con người xứ sở ấy trên cả bề rộng lẫn chiều sâu. Một trong số những tác giả
nước ngoài được bạn đọc biết đến nhiều nhất là E. Hemingway.
Tiếp cận E. Hemingway từ cuộc đời và sự nghiệp đã mở ra cho chúng tôi
một chân trời mới. Nhan đề các tác phẩm hay bản thân tác phẩm của ông
không chỉ tồn tại như một văn bản nghệ thuật mà cịn như một mơ thức văn
hóa – vật chất của con người. Từ những trang viết của ông, người ta càng hiểu
hơn tài năng của một bậc thầy. Ông đã trở thành biểu tượng văn hóa của nhân
loại.
Mỗi tác phẩm văn học đều là đứa con tinh thần của nhà văn, nó mang
trong mình những giá trị văn hố riêng. Nó hiện thân cho tư tưởng, tình cảm
và kết tinh tài năng nhân cách của nhà văn. Ông già và biển cả là một tiểu
thuyết rất ngắn nhưng nó được xem là kiệt tác của E. Hemingway. Tác phẩm
đã góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Bên cạnh đó, mơn Ngữ văn là một trong những mơn học có vai trị quan
trọng ở nhà trường phổ thơng, ngồi chức năng cơng cụ, mơn Ngữ văn cịn
góp phần rất lớn hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như góp
phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học.
Môn Ngữ văn bồi dưỡng cho học sinh tình u tiếng Việt, văn học, văn hố,
tình u gia đình, thiên nhiên, đất nước, lịng tự hào dân tộc; ý thức tự lập, tự
cường, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn; giáo dục cho
học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức
tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.


1


Như vậy, việc dạy và học môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần cung cấp,
trang bị cho học sinh kiến thức về văn học mà bên cạnh đó cần bổ sung cho
các em các kiến thức liên ngành khác trong đó có kiến thức về văn hố để phù
hợp với nhu cầu của thực tiễn. Các tri thức về văn hoá mà học sinh thu lượm
được trong văn học sẽ góp phần giúp cho các em bồi dưỡng, giữ gìn, phát huy
sáng tạo bản sắc văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Lựa chọn đề tài Dạy học đoạn trích “Ông già và biển cả”(E.
Hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu, chúng tôi muốn mở rộng và khai
thác sâu hơn sự hiểu biết về tác giả E. Hemingway và đoạn trích Ơng già và
biển cả, đem đến cho học sinh Trung học Phổ thơng (THPT) một cái nhìn mới
xuất phát từ lợi ích thực tiễn của nhà trường Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Ông già và biển cả viết ở Cu Ba năm 1951 và xuất bản
năm 1952. Nó là tiểu thuyết cuối cùng được xuất bản khi Hemingway còn
sống. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự
nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư
cấu năm 1953, qua khảo cứu, chúng tôi thu thập được các cơng trình nghiên
cứu sau:
– Lê Huy Bắc, E. Hemingway – Núi băng và hiệp sĩ, NXB Giáo dục,
HN,1999.
– Lê Huy Bắc (Tuyển chọn), E. Hemingway – Những phương trời nghệ
thuật, NXB Giáo dục, HN, 2001.
– Lê Huy Bắc, Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX, NXB Đại học sư phạm, HN,
2011.
– Lê Đình Cúc, Tiểu thuyết của Hemingway, NXB Khoa học Xã hội,
HN, 1999.

– Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
NXB Giáo dục, HN, 1999.
– Đặng Anh Đào, Ông già và biển cả – cốt truyện và điểm nhìn, hiện

2


thực và biểu tượng, Văn học Phương tây, NXB Giáo dục, HN, 1997.
– Phùng Văn Tửu, Độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả, NXB
Văn học, HN, 2002.
– Nguyễn Liên, Tiếp cận đương đại văn hóa Mỹ, NXB Văn hóa thơng
tin, HN, 2001.
– G. Plim–pton, Phỏng vấn Hê–ming–, trong Hê–minh– và các phê
bình của ơng, Lê Huy Bắc dịch.
– Kei–i–chi Ha–ra–đa, Ông lão và đại dương, trong Hê–minh–uê và các
phê bình của ơng, Lê Huy Bắc dịch.
– Ăng–đrê Mơ–roa, Ơ–nít Hê–minh–, trong Hê–minh– và các phê
bình của ơng, Lê Huy Bắc dịch.
- Nguyễn Quang Huy, Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ
mẫu (archetype).
- Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn
học Việt Nam.
- Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Ơng già và biển cả
khá phong phú, đa dạng nhưng các tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về
tác giả Hemingway, tiểu thuyết Ông già và biển cả, về khái niệm cổ mẫu và
mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học. Tuy nhiên, tiếp cận tác phẩm (cụ thể
đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng
cổ mẫu chưa được quan tâm đúng mực. Chúng tơi thấy rằng việc phân tích và
tìm ra phương pháp thích hợp để tiếp cận đoạn trích này là cần thiết và có ý

nghĩa thực tiễn đối với việc dạy và học ở trường THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là đề ra phương hướng tiếp cận cổ mẫu khi
đọc hiểu đoạn trích Ơng già và biển cả để nâng cao chất lượng và hiệu quả
của việc giảng dạy, làm cho việc dạy và học Ngữ văn gắn liền với thực tiễn
cuộc sống hơn, học sinh có hứng thú, say mê học tập mơn Ngữ văn, từ đó góp

3


phần phát triển cho học sinh một số năng lực phổ thông (như biết sử dụng các
ngữ liệu văn học để giải thích các hiện tượng điển hình hay quen thuộc của
cuộc sống…)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận của đề tài
4.2. Các cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của E.
Hemingway.
4.2. Tiểu thuyết Ơng già và biển cả
4.3. Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập đoạn trích “Ơng già và biển
cả” trong nhà trường phổ thơng.
4.4. Tìm ra biểu hiện của tri thức cổ mẫu trong tác phẩm, cụ thể ở đoạn
trích “Ơng già và biển cả”.
4.5. Tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể để vận dụng tri thức cổ mẫu
vào hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Ơng già và biển cả”.
4.6. Thiết kế giáo án thực nghiệm cho đoạn trích “Ơng già và biển cả”,
trong đó vận dụng những phương pháp, biện pháp cách thức của tri thức
cổ mẫu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong tiểu thuyết Ông già và biển cả
của E. Hemingway, đặc biệt là đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 –

tập 2 – Ban cơ bản).
6. Mẫu khảo sát
– Khối lớp 12 trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
– Khối lớp 12 trường THPT Thăng Long, thành phố Hà Nội.
7. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
7.1. Khách thể nghiên cứu
Lí thuyết phê bình cổ mẫu và q trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT
Việt Nam.
7.2. Đối tượng nghiên cứu
4


– Các cơng trình nghiên cứu về lí thuyết phê bình cổ mẫu; cuộc đời và sự
nghiệp của E. Hemingway.
– Tiểu thuyết Ơng già và biển cả, đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ
văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản.
– Thực trạng dạy và học đoạn trích Ơng già và biển cả trong nhà trường
phổ thông.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận cổ
mẫu trong dạy học tiểu thuyết Ơng già và biển cả (đoạn trích trong sách giáo
khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) thì sẽ giúp học sinh dễ dàng liên kết
các kiến thức văn học và văn hóa.
Đồng thời, việc dạy học Ngữ văn được gắn với thực tiễn cuộc sống hơn,
học sinh có hứng thú, say mê học tập mơn Ngữ văn, từ đó góp phần phát triển
một số năng lực cho học sinh THPT, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học môn Ngữ văn.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành luận văn, chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp tiếp cận văn hoá, cổ mẫu.

– Phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm.
– Phương pháp so sánh loại hình.
– Các thao tác phân tích, tổng hợp, xử lí thơng tin.
10. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
– Tổng quan một cách có hệ thống cơ sở lý luận về phê bình cổ mẫu và
cách tiếp cận cổ mẫu trong tiểu thuyết Ông già và biển cả.
– Thiết kế giáo án dạy học đoạn trích Ơng già và biển cả trong sách giáo
khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản theo hướng tiếp cận cổ mẫu.
– Đề xuất cách sử dụng dạy học đoạn trích Ơng già và biển cả trong
(sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng tiếp cận cổ mẫu
trong dạy học Ngữ văn lớp 12 làm cho việc dạy học Ngữ văn gắn với thực

5


tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập, từ đó góp phần phát triển
một số năng lực cho học sinh THPT đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học môn Ngữ văn.
11. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tri thức về cổ mẫu.
Chương 2: Biểu hiện của cổ mẫu trong đoạn trích Ơng già và biển cả
Chương 3: Thiết kế bài giảng theo hướng cổ mẫu.

6


7



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TRI THỨC CỔ MẪU
1.1. Vài nét về cổ mẫu
1.1.1. Khái niệm cổ mẫu
Trong phần trình bày về khái niệm cổ mẫu cũng như những đặc trưng cơ
bản của nó, do hạn chế về mặt ngoại ngữ nên tôi chủ yếu dựa vào nguồn tài
liệu của các nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc, Nguyễn Thị Thanh Xuân và Nguyễn
Quang Huy.
Cổ mẫu trước hết là biểu tượng nhưng cao hơn biểu tượng ở sức khái
quát của nó, bởi cổ mẫu là những mẫu của các biểu tượng, là nguyên mẫu của
các tập hợp biểu tượng hay một cách khái quát là những biểu trưng phổ quát.
“Từ điển văn học” nhận định: cổ mẫu là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu
của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của
con người, chứa đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại; vô thức
tập thể này là một yếu tố đặc trưng cho tất cả các vô thức cá nhân” [34, 173].
Theo “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”: “Các mẫu gốc hiển hiện ra như
những cấu trúc tâm thần gần như phổ biến, bẩm sinh hay được thừa kế, một
thứ ý thức tập thể; chúng thể hiện qua các biểu tượng đặc biệt chứa đầy một
công suất năng lượng lớn. Chúng đóng một vai trị động lực và thống nhất
đáng kể trong sự phát triển nhân cách” [14, 972].
Khái niệm cổ mẫu có nguồn gốc từ học thuyết của nhà tâm lý học Carl
Gustav Jung (1875 – 1961), người Thụy Sỹ. Ông nghiên cứu và đề xuất từ
những thập niên đầu của thế kỷ XX. Từ chỗ tâm đắc và phát triển học thuyết
về vô thức của thầy mình là Sigmund Freud (1856 – 1939, người Áo), Jung đã
đóng góp cho nhân loại cái nhìn mới về hệ tâm thức con người. Trong đó vơ
thức tập thể – ngôi nhà xuyên thời đại của cổ mẫu – là khái niệm cốt lõi. Jung
nói: “Nguyên sơ tượng (archétype), hay siêu mẫu, hay ngun hình – dù đó là
quỷ, người hay biến cố – được lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất kì đâu


8


có trí tưởng tượng sáng tạo tự do hoạt động. Lần lượt chúng ta có ở đây trước
hết là nguyên hình huyền thoại. Nghiên cứu tỉ mỉ các hình tượng này ta nhận
thấy trong chừng mực nào đấy chúng là bản tổng kết đã được cơng thức hóa
của khối kinh nghiệm điển hình to lớn của vơ số các thế hệ tổ tiên: đó có thể
nói là vết tích tâm lý của vô số cảm xúc cùng một kiểu” [26,127]. Vẫn coi
trọng ý thức nhưng Jung đã khiến thế giới phải ngạc nhiên khi nhận ra toàn bộ
đời sống con người luôn chịu sự tác động mạnh mẽ và nhiều lúc thật kì diệu
từ vơ thức tập thể thơng qua cổ mẫu, đồng thời bản chất của vô thức tập thể là
di truyền (có biến dịch).
Chúng ta có thể hiểu về khái niệm nay qua một số cổ mẫu quen thuộc:
– Trời, Đất: đây là cỗ mẫu bắt nguồn từ sự nhìn nhận về vũ trụ quan
mang tính sơ khai của con người thời xưa xuất hiện nhiều trong văn hóa của
phương Đơng nói chung và người Việt nói riêng. Đây là hai vật thể to lớn
nhất, bao hàm cả vũ trụ. Đất: cứng cáp, đục thô, ổn định, rộng rãi, ngập tràn
cây cối, ni sống mn lồi, đất như người Mẹ có sức sản sinh và tái sinh,
bền bỉ trong một nhịp điệu âm thầm và bao dung. Trời: rộng lớn, bao la, ẩn
chứa nhiều điều kì thú, có tác dụng chở che cho mn lồi như người Cha
trong gia đình. Do đó, Trời và Đất tương ứng chỉ tới Cha và Mẹ, Dương và
Âm.
– Nước: Với đặc trưng mềm mại, trong trẻo, tinh khiết, ln chuyển
động, biến hố, và xuyên thấm nhưng lại có sức mạnh lớn lao, là nguồn sống
của vũ trụ nên nước tượng trưng cho sự vẻ đẹp vừa thánh thiện, nguyên sơ lại
mạnh mẽ của con người. Vì thế, nước là cổ mẫu quen thuộc trong văn hóa
nhiều nước, cả phương Đơng và phương Tây. Người Châu Á xem nước là
biểu tượng của sự sống, sự sinh sơi nảy nở. Và vì nước mang trong nó sự hiền
minh, khơng chứa đựng sự tranh chấp, nước tự do và không hề bị ràng buộc,
tự để mình chảy trơi theo chiều dốc của mặt đất nên nó được xem là “cơng cụ

thanh tẩy” trong nghi lễ của nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới (Đạo giáo,
Đạo Hồi, Kitơ giáo, Ấn Độ giáo). Cùng với tính năng thanh tẩy, nước còn

9


mang trong nó sức mạnh tái sinh, sức mạnh của sự bất tử. Sức mạnh ấy ẩn
chứa dưới lớp vô thức và là sức mạnh khơng định hình của tâm hồn. Với G.
Bachelard, nước là “một kiểu định mệnh đặc thù”. Ơng cho rằng “Trong bề
sâu của mình, con người đã có định mệnh của nước đang chảy” [18, 273]. Khi
thịnh nộ, nước chuyển từ âm (êm đềm/ nữ tính) sang dương (dữ dội/ nam
tính). Nước mang trong nó số phận, dáng vóc, tâm hồn. C.G. Jung cho rằng:
“nước là biểu tượng phổ biến nhất dành cho vô thức”, và về phương diện tâm
lý học “nước là tinh thần đã trở thành vô thức (…). Nước là trần thế và hữu
hình, nó cũng là chất lỏng của cơ thể bản năng tính, máu và là dịng lưu
chuyển của máu, là mùi của thú tính, tính nhục dục mạnh với đam mê”
[22,70]. Cũng như Jung, G. Bachelard đã có những phút giây chiêm nghiệm
sâu lắng với nước. Trong cơng trình Nước và những giấc mơ (L‟Eau et les
Rêves, 1942), ông đã dệt nên những “biến tấu” kỳ diệu về chủ đề “nước”. Ở
đó có những dịng nước trong, những dịng nước mùa xn, những dịng nước
chảy, những dịng nước đa tình, những dịng nước sâu, nước tù đọng, chết
chóc, nước pha tạp, nước dịu hiền, nước dữ dội… Ngần ấy dòng nước là ngần
ấy biểu tượng lấp lánh tựa những tia sáng phản chiếu từ tấm gương dưới nắng
mặt trời.
– Núi non, hang vực, gị, đống, rừng, vườn, biển, sơng, ngịi, hồ, đầm,
suối, mưa, sương…: Những cổ mẫu con này là những cổ mẫu con sinh ra từ
ba cổ mẫu lớn ở trên. Nó vừa dung chứa những nét chung của cổ mẫu mẹ đất,
mẹ nước, cha trời – đặc biệt là tính cố định, ln chuyển và tính sinh sơi – vừa
hình thành những nét riêng. Cổ mẫu Sơng, Đầm, Giếng gần như chiếm lĩnh
trang viết và khái niệm non sơng gần như bình đẳng với khái niệm đất nước

và non nước về ý nghĩa. Sông để lại dấu ấn đậm trong tâm thức người Việt
đến mức có khi nó thay thế cả Biển trong điển cố “bể dâu” (Thương hải biến
vi tang điền), để nói lên cảm thức về sự biến dịch mà lại rất gợi, vì đã bước ra
ngồi thế giới cơng thức, là sự khắc phục điển phạm, vốn đã mòn nhẵn.
– Lửa: Ngay từ xa xưa, việc gìn giữ và bảo vệ “lửa thiêng” đã trải rộng

10


từ La Mã cổ đại đến Ấn Độ, từ các quốc gia phương Đông đến phương Tây.
Là một dạng vật chất, lửa mang trong nó những đặc tính đối lập: lửa vừa là sự
tái sinh, vừa là sự hủy diệt, là hy vọng lẫn tuyệt vọng, là lửa yêu thương lẫn
thù hận. Lửa được coi là cội nguồn của những sinh thể nảy mầm sự sống cách
đây gần năm tỉ năm; là biểu tượng của sự linh thiêng thần thánh, đồng thời
cũng là một phần trong bản thể con người. Và cũng như cổ mẫu nước, một lần
nữa ta lại thấy lửa đi vào lời ăn tiếng nói của người dân. Người ta nói đến “lửa
hận”, “lửa dục”, “lửa tham”… như những mặt trái của cuộc sống. Người ta
cũng nói đến lửa như một sự thử thách lòng người (lửa thử vàng, gian nan thử
sức), và lửa như một thứ hấp lực của cuộc đời (cơ thể bốc lửa, đôi môi bỏng
cháy,…). Cũng như nước, mỗi người đều cất giấu trong mình một “định mệnh
của lửa”. Cùng với “nước”, “lửa” trở thành một biểu tượng kép trong đời sống
tôn giáo tín ngưỡng nhiều dân tộc trên thế giới. Người ta nhắc đến ngọn lửa
Phục sinh của người Kitô giáo với niềm tin về sự chiến thắng và ngự đến của
đấng cứu thế. Người ta cũng nhắc đến “lửa tam muội” – ngọn lửa ánh sáng và
trí tuệ của Phật giáo, do nhập định mà phát ra. Đó là ngọn lửa có khả năng
thiêu trừ mọi vọng tưởng, phóng chiếu con người về cõi cực lạc. Và người ta
còn nhắc đến ngọn lửa Agni – vị thần của sự sống và tư duy trong các tôn
giáo Ariăng ở Châu Á. Lửa mang lại sự sinh sôi, nhưng lửa cũng tàn phá và
hủy diệt. Đó là ngọn lửa hỏa ngục trong ngày phán xét – nơi kẻ tội lỗi sẽ phải
“khóc lóc nghiến răng”; là ngọn lửa vô minh, lửa dục vọng cất giấu trong mỗi

người, khiến thế gian chẳng khác nào một “nhà lửa” (hỏa trạch) và con người
bị thiêu đốt trong sự mê muội của chính mình. Với người Việt, lửa là biểu
tượng của sự sung túc. Tục thờ Táo qn (ba ơng đầu rau) có thể xem là một
hình thức khác của tục thờ lửa, gửi gắm mong ước về cuộc sống gia đình ấm
no, hạnh phúc.
– Giấc mơ: Trải nghiệm về giấc mơ là một trong những trải nghiệm đầu
tiên của người nguyên thủy. Trải nghiệm ấy gắn với ý niệm về “linh hồn” và
sự tách biệt của linh hồn trong lúc ngủ. Về vấn đề này, người nguyên thủy

11


thái độ đối với giấc mơ tương tự như thái độ đối với giấc ngủ vì cả hai đều
gắn với lý thuyết nguyên thủy về linh hồn và cả hai loại hiện tượng này bổ
sung, củng cố ý nghĩa cho nhau. Giấc mơ chứa đựng những biểu tượng đầy
sức ám gợi, và đến lượt mình, bản thân giấc mơ cũng là một cổ mẫu, nối kết
đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là thế giới con người lạc
vào, là cái gì đó diễn ra trong ta chứ ta không thể chọn lựa. Và trên thế giới,
dường như sự ra đời của một lãnh tụ tơn giáo nào đó đều gắn với giấc mơ như
một dấu hiệu phát lộ những điều huyền bí. Suốt một thời kỳ dài, con người
ln nỗ lực tìm hiểu và cắt nghĩa giấc mơ. Đến thế kỷ XX, cùng với sự xuất
hiện của Phân tâm học, các kiến giải về giấc mơ liên tục được đưa ra. Giấc
mơ là những kí hiệu của ham muốn, chúng là “biểu hiện, thậm chí là sự thực
hiện những dục vọng bị kìm nén. Bởi vậy giải thích mộng mị là con đường
vương giả để đạt đến hiểu biết lịng người”. Có thể nói, từ giấc mơ gợi nỗi
khiếp sợ mê tín về “bóng ma”, cho đến giấc mơ gắn với ý niệm rằng “bóng
ma” ấy là sản phẩm hoạt động của bộ não ở người đang ngủ là cả một quá
trình, và từng là đối tượng của sự suy tư triết học. Người Ai Cập cổ đại tin
rằng, giấc mơ là nơi chuyển tải thông điệp từ Thượng Đế (thần thánh), là nơi
con người giao tiếp với thần linh.

Cần chú ý phân biệt giữa cổ mẫu và biểu tượng. Có thể có hàng loạt
những biểu tượng nhưng không phải biểu tượng nào cũng là cổ mẫu. Giữa
chúng có cái chung đều là những năng lực tạo hình của những năng lượng
tinh thần con người và năng lượng đó đã diễn ra trong quá khứ, nay xuất hiện
với chúng ta qua ngưỡng vọng hoặc như một cứu cánh của niềm tin, mang
tính chất cứu chuộc. Tuy nhiên, sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ biểu tượng là
một dấu hiệu, một cơ sở quy ước của niềm tin. Ở đó, cảm xúc ln ln nổi
trội, biểu hiện thành những nỗi lo sợ hay mừng vui khôn xiết tả, những cảm
xúc không lời. Biểu tượng khơng những làm cho rõ ràng, mà cịn làm cho trở
nên chân thật những thực tại kinh nghiệm, là sự thức nhận và trội sinh của
cảm xúc hiện hữu. Như vậy, nếu biểu tượng là hình tượng mang giá trị bền

12


vững, phổ quát thì cổ mẫu là cấu trúc tinh thần bẩm sinh, cấu trúc tâm thần
gần như phổ biến hoặc thừa kế; và nếu biểu tượng bắt nguồn từ văn hóa, tơn
giáo, lịch sử – những lĩnh vực thuộc về ý thức – của các cộng đồng thì cổ mẫu
hình thành từ nguồn cội xa xưa, quan trọng sinh tạo trong vô thức tập thể
(không phải vô thức cá nhân). Nói cách khác, cổ mẫu là “hình tượng có giá trị
bền vững, phổ qt, thốt thai từ vơ thức tập thể”.
1.1.2. Đặc trưng cổ mẫu
Đầu tiên cỗ mẫu tạo ra cho con người những kiểu loại thái độ, những
khung kinh nghiệm tri giác và cảm xúc nào đó, một thứ tâm thế xử kỷ tiếp vật
trong những loại hành vi nhất định, đưa tâm thức cá nhân lên những tầm cao
tâm lý và tâm linh siêu cá nhân, như mục đích cuối cùng của hành trình sự
sống con người: Năng lượng, Sự sống, Tinh thần. Nó mang tính định hướng
rõ rệt. Jung đã nêu ra mang tính kiểu mẫu trong sự khai triển lương tâm của
nhân loại là việc người cha khi câu không được cá, trong lúc bực mình đã bóp
cổ giết chết người con của mình. Sự hối hận sau đó đã tạo ra một định hướng

của tình phụ tử.
Thứ hai, mỗi một cổ mẫu tự bản thân nó mang tính chất của những biểu
tượng vĩnh cửu. Cái được biểu trưng trong biểu tượng là tiềm ẩn là một biểu
tượng văn hóa chất chứa chiều sâu tâm lý của cả một cộng đồng đã được
nghiệm sinh qua nhiều thời đại khác nhau. Nó chỉ ra cả ý thức và vô thức, cô
đúc các sản phẩm tôn giáo và đạo đức, sáng tạo và thẩm mỹ, nhuốm màu xúc
cảm và tưởng tượng của con người. Vì, cổ mẫu ln giữ phần lớn tính chất
huyền nhiệm, quyến rũ ngun thủy làm người ta say mê. Thực tại hiện hữu
có vô số điều mà con người không thể xác định được, cũng khơng thể hiểu
được trọn vẹn. Nó có sự liên hệ đến kinh nghiệm của tập thể. Đôi khi nó dùng
để diễn tả chân lý vĩnh cửu. Qua sử tính, với nhiều lần thay đổi, nó trở thành
những hình ảnh tập thể được các xã hội văn minh chấp nhận.
Thứ ba, là sự tham dự một cách tập trung và đậm đặc yếu tố cảm xúc,
định kiến. C. Jung cho rằng có bao nhiêu tình cảm điển hình, bao nhiêu sức

13


nặng định kiến thì có bấy nhiêu loại cổ mẫu. Theo Jung, khi một cổ mẫu được
đồng hóa với một kinh nghiệm nào đó thì ngay lập tức, một kiểu phản ứng
nào đó được khơi dậy như nó đã hình thành và trao truyền trong các thời đại
trước đó. Ví dụ như sự phóng ngoại những thuộc tính tình mẫu tử đặc loại của
người con vào người mẹ cá thể của mình [8, 35].
Thứ tư, theo những cấp độ của tuổi tác đời người, theo bước tiến triển
của phức cảm tự ngã, có sự chuyển vị và thay thế. Thời niên thiếu, những cổ
mẫu cơ bản như: anh hùng, liệt nữ (lý tưởng người hùng), nam nhân, thục nữ
(linh âm và linh dương). Nhưng khi bước vào thời Thanh niên – Trung niên,
mộng tưởng được thay thế cho những thực tế và lý tưởng người hùng được
chuyển vị vào cổ mẫu cha mẹ thơng qua sự hướng tới chăm sóc con cái mình.
Đến tuổi già, cổ mẫu hiền nhân, hồng lão đã chốn chiếm. Như vậy, cổ mẫu

có sự lan tỏa cảm xúc tạo cho cổ mẫu tính chất chuyển hóa.
Thứ năm, vì mọi diễn trình đi đến văn minh của nhân loại, từ các yếu tố
vật chất lẫn tinh thần đều là kết quả của những cuộc tiến hóa qua các thời kỳ
tiền sử nên cổ mẫu mang tính chất siêu thời gian và không gian. Xuất phát từ
quá khứ xa thẳm, thế giới tinh thần con người không có sự ngăn cách về thời
gian và khơng gian để đi đến những tương đồng giữa những hình ảnh tâm
trạng của con người cổ sơ và những ý niệm mang tính cách tập thể với con
người hiện tại.
1.1.3. Chức năng của cổ mẫu
Chức năng đầu tiên của cổ mẫu là góp phần nối liền và góp phần xóa mờ
ranh giới giữa văn học với nhân học, tâm lý, văn hóa. Nó có khả năng chi
phối đến sự hình thành nhân cách, di truyền văn hóa và sáng tạo nghệ thuật.
Về khía cạnh văn học, cổ mẫu như là đơi hài bảy dặm bay ra từ huyền thoại,
truyền thuyết dân gian, làm phong phú thêm kho tàng văn học dân tộc. Về
khía cạnh nhân học, tâm lí học, cổ mẫu như là “cái nhìn lắng đọng của tâm
thức con người qua muôn ngàn thế hệ, cổ mẫu như là đôi mắt bên trong,
những cửa sổ tâm hồn của văn hóa” [43].

14


Chức năng thứ hai của cổ mẫu là tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một
dân tộc, đất nước. Sở dĩ có nhận định này là vì theo Jung: nếu hệ tâm thức
(gồm ý thức và vô thức) là tam giác cấp năm tầng thì càng lúc nở rộng đáy đã
thuộc về vô thức. Vô thức tập thể là những nội dung tâm thức được kết tinh từ
nhiều truyền thống tâm lý, tâm linh, văn hóa và tơn giáo của nhiều thế hệ loài
người trong lịch sử. Những nội dung này được diễn tả thơng qua các hình ảnh
trong chiêm mộng, tưởng tượng dưới hình thức biểu tượng, cổ mẫu. Cổ mẫu
là kết tinh của vô thức tập thể, là những chất liệu đặc biệt, chất chứa năng lực
huyền dụ và địi hỏi nhiều cơng phu giải mã. Nó là trung tâm của đặc trưng

văn hóa nhân loại, dân tộc và mãi trương cửu bất chấp những thay đổi của
lịch sử, xã hội. Chính cổ mẫu đã nối liền vơ thức và ý thức, góp phần tạo nên
những hình tượng vừa đậm dấu ấn cá nhân vừa mang tiếng nói chung của lồi
giống. Nó thể hiện nét văn hóa vơ thức trong con người, từ đó tất cả chuyển
hóa, phối tạo nên cái tôi cá nhân hay bản ngã con người.
Chức năng thứ ba là góp phần nối kết quá khứ và hiện tại. Cổ mẫu cho ta
biết về khn mẫu hình tượng mà ơng cha ta từ bao đời nay đã lưu giữ, tơn
thờ. Nó mang chức năng lịch sử rõ rệt. Từ đó, ta có chiều hướng kế thừa điều
đó trong cuộc sống hiện tại, lí giải được nguyên nhân biểu hiện đặc trưng văn
hóa tư tưởng của chúng ta trong cuộc sống hiện tại, nâng cái sự sống nhỏ bé
của mình hịa nhập với sự linh thiêng muôn đời trong nếp suy nghĩ của dân
tộc. Người đọc cổ mẫu sẽ khơng chỉ tìm về những trang viết của q khứ mà
cịn phải đắm mình trên dịng sơng chữ nghĩa hơm nay để khơi dậy lại giọng
nói của cha ông.
1.2. Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học
1.2.1. Khái lược về mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học
Từ xa xưa trong văn học dân gian, cổ mẫu đã xuất hiện qua truyền
thuyết, cổ tích, thần thoại. Còn trong nền văn học viết, cổ mẫu vẫn lấp lánh ẩn
hiện trong sáng tác của các nhà văn lớn như Goethe, Poe, của Baudelaire,
Kafka, Joyce, Marquez, Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện… Ở Việt Nam, là Hồ

15


Xuân Hương, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Hoàng Cầm, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương...
Như vậy, sự tham dự của cổ mẫu vào văn chương nghệ thuật diễn ra từ
rất lâu, cổ mẫu có mối quan hệ chặt chẽ với văn học. Những nghiên cứu của
các nhà khoa học cùng công lao sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn đã hữu
hình hóa nhịp cầu văn học – cổ mẫu trên con đường tri thức chung nhân loại.

Nó thể hiện tương hỗ hai chiều của cổ mẫu và văn học.
Cổ mẫu là cảm hứng, chất liệu không bao giờ tàn úa của văn học đồng
thời nó cịn là cơ sở để lí giải tác phẩm. Ở chiều ngược lại, văn học lại làm cổ
mẫu đậm chất nhân văn và bất tử. Cổ mẫu chính là cảm hứng, là chất liệu cho
các sáng tạo nghệ thuật đích thực. Các cổ mẫu trong huyền thoại không bao
giờ biến mất, chúng luôn tái sinh, và biến hình bởi nó xuất phát từ những
hồn cảnh sống có thật của tổ tiên, cha ơng, lồi giống bao gồm “những lo âu
và sợ hãi, vui mừng và phấn chấn, tranh đấu và thành công, những tương giao
giữa nam và nữ, giữa con cái và cha mẹ, những linh ảnh về người cha người
mẹ, những thái độ đối với hận thù và yêu thương, đối với sinh tử và ly biệt,
những quyền lực của các nguyên lý trời đất, tối sáng, âm dương…” [43].
Tác phẩm văn chương đầu tiên của nhân loại mà cổ mẫu ngả bóng vào là
truyền thuyết, thần thoại. Các tác phẩm này thành nơi lưu dấu các huyền tích,
huyền sử lại chính là nơi biểu hiện chủ yếu của ký ức cộng đồng ấy. Nó
khơng bao giờ đơng cứng theo cách hiểu nó đã sinh ra và mãi mãi tro bụi từ
thuở bình minh của lịch sử nhân loại, mà nó có năng lực tái sinh nhờ sự bừng
phát trong tầng sâu tâm thức con người mọi thời đại. Những trải nghiệm này
làm nên vô số huyền thoại, biểu tượng và cấu trúc tâm lý điển hình, để rồi đi
vào văn hóa nghệ thuật, đời sống tinh thần con người qua bao thế hệ một cách
vơ hình, sâu lắng đến khơng ngờ. Chính vì những lý do đó mà ở thế kỷ XX và
XXI, nhân loại mới vẫn luôn sống trong những mảng cổ mẫu tái sinh trong ký
ức, trong các sáng tạo văn học. Các nhà văn trong nỗ lực tìm tịi, thử nghiệm
và sáng tạo đã tìm đến cổ mẫu như một chất liệu nghệ thuật mới để thể hiện

16


những vấn đề xã hội hiện tại trong một hình thức cổ xưa. Sử dụng cổ mẫu
trong tác phẩm là tác giả đang dùng tới các thủ pháp ước lệ, tính tượng trưng
hay các điển tích... để làm tác phẩm nghệ thuật ẩn ý tới các bài học sâu sắc,

thâm trầm của hiện tại. Mỗi một sáng tạo dường như xuất hiện trong nhiều
mưu toan cất giấu chặt chẽ.
Quả thật, cổ mẫu không đơn thuần là chất liệu văn học mà cịn ngầm
chứa trong nó sức mạnh tự nhiên lớn lao được thổi bùng từ phía vơ thức. Nó
làm văn học “mọc cánh bay”, chạm tới tư tưởng mang tính phổ quát của cả
dân tộc hay nhân loại. Tác phẩm không hẳn do người nghệ sĩ viết ra mà
dường như nó cầm lấy tay tác giả để viết ra “những điều khiến lý trí phải kinh
ngạc”. Khơng gì đúng đắn và sâu sắc hơn là những cổ mẫu mang tính vĩnh
hằng và đúng đắn mà thuở hồng hoang, ông cha ta đã khẳng định. Nó vẫn
ln nhắn nhủ con người những giá trị hằng hữu, nó lặn xuống các tầng sâu
vô thức – quê hương của con người và của vạn vật gây ám ảnh. Hơn nữa, bản
thân cổ mẫu cịn là một tiêu chí thẩm mĩ từ bao đời truyền lại và được các nhà
văn ghi lại trong tác phẩm của mình. Để tại đỉnh điểm đó, con người thấy
mình thăng hoa, hạnh phúc, thấy mình đồng điệu nhịp bước giữa muôn người
trong tâm thức chung đồng loại.
Như thế, văn học chính là cái đẹp cứu rỗi thế giới, khiến hàng triệu trái
tim trên hành tinh này xích lại gần nhau, nối liền khoảng cách khơng gian,
thời gian, xóa mờ những ranh giới… Hẳn nhiên, hướng tiếp cận này khơng
phải khơng có những hạn chế của nó nhưng rõ ràng cánh cửa đã mở sẵn từ lâu
đối với chúng ta, văn học như con thuyền tự do vươn ra biển lớn, hịa mình
vào dịng chảy văn hóa bất tận.
Cổ mẫu khi chuyển tải vào trong tác phẩm văn học, nó nâng cao thêm
giá trị nhân học. Lúc đó, nhận thức khơng phải là mục đích duy nhất và chủ
yếu của cổ mẫu. Mục đích chủ yếu của cổ mẫu là duy trì sự hịa hợp giữa cá
nhân, xã hội và tự nhiên, duy trì trật tự xã hội và vũ trụ. Hình tượng ấy được
gắn với những bộn bề, băn khoăn, trăn trở của thế giới con người. Từ đó, cổ

17



mẫu càng thể hiện rõ là một phần tâm thức đã và đang tồn tại trong chính
chúng ta, có khả năng tác động lớn đến hình thành nhân cách và bản vị. Vì thế
mà càng về gần đây, trong trào lưu nhân văn hóa văn học, cổ mẫu càng được
sử dụng nhiều. Nó thể hiện sự thắng thế của cổ mẫu với các loại hình chất liệu
khác nhằm thể hiện tính nhân văn, nhân bản của con người.
Qua trào lưu ấy, cỗ mẫu góp phần thể hiện cả những bản cáo trạng về
những bất ổn trong thời kì hiện tại, cả những tâm trạng thất vọng của con
người trước hiện thực cuộc sống, những nỗi ưu tư cho chính số phận con
người. Đặc biệt, văn học trong thế kỷ XX đã sử dụng phần lớn cổ mẫu với tư
cách là sự thể hiện bằng biểu tượng vĩnh cửu cơ sở tồn tại của con người, tâm
lý con người, đối lập với hồn cảnh lịch sử và những tính cách cụ thể. Các
huyền thoại cổ đại trên thực tế xuất hiện trước khi cá nhân được tách ra khỏi
xã hội, đã được nhà văn hơm nay dùng để miêu tả trình trạng con người cô
đơn, bị lưu đày, bị người đời ghẻ lạnh trong xã hội thế kỷ XX, như trong thơ:
Eliot, Yets, Paund...; trong kịch: Anui, Klodel, Kokto,... trong truyện và tiểu
thuyết: Kafka, Th. Mann, Joyce, Marquez,... Ở Việt Nam, các trang viết của
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh... thấm đẫm các
chủ đề cổ mẫu. Thực tế, những huyền thoại đó vừa là huyền thoại vừa là sự
phản – huyền thoại. Sự quay về với sáng tạo cổ mẫu như là trở về với phương
tiện cần thiết để cách tân nền văn hóa và con người, thể hiện tư tưởng nhân
văn của thời hiện đại.
Cổ mẫu còn là cơ sở để lí giải tác phẩm. Cách hiểu này đã mang lại cho
chúng ta cái nhìn mới về tác giả, tác phẩm và quá trình sáng tạo văn học. Từ
đó, nó nối liền văn học với văn hóa dân tộc, nhân loại. Nó là một hiện tượng
trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là một phương tiện cổ xưa để nhận
thức thực tại xung quanh và bản chất của con người trong tác phẩm. Sẽ là rất
khó khăn cho việc diễn giải một tác phẩm văn chương giàu tính biểu tượng
khi thiếu đi sự hiểu biết về chính biểu tượng ấy. Sự thấu hiểu cổ mẫu giúp ta
xác định được ẩn ý trong các tác phẩm, nhất là các tác phẩm mang tính biểu


18


×