Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu đô thị hóa đà nẵng phục vụ xây dựng thành phố có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------------

ĐOÀN THỊ THE

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS
NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ HÓA ĐÀ NẴNG PHỤC VỤ XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------------

ĐOÀN THỊ THE

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS
NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ HÓA ĐÀ NẴNG PHỤC VỤ XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Cự
(Chữ kí của GVHD)



HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Văn Cự, không sao chép các công
trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Đoàn Thị The

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS.
Phạm Văn Cự, là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo cho tôi ngay từ
những bƣớc đi đầu tiên trên sự nghiệp nghiên cứu mà trƣớc tiên là hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt và nâng
cao những kiến thức về chuyên ngành trong thời gian học tập tại khoa Sau đại học Đại học Quốc gia Hà Nội. xin gửi lời cảm ơn tới các bạn, anh chị của lớp cao học
K3-Biến đổi khí hậu đã luôn ủng hộ và tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong quá
trình học tập cũng nhƣ trong quá trình tôi làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cán bộ đồng nghiệp của tôi

đã hƣớng dẫn, chỉ bảo, tạo nhiều điều kiện để tôi tham gia các khóa học cũng nhƣ
cung cấp nguồn dữ liệu liên quan để tôi hoàn thành bản luận văn này. Các anh chị
luôn là nguồn động viên, khuyến khích và là những tấm gƣơng cho tôi học tập.
Xin chân thành cảm ơn đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng mô hình đô thị ven
biển có khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH.32)” thuộc chƣơng trình
KHCN-BĐKH/11-15 do GS.TS. Mai Trọng Nhuận chủ nhiệm và Trung tâm nghiên
cứu Đô thị - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì đã tạo điều kiện về dữ liệu và phƣơng
pháp luận để tôi thực hiện đƣợc luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ về tinh thần của gia đình
tôi. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp vì những trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ
để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng
Học viên

năm 2016

Đoàn Thị The

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 9
2. Mục tiêu, nhiệm vụ ....................................................................................... 11

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 11
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 11
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn ............................................................. 12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 12
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 13
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 14
1.1. Đô thị hóa trong bối cảnh Biến đổi khí hậu .............................................. 14
1.2. Khả năng Thích ứng của một đô thị với biến đổi khí hậu ......................... 20
1.3 Tổng quan ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu đô thị hóa .................... 23
1.4. Tổng quan đô thị Đà Nẵng ........................................................................ 25
Chƣơng 2 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
2.1. Dữ liệu nghiên cứu và phân loại ảnh vệ tinh bằng phƣơng pháp phân loại dựa
trên đối tƣợng ............................................................................................................ 32
2.2. Phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến trong đánh giá mối quan hệ đô thị
hóa và khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu....................................................... 41
iii


Chƣơng 3 –ĐÔ THỊ HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI KHẢ NĂNG THÍCH
ỨNG CỦA THÀNH PHỐ TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG THÀNH PHỐ
CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH ....................................................... 43
3.1. Thực nghiệm phƣơng pháp phân loại dựa trên đối tƣợng ảnh vệ tinh khu vực
nghiên cứu ................................................................................................................. 43
3.2. Đô thị hóa thành phố Đà Nẵng .................................................................. 52
3.3. Khả năng thích ứng với BĐKH thành phố Đà Nẵng................................. 63
3.4. Phân tích đa biến trong đánh giá mối quan hệ đô thị hóa – khả năng thích
ứng của thành phố Đà Nẵng với Biến đổi khí hậu .................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 75
1. Kết luận ........................................................................................................ 75
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 : Dân số đô thị các nƣớc thuộc tốp 10 các năm trên thế giới. ..................15
Hình 1. 2: Đô thị hóa và tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam so với các nƣớc trong khu
vực. ............................................................................................................................15
Hình 1. 3: Các vùng có những thay đổi về dân số đô thị từ năm 1999 đến 2009. ....16
Hình 1. 4: Sự mở rộng ranh giới đô thị ở Việt Nam trong thời kì 1999 – 2009 .......17
Hình 1. 5: Bản đồ ven biển Đà Nẵng [62] ................................................................26
Hình 1. 6: Sự phát triển đô thị Đà Nẵng từ năm 1921 đến năm 1936. .....................27
Hình 1. 7: Sự thay đổi hành chính năm 2005 theo Nghị định 102/2005/NĐ-CP thành
lập Quận Cẩm Lệ - Tp Đà Nẵng ...............................................................................28
Hình 1. 8: Quy hoạch Đà Nẵng đến năm 2010 ........................................................29
Hình 2. 1: Vị trí thành phố Đà Nẵng trong sơ đồ ảnh Landsat Việt Nam ................33
Hình 2. 2: Sơ đồ phản xạ phổ của các đối tƣợng tự nhiên[13] .................................35
Hình 2. 3: Sơ đồ phân cấp bậc các đối tƣợng trên ảnh .............................................39
Hình 3. 1: Sơ đồ quy trình phân loại ảnh ..................................................................45
Hình 3. 2: Ảnh vệ tinh Landsat năm 2000 cắt theo khu vực thành phố Đà Nẵng và
tổ hợp màu giả khác nhau. ........................................................................................46
Hình 3. 3: Kết quả phân loại ảnh các năm thành phố Đà Nẵng ................................48
Hình 3. 4: Sơ đồ vị trí các ô mẫu ..............................................................................50
Hình 3. 5: Vị trí các ô mẫu trên ảnh Google Earth thành phố Đà Nẵng ...................51
Hình 3. 6: Tăng trƣởng dân số trung bình thành phố từ năm 1996-2008 [4] ...........52
Hình 3. 7: Biểu đồ tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn thành phố Đà Nẵng .............53
Hình 3. 8: Mật độ dân số theo xã phƣờng thành phố Đà Nẵng.................................53
Hình 3. 9: Cơ cấu sử dụng đất thành phố Đà Nẵng .................................................54

v


Hình 3. 10: Biểu đồ biến động đất qua các năm kết quả phân tích ảnh vệ tinh .......56
Hình 3. 11: Sự tăng trƣởng của diện tích đất xây dựng thành phố Đà Nẵng ...........57
Hình 3. 12: Sự mở rộng diện tích đất xây dựng theo không gian .............................58
Hình 3. 13: Tỉ lệ chuyển đổi các loại đất khác sang đất xây dựng thời kì 1989 –
2000 ...........................................................................................................................59
Hình 3. 14: Sự chuyển đổi các loại hình đất khác sang đất xây dựng thời kì năm
2000-2013. ................................................................................................................60
Hình 3. 10: Sơ đồ phân vùng ảnh hƣởng BĐKH (Bộ xây dựng) ..............................61
Hình 3. 12: Sơ đồ đánh giá NLTƢ với tai biến dựa trên nhiều hợp phần ................64
Hình 3. 14: Đánh giá tổng hợp năng lực thích ứng cấp quận/huyện của TP. Đà Nẵng
theo 5 hợp phần .........................................................................................................67
Hình 3. 15: Các yếu tố ttrong mô hình phân tích mối quan hệ đô thị hóa và khả năng
thích ứng với BĐKH thành phố Đà Nẵng .................................................................69
Hình 3. 16: Bản đồ khả năng mở rộng đất xây dựng thành phố Đà Nẵng giai đoạn
1989 – 2013 ...............................................................................................................73
Hình 3. 17: Bản đồ khả năng suy giảm đất nông nghiệp giai đoạn 1989– 2013 ......74

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Dữ liệu ảnh Landsat sử dụng trong luận văn ...........................................32
Bảng 2. 2: Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat .................................................................33
Bảng 3. 1: Bảng chú giải..........................................................................................43
Bảng 3. 2: Bộ qui tắc để phân loại ảnh .....................................................................47
Bảng 3. 3: Bảng ma trận sai số năm 2013 so sánh kết quả phân loại với bản đồ sử
dụng đất năm 2010 ....................................................................................................50

Bảng 3. 4: Bảng ma trận sai số so sánh kết quả phân loại ảnh vệ tinh Landsat 2013
và phân loại ảnh vệ tinh Google Earth ......................................................................51
Bảng 3. 5. Tăng trƣởng dân số thành phố Đà Nẵng [4] ............................................52
Bảng 3. 6: Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu GDP thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 –
2012 ...........................................................................................................................55
Bảng 3. 7: Ma trận biến động loại hình lớp phủ thời kì 1989 – 2000 (đơn vị: ha) ...58
Bảng 3. 8: Ma trận biến động loại hình lớp phủ Thành phố Đà Nẵng thời kì 20002013 (đơn vị:ha) ........................................................................................................59
Bảng 3. 9: Đánh giá tổng hợp năng lực thích ứng của TP. Đà Nẵng theo từng tai
biến và theo quận/huyện............................................................................................65
Bảng 3. 10: Kết quả chuẩn hóa năng lực thích ứng tổng hợp cấp quận/huyện với tai
biến theo 5 hợp phần đô thị của TP. Đà Nẵng ..........................................................66
Bảng 3. 11: Các biến dữ liệu đƣợc đƣa vào mô hình ................................................70
Bảng 3. 12: Bảng tổng hợp kết quả chạy mô hình hồi quy đối với biến Mở rộng đất
đô thị ..........................................................................................................................71
Bảng 3. 13: Bảng tổng hợp kết quả chạy mô hình hồi quy đối với biến Suy giảm đất
nông nghiệp ...............................................................................................................72

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BI

Build-up index

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐTH


Đô thị hóa

ETM

Enhanced Thematic Mapper, tên loại vệ tinh Landsat 7

GIS

Geography Imformation of System

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

MNDWI

Modified Normalized Difference Water Index, chỉ số dùng
để tách nƣớc

NDVI

Normalized Difference Vegetation Index, chỉ số dùng
để tách các đối tƣợng thực vật trong phân loại ảnh

NDBI

Normalized Difference Build-up Index, chỉ số dùng để tách
đất nông nghiệp


PCA

Principal Component Analysis, phƣơng pháp phân tích
thành phần chính

TM

Thematic Mapper, tên loại vệ tinh Landsat 5

UI

Urban index, chỉ số dùng để tách dân cƣ trong phân loại ảnh

VI

Vegetation index, chỉ số thực vật

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa (ĐTH) mà biểu hiện là sự gia tăng dân số và sự mở rộng không gian về
diện tác đô thị đang trở thành xu thế tất yếu trong việc đi lên của xã hội, của bất kể các
quốc gia nào trên thế giới trong đó có Việt Nam[28, 44]. Mặc dù ĐTH là xu hƣớng tất
yếu của sự phát triển và luôn đƣợc kiểm soát bởi chính phủ các quốc gia nhƣng quá trình
đô thị hóa tự phát và đô thị hóa thiếu quy hoạch hiện nay vẫn là một tồn tại lớn trong các
đô thị của các nƣớc phát triển, Việt Nam cũng không phải trƣờng hợp ngoại lệ [28].
Không những thế phát triển đô thị trong bối cảnh Biến đổi khí hậu đòi hỏi phải điều chỉnh
quy hoạch nhằm tăng khả năng thích ứng và giảm thiểu Biến đổi khí hậu cũng nhƣ giảm

thiểu tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) [28, 69], mục tiêu không chỉ bền vững mà
còn phải có khả năng ứng phó với BĐKH. Đây cũng là xu thế tất yếu trong thích ứng với
BĐKH. Chính vì vậy, cụm từ Đô thị ứng phó với BĐKH xuất hiện ngày càng nhiều trong
các nghiên cứu gần đây, nghiên cứu mối quan hệ thích ứng với biến đổi khí hậu và đô thị
hóa cũng đang trở thành các mối quan tâm trong việc nghiên cứu Đô thị có khả năng thích
ứng [28, 44, 58, 61]
Đô thị phát triển với tốc độ nhanh nhƣ đã nói làm cho việc theo dõi thƣờng xuyên
trở nên khó khăn khi mà công tác cập nhập sử dụng đất chỉ đƣợc thực hiện 5 năm một lần
[48]. Để có thể có dữ liệu kịp thời trên diện rộng ngƣời ta thƣờng sử dụng các vệ tinh
quan sát Trái Đất và hiện nay có nhiều vệ tinh đang hoạt động và cung cấp một lƣợng lớn
dữ liệu ảnh viễn thám cho theo dõi lớp phủ. Các dữ liệu này có tính năng đa phổ và có độ
phân giải không gian khác nhau phù hợp cho nghiên cứu đô thị ở nhiều tỉ lệ và quy mô
thời gian [35, 87]. Việc tích hợp các thông tin thu nhận đƣợc từ ảnh vệ tinh, dữ liệu khác
nhƣ các bản đồ, các dữ liệu thống kê KTXH, dữ liệu về BĐKH, các tài liệu quy hoạch
hiện có để đánh giá quá trình đô thị hóa với các yếu tố tác động đến nó là nhiệm vụ phức
tạp. Giải pháp thƣờng gặp trong các ứng dụng sử dụng dữ liệu đa nguồn gốc nhƣ nói trên
là tích hợp các dữ liệu này vào môi trƣờng không gian và công cụ quan trọng để thực hiện
công việc đó là hệ thống thông tin địa lý (GIS) [49, 53, 84]. Phƣơng pháp này khả dĩ cũng
có thể áp dụng cho các nghiên cứu đô thị ở Việt Nam trong đó có Đà Nẵng, Việt Nam.
9


Đà Nẵng, là một thành phố nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung Việt Nam, vì
vậy nó đƣợc lựa chọn trở thành cực tăng trƣởng kinh tế trọng yếu tại miền Trung, tạo cân
bằng cho Việt Nam khi mà ở hai đầu cực có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đà
Nẵng có lịch sử phát triển đô thị sớm và có ý nghĩa trong phát triển đô thị của Quốc gia,
với tốc độ tăng trƣởng đô thị vào khoảng 2,6% (cao hơn tốc độ tăng trƣởng của các đô thị
cùng loại trong nƣớc 1,2%[68]. Nằm ở khu vực ven Biển miền trung, trong bối cảnh biến
đổi khí hậu hiện nay, Đô thị Đà Nẵng cũng chịu những tác động mạnh mẽ của BĐKH.
Trƣớc các dự kiến BĐKH toàn cầu của IPCC, MONRE đã xây dựng kịch bản biến đổi khí

hậu cho toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 2009 cập nhật năm 2011 dựa trên mô hình và
kịch bản BĐKH của IPCC ở các mức phát thải khác nhau. Theo dự tính này, Đà Nẵng là
tỉnh ven biển Miền Trung vì vậy có những rủi ro do: Nhiệt độ trung bình tăng, lƣợng mƣa
tăng, Nƣớc biển dâng dẫn đến hiện tƣợng ngập lụt. Dân số Đà Nẵng nằm trong dân số
Miền Trung với 9% bị ảnh hƣởng bởi nƣớc biển dâng [1, 2, 8]. Các quy hoạch từ trƣớc
những năm đầu thế kỉ 21 của Đà Nẵng cũng chƣa tính đến các tác động của BĐKH. Gần
đây thành phố đã bắt đầu chú ý đế quy hoạch và quản lý đô thị. Cùng với trƣơng trình
mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và sự hỗ trợ của các tổ chức nƣớc ngoài nhƣ NGOs
và ACCCRN (Mạng lƣới các thành phố châu Á thích ứng BĐKH) thành phố đang có một
loạt các dự án nghiên cứu để Đà Nẵng trở thành thành viên trong các thành phố có khả
năng ứng phó trƣớc BĐKH trên thế giới. Tuy nhiên, để trở thành thành phố có khả năng
thích ứng với Biến đổi khí hậu việc nghiên cứu mối quan hệ Đô thị hóa và khả năng thích
ứng với BĐKH cũng là một chủ đề quan tâm nghiên cứu.
Từ các lý do trên học viên lựa chọn đề tài: “Ứng dụng Viễn Thám và GIS nghiên
cứu đô thị hóa thành phố Đà Nẵng phục vụ xây dựng thành phố có khả năng thích
ứng với Biến đổi khí hậu” với trọng tâm nghiên cứu giải quyết 2 câu hỏi:
Câu hỏi 1: Đô thị hóa thành phố Đà Nẵng diễn ra nhƣ thế nào về mặt không gian và thời
gian trong giai đoạn 20 năm trở lại đây?
Câu hỏi 2: Đô thị hóa và khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu của thành phố có mối
quan hệ nhƣ thế nào?

10


2. Mục tiêu, nhiệm vụ
Mục tiêu
Phân tích mối quan hệ của đô thị hóa ĐN và khả năng thích ứng của thành phố
trƣớc BĐKH phục vụ xây dựng thành phố có khả năng ứng phó BĐKH.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

 Xây dựng cơ sở dữ liệu để triết xuất thông tin từ ảnh Viễn thám và Thu thập số
liệu.
 Phân tích quá trình mở rộng không gian đô thị Đà Nẵng
 Phân tích mối quan hệ khả năng thích ứng thành phố Đà Nẵng và đô thị hóa thành
phố Đà Nẵng
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Giới hạn khu vực nghiên cứu là thành phố Đà Nẵng không bao gồm huyện đảo
Hoàng Sa.
Phạm vi thời gian:
Luận văn phân tích đô thị hóa thành phố Đà Nẵng đoạn từ năm 1989 – 2013.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận :
-

Cách tiếp cận không gian và tiếp cận liên ngành

Phƣơng pháp nghiên cứu :

11


-

Phƣơng pháp phân loại dựa trên đối tƣợng ảnh Viễn thám: Sử dụng trong phân
tích và phân loại ảnh Viễn thám .

-

Phƣơng pháp GIS: Phân tích sự phát triển đô thị Đà Nẵng theo không gian.


-

Phƣơng pháp phân tích thống kê: Sử dụng phép phân tích thành phần chính,
phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ sử dụng đất và đô thị hóa Đà Nẵng
với khả năng thích ứng của thành phố với Biến đổi khí hậu

5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
Luận văn sử dụng tài liệu từ các nguồn khác nhau, và kế thừa dữ liệu từ dự án:
“Nghiên cứu và xây dựng mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với Biến đổi khí
hậu (BĐKH.32)” thuộc chƣơng trình KHCN-BĐKH/11-15 do GS.TS. Mai Trọng Nhuận
chủ nhiệm và Trung tâm nghiên cứu Đô thị - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì. Trong đó
bao gồm: Bản đồ sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng năm 2010 tỷ lệ 1: 25.000, bản đồ
địa hình 1:10.000. Dữ liệu về chỉ số thích ứng thành phố Đà Nẵng với Biến đổi khí hậu
Ảnh vệ tinh Landsat TM năm 1989, Landsat ETM năm 2000 và ảnh vệ tinh
Landsat 8 năm 2013 đƣợc tham khảo miễn phí từ website của quan hàng không và vũ trụ
NASA (National Aeronautics and Space Administration) quản lý.
Dữ liệu thống kê về dân số, kinh tế xã hội, sử dụng đất đƣợc thu thập từ Tổng cục
thống kê và cục thống kê thành phố Đà Nẵng
Luận văn cũng đã tham khảo nhiều đề tài nghiên cứu, dự án về các đặc điểm môi
trƣờng, kinh tế, lịch sử thành phố Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu chỉ ra khả năng ứng dụng tƣ liệu viễn thám đa thời gian trong nghiên
cứu đô thị hóa.
Mối quan hệ chỉ số thích ứng với BĐKH và sử dụng đất.
Ý nghĩa thực tiễn:

12



Kết quả của luận văn là một phần đào tạo của đề tài BĐKH 32.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chƣơng cùng với phần Mở đầu, Kết luận, kiến nghị, Tài liệu
tham khảo, phụ lục. Dƣới đây là tiêu đề các chƣơng:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3: KẾT QUẢ

13


Chƣơng 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1 là chƣơng tổng quan tài liệu về các vấn đề nghiên cứu, trong đó bao gồm
tổng quan về đô thị hóa trong bối cảnh Biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của một đô
thị hiện nay. Chƣơng 1 cũng trình bày Đô thị Đà Nẵng cái nhìn từ lịch sử và những rủi ro
của thành phố trƣớc Biến đổi khí hậu.
1.1. Đô thị hóa trong bối cảnh Biến đổi khí hậu
1.1.1. Đô thị hóa trong brong bối cảnh Biến đổi u
Thế giới hiện nay đang chứng kiến sự bùng nổ đô thị, bằng chứng là từ những năm
1950 chỉ có 30% dân số thế giới sống tại khu vực đô thị, nhƣng cho tới những năm 2007,
con số này đã chính thức vƣợt quá 50% [32]. Nhƣ vậy, Liên hợp quốc ƣớc tính mỗi ngày
có thêm 175 000 ngƣời trở thành cƣ dân đô thị, tức là tƣơng đƣơng mỗi ngày có thêm một
đô thị nhƣ là Besanco hay Santander đƣợc thành lập. Minh chứng cho điều đó, số liệu
thống kê cho thấy, năm 1960 toàn Thế giới mới chỉ có 15 đến 20 đô thị có quy mô dân số
trên 2 triệu ngƣời, nhƣng đến năm 2002 đã đạt tới 180 thành phố với tổng dân số lên tới
930 triệu ngƣời và hiện nay có tới 2/3 số đô thị lớn nằm ở các quốc gia đang phát triển
[32].
Tốc độ đô thị hóa cũng đang đặc biệt gia tăng trong thời gian trở lại đây [64]. Ở
Nam Mĩ đã từng đạt tỷ lệ đô thị hóa cao tới 50% vào năm 1960 và 75% vào năm 2000,

trong khi cũng cùng thời điểm đó ở Châu Á mức độ đô thị hóa lần lƣợt là 25% và 38%
[32]Và theo dự kiến có 65% dân số tập trung ở khu vực đô thị vào năm 2025 , đến năm
2015 dân số đô thị ở các nƣớc đang phát triển sẽ tăng từ 2 đến 2,9 tỷ ngƣời [64]. Năm
1960, chỉ có một thành phố là Thƣợng Hải, có dân số 10 triệu ngƣời. Năm 2000, có tới
450 thành phố trên toàn thế giới có dân số hơn một triệu. Trong số này 50 thành phố có
dân số lớn hơn 3,5 triệu và 25 thành phố có dân số lớn hơn 8 triệu.
Đến năm 2010, đã có hơn 3,7 tỷ ngƣời là cƣ dân đô thị - ngƣời nhiều hơn dân số
thế giới bốn thập kỷ trƣớc đó. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng đến năm 2025 trên 60%
dân số của Trái đất sẽ sống ở các khu vực đô thị. Mức tăng trƣởng này sẽ diễn ra ở các
nƣớc đang phát triển. Bảng dƣới đây so sánh sự thay đổi dân số giữa các thành phố của
14


các nƣớc phát triển hơn và các nƣớc đang phát triển. Dân số ở các thành phố của các nƣớc
phát triển đã chững lại trong khi những ngƣời trong hầu hết các nƣớc đang phát triển thì
dân số vẫn tiếp tục tăng.

Hình 1. 1 : Dân số đô thị các nước thuộc tốp 10 các năm trên thế giới.
1.1.2. Đô thị hóa ở Việt Nam
Hiện nay, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, kể từ khi đổi mới vào
năm 1986, dân số đô thị Việt Nam đã bắt đầu tăng nhanh, và Việt Nam cũng đang ở
những bƣớc đầu tiên của đô thị hóa và sẽ sớm chuyển sang giai đoạn trung gian với tốc độ
đô thị hóa nhƣ hiện nay, hiện tại dân số đô thị Việt Nam chiếm 34% dân số toàn quốc, với
tốc độ tăng trƣởng khoảng 3.4%/năm [68]. Trong thời gian gần đây, Liên Hợp Quốc đã
dự báo rằng đến năm 2040, dân số đô thị tại Việt Nam sẽ vƣợt quá dân số nông thôn [65].

Hình 1. 2: Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam so với các nước trong khu
vực.

15



Đô thị có kết cấu điển hình đó là đô thị lõi đƣợc bao quanh bởi các vùng ngoại vi là
đặc trƣng đô thị Việt Nam [68], điển hình nhƣ ở miền Bắc, có Hà Nội và các vùng lân
cận, ở Miền Nam có thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Sự phân bố theo không
gian thể hiện chi tiết Hình 1. 3:

Hình 1. 3: Các vùng có những thay đổi về dân số đô thị từ năm 1999 đến 2009.
Với tốc độ tăng trƣởng đô thị là 4,1% trong thời kì 1999-2009 [28] làm cho không
gian đô thị càng đƣợc mở rộng (Hình 1. 3), hai trung tâm đô thị lớn của Việt Nam là
thành phố Hà Nội ở miền bắc và thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam. Đây là các điểm
trung chuyển của mạng lƣới vận tải đa phƣơng thức, gồm vận tải đƣờng bộ, đƣờng thủy
nội địa, đƣờng sắt và đƣờng không. Đà Nẵng nằm ở vị trí gần chính giữa, do đó cũng là
một trung tâm kinh tế và cảng lớn. Ba giao điểm này đƣợc kết nối với nhau bởi quốc lộ số
1 và tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy dọc theo bờ biển miền Trung

16


Ranh giới đô thị năm 1999

Ranh giới đô thị năm 2009

Hình 1. 4: Sự mở rộng ranh giới đô thị ở Việt Nam trong thời kì 1999 – 2009
1.1.3. Biến đổi khí hậu và tác động đến đô thị Việt Nam
Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, kịch bản BĐKH cho Việt nam
cho thấy đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam tăng khoảng 1.6-2.2°C
(kịch bản phát thải thấp B1) và nhiệt độ tăng 2.5-2.7°C ở kịch bản phát thải cao A2; lƣợng
mƣa năm tăng từ 6% ở kịch bản phát thải thấp đến 10% ở kịch bản phát thải cao; còn
theo kịch bản nƣớc biển dâng cho các khu vực ven biển Việt Nam thì vào cuối thế kỉ 21

mực nƣớc dâng trong khoảng từ 49 – 64cm [2]. Dựa trên các số liệu này, Chính phủ Việt
Nam và bộ Tài nguyên Môi trƣờng đã đƣa ra những khuyến nghị cho các bộ ngành khác
trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển phù hợp với bối cảnh BĐKH của Việt Nam,
chú trọng đến tính bền vững và tính khả thi[1].
Các đô thị tập trung chủ yếu dọc theo vùng ven biển và các vùng đồng bằng. Do
đó, hầu hết các đô thị khu vực đồng bằng và ven biển có mối nguy hại nghiêm trọng nhất

17


là nƣớc biển dâng, bão và lũ lụt[2]. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội ở khu vực đô thị
đều chịu tác động của biến đổi khí hậu[2]. Các số liệu thống kê cũng cho thấy sự tăng dân
số ở khu vực ven biển có độ cao thấp tại hầu hết các quốc gia[46] Khoảng 43 triệu ngƣời
Việt Nam hoặc hơn 55% dân số cả nƣớc (38% dân số đô thị Việt Nam) đang sinh
sống tại những vùng thấp ven biển[68]
Những tác động đặc thù khu vực ven biển:
a) Thay đổi cơ cấu mùa nhiệt:
Một trong những tác động của biến đổi khí hậu gây ra đó là sự thay đổi cơ cấu mùa
nhiệt, có những mùa đông nhiệt độ trung bình giảm rất thấp. Điển hình là đợt rét đậm rét
hại kéo dài tới 38 ngày từ ngày 14/01 đến ngày 20/02 năm 2008, cùng với đó là nhiệt độ
trung bình xuống rất thấp (nhiệt độ trung bình ngày tại Hà Nội là 7,30C (ngày 01/02), tại
Sa Pa là -0,10C (ngày 14/02)).
Điều đó làm cho việc áp dụng các mô hình không gian thoáng, có nhiều hƣớng
thông gió sẽ là không thực sự thích hợp, không đảm bảo về nhiệt độ bên trong các công
trình vào mùa đông. Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến cho nhiệt độ tăng cao,
nắng nóng gay gắt vào mùa hè. Trong các năm trở lại đây, Hà Nội thƣờng xuyên có các
đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên đến 37-40 độ.
Thời tiết nắng nóng trong mùa hè nói riêng cả năm nói chung tăng, đòi hỏi các giải
pháp chống nóng cho các công trình nhà ở, nhất là các khu nhà cao tầng do phải tiếp xúc
với bức xạ mặt trời nhiều, dẫn tới phải sử dụng các thiết bị làm mát nhƣ quạt, máy điều

hoà không khí sẽ tăng lên đáng kể. Do đó cần phải sử dụng nhiều vật liệu cách nhiệt hơn.
Nhiệt độ tăng cao cũng gây các tác động xấu đối với kết cấu của các công trình giao thông
nhƣ gây biến dạng, cong vênh thƣờng gặp hay lồi lõm ở các con đƣờng.
b) Mƣa lớn và ngập lụt:
Mƣa lớn là yếu tố gây cản trở việc thoát nƣớc cho các đô thị và công trình xây
dựng. Theo kết quả quan trắc thời kỳ, trong vòng 60 năm qua, các đợt lũ lụt xảy ra tại Hà
Nội trở nên thƣờng xuyên hơn với tuần suất 5-7 năm/ lần. Điển hình là trận mƣa to bất
thƣờng vào cuối tháng 10/2008. Vào khoảng từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11

18


năm 2008, các trận mƣa kéo dài dẫn đến tình trạng ngập lụt trên diện rộng tại Hà Nội. Ghi
nhận của Trung tâm Khí tƣợng thủy văn Quốc gia trong vòng 7 ngày, lƣợng mƣa hơn 500
mm đo đƣợc ở Hà Nội và hơn 800mm tại Hà Đông
Biến đổi khí hậu dẫn đến tăng cƣờng độ mƣa, sẽ làm thay đổi lớn trong các giải
pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nƣớc mƣa. Theo dự báo, vào cuối thế kỷ tới khả
năng tiêu thoát nƣớc bằng tự chảy đối với các đô thị, khu dân cƣ nằm ở đồng bằng sông
Hồng, sông Cửu Long, các vùng thấp ven biển sẽ bị hạn chế rất nhiều thậm chí không
còn. Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Cần Thơ và hầu hết các thị trấn thị xã ở đồng bằng
sông Cửu Long đều phải dùng bơm tiêu, kèm theo đó là năng lƣợng điện sẽ tăng lên một
cách đáng kể.
Hệ thống đƣờng sắt xuyên Việt và đƣờng ô tô quốc lộ số 1 là tuyến giao thông
huyết mạch chạy dọc theo chiều dài đất nƣớc thƣờng xuyên bị ách tắc do ảnh hƣởng của
lũ lụt. Cùng với sự tăng lên của các trận mƣa lớn, hạn hán cũng có xu hƣớng tăng. Nó sẽ
ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các công trình thuỷ điện nhƣ Hoà Bình, Thác Bà,
Trị An, Đa Nhim…, ảnh hƣởng không ít đến khả năng cấp nƣớc cho các đô thị, suy giảm
nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm.
c) Nƣớc biển dâng, triều cƣờng
Theo thống kê từ báo cáo của Dự án Chiến lƣợc quản lý đới bờ năm 2005, tổng số

dân cƣ của các huyện ven biển trong cả nƣớc là 18 triệu ngƣời, chiếm gần ¼ dân số, trong
khi tổng diện tích của các huyện này chỉ chiếm có 16% diện tích của cả nƣớc. Với đƣờng
bờ biển dài, hơn 50% dân số sinh sống ở khu vực ven biển sẽ chịu tác động trực tiếp của
BĐKH nói chung và nƣớc biển dâng nói riêng.
Xâm nhập mặn còn ảnh hƣởng lớn đến giao thông của thành phố.Theo nghiên cứu
của ICEM (Trung tâm Quản lý môi trƣờng Quốc tế), ngập úng làm hƣ hại đƣờng sá, cầu
cống, cản trở giao thông. Tổ chức này dự kiến rằng sẽ có hơn một nửa nút giao thông hiện
có, 187km đƣờng sắt, 33km đƣờng ray, 36km đƣờng xe điện ngầm ở TP.HCM sẽ bị ảnh
hƣởng bởi ngập úng bất thƣờng vào năm 2050.

19


Xâm nhập mặn ảnh hƣởng đến cung cấp nƣớc sạch cho đô thị. Dự báo của IPCC,
¼ diện tích đồng bằng Bắc Bộ thấp hơn mực nƣớc biển, làm diện tích xâm thực mặn có
thể tăng lên đến 70%. Các đô thị thuộc cửa sông chịu tác động của việc xâm nhập mặn
theo dòng chảy của các con sông lớn (sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình,…)
1.2. Khả năng Thích ứng của một đô thị với biến đổi khí hậu
1.2.1. Tại sao cần xây dựng một đô thị có khả năng thích ứng với BĐKH
Khi đô thị hóa càng phát triển mạnh, phần lớn dân số sẽ sống ở các thành phố. Phúc
lợi của con ngƣời ở khu vực thành thị dựa trên mạng lƣới phức tạp của các tổ chức liên
kết với nhau, cả về cơ sở hạ tầng và thông tin. Thành phố tập trung các hoạt động kinh tế,
cơ hội và đổi mới [28, 61] . Tuy nhiên, thành phố cũng là nơi tích tụ áp lực hay những
chấn động có nguồn gốc kinh tế. Trong thế kỉ 21, các áp lực ở quy mô toàn cầu nhƣ biến
đổi khí hậu, dịch bệnh, biến động kinh tế v.v. đang đặt ra các thách thức mới ở thành phố.
Quy mô đô thị ngày càng tăng do số lƣợng ngƣời sống ở các thành phố. Cũng vì vậy rủi
ro cũng ngày càng khó lƣờng do sự phức tạp của hệ thống thành phố và sự bất định liên
quan đến nhiều mối đe dọa khác – đặc biệt là biến đổi khí hậu [61]
Đánh giá rủi ro và các biện pháp để giảm thiểu những rủi tiếp tục đóng một vai trò
quan trọng trong quy hoạch đô thị [61, 85, 86]. Ngoài ra, giới quản lý và chính quyền

thành phố cần phải đảm bảo các chiến lƣợc phát triển của mình và quyết định đầu tƣ
nhằm vào nâng cấp khả năng ứng thích ứng của thành phố. Trong bối cảnh đó hoạt động
của các chính phủ cũng nhƣ các nhà tài trợ, các nhà đầu tƣ, các nhà hoạch định chính sách
cần phải dựa trên sự hiểu biết chung về những gì giúp tạo nên một thành phố có khả năng
thích ứng. Điều này sẽ giúp chúng ta xây dựng và triển khai mô hình thành phố có khả
năng thích ứng trên thực tế[86].
Khả năng thích ứng (KNTƢ) là một khái niệm bắt nguồn từ khoa học sinh thái để
mô tả khả năng của một hệ thống có thể duy trì hoặc phục hồi chức năng trong trƣờng hợp
chịu các tác động từ bên ngoài [78, 79].
Thích ứng với BĐKH bao gồm sự chủ động và các biện pháp giảm thiểu mức độ tổn
thƣơng của hệ thống tự nhiên và con ngƣời chống lại các ảnh hƣởng hiện tại và ảnh

20


hƣởng đƣợc dự báo trong tƣơng lai do BĐKH [76]. KNTƢ bao gồm khả năng của hệ
thống và các hợp phần của hệ thống trong dự báo, hóa giải hoặc phục hồi một cách kịp
thời và hiệu quả sau khi bị tác động của các hiện tƣợng tai biến; là sự điều chỉnh trong hệ
thống tự nhiên và con ngƣời để ứng phó với các tác nhân khí hậu hiện tại và tƣơng lai,
nhƣ làm giảm những thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi; việc sử dụng các kỹ năng,
nguồn lực, và cơ hội sẵn có để giải quyết, quản lý và khắc phục những điều kiện bất lợi,
với mục tiêu là hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cơ bản trong mục tiêu ngắn hạn và trung hạn
[77]. Khả năng này bao gồm cả việc bảo tồn, phục hồi, hoặc thay đổi cấu trúc và chức
năng cơ bản của chính hệ thống.
Thích ứng với BĐKH là một lựa chọn linh hoạt cho các đô thị bởi vì chúng đƣợc coi
là một hệ thống phức tạp phải liên tục ứng phó với hoàn cảnh thay đổi nhanh chóng hơn ở
csc khu vực khác. Các khái niệm về một thành phố có KNTƢ đƣợc áp dụng khi có những
đe dọa đến mức độ ổn định của đô thị. Trong bối cảnh đó, KNTƢ đã giúp thu hẹp khoảng
cách giữa giảm rủi ro thiên tai và ứng phó BĐKH. Nó vƣợt ra ngoài khuôn khổ quản lý
rủi ro thiên tai truyền thống là sự quản lý đƣợc dựa trên đánh giá rủi ro có liên quan đến

các mối nguy hiểm cụ thể [78].
Các định nghĩa trên đều cho rằng KNTƢ của đô thị là năng lực phục hồi của đô thị
khi gặp phải những khó khăn hay tai biến kể cả do BĐKH.
1.2.2. Đô thị có khả năng thích ứng
Xét về góc độ khả năng ứng phó với BĐKH thì không thành phố nào giống thành
phố nào nhƣng mọi đô thị đều cần tăng cƣờng năng lực thích ứng (NLTƢ) về bốn hợp
phần chính: quản trị đô thị (QTĐT), cơ sở hạ tầng (CSHT) và môi trƣờng, kinh tế và xã
hội, sức khỏe và phúc lợi xã hội [80]. Trong đó, QTĐT đƣợc đánh giá thông qua các tiêu
chí về khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả, khả năng trao quyền các bên liên quan, quy
hoạch phát triển tích hợp; sức khỏe và phúc lợi đƣợc đánh giá qua các tiêu chí tính dễ bị
tổn thƣơng của cƣ dân phải là tối thiểu, đa dạng sinh kế và việc làm phải đƣơc đảm bảo,
đảm bảo an ninh đời sống và sức khỏe con ngƣời; kinh tế và xã hội bao gồm đoàn kết
cộng đồng và hỗ trợ lẫn nhau, ổn định xã hội và an ninh, khả năng tài chính và nguồn tài
chính dự phòng; CSHT và môi trường gồm khả năng giảm phơi bày vật lý, khả năng duy
21


trì liên tục các dịch vụ quan trọng, có khả năng truyền thông và phƣơng tiện di chuyển
đáng tin cậy.
KNTƢ là sự kết hợp của tất cả các điểm mạnh, thuộc tính và nguồn lực sẵn có cho
một cá nhân, cộng đồng, xã hội, hoặc tổ chức có thể đƣợc sử dụng để chuẩn bị và thực
hiện các hành động để giảm tác động xấu, giảm thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi.
Khung ĐTVB có khả năng ứng phó với BĐKH của Ove Arup & Parthners International
Limited cho rằng, mọi đô thị cần tăng cƣờng năng lực ứng phó về bốn phạm trù có tính
khung, mỗi phạm trù đƣợc đảm bảo một số chỉ tiêu cho phép mô tả các thuộc tính cơ bản
của một đô thị có khả năng ứng phó với BĐKH gồm: sức khỏe và phúc lợi (tính dễ bị tổn
thƣơng của cƣ dân là tối thiểu, đa dạng sinh kế và việc làm đƣợc đảm bảo, đảm bảo an
ninh đời sống và sức khỏe con ngƣời); kinh tế và xã hội (đoàn kết cộng đồng và hỗ trợ lẫn
nhau, ổn định xã hội và an ninh, khả năng tài chính và nguồn tài chính dự phòng); CSHT
và môi trƣờng (khả năng giảm phơi bày, khả năng duy trì liên tục các dịch vụ quan trọng,

có khả năng truyền thông và phƣơng tiện di chuyển đáng tin cậy); lãnh đạo và chiến lƣợc
(khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả, khả năng trao quyền các bên liên quan, quy
hoạch phát triển tích hợp) [80].
Một cách tiếp cận khác chỉ ra rằng một thành phố có khả năng ứng phó cần thiết
phải triển khai nghiên cứu cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan, với tính liên ngành
nhằm giải quyết vấn đề BĐKH [75].
Hai khung đô thị trên đều chỉ ra rằng để một đô thị có KNTƢ với BĐKH cần phải
có sự kết hợp của nhiều yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, các khung chƣa đi sâu hơn vào từng
chuyên mục và chƣa xây dựng đƣợc bảng tiêu chí hay chỉ số cho từng yếu tố, chƣa có các
phƣơng pháp thực hiện cụ thể.
Khung lý thuyết về quy trình ra quyết định phục vụ quy hoạch giảm thiểu rủi ro
nhấn mạnh bốn thành phần quan trọng trong công tác ứng phó với thiên tai: cơ sở kinh tế,
quản lý, kinh tế và xã hội [81]. Đồng thời, chú trọng đến quy hoạch sử dụng đất đô thị và
tích hợp quy hoạch này với ba yếu tố thể chế, kinh tế và xã hội để ứng phó với BĐKH.
Quan hệ giữa đô thị hoá - BĐKH thể hiện trên các phƣơng diện sau đây: Thứ nhất,
khí hậu địa phƣơng, khí hậu khu vực, hay khí hậu toàn cầu chắc chắn sẽ biến đổi trong
22


tƣơng lai [76, 83]. Thứ hai, BĐKH có thể ảnh hƣởng tới khả năng đạt đƣợc các mục tiêu
phát triển nói chung, phát triển đô thị nói riêng. Trong Báo cáo Phát triển thế giới 2010 đã
ghi chú: “Phát triển sẽ trở nên khó khăn hơn, không dễ dàng cùng với BĐKH”. Thứ ba,
các quyết định phát triển chính hiện nay ở các đô thị có mối quan hệ mật thiết lâu dài, cần
tận dụng các cơ hội quan trọng để đƣa ra biện pháp ứng phó, đồng thời có thể làm tăng
hoặc làm giảm các rủi ro do thiên tai, BĐKH, có thể cƣờng hoá hoặc làm giảm BĐKH.
Đầu tƣ cho công tác ứng phó có thể giúp tránh đƣợc khoản chi phí lớn chi trả cho việc
xây dựng, phục hồi sau này. Thứ tƣ, quy hoạch phát triển nói chung có tính đến ứng phó
với các biến đổi trong tƣơng lai có thể giúp thành phố đạt đƣợc PTBV và những lợi ích
giảm thiểu rủi ro thiên tai, BĐKH. Thứ năm, thích ứng không chỉ giảm thiểu BĐKH mà
còn tăng cƣờng các cơ hội tiếp cận tài chính khí hậu.

1.3 Tổng quan ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu đô thị hóa
1.3.1. Trên thế giới
Đô thị phát triển với tốc độ nhanh nhƣ đã nói làm cho việc theo dõi thƣờng xuyên
trở nên khó khăn khi mà công tác cập nhập sử dụng đất chỉ đƣợc thực hiện 5 năm một lần
[48]. Để có thể có dữ liệu kịp thời trên diện rộng ngƣời ta thƣờng sử dụng các vệ tinh
quan sát Trái Đất và hiện nay có nhiều vệ tinh đang hoạt động và cung cấp một lƣợng lớn
dữ liệu ảnh viễn thám cho theo dõi lớp phủ. Các dữ liệu này có tính năng đa phổ và có độ
phân giải không gian khác nhau phù hợp cho nghiên cứu đô thị ở nhiều tỉ lệ và quy mô
thời gian [35, 59]. Việc tích hợp các thông tin thu nhận đƣợc từ ảnh vệ tinh, dữ liệu khác
nhƣ các bản đồ, các dữ liệu thống kê KTXH, dữ liệu về BĐKH, các tài liệu quy hoạch
hiện có để đánh giá quá trình đô thị hóa với các yếu tố tác động đến nó là nhiệm vụ phức
tạp. Giải pháp thƣờng gặp trong các ứng dụng sử dụng dữ liệu đa nguồn gốc nhƣ nói trên
là tích hợp các dữ liệu này vào môi trƣờng không gian và công cụ quan trọng để thực hiện
công việc đó là hệ thống thông tin địa lý (GIS) [21, 49, 53]. Phƣơng pháp này khả dĩ cũng
có thể áp dụng cho các nghiên cứu đô thị ở Việt Nam trong đó có Đà Nẵng, Việt Nam.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn tới việc mất đất nông nghiệp diễn ra trên toàn
Thế giới. Ở Trung Quốc, rất nhiều các tác giả đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa bằng
cách tích hợp công nghệ viễn thám và GIS. Ảnh vệ tinh Landsat cũng sớm đƣợc ứng dụng
23


×