Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài Tập lớn môn An Toàn Lao Động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.62 KB, 21 trang )

Bài tập an toàn lao động

LỜI NÓI ĐẦU
Trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, chất lượng sản phẩm luôn
được đặt lên hàng đầu, nhưng có tính cạnh tranh, như thế mỗi doanh nghiệp hay
một công ty mới có thể tồn tại và phát triển. Điều đó không có nghĩa là vận dụng
một cách tối đa các điều kiện sẵn có, mà bỏ quên sự tích ứng của phương tiện kỹ
thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giãi phẩu, tâm lý, sinh
lý. Đây là điều kiện cần có nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời
bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người.
Đặc biệt đối với ngành cơ khí chế tạo máy hiện nay, điều đó cần được đảm
bảo một cách công bằng nhất, hiệu quả nhất. Trong các công việc chế tạo các chi
tiết máy, người lao động luôn phải làm việc trong một mật độ làm việc dày đặc,
một áp lực lớn, và càng bất ổn nếu người làm việc trong tu thế gò bó, ngồi hoặc
đứng trong thời gian dài, đó là chưa kể đến việc tương quan giữa máy và
người….và còn rất nhiều yếu tố khác nữa.
Chính vì lí do đó mà vấn đề Ecgônômi đối với ngành chế tạo máy được
đưa vào chủ đề nghiên cứu này. Hi vọng một chút nghiên cứu trong bài tiểu luận
này có thể làm sang tỏ một phần về Công Thái Học.

Sinh viên

Trần Hữu Quyền

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 1


Bài tập an toàn lao động


CHUYÊN ĐỀ I : ECGONOMI ĐỐI VỚI NGÀNH CƠ KHÍ
I. Giới thiệu về Ecgonomi :
1.1. Định nghĩa :
Công thái học (hay môn học về yếu tố con người, ecgônômi) là một môn học
về khả năng, giới hạn của con người. Từ đó có thể tăng khả năng và tối ưu hóa
điểm mạnh của con người, hay để bù trừ khiếm khuyết, để bảo vệ điểm yếu.
Các kết quả nghiên cứu của môn học này có thể được ứng dụng làm cơ sở để
tổ chức một cách khoa học quá trình lao động, duy trì khả năng lao động của con
người được lâu dài ở mức cao; hay để xác định tính phù hợp với công việc, hệ
thống máy móc thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí
tuệ và cả với những hạn chế của con người.
1.2. Lịch sử :
Từ buổi hái lượm và săn bắn, con người đã nhận thức được sự hạn chế của
mình để tạo ra các công cụ lao động sao cho phù hợp (dùng que để chọc hái, tấn
công và săn bắn; dùng đá để lấy lửa sưởi ấm và làm chín đồ ăn ...)
Từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ II: Thời kỳ áp dụng triệt
để chủ nghĩa Taylor và các ứng dụng kỹ thuật nhằm nâng cao tối đa năng suất và
cường độ lao động. Tuy nhiên hệ thống này không hiệu quả vì đã bóc lột sức sản
xuất đến cùng kiệt, làm mất khả năng tái sản xuất. Hơn thế nữa nó đã đi ngược lại
với mục đích nhân đạo của lao động, đảm bảo sức khoẻ và phát triển nhân cách hài
hoà trong lao động của Ecgônômi.
Từ thế chiến thứ II đến cuối thế kỷ XX: giai đoạn phát triển các nghiên cứu
liên ngành nhằm tìm kiếm các phương tiện tối ưu hơn cho hoạt động của con
người, đồng thời tìm ra những giới hạn về khả năng của họ. Với phương châm kết
hợp khéo léo các khoa học kỹ thuật với khoa học về con người và hoạt động lao
động, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động lao động và sản xuất, rút
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 2



Bài tập an toàn lao động

ngắn khoản cách giữa lý thuyết với thực tế. Với đòi hỏi cấp bách phải "làm cho
công việc phù hợp với con người".
Những năm đầu thế kỷ XXI: Nghiên cứu hoàn thiện Ecgônômi/ Yếu tố con
người nhằm tạo ra những phương tiện tối ưu cho con người được thực sự vui chơi
giải trí trong thời gian nhàn rỗi để phục hồi sức sản xuất...
1.3. Phân ngành :
Nghiên cứu Ecgônômi/ Yếu tố con người giúp ta hiểu hơn về các môn khoa
học liên quan đến con người.
1.3.1 Tâm sinh lý lao động
Môn này nghiên cứu các hoạt động sản xuất cụ thể, các đặc điểm sinh lý và
sử dụng một cách hợp lý việc tổ chức lao động bằng cách cải thiện trạng thái sinh
lý của người lao động nhằm duy trì khả năng lao động của con người được lâu dài
ở mức cao:


Loại hình công việc: mỗi loại công việc khác nhau gây một gánh nặng lao
động khác nhau;



Đối tượng lao động: ảnh hưởng của lứa tuổi, về giới tính, về thể trạng của cơ
thể và chế độ dinh dưỡng;



Phản ứng của cơ thể: khi có tác động của gánh nặng lao động cơ thể có các
loại phản ứng của hệ tim mạch; phản ứng về tâm sinh lý của con người trước

màu sắc, chiếu sáng và các vật liệu gây phản cảm...

Từ đó có một chế độ lao động - nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
1.3.2 Cơ sinh học
Từ những đặc điểm cơ học của con người đến ứng dụng trong sản xuất và
đời sống
1.3.4 Nhân trắc học Ecgônômi

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 3


Bài tập an toàn lao động

Nhân trắc học có tính đến không gian chiếm chỗ, đặc biệt trong thiết kế áp
dụng 3 nguyên tắc vàng sau:


Khi thiết kế những kích thước liên quan đến vùng với tới: lấy theo ngưỡng
người thấp 5%;



Khi thiết kế không gian choán chỗ: lấy theo ngưỡng người lớn 95%;



Kết hợp chặt chẻ khả năng điều chỉnh nếu có thể.
Đây là cơ sở khoa học quan trọng mà Ecgônômi/ Yếu tố con người mang lại


cho chúng ta trong công tác thiết kế và sản xuất.
1.4 Các phương pháp trong Ecgonomi :
1.4.1 Chẩn đoán (đánh giá)
Trong ecgônômi, việc chẩn đoán được tiến hành bằng phương pháp phỏng
vấn người lao động, tranh tra vị thế lao động, đo lường trên người lao động, thử
nghiệm các thông số môi trường lao động, áp dụng bằng kiểm tra ecgônômi.
1.4.2 Xử lý
Các giải pháp ecgônômi được hình thành trên cơ sở các số liệu thu thập
được trong giai đoạn “chẩn đoán”. Những sửa chữa này có thể rất đơn giản như
thay đổi vị trí trang thiết bị đến quy mô thiết kế hay mua thiết bị mới.
1.4.3 Theo dõi
Qua các đánh giá chủ quan hay khách quan.
- Chủ quan: phỏng vấn người lao động;
- Khách quan: đo lường các yếu tố môi trường, tỷ lệ sản phẩm, tỷ lệ ốm, tai
nạn, biến đổi chỉ tiêu tấm-sinh lý…
1.5 Ứng dụng :
Ngày nay các sản phẩm phục vụ cho con người ngoài những công năng và
tính tiện ích của nó, còn có cả các yếu tố về tính nhân bản (các rô bốt, các linh kiện

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 4


Bài tập an toàn lao động

điện tử, các phương tiện đi lại...), các yếu tố thẩm mỹ (màu sắc, mẫu mã...) và nhân
trắc học Ecgônômi...
Trong thiết kế, sản xuất: tăng tính hiệu quả và công năng của các công trình

(các công trình phải được thiết kế gần gũi với con người hơn), các sản phẩm (phải
mang tính nhân bản cao). Tăng thuận lợi và tiện nghi cho người lao động, tăng
năng suất lao động, nâng cao tay nghề cho công nhân, giảm tổn thất cho thiết bị,
giảm tình trạng phải làm lại...
Từ các sản phẩm như các rôbốt, các linh kiện điện tử, các ứng dụng của
công nghệ thông tin... hay hàng tiêu dùng (bàn, tủ, chén đĩa, ...) đến các phương
tiện vận chuyển (ghế ngồi trong các chuyến bay đường dài, ghế ngồi trong các
phương tiện đi lại công cộng... đều nhằm mục đích tăng tính thoả mãn và thuận
tiện cho con người, giảm mức tổn thương và bệnh tật...
Trong sắp xếp, tổ chức và quản lý lao động: giảm bớt các nguy cơ về an toàn
và y học trong lao động, nâng cao hiệu quả lao động, cải thiện quan hệ lao động...
1.5.1 Nhân trắc
Thiết kế nơi làm việc, thiết bị và môi trường để có thể phù hợp với số động
người là nhiệm vụ phức tạp. Để thích ứng nơi làm việc với kích thước con người
thì đo kích thước cơ thể là điều cần thiết. Kích thước cơ thể của các nhóm người ở
vùng địa lý khác nhau, nhóm dân tộc khác nhau thì khác nhau rất rõ. Cần chú ý áp
dụng các tiêu chuẩn từ vùng này đến vùng khác.
Ecgônômi tập trung vào sự phù hợp của máy với người vận hành để người
vận hành có khả năng làm việc hiệu quả.
1.5.2 Thiết kế nơi làm việc
Nếu thiết kế nơi làm việc để phù hợp với người cỡ trung bình thì không đủ.
Trong tường hợp thiết kế các tiện nghi người ta thường dưa trên nhân trắc của
người cỡ lớn (95%). Tuy nhiên cũng cần chú ý đến những người sử dụng có nhỏ
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 5


Bài tập an toàn lao động


hơn. Chiều cao bàn ghế không phù hợp sẽ giảm hiệu quả vàgây mệt. Song khi thiết
kế máy lại dựa vào nhân trắc của người cỡ nhỏ (5%) để đảm bảo rằng những bộ
phận điều khiển nằm trong tầm với thuận lợi.
Nguyên lý chung:
- Kích thước các khu vực làm việc phải phù hợp với 95% người sử dụng
- Khi chọn số liệu nhân trắc phải chú ý tới định nghĩa chính xác của phép đo và sai
số có thể chấp nhận được
- Tầm vóc của con người có thể thay đổi theo thời gian nên kích thước tối ưu
được xây dung phải được điều chỉnh theo thời gian.
- Lao động ở tư thế ngồi: khi chọn tư thế ngồi cần phải dựa vào:
+ Sự liên quan giữa chỗ ngồi vàdiện tích làm việc
+ Khả năng thay đổi tư thế
+ Dễ đứng lên và ngồi xuống
+ Mặt ngồi và lưng có đệm tốt
+ Vị trí các bộ phận điều khiển, phạm vi hoạt động
- Khoảng không cho đùi Lao động ở tư thế đứng: khi chọn tư thế đứng hay ngồi
cần dựa vào:
- Độ lớn của lực và phương tác động
- Phân bố của bộ phận điều khiển
- Khả năng thay đổi tư thế (xen kẽ với ngồi)
- Trong trường hợp bàn làm việc không điều chỉnh được chiều cao thì nguyên tắc
là chọn chiều cao bàn làm việc phù hợp với người cỡ lớn (95%).
Tư thế thuận lợi của đầu:
- Tư thế đứng: góc tạo nên giữa hướng nhìn với đường nằm ngang 23-270
- Tư thế ngồi: góc tạo nên giữa hướng nhìn với đường nằm ngang 32-440
1.5.3 Bố trí mặt bằng làm việc
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 6



Bài tập an toàn lao động

- Vùng tối thuận: vùng có bán kính từ khuỷu tay đến bàn tay khi gấp
- Đường bán kính cầm nắm tối đa: mỏm vai đến bàn tay khi gấp.
II. Ecgonomi đối với ngành cơ khí :
2.1 Hệ thống người – máy :
2.1.1 Quan hệ người – máy – môi trường
Các yếu tố thành phần của hệ thống lao động : Công nhân, công việc, vị trí
làm việc và môi trường lao động.
Trong tất cả các ngành nghề mối quan hệ người- máy- môi trường là mối quan
hệ khăng khít. Người sản xuất máy chất lượng tốt an toàn thì khi sử dụng ít ảnh
hưởng tới môi trường hơn, đồng thời ít nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con
người. Máy không chất lượng thì ảnh hưởng tới môi trường rồi ảnh hưởng tới con
người.
Máy
Con người

Môi trường

Cơ khí là môn học liên quan đến các thiết bị máy móc do đó, với việc vận
dụng Ecgônômi vào trong các sản phẩm cơ khí là rất quan trọng và cần thiết, nó
phải bao gồm nhiều yếu tố từ tâm lí sủ dụng sản phẩm của người lao động, môi
trường làm việc…
2.1.2 Các yêu cầu của Ecgonomi đối với các phương tiện kỹ thuật :
Nhân trắc : kích thước không gian bề mặt bàn ghế, tầm với , kích thước,
hình dạng, lực cản .
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 7



Bài tập an toàn lao động

Sinh lý : mức gánh nặng đối với hệ cơ, xương, khớp, hệ hô hấp, tuần hoàn.
Tâm sinh lý : yêu cầu đối với màu sắc, âm thanh, độ nhẵn bề mặt.
Vệ sinh : Nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, mức ồn, mức rung động,
nồng độ các hóa chất có hại.
2.1.3 Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động
Thích ứng với kích thước người điều khiển
Phù hợp với tư thế của con người, lực cơ bắp …
Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi.
Trước hết ta bàn về vấn đè thao tác các sản phẩm cơ khí. Phần lớn các máy
móc cơ khí là máy móc tự động nên thao tác phần lớn là rất đơn giản, nhưng không
phải vì thế mà lại thiếu đi yếu tố an toàn khi sử dụng. Ta ví dụ về một loại máy dập
sản phẩm có 2 nút điêu khiển, vì bản thân là một máy nên không thể tránh khỏi
trường hợp công nhân đưa tay vào trong máy, do vậy bản thân là kĩ sư thiết kế,
chúng ta phải thiết kế sao cho công nhân không thể đưa tay vào máy khi làm việc
được, chúng ta nghiên cứu phương pháp làm việc của công nhân ta nhận thấy rằng
khi muôn tăng năng suất lao động thì công nhân thường hay một tay cầm chi tiết
còn một tay bấm nút khởi động máy dập, điều này rất nguy hiêm, vì khả năng dập
phải tay là rất lớn, do đó ngưòi ta thiết kế hai nút bấm, khi 2 nút bấm cùng một lúc
thì máy dập mới hoạt động, do đó bắt buộc công nhân phải đưa sản phẩm vào máy
rồi dùng hai tay bấm 2 nút cách xa nhau thì mới dập sản phẩm được. Thiết kế này
rất đơn giản nhưng lại có hiệu qủa rất lớn, tránh trường hợp công nhân do nóng vội
muốn tăng năng suất mà gây ra mất an toàn lao động





Đối với các máy móc hiện đại khác ngưòi ta thường bố trí mức an toàn cao
hơn, như các loại máy CNC thì chỉ khi nào ta đóng buồng máy thì máy mới bắt đầu
khởi động công việc.Trong các hệ thông báo cháy, đứng trên phương diện lập trình
hoạt động , chúng ta nhận thấy khi có báo cháy thì chỉ cần nhấn nút một làn là còi
báo động sẽ kêu nhưng mà tâm lý nguời ta khi có cháy thì chẳng ai nhấn một lần cả
mà là nhấn nút nhiều lần, do đó nguời lập trình phải dùng thuật toán thích hợp để
đặt hiệu qủa cao. Trong các băng chuyền sản phẩm khi dùng cảm biến nhận dạng
sản phẩm thì phải tính đến yếu tố con người, chẳng hạn như trong các máy dập sản
phẩm lớn, khi có người trên băng tải thì phải có thuật toán nhận dạng con ngưòi
tránh không cho máy dập phải công nhân đang sửa chữa.
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 8


Bài tập an toàn lao động

Hơn nữa nói đến cơ khí là nói đến máy móc. Trong giai đoạn này ngành cơ
khí đã chuyên môn hóa nên mỗi người chỉ đảm nhiệm một khâu nhất định. Vì vậy
việc thiết kế máy móc để phù hợp với tư thế làm việc của con người là rất quan
trọng. Người làm việc ở trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
thường bị đau lưng đau cổ và căng thẳng cơ bắp, và chúng ta phải hiểu được sự
khác nhau giữa con người châu á và châu âu để có những điều chỉnh phù hợp như
khi nhập khẩu máy móc của châu âu hay chuyển giao công nghệ từ họ phải điều
chỉnh lại cho phù hợp với người châu á.
2.1.4 Thiết kế môi trường làm việc.
Môi trường làm việc cần phải được thiết kế và đảm bảo tránh được tác động có
hại của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động
chức năng của con người.
Đối với môi trường làm việc, trong những điều kiện độc hại hay nguy hiểm,

cần yếu tố cẩn thận, chính xác… thì không thể dùng con người được do đó chúng
ta phải thiết kế các robot thực hiện các công việc đó, hiện nay có rất nhiều mẫu rô
bốt đảm đương nhiều công việc khác nhau của ngành cơ khí, như robot bốc dỡ
hàng hóa, robot cánh tay máy robot, robot địa hình khảo sát có camera…
Trong các máy móc hiện đại, các nút bấm khẩn cấp thưòng đước bố trí ở vị
trí dễ bấm và có màu sắc nổi bật để có thể được nhận biết rõ ràng và muốn điều
hành các máy này thì công nhân phải dược huấn luyện đào tạo chuyên sâu tránh
trường hợp đáng tiếc xảy ra.

CHUYÊN ĐỀ II
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG RÈN, DẬP
I. Những vấn đề chung về an toàn trong ngành cơ khí :
1.1 Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất cơ khí :
- Các bộ phận và cơ cấu của máy : cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối, đồ
gá, các kết cấu chịu lực… của máy công cụ và các thiết bị cơ khí văng ra hoặc
cuốn quần áo vào cùng nguy hiểm.
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 9


Bài tập an toàn lao động

- Các mảnh vật liệu, dụng cụ gia công bắn ra : mảnh công cụ cắt, đá mài,
phoi, mảnh vật liệu khi làm sạch vật đúc, khi đập gang…
- Điện giật : do rò điện ra vỏ máy, thiết bị…và phụ thuộc vào các yếu tố như
cường độ dòng điện, điện áp, đường đi của dòng điện qua cơ thể con người, thời
gian tác động…
- Các yếu tố về nhiệt : bỏng điện do hồ quang điện gây ra, kim loại nóng
chảy khi đúc, khí nóng, vật liệu chi tiết được nung nóng khi gia công nóng đều có

thể gây bỏng cho con người.
- Chất độc công nghiệp : được dùng trong quá trình xử lý nhiệt kim loại, có
thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình thao tác và tiếp xúc.
- Các chất lỏng hoạt tính như các hóa chất axit hay base khi mạ, sơn
- Bụi công nghiệp gây ra tổn thương cơ học , bụi độc gây ra bệnh nghề
nghiệp khi làm khuôn đúc, bụi gây cháy nổ, bụi ẩm gây ngắn mạch điện.
- Các yếu tố nguy hiểm khác :
+ Làm việc trên cao
+ Vật rơi từ trên cao
+ Trơn trượt, vấp ngã
1.2 Phân loại nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất :
1.2.1 Nguy cơ do các nguyên nhân về kỹ thuật :
- Các máy, thiết bị sản xuất, các quy trình công nghệ chứa đựng yếu tố nguy
hiểm, có hại như bụi độc, ồn, rung, bức xạ, điện áp nguy hiểm…
- Máy, thiết bị khi thiết kế khi thiết kế không phù hợp với đặc điểm tâm, sinh
lý của người sử dụng.
- Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo khi sử dụng.
- Thiếu các thiết bị che chắn an toàn.

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 10


Bài tập an toàn lao động

- Không có hệ thống phát tín hiệu an toàn, các cơ cấu phòng ngừa quá tải,
như van an toàn, phanh hãm, các cơ cấu khống chế hành trình…
- Không thực hiện hay thực hiện không đúng các quy tắc an toàn, ví dụ như
thiết bị chịu áp lực không được kiểm nghiệm trước khi đưa vào sử dụng…

- Không thực hiện cơ khí hóa, tự động hóa những khâu lao động nặng nhọc,
nguy hiểm, độc hại, vận chuyển vật nặng lên cao…
- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, ví dụ như : dùng thảm cách
điện không đúng tiêu chuẩn, dùng nhầm mặt nạ phòng độc…
1.2.2 Các nguy cơ do tổ chức sản xuất và quản lý
- Bố trí lao động chưa hợp lý : tổ chức lao động không phù hợp với trình độ
nghề, sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý người lao động nên không đảm bảo năng
suất , chất lượng, an toàn và phòng tránh bệnh nghề nghiệp.
- Không xây dựng các quy trình, quy phạm, nội quy an toàn phù hợp với các
quy luật chung, với từng máy, thiết bị và từng chỗ làm việc cũng không thường
xuyên bổ sung, sửa đổi phù hợp với thực tế sản xuất trong từng giai đoạn.
- Không tổ chức hoặc tổ chức phương pháp huẩn luyện an toàn cho người
lao động một cách hình thức, thiếu cụ thể, thiết thực.
- Không có sổ theo dõi tình hình chấp hành nội quy lao động, theo dõi về an
toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp từ tổ sản xuất trở lên. Không có sổ kiến
nghị của người lao động về an toàn vệ sinh lao động, ý kiến giải quyết của các cấp
quản lý…
- Không có cán bộ chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động theo quy định
của bộ luật lao động, cán bộ làm việc tắc trách, không có chuyên môn phù hợp.
- Không thực hiện khám sức khỏe ban đầu khi mới tuyển vào làm việc,
khám sức khỏe định kỳ để bố trí lao động phù hợp với sức khỏe người lao động.
Không thực hiện các chính sách bồi dưỡng bằng hiện vật, về giảm giờ làm việc, …
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 11


Bài tập an toàn lao động

cho người lao động làm công việc nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng

nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên, lao động nữ ở những nơi nguy hiểm mà
bộ luật lao động đã cấm.
1.2.3 Các nguy cơ do không thực hiện các biện pháp về vệ sinh lao động.
- Các máy, thiết bị, khu vực sản xuất phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, độc
hại như : bụi, hơi, khí độc, nhưng bố trí không phù hợp, thiếu thiết bị lọc bụi, thông
gió, khử độc…
- Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm các tiêu chuẩn vệ sinh lao động tại nơi
làm việc.
- Chiếu sáng không hợp lý.
- Ồn, rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không phù hợp.
- Không thực hiện các quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về đảm bảo
vệ sinh cá nhân cho người lao động, nhất là nơi có nhiều lao động nữ, nơi làm việc
có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại.
II. An toàn lao động trong gia công rèn, dập :
2.1 Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi rèn, dập :
2.1.1 Các yếu tố nguy hiểm do nguyên lý làm việc của máy :
- Với máy rèn, dập, chuyển động lên xuống của đầu búa, khuôn trên với lực
lớn, tốc độ cao, khoảng không gian giữa búa và đe giữa, khuôn trên và khuôn dưới
là vùng nguy hiểm, lại cần có thao tác để gia công : đưa phôi vào, lấy sản phẩm ra ,
với rèn lại là vùng để chồn, vuốt,chặt kim loại…
- Với máy cán : khi 2 trục cán quay ngược chiều nhau ( kim loại cán đi vào
khe hở giữa 2 trục cán) đây là vùng nguy hiểm, nhưng không dễ che chắn vì che
chắn không gia công được.
SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 12



Bài tập an toàn lao động

2.1.2 Do văng bắn phôi :
- Do phôi không được kẹp chặt khi gia công, do phôi nằm không đúng vị trí
trong khuôn nên dễ văng bắn ra với lực lớn.
- Do chi tiết gia công văng ra làm khuôn trên trực tiếp ép, đè lên khuôn dưới.
- Do bộ phận chuyển động của máy không được bảo dưỡng sửa chữa kịp
thời gây ra văng bắn, gây chấn thương.
2.1.3 Khi gia công cần nung nóng :
- Khi nung nóng kim loại đến nhiệt độ cao, nơi làm việc thường xuyên nóng
bụi, khói.
2.1.4 Tiếng ồn, rung động :
- Do máy gia công gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2.1.5 Nguy hiểm về điện :
- Nếu có điện rò ra vỏ thiết bị, vỏ máy không được nối trung tính, nối đất
theo tiêu chuẩn.
2.2 Các biện pháp an toàn :
2.2.1 Thiết bị :
- Các máy rèn dập phải được bố trí ở nhà một tầng.
- Móng của máy búa cần được làm chắc chắn, những máy búa lớn cần được
đặt trên bệ giảm chấn, cấm đặt máy búa trực tiếp trên nền đất.
- Đe của máy búa đặt cố định, đặt trên đế gỗ chắc chắn,thớ dọc, đế phải có
đai siết chặt, chôn sâu xuống đât tối thiểu 0,5m. Cấm đặt đe trên nền đất, các đe
phải cách nhau tối thiểu 2,5m.
- Mặt đe phải nhẵn, độ nghiêng không quá 2%. khoảng cách tối thiểu từ lò
nung đến đe là 1,5m. giữa lò và đe không được bố trí đường vận chuyển. Cửa lò
phải chắc chắn và đóng kín bằng đối trọng. Khi nung kim loại, nhiệt độ tại khu vực

SVTH : Trần Hữu Quyền


Trang 13


Bài tập an toàn lao động

làm việc không quá 400C. Ống khói lò nung đặt cao hơn các công trình xung
quanh, phải có thiết bị chống sét, chụp che mưa.
- Máy rèn dập phải được trang bị các thiết bị an toàn để loại trừ khả năng
công nhân đưa tay vào vùng nguy hiểm như :
+ Che chắn di động cùng với khuôn trên (chày )
+ Cơ cấu gạt tay công nhân khỏi vùng nguy hiểm khi chày rơi xuống.
+ Dùng thiết bị điện điều khiển có 2 tiếp điểm thường mở để công nhân phải
dùng 2 tay điều khiển.
+ Dùng hơi, khí ép thổi sản phẩm ra khỏi khuôn ( hạn chế về khối lượng và
sản phẩm phải có dạng tấm ).
+ Cơ giới hóa khâu đưa phôi tự động vào máy dập.
+ Dùng tế bào quang điện để nếu tay công nhân vào vùng nguy hiểm thì máy
không làm việc.
- Vỏ máy phải được nối đất, nối trung tính để đảm bảo an toàn khi có điện rò
ra vỏ máy.
- Các máy ép thủy lực, máy chuyển động bằng trục khuỷu, bánh lệch tâm
cần có bảo vệ quá tải bằng ly hợp ma sát hoặc chốt cắt an toàn.
- Búa tạ, búa tay phải được chế tạo bằng thép dụng cụ, đầu búa phải lồi,
không có vết rạn nứt ở đầu búa hay lỗ tra cán. Cán búa bằng gỗ khô dẻo, không có
mắt gỗ, không có vết nứt, không có thớ ngang. cán búa phải thẳng và có chiều dài
từ 0,3 ÷ 0,45m với búa tay, và từ 0,6 ÷ 0,8m đối với búa tạ. búa phải được tra cán
chắc chắn loại trừ khả năng búa rơi khỏi cán khi sử dụng.
- Máy rèn, dập phải có lý lịch máy, có đủ quy trình kiểm tra bảo dưỡng, sửa
chữa thay thế các chi tiết của máy.Có nhật ký vận hành máy, và nội quy an toàn khi
vận hành được niêm yết tại vị trí làm việc.


SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 14


Bài tập an toàn lao động

Hình 2.1 Che chắn di
động, tay gạt kiểu con
lắc

Hình 2.2 Nút điều
khiển bằng 2 tay

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 15


Bài tập an toàn lao động

Hình 2.3 Thiết bị kẹp và gạt tay công
nhân ra khỏi vùng nguy hiểm.
2.2.2 An toàn khi sử dụng máy rèn, dập :
- Khi thao tác máy búa không được để búa đánh trực tiếp lên mặt đe, nếu
búa đánh liền 2 lần của 1 lần đạp điều khiển thì phải ngưng làm việc để sửa chữa.
- Sau khi điều khiển, phải nhấc chân khỏi bàn đạp ( bàn đạp cần che để tránh
vật nặng rơi vào, máy tự khởi động rất nguy hiểm )
- Với máy đột dập phải kiểm tra các cơ cấu an toàn xem có hoạt động bình

thường không. không dùng 1 tay điều khiển các cơ cấu quy định điều khiển bằng 2
tay.
- Chỉ những người được huấn luyện, được giao nhiệm vụ mới được sửa
chữa, điều chỉnh, tháo lắp khuôn dập. Trước khi giao máy cho công nhân vận hành,
người hiệu chỉnh máy có trách nhiệm phải kiểm tra toàn bộ hoạt động của máy.
Khi có sự cố người vận hành phải dừng máy, báo ngay cho người quản lý máy để
sửa chữa kịp thời, không tự ý sửa chữa, không sử dụng máy khi thiếu thiết bị an
toàn.

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 16


Bài tập an toàn lao động

- Khi lắp đặt, điều chỉnh khuôn phải ngắt điện và treo biển báo “ đang thay
khuôn, cấm đóng điện” . có biện pháp khóa chặt đầu búa ở vị trí trên cùng.
- Tư thế làm việc thoải mái, không tự ý kê thêm ghế ngồi nếu quy định vận
hành không cho phép.
- Máy vận hành cần 2 người, phải có người chỉ huy và hiệu lệnh phải thống
nhất.
- Sử dụng đầy đủ trang bị phòng hộ cá nhân ( quần áo BHLĐ, mũ, giày,…)
- Khi làm việc cần tập trung tư tưởng để đảm bảo có năng suất cao, chất
lượng sản phẩm tốt và an toàn. Cấm đùa nghịch, nói chuyện riêng, đưa tay vào
vùng an toàn.
- Bố trí sản xuất cần có giờ giải lao xen kẽ, tránh căng thẳng vừa giảm năng
suất vừa tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động.
III. Một số ví dụ về tai nạn lao động :
1. Ví dụ 1 : Máy đóng cọc bê tông đổ, đè chết một người


SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 17


Bài tập an toàn lao động

Nguyên nhân : Do thời tiết mưa nhiều,dẫn đến vị trí đặt máy đóng cọc nền
yếu , cộng với quá trình thi công đơn vị giám sát không chú ý tới vấn đề này. khi
thi công do trọng lượng máy và ảnh hưởng địa chấn trong quá trình đóng cọc →
xảy ra tai nạn
Biện pháp phòng tránh : khi đặt máy có trọng lượng lớn cần phải đặt trên 1
nền móng chắc chắn, thường xuyên kiểm tra nền móng để đảm bảo an toàn.
2. Ví dụ 2 : Công nhân bị kẹt chân trong máy nghiền đất

Nguyên nhân : trong quá trình làm việc công nhân này không chấp hành nội
quy vận hành máy nghiền đất, tự ý dùng chân để đạp đất vào phễu máy nghiền, dẫn
đến chân bị tụt vào máy → gây ra tai nạn.
Biện pháp phòng tránh : Hướng dẫn nội quy trước khi cho công nhân đứng
máy, thường xuyên kiểm tra việc thực thi.
3. Ví dụ 3 : công nhân điện bị xà beng đâm xuyên người :

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 18


Bài tập an toàn lao động


Nguyên nhân : Trong quá trình thao tác lắp đặt điện trên cột điện, không
may rơi xuống vị trí có thanh xà beng cắm thẳng đứng → gây ra tai nạn lao động.
Biện pháp phòng tránh : luôn mang bảo hộ như dây đai, mũ, giày, găng
tay… khi thao tác với điện, đặc biệt là làm việc tại vị trí trên cao phải có dây bảo
hiểm chắc chắn. khi làm việc các vị trí xung quanh tránh để các vật nhọn có thể
gây nguy hiểm.
4. Ví dụ 4 : Nổ khí ga làm 35 người thiệt mạng, 44 người mất tích :

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 19


Bài tập an toàn lao động

Nguyên nhân : Tai nạn xảy ra do điều kiện lao động chưa đảm bảo an toàn
và bản thân nạn nhân sơ xuất khi thao tác lắp que hàn vào kìm hàn. Bên cạnh đó,
công tác kiểm tra, giám sát và phát hiện ngăn ngừa các nguy cơ gây TNLĐ của
những người có trách nhiệm không kịp thời. Chất lượng huấn luyện công tác
ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động cũng là một nguyên nhân
liên quan.
Biện pháp khắc phục : Đào tạo công nhân trước khi đưa vào làm việc, kiểm
tra thường xuyên môi trường làm việc, giám sát việc thực hiện quy định an toàn lao
động.
5. Ví dụ 5 : Nổ 12 tấn thép nóng tại Thái Nguyên – 1 người tử vong.

Nguyên nhân : Khi thiết kế, lắp đặt và thẩm định cẩu trục có 1 số chi tiết
không khớp với bản vẽ, thời gian sử dụng cẩu trục đã lâu nhưng chưa được bảo trì .
Biện pháp khắc phục : Thẩm định và kiểm tra ngiêm ngặt lúc mới đưa vào
sử dụng và thường xuyên các thiết bị nâng chuyển, đảm bảo độ bền và thời gian sử

dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Wikipedia.org

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 20


Bài tập an toàn lao động

2. Nguồn từ internet : các báo thanh niên, báo người lao động, vietnamnet, tuổi
trẻ…
3. Tài liệu “ An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí “ – Nhà xuất bản lao
động- xã hội- 2008.
4.Tài liệu ” Khảo sát Ecgonomi vị trí lao động, đề xuất giải pháp cải thiện tại một
số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ” - Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn
Bích Diệp - Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường

SVTH : Trần Hữu Quyền

Trang 21



×