Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.85 KB, 4 trang )

BÀI 41 :
PHẦN : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG.
A/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
 HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các loại môi trường
sống của sinh vật.
 Phân biệt được nhân tố sinh thái : nhân tố vô sinh , hữu sinh đặc biệt là nhân tố con
người.
 Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát và nhận biết kiến thức qua kênh hình, vẽ được sơ đồ “
Giới hạn sinh thái”
3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
B/ TRỌNG TÂM :
 Khái niệm môi trường và các loại môi trường sống của sinh vật.
 Các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : H.41.1 ; 41.2 SGK
Biểu bảng 41.1 ; 41.2
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
* VÀO BÀI : Từ khi sự sống được hình thành , sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì
sinh vật luôn có mối quan hệ với môi trường , chòu tác động từ môi trường và sinh vật đã thích
nghi với môi trường . Phần II của chương trình sinh học 9 tìm hiểu về sinh vật và môi trường 
vào chương I  bài 41.
*BÀI MỚI :
Hoạt động 1 :
I/ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT :
- Mục tiêu :
 Khái niệm môi trường sống .
 Nhận biết các môi trường sống của sinh vật.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV sử dụng H.41.1  y/c HS đọc thông tin .


H: Môi trường sống là gì ?
- y/c HS quan sát H.41.1 , thảo luận nhóm 
thực hiện lệnh ∇ sgk trang 119 ( trả lời vào
bảng con )
- Hoạt động cả lớp : cùng quan sát H.41.1 + đọc
thông tin và trả lời câu hỏi :
* Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật,
bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
- Thảo luận nhóm  hoàn thành bảng 41.1 
cử đại diện vài nhóm lên bảng trình bày trên
tranh và hoàn thành bảng 41.1.
Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái
TUẦN :22
TIẾT :43
NS :
ND :
H: Vậy có mấy loại môi trường ?
- GV giải thích thêm về môi trường sinh vật
gồm : thực vật, động vật và con người là nơi
sống của các sinh vật ký sinh, cộng sinh…
- HS dựa vào biểu bảng vừa hòan thành  Kết
luận : có 4 loại môi trường ( môi trường nước ,
môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất –
không khí ( môi trường cạn ) và môi trường sinh
vật.
Hoạt động 2 :
- Mục tiêu : HS phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái của môi trường.
GV HS
-y/c HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi :
1) Nhân tố sinh thái là gì ?

2) Các nhân tố sinh thái được phân chia như thế
nào ? ( GV treo bảng phụ )
3) Tại sao nhân tố con người được tách ra thành
một nhóm nhân tố sinh thái riêng ?
- y/c HS sắp xếp các yếu tố của môi trường ( do
GV đề xuất ) vào bảng 41.2 + thảo luận nhóm
thống nhất đáp án .
- Hoạt động chung cả lớp: cá nhân đọc thông tin
và trả lời các câu hỏi :
1) Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi
trường tác động đến sinh vật.
- HS đọc sgk  nêu được các nhóm nhân tố
sinh thái.
-y/c HS phát biểu được các ý :
 Vì hoạt động của con người khác với hoạt
động của các động vật khác.
 Con người có trí tuệ  tác động có ý thức
vào môi trường và làm thay đổi môi
trường ( khai thác tài nguyên , cải tạo
thiên nhiên … )


Hoạt động 3 :
- Mục tiêu : Nêu sự thay đổi của các nhân tố sinh thái của môi trường .
GV HS
* Chuyển ý : Phần lớn các nhân tố sinh thái như
: nhiệt độ, độ ẩm , mưa , gió … luôn thay đổi
theo không gian và thời gian .
Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái
TIỂU KẾT :

• Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh
chúng.
• Có 4 lọai môi trường : môi trường nước , môi trường trong đất , môi trường trên mặt
đất – không khí và môi trường sinh vật.
TIỂU KẾT :
II/ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG :
 Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
 Các nhân tố sinh thái bao gồm :
 Nhân tố sinh thái vô sinh .
 Nhân tố sinh thái hữu sinh ( gồm : nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh
thái các sinh vật khác ) .
-y/c HS trả lời các câu hỏi ở sgk / trang 120.
* Sau khi hoàn chỉnh các câu trả lời  GV cần
nhấn mạnh các ý sau :
1. ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới
sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động
của chúng.
2. các nhân tố sinh thái thay đổi theotừng
môi trường và thời gian.
- Hoạt động cá nhân :vận dụng kiến thức để trả
lời 3 câu hỏi :
* Trong 1 ngày từ sáng  tối : ánh sáng mặt
trời chiếu trên mặt đất tăng dần từ sáng 
trưa , sau đó giảm dần vào buổi chiều và buổi
tối
* Mùa hè có ngày dài hơn mùa đông
* Trong năm nhiệt độ thay đổi theo mùa : mùa
hè  nhiệt độ cao , mùa thu mát mẻ, mùa đông
nhiệt độ thấp , mùa xuân ấm áp
Hoạt động 4 :

III/ GIỚI HẠN SINH THÁI :
- Mục tiêu : * Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái .
* Biết cách vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của sinh vật.
GV HS
- GV đặt vấn đề :Trong thực tiễn nếu đem 1
sinh vật nào đó từ môi trường đang sống sang
nuôi trồng ở môi trường khác có thể gây chết
cho sinh vật đó .Tại sao ?
- GV treo H.41.2  y/c HS đọc thông tin và trả
lời câu hỏi
H: Thế nào là giới hạn sinh thái ?
- Gọi 1 HS lên trình bày trước lớp nhận xét của
mình về H.41.2
- GV hoàn chỉnh phần nhận xét của HS và có
thể mở rộng thêm :
* Mỗi loài sinh vật có 1 giới hạn sinh thái khác
nhau đối với các loại nhân tố sinh thái khác
nhau  giải thích tại sao đem các giống rau
sống ở vùng nhiệt đới sang trồng ở các nước
Châu u phải trồng trong nhà kính.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi :
- y/c trả lời :Giới hạn chòu đựng của cơ thể sinh
vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất đònh gọi là
giới hạn sinh thái.
* HS trình bày được các ý :
- Giới hạn chòu đựng của cá rô phi ở VN ?
- Thế nào là giới hạn dưới, giới hạn trên ,
khoảng thuận lợi , điểm cực thuận .
Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái
TIỂU KẾT :

* Các nhân tố sinh thái luôn thay đổi theo từng môi trường và theo thời gian , có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật.
TIỂU KẾT :
Giới hạn sinh thái là giới hạn chòu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh
thái nhất đònh .
* TỔNG KẾT BÀI : Cho 1 HS đọc tóm tắt sgk.
- CỦNG CỐ BÀI :
Câu 1 : 1 HS đọc sgk : câu 1 /trang 121  làm vào bảng 41.2
Câu 2 : Trắc nghiệm :
Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0
0
C , có nghóa là :
a) Giới hạn dưới là 90
0
C , giới hạn trên là 0
0
C.
b) Giới hạn trên là 90C , giới hạn dưới là 0
0
C.
c) nhiệt độ -5
0
C và 95
0
C vi khuẩn đã chết
d) Cả 2 câu b, c đều đúng .
Đáp án đúng : d
- DẶN DÒ :
• Học bài
• Làm bài tập 4 sgk trang 121

( GV hướng dẫn vẽ sơ đồ : qui ước 1cm tượng trưng 10
0
)
• Xem bài 42 ( chú ý bảng 42.1 và phần thí nghiệm ở phần II trang 123 ) .
Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×