Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội việt nam (1938 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

L£ V¡N PHONG

HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM (1938 – 1945)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

L£ V¡N PHONG

HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM (1938 – 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Cận đại và Hiện đại
Mã số:62.22.54.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XANH

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó.
Hà nội, tháng 10 năm 2014

Lê Văn Phong
Tác giả luận án

Lê Văn Phong


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phạm Xanh tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình làm luận án.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng tri thức cho tôi thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, đồng
nghiệp đã luôn chia sẻ, thấu hiểu và là điểm tựa vững chắc về tinh thần trong
toàn bộ thời gian thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận án

Lê Văn Phong


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 9
5. Đóng góp của luận án ................................................................................ 9
6. Bố cục của luận án .................................................................................. 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 11
1.1. Khái quát kết quả nghiên cứu ................................................................. 11
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ....................................... 24
Chƣơng 2. SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ............... 26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ ......................... 26
2.1.1. Quá trình hình thành chữ Quốc ngữ ............................................. 26
2.1.2. Sự phát triển của chữ Quốc ngữ ................................................... 29
2.1.2.1. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII .................................................. 29
2.1.2.2. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVIII ................................................ 30
2.1.2.3. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XIX ................................................... 31
2.1.2.4. Những cản trở trên con đường phát triển của chữ Quốc ngữ 33
2.1.3. Các phong trào Truyền bá Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1938.... 37
2.1.3.1. Mục đích sử dụng chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp............ 37
2.1.3.2. Khuynh hướng sử dụng chữ Quốc ngữ làm vũ khí chống thực
dân Pháp ............................................................................................. 39
2.1.3.3. Báo chí với sự phát triển của chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX . 45
2.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ ra đời ........................................................... 55
2.2.1. Sự cấp thiết thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ .......................... 55
2.2.2. Cuộc vận động thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ ..................... 56
1



2.2.3. Điều lệ hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ .......................... 61
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 65
Chƣơng 3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ (1938 – 1945) .. 67
3.1. Hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ (7/1938 - 9/1940)............................ 67
3.1.1. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở Hà Nội ............................. 67
3.1.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở Huế .................................. 72
3.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền Bắc và miền Trung
(10/1940 - 7/1944)....................................................................................... 78
3.2.1. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền Bắc .......................... 78
2.2.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền Trung ...................... 89
3.3. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động trong phạm vi cả nước và hoà
chung vào phong trào giải phóng dân tộc (8/1944 - 8/1945) ..................... 92
3.3.1. Phong trào Truyền bá Quốc ngữ phát triển ở miền Bắc .............. 92
3.3.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ mở rộng phạm vi hoạt động tại các tỉnh
miền Trung ............................................................................................ 109
3.3.3. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động ở miền Nam ....................... 116
Tiểu kết chương 3...................................................................................... 122
Chƣơng 4. ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ ĐỐI
VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM .......................................................................... 123
4.1. Những yếu tố tác động đến sự thành công của Hội Truyền bá Quốc ngữ . 123
4.1.1. Một sáng kiến chính trị hợp lòng dân ......................................... 123
4.1.2. Phẩm chất và năng lực của người đứng đầu .............................. 126
4.1.3. Có sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng cộng sản Đông Dương 129
4.1.4. Phương pháp dạy chữ Quốc ngữ phù hợp với đối tượng ........... 132
4.2. Những ảnh hưởng ............................................................................... 134
4.2.1. Góp phần to lớn vào quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ ............. 134
4.2.2. Góp phần giảm bớt người mù chữ, nâng cao dân trí và bãi bỏ
những hủ tục của xã hội Việt Nam ........................................................ 137

2



4.2.3. Góp phần vào thắng lợi của phong trào cách mạng 1939 – 1945 .. 141
4.2.4. Để lại tiền đề, cơ sở cho phong trào Bình dân học vụ tiếp tục thực
hiện sự nghiệp xoá nạn mù chữ sau cách mạng Tháng Tám 1945 ....... 143
Tiểu kết chương 4...................................................................................... 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ................. 152
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 153
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong một thời gian dài nhiều thế kỷ, người Việt Nam chưa có chữ
viết. Tới thế kỷ thứ X, do nhu cầu phát triển của tư duy, của tư tưởng, của văn
học cần phải có công cụ biểu đạt ngôn ngữ Việt Nam mang tính phổ quát và
biểu thị được âm thanh của tiếng Việt, thì người Việt Nam bắt đầu sáng tạo ra
chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm phải dựa vào chữ Hán để viết thành chữ. Trong
suốt nhiều thế kỷ chữ Nôm cùng với chữ Hán được xem là công cụ biểu đạt
của tư tưởng, của văn hoá Việt Nam. Nhưng điều đó rất hạn chế vì chữ Hán
cũng như chữ Nôm chưa vượt khỏi tầng lớp sĩ phu, còn đại đa số người Việt
vẫn bị xem chưa có chữ viết để biểu đạt tình cảm, tư duy và tư tưởng của mình.
Nhưng đến giữa thế kỷ XVII, qua sự tiếp xúc với người phương Tây,
đặc biệt là với giới giáo sĩ truyền bá đạo Thiên chúa đã dẫn đến một bước
ngoặc mới của văn hoá, tư tưởng Việt Nam, đó là sự xuất hiện của chữ Quốc
ngữ. Nhưng mục tiêu ban đầu của các nhà sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là tạo ra

một công cụ truyền đạo (bằng tiếng Việt) và phổ biến kinh bổn. Do đó, chữ
Quốc ngữ chưa vượt khỏi phạm vi Kitô giáo.
Thế là, phải trải qua một thời gian đấu tranh lâu dài giữa ý thức dân tộc
với nhà nước thực dân, thì chữ Quốc ngữ mới dành được vị trí xứng đáng
trong xã hội Việt Nam, trở thành một bước ngoặt trong sự phát triển của văn
hoá, của tư tưởng người Việt Nam.
1.2. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam vốn có truyền
thống hiếu học, trọng người có chữ lại rơi vào tình trạng hơn 90% dân số
không biết chữ, bởi chính sách giáo dục nhỏ giọt của thực dân Pháp. Trước
nạn mù chữ của quốc gia dân tộc cùng với yêu cầu thiết tha, mong mỏi của
quần chúng lao động thất học, giới trí thức Việt Nam xuất hiện ý tưởng phổ
biến chữ Quốc ngữ vốn dĩ những nhà Duy tân trong Đông Kinh nghĩa thục đã
thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX. Nguyễn Văn Tố cùng Phan

4


Thanh, Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp. . . tiến hành thảo luận và
đi đến quyết định xin phép thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ với mục
đích cao cả “nay dựng lên một Hội Truyền bá Quốc ngữ nhằm cốt truyền
bá chữ Quốc ngữ, dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng
của mình để dễ học những điều thường thức, cần dùng cho sự sinh hoạt
hàng ngày” [81, tr. 1]. Trước yêu cầu chính đáng được đi học để biết
đọc, biết viết của quần chúng nhân dân lao động mù chữ, cùng với quá
trình đấu tranh khôn khéo của các nhà trí thức và các chiến sĩ cộng sản
buộc nhà cầm quyền người Pháp phải chấp nhận sự ra đời và hoạt động
của Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động từ năm 1938 đến năm 1945, Hội
góp phần xoá nạn mù chữ, bước đầu xây dựng một nền giáo dục bình dân, bãi bỏ
những tệ nạn hủ tục, nâng cao dân trí, phổ biến chữ Quốc ngữ và đóng góp vào

thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Những
thành tựu mà Hội đạt được là không nhỏ đối với lịch sử dân tộc trong những
năm trước cách mạng Tháng Tám 1945. Nhưng cho đến ngày nay, chưa có công
trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về Hội Truyền bá Quốc ngữ,
nhất là nghiên cứu về những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam lúc bấy
giờ. Thời gian gần đây có xuất hiện một số bài viết về một số vấn đề liên quan
đến Hội, nhưng còn mang tính khái quát, sơ lược về một vài khía cạnh của Hội
Truyền bá Quốc ngữ, mà chưa phản ánh hết những hy sinh, cố gắng vượt qua
mọi khó khăn của các hội viên, giáo viên của Hội để có những đóng góp to lớn
đối với lịch sử dân tộc.
Thế hệ chúng tôi không được tận mắt chứng kiến những hoạt động của
Hội, của những “chiến sĩ diệt dốt vô danh”, nhưng lại được thừa hưởng những
giá trị to lớn mà Hội Truyền bá Quốc ngữ để lại. Vì thế, chúng tôi mong
muốn góp phần dựng lại một bức tranh toàn cảnh, sinh động về sự tồn tại và
hoạt động của Hội, của những người trí thức xưa dồn bao tâm huyết cho công
cuộc diệt dốt, nâng cao dân trí và mở mang trí tuệ của người Việt.

5


1.3. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà ra đời, do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã quyết định lấy
chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức cho dân tộc Việt Nam. Đồng thời,
khẳng định dứt khoát vị trí độc tôn của thứ chữ do các giáo sĩ người châu Âu
cùng với tầng lớp trí thức Việt Nam, nhất là các thầy giảng sáng chế ra từ thế
kỷ XVII, trải qua một thời gian nhiều thế kỷ đấu tranh, hoàn thiện để trở
thành chữ viết chính thức của người Việt. Chính phủ Việt Nam mới tiếp tục
thực hiện sự nghiệp chống nạn thất học, nâng cao dân trí, phổ biến chữ Quốc
ngữ mà Hội Truyền bá Quốc ngữ đã để lại ý tưởng, tiền đề và cơ sở. Chính
phủ quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ. Lúc này Hội Truyền bá Quốc

ngữ hết vai trò lịch sử và trở thành tổ chức tiền thân của Nha Bình dân học
vụ. Nghiên cứu về Hội Truyền bá Quốc ngữ sẽ góp phần bổ cứu thêm những
tư liệu cho các thế hệ sau hiểu hơn về sự tồn tại, hoạt động và đóng góp của
Hội đối với lịch sử dân tộc. Đồng thời, biết được những cống hiến, hy sinh vô
cùng to lớn của các nhân sĩ, trí thức trong những năm 30, 40 của thế kỷ XX,
từ đó, giáo dục truyền thống yếu nước, lòng tự hào dân tộc cho mọi tầng lớp
nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
1.4. Hiện nay, một bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ do
chịu sự tác động của lối sống thực dụng nên có nhiều biểu hiện xem nhẹ, coi
thường chữ Quốc ngữ và tiếng Việt. Trong khi đó, chữ Quốc ngữ được các
thế hệ người Việt Nam đi trước nhận ra cái hay, cái tiện và xem là thứ chữ
“mầu nhiệm”, là “cái bè” để cứu vớt dân tộc khỏi cảnh đem tối, lầm than đi
lên con đường văn minh. Họ xem chữ Quốc ngữ mới là chữ viết của dân tộc,
chỉ có chữ Quốc ngữ mới phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Nếu
không nhìn nhận đúng đắn và kịp thời, thì trong tương lai không xa có một
bộ phận không nhỏ là người Việt Nam, sống ở quê hương, đất nước mà
không biết viết đúng chữ Quốc ngữ và thiếu đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày nay, chữ Quốc ngữ giữ vai trò chủ đạo, là chữ viết chính thức của
dân tộc, mang lại “món ăn” tinh thần cho người Việt, xây dựng, gìn giữ, lưu

6


truyền bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nên việc nghiên cứu về Hội Truyền
bá Quốc ngữ và những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam, góp phần làm
thay đổi quan điểm và sự nhìn nhận của một bộ phận người Việt vẫn có tư
tưởng xem nhẹ, coi thường chữ Quốc ngữ và tiếng Việt.
1.5. Nghiên cứu đề tài “Hội truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó
đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945)”, có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử văn hoá
cũng như lịch sử dân tộc, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc và

làm sáng tỏ những vấn đề lớn trên lĩnh vực văn hoá trong những năm 1938 - 1945.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Hội
Truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945)”
làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng bao trùm của Luận án là Hội Truyền bá Quốc ngữ và tác động
của nó đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945). Tuy nhiên, những hoạt động của Hội
không chỉ giới hạn trong việc tổ chức mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân
Việt Nam mà còn tuyên truyền, phổ biến những điều hay, những kiến thức cần
thiết có ý nghĩa cho cuộc sống hàng ngày.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung, nghiên cứu sự ra đời và các giai đoạn hoạt động
của Hội Truyền bá Quốc ngữ trên phạm vi cả nước, kết quả hoạt động
của từng giai đoạn; những tác động, ảnh hưởng của Hội đến xã hội Việt
Nam từ năm 1938 đến năm 1945, trong đó, tập trung vào những nội
dung: xóa nạn mù chữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu, phổ biến chữ Quốc
ngữ, để lại cơ sở, tiền đề cho Bình dân học và góp phần vào thắng lợi
của phong trào cách mạng 1939 – 1945.
Về mặt thời gian, tập trung nghiên cứu bối cảnh ra đời và các giai đoạn
hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến 1945, nhất là đánh

7


giá những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam. Nhưng, trong khi nghiên
cứu đề tài, luận án còn mở rộng phạm vi nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ

từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XX, để làm rõ sự ra đời và hoàn thiện của thứ
chữ viết này.
Về mặt không gian, là tập trung nghiên cứu, làm rõ hoàn cảnh ra đời và
quá trình hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ trên trên phạm vi toàn quốc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của Luận án là dựng lại bức tranh toàn cảnh và sinh động về
quá trình hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến năm 1945;
những tác động, ảnh hưởng của Hội đến xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Để đạt được mục đích, Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu khái quát về lịch
sử hình thành, phát triển của chữ Quốc ngữ; các tổ chức, cá nhân tham gia
phong trào truyền bá Quốc ngữ, như phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục,
các báo, tạp chí đầu thế kỷ XX đã để lại tiền đề, cơ sở và ý tưởng cho Hội Truyền
bá Quốc ngữ.
Sự ra đời của Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ, như:
- Giai đoạn từ tháng 7 năm 1938 đến tháng 9 năm 1940: Hội Truyền bá Quốc
ngữ chủ yếu hoạt động ở trong thành phố Hà Nội và kinh thành Huế.
- Giai đoạn từ tháng 10 năm 1940 đến tháng 7 năm 1944: Hội Truyền bá
Quốc ngữ từng bước mở rộng phong trào ra các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung.
- Giai đoạn từ tháng 8 năm 1944 đến tháng 8 năm 1945: Phong trào truyền bá
Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
Những tác động, ảnh hưởng của Hội Truyền bá Quốc ngữ đối với xã hội
Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn trong bước trưởng thành Hội phải
vượt qua.
Một số yếu tố tác động đến sự thành công của Hội.

8


4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu gốc gồm những tài liệu, nghị định, điều lệ, nội lệ liên
quan đến Hội Truyền bá Quốc ngữ ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Nguồn tài liệu này được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Hà Nội, Trung tâm lưu
trữ Trung ương quốc gia I Hà Nội. Ngoài ra, các báo, tạp chí như; Đông
Pháp, Tràng An, Tin Tức, Tri Tân, Thanh Nghị...đã cập nhật liên tục những
hoạt động của Hội thời bấy giờ mà chúng tôi tiếp cận được trong quá trình
sưu tầm tài liệu.
Nguồn tài liệu hồi ký là các công trình nghiên cứu, bài viết của các giáo
viên, hội viên nhớ lại một thời tham gia hoạt động truyền bá Quốc ngữ đã đề cập
đến nhiều nội dung về Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Nguồn tài liệu nghiên cứu là các công trình được in ấn, các bài viết của
nhiều tác giả trong nước được đăng trên Tạp chí Tri Tân, Tạp chí nghiên cứu
Lịch sử, Tạp chí Xưa và Nay có đề cập đến một số nội dung về Hội Truyền bá
Quốc ngữ hiện đang được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện
Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Thư
viên Trường đại học Sư phạm I Hà Nội, Thư viện tỉnh Thanh Hoá, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam - Viện sử học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng hai
phương pháp chuyên ngành cơ bản: Phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành khác như:
Phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích, thống kê xã hội học.
5. Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp sau:
Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm
1938 đến năm 1945; dựng lại bức tranh toàn cảnh, sinh động từ hoàn cảnh ra đời,
tồn tại, hoạt động đến những tác động của Hội đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
9



Phân tích những tác động của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt
Nam như: xóa nạn mù chữ, phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa bỏ những hủ tục lạc
hậu; tác động đến phong trào cách mạng 1939 – 1945, trực tiếp nhất là phong
trào cứu đói ở miền Bắc và cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
toàn quốc. Đồng thời, phân tích những nguyên nhân đưa đến sự thành công
của Hội, trong bối cảnh bị kìm kẹp của chính quyền cai trị.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đề cập đến quá trình ra đời và phát
triển của chữ Quốc ngữ, góp phần làm rõ hơn về lịch sử của thứ chữ viết này.
Cuối cùng, nội dung và tư liệu của luận án có thể sử dụng phục vụ cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn hoá, lịch sử dân tộc giai đoạn
trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng thời phục vụ những bạn đọc
quan tâm đến Hội Truyền bá Quốc ngữ.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 4 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Sự ra đời của Hội Truyền bá Quốc ngữ
Chương 3. Hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-1945)
Chương 4. Ảnh hưởng của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề về Hội Truyền bá Quốc ngữ, chữ Quốc ngữ, phong trào truyền
bá chữ Quốc ngữ đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu dưới các cách
tiếp cận và cách nhìn nhận khác nhau được công bố. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của Luận án, chúng tôi không có điều kiện trình bày cụ thể mà chỉ xin

tổng quan về một số nhóm công trình quan trọng.
1.1. Khái quát kết quả nghiên cứu
Tác phẩm Đầu nguồn (Nxb Văn học năm 1975), là tập hồi ký của nhiều
tác giả viết về Bác Hồ từ nước ngoài trở về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo
phong trào cách mạng cho đến tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám 1945
thành công. Tập hồi ký đã để lại nhiều giá trị về tư liệu lịch sử, văn học, chính
trị… . Trong đó, phản ánh khái quát về tình trạng mù chữ của nhân dân Việt
Nam dưới sự cai trị của người Pháp, nhất là nhiều cán bộ cách mạng cũng
không biết một thứ chữ nào. Trước tình trạng mù chữ của nhân dân, Bác Hồ
chủ trương phát động phong trào: Việt Minh tới đâu, tổ chức học văn hóa tới
đó. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ, người biết nhiều dạy cho
người biết ít. Chính có chủ trương này, phong trào học chữ Quốc ngữ, xóa
nạn mù chữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu trong đời sống nhân dân bắt đầu
được thực hiện ở Cao Bằng và dần dần lan rộng ra các địa phương khác.
Năm 1991, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội in tác phẩm Hồi
ký của Trần Huy Liệu. Trong đó, tác giả ghi lại các giai đoạn hoạt động
cách mạng và kể về những chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
muốn kết hợp với các nhà trí thức thành lập một hội chống lại nạn mù chữ,
nâng cao dân trí, tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng ảnh hưởng
sâu rộng trong nhân dân. Đảng Cộng sản Đông Dương đã giao cho một số
chiến sĩ cộng sản kết hợp với giới trí thức xúc tiến thành lập Hội Truyền bá
Quốc ngữ.

11


Tác phẩm Chặng đường nóng bỏng của Hoàng Quốc Việt viết dưới
dạng hồi ký, đã nhớ lại thời kỳ hoạt động cách mạng trong những năm 30 của
thế kỷ XX. Hồi ký tường thuật lại cuộc gặp gỡ giữa tác giả với nhà hoạt động
cách mạng Trường Chinh tại bệnh viện Bạch Mai bàn luận về việc kết hợp

với các nhà trí thức ở Hà Nội lập ra một tổ chức chống nạn mù chữ, làm cho
nhân dân Việt Nam biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ tạo thuận lợi cho việc
phổ biến chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương
đi vào đời sống nhân dân.
Cuốn Hồi ký Thanh Nghị, của tác giả Vũ Đình Hòe, (Nxb Văn học, năm
2000) có giá trị phong phú về nhiều mặt lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị…
Trong đó, tác giả nguyên là Phó Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ đã
tường thuật lại một cách sâu sắc về tình trạng mù chữ của nhân dân Việt Nam;
về tổ chức mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho quần chung lao động thất học; về
những khó khăn, thử thách mà Hội Truyền bá Quốc ngữ phải vượt quan.
Tác phẩm Hồi ký của Tô Hoài (Nxb Hội Nhà văn, năm 2004) đã trình
bày nhiều vấn đề về lịch sử, văn hóa, chính trị, trong đó có nêu lên những
hoạt động của chi Hội Truyền bá Quốc ngữ ở Nam Định. Đặc biệt, kể về
cuộc gặp gỡ giữa tác giả với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong khi đang
tham gia tuyên truyền, vận động các tầng nhân dân lao động nghèo đi học
chữ Quốc ngữ, các nhà hảo tâm ủng hộ tiền, tài sản, công sức giúp Hội.
Công trình Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, (Nxb Văn học, 2006), Tuấn chàng
trai nước Việt chứng tích thời đại đầu thế kỷ XX, của Nguyễn Vỹ (Nxb Văn
học, 2006), đã phản ánh quá trình thay đổi nhận thức của người Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XX về chữ Quốc ngữ. Họ từ chỗ nghi ngờ, coi
thường đến tiếp nhận và xem chữ Quốc ngữ là “hồn trong nước”, là “lợi khí
thứ nhất” để khai dân trí. Từ đó, họ đã cổ vũ, vận động gia đình, người thân
theo học chữ Quốc ngữ, nhiều nhà đã thuê thầy về dạy chữ Quốc ngữ cho con,
em mình.

12


Nhóm tài liệu nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như: Tác
phẩm Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 – 1659 của tác giả Đỗ Quang Chính (Nxb

Sài Gòn năm 1972), “Thưởng thức chữ Quốc ngữ cổ” của Nguyễn Khắc
Xuyên đăng trên Tạp chí Xưa và Nay, số 99, 2001 đã nghiên cứu quá trình
hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ từ năm 1620 đến 1659. Nhất là, các tác
giả đã phân tích, lý giải về tính tiện ích, sự phù hợp của chữ Quốc ngữ đối với
con người và văn hóa Việt Nam.
Tác phẩm Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ của Hoàng Xuân Việt (Nxb
Văn hóa Thông tin, năm 2007), đã trình bày các giai đoạn hình thành và phát
triển của chữ Quốc ngữ gắn liền với các nhà truyền giáo người châu Âu từ thế
kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX. Tác giả tập trung nghiên cứu về quá trình phát
triển của tiếng nói, chữ viết bao gồm chữ Nôm và chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ
từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Đồng thời, phản ánh khái quát quá
trình cổ vũ, truyền bá chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ; vai trò của chữ Quốc ngữ
trong công cuộc chống nạn thất học, mở mang dân trí, trong sáng tác thơ ca,
xây dựng và gìn giữ nền văn hóa của dân tộc.
Tác phẩm Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20,
của tác giả Hoàng Tiến (Nxb Thanh Niên, năm 2003) đã nghiên cứu khái quát
về sự ra đời của chữ Quốc ngữ và quá trình vận động, cổ vũ các tầng lớp nhân
dân Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ vào những năm đầu thế kỷ XX. Tác giả
phân tích, đánh giá khách quan về sự tiện ích của chữ Quốc ngữ so với chữ
Hán, chữ Nôm là học dễ nhớ, dễ học và phù hợp với văn hóa, con người Việt
Nam. Tác giả đã khái quát quá trình truyền bá, cổ vũ nhân dân bỏ chữ Hán,
chữ Nôm mà học và sử dụng chữ Quốc ngữ do tầng lớp trí thức phát động.
Trong đó, khẳng định, chữ Quốc ngữ được truyền bá và sử dụng đầu tiên ở
miền Nam do một bộ phận trí thức thực hiện, tiêu biểu là Trương Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của... Nhưng, phải đến đầu thế kỷ XX, công cuộc truyền bá chữ
Quốc ngữ mới trở thành phong trào phát triển rộng lớn do các nhà trí thức ở

13



miền Bắc đứng ra cổ vũ, tạo nên một cuộc cách mạng chữ viết, mở đầu bằng
sự ra đời của tờ Đăng cổ Tùng báo, do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và kết
thức vào năm 1917, bằng việc tờ Đông Dương tạp chí đình bản.
Công trình Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ (tài liệu hội nghị cải tiến chữ
Quốc ngữ tháng 9 năm 1960) do Đặng Thai Mai chủ biên đã nghiên cứu khái
quát về sự ra đời của chữ Quốc ngữ; các giai đoạn phát triển và hoàn thiện
chữ Quốc ngữ, những đặc điểm của chữ Quốc ngữ và phương án tổ chức cải
cách chữ Quốc ngữ của các nhà khoa học.
Các bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh đăng trên báo, tạp chí Đăng cổ
tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn…, như: “Chữ Quốc
ngữ”, “Cách viết tên người, tên đất ra chữ Quốc ngữ”, “Cách viết chữ Quốc
ngữ, Chủ nghĩa”…, đã phân tích, lý giải và khẳng định tính ưu việt, sự tiện
ích, dễ học, dễ nhớ của chữ Quốc ngữ, đồng thời cổ vũ nhân dân Việt Nam
sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Các công trình
của Nguyễn Văn Vĩnh có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu về quá trình
hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX.
Các công trình nghiên cứu của Phạm Quỳnh về chữ Quốc ngữ và phổ
biến chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như:
Bài “Khảo về chữ Quốc ngữ”, đăng trên Nam Phong tạp chí, số 122,
năm 1917 đã nghiên cứu về sự ra đời, tính chất dễ học, dễ sử dụng và sự phù
hợp của chữ Quốc ngữ đối với nhân dân Việt Nam. Đồng thời, kêu gọi mọi
tầng lớp nhân dân nhanh chóng bỏ chữ Hán, chữ Nôm khó học, khó nhớ để
học lấy chữ Quốc ngữ nhằm xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí. Tác giả khẳng
định, chữ Quốc ngữ chính là phương tiện hữu hiệu và phù hợp để nâng cao
dân trí cho nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Các tác phẩm Luận giải văn học và triết học (Nxb Văn hóa Thông tin,
2003), Thượng chi văn tập (Nxb Văn học, 2006), Tiểu luận viết bằng tiếng
Pháp trong thời gian 1922-1932 (Nxb Tri thức, 2007) tác giải đã phân tích và

14



lý giải nhiều vấn đề, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó khảo sát về chữ
Quốc ngữ, tích cực cổ vũ, tuyên truyền nhân dân Việt Nam sử dụng chữ Quốc
ngữ và tiếng Việt. Công lao của Phạm Quỳnh trong việc phổ biến chữ Quốc
ngữ, phát triển Tiếng Việt và xây đắp nền Quốc văn cho dân tộc đã được
Dương Quảng Hàm đánh giá cao trong tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu.
Năm 2008, công trình Văn trên Nam Phong tạp chí, diện mạo và thành
tựu của Nguyễn Đức Thuận đánh giá cao về vai trò của Phạm Quỳnh và tạp
chí Nam Phong trên lĩnh vực văn hóa và trong sự nghiệp truyền bá chữ Quốc
ngữ đầu thế kỷ XX. Đồng thời, tác giả khẳng định, Nam Phong tạp chí chí là
diễn đàn quan trọng góp phần to lớn vào quá trình phổ biến và hoàn thiện của
chữ Quốc ngữ. Nhất là, khi chữ Quốc ngữ đã trở thành phương tiện để các
nhà thơ, nhà văn sáng tác mang lại “món ăn” tinh thần cho nhân dân.
Các công trình nghiên cứu mang tính chất văn học – sử, tiêu biểu như:
Việt Nam văn học sử yếu, của Dương Quảng Hàm (Nxb Trẻ, 2005), Văn học
sử Việt Nam, tác giả Lê Văn Siêu (Nxb Văn học, 2006) trong đó, các tác giả
có nghiên cứu khái quát quá trình hình thành của chữ Quốc ngữ và chữ Quốc
ngữ từng bước được phổ biến trong đời sống nhân dân, đồng thời đánh giá
công lao của một số nhà trí thức trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX.
Các tác phẩm Văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX 19001930 (Nxb Văn học, 1976), Văn thơ cách mạng 1930 – 1945 (Nxb Văn
học, 1980), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX của Đặng Thai
Mai (Nxb Văn học, 1976), Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam tư
tưởng yêu nước, tác giả Trần Văn Giàu (Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh, 1983), Lược truyện các tác giả Việt Nam, của Trần Văn Giáp (Nxb
Văn học, 2000), Nhà văn hiện đại, tập 1, 2 của Vũ Ngọc Phan (Nxb Văn
học, 2005) đã nghiên cứu phản ánh về đời sống của nhân dân Việt Nam
dưới sự thống trị của thực dân Pháp và tình trạng mù chữ phổ biến trong
nhân dân nghèo lao động. Có nhiều bài thơ, bài văn khuyên nhân dân theo


15


học chữ Quốc ngữ để xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, chống lại chính
quyền cai trị giành chính quyền về tay nhân dân. Hơn nữa, các tác phẩm
cũng nghiên cứu sơ lược về tiểu sử, quá trình hoạt động của nhiều nhà trí
thức trong việc truyền bá, phổ biến chữ Quốc ngữ.
Trong tác phẩm Chuyện nghề của Nguyễn Tuân (Nxb Tác Phẩm mới,
1986) lại nghiên cứu, tìm hiểu về tâm trạng của tầng lớp trí thức nho học xuất
phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc nên ghét luôn cả chữ Quốc ngữ mà tiêu
biểu như nhà thơ Tú Xương.
Các công trình của Phan Khôi như: Tác phẩm đăng báo năm 1928
(Nxb Đà Nẵng, 2003), Tác phẩm đăng báo 1929 (Nxb Đà Nẵng, 2005), Tác
phẩm đăng báo năm 1930 (Nxb Hội nhà văn Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây, 2005) Tác phẩm đăng báo 1931 (Nxb Hội Văn học, 2007) do Lại
Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Các công trình nghiên cứu của Phan Khôi đã
phản ánh phong phú các mặt trong đời sống xã hội, nên có nhiều giá trị về
lịch sử, văn hóa và chính trị. Trong đó, ông viết nhiều về chữ Quốc ngữ, tiêu
biểu như: “Tại sao chúng ta không nên bỏ chữ Quốc ngữ mà phải viết cho
đúng”, “Viết chữ Quốc ngữ phải viết đùng”, “Phải viết chữ Quốc ngữ cho
đúng, dùng danh từ cho đúng”, “Trả lời một vị độc giả hỏi về chữ Quốc ngữ”,
“Lại trả lời cho một bức thơ hỏi về chữ Quốc ngữ”, “Chữ Quốc ngữ ở Nam
Kỳ với thế lực của phụ nữ”…đã phân tích sự tiện ích, dễ nhớ, dễ học của chữ
Quốc ngữ mà cổ vũ, tuyên truyền nhân dân Việt Nam học ngay lấy chữ Quốc
ngữ, viết chữ Quốc ngữ cho thống nhất trong cả nước, đồng thời thẳng thắn
phê phán những quan điểm xem nhẹ, coi thường chữ Quốc ngữ và tiếng Việt.
Đầu thế kỷ XX đã nổ ra một cuộc tranh luận về việc có nên hay không
nên sử dụng chữ Quốc ngữ, sử dụng như thế nào cho thống nhất, thuận lợi
cho giao tiếp được đăng tải trên nhiều tờ báo lúc bấy giờ. Năm 2002, Nhà
xuất bản Lao Động đã phát hành công trình Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX,

do Nguyễn Ngọc Thiện sưu tầm và biên soạn dựa vào những bài viết đã được

16


đăng tải trên các báo, tạp chí từ năm 1924 đến 1941. Trong tác phẩm Tranh
luận văn nghệ thế kỷ XX là tập hợp các công trình của nhiều tác giả có liên
quan đến chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như: Nền quốc văn của Ngô Đức Kế, Muốn
cho tiếng An Nam giàu của Nguyễn Duy Thanh Vấn đề chữ Quốc ngữ, Vấn đề
viết chữ Quốc ngữ cho đúng của báo Phụ nữ Tân văn, Muốn viết chữ Việt
Nam cho đúng phải phát âm cho đúng của Lê Vinh Diệu, Vấn đề viết chữ
Quốc ngữ của Ngọc Hưởng, Nguồn gốc văn học nước nhà và nền văn học
mới của Lê Dư…bàn về các vấn đề thống nhất tiếng nói, chữ viết, cải cách
văn tự để tiếng Việt và chữ Quốc ngữ trở thành công cụ cho người Việt Nam
biểu hiện tình cảm, tư duy, tư tưởng. Cuộc tranh luận mang lại nhiều giá trị,
trong đó khẳng định việc thống nhất tiếng nói và chữ viết, cải cách văn tự để
tiếng Việt và chữ Quốc ngữ trở thành lợi khí, công cụ cho người Việt Nam
biểu hiện tình cảm, tư duy và tư tưởng. Họ khẳng định, chữ Quốc ngữ là một
thành tựu mới so với chữ Nôm và chữ Hán, cần tiếp tục phổ biến, củng cố vị
trí vững chắc của nó trong sự trong sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Năm 2002, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành công trình
Đông Kinh nghĩa thục của Nguyễn Hiến Lê, trong đó tác giả đánh giá
Đông Kinh nghĩa thục xem chữ Quốc ngữ là “Hồn trong nước”, là “lợi
khí thứ nhất” để mở mang dân trí nên họ đã tuyên truyền, cổ vũ phong
trào học và sử dụng chữ Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ đầu thế kỷ XX.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục,
năm 2007, Nhà xuất bản Tri thức đã ấn hành tác phẩm Một trăm năm Đông
Kinh nghĩa thục gồm những công trình nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục
của nhiều tác giả. Các công trình này đã bàn thảo và đánh giá về Đông Kinh
nghĩa thục ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu chung lại đều đánh giá Đông

Kinh nghĩa thục như một mô hình giáo dục kiểu mới nhằm khai trí cho dân
Việt, để tự cường, phát triển và hi vọng nhờ đó mà giành được độc lập.

17


Tác phẩm Phong trào Duy tân các khuôn mặt tiêu biểu của Nguyễn Q
Thắng (Nxb Văn hóa Thông tin, 2006) nghiên cứu phong trào Duy tân là một
cuộc vận động cách mạng dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Phong
trào được các nhà trí thức Nho học phát động và lãnh đạo nhằm xóa bỏ chế
độ phong kiến thực dân giành lấy chính quyền bằng cách hô hào “chấn dân
khí hậu dân sinh”, trong đó họ tổ chức mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa nạn
mù chữ, nâng cao dân trí. Họ phê phán nền Hán học đề cao chữ Quốc ngữ,
xem chữ Quốc ngữ là “hồn thiêng đất nước”, là tinh hoa dân tộc, là kho
tàng văn hóa hiện hữu của dân tộc.
Năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành tác phẩm Giáo dục Việt
Nam thời cận đại của tác giả Phan Trọng Báu. Trong tác phẩm đã nghiên
cứu sâu sắc về nền giáo dục ở Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, nhất
là đề cập đến hai cuộc cải cách giáo dục năm 1906 và 1917. Hai cuộc cải
cách giáo dục của người Pháp ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho chữ Quốc
ngữ ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong trường học. Song song với
nền giáo dục của chính quyền cai trị, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu
tranh trên lĩnh vực giáo dục dẫn đến sự ra đời và phát triển của dòng giáo dục
yêu nước và cách mạng.
Tác phẩm Lịch sử văn hóa Việt Nam những gương mặt trí thức tập 1, 2
(Nxb Văn hóa Thông tin, 1998) là tập hợp các công trình nghiên cứu của
nhiều tác giả về các gương mặt trí thức tiêu biểu của Việt Nam, trong đó có
các nhà truyền bá Quốc ngữ ngữ như: Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Phan Thanh
một trí thức cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng nhà văn Hà Nội, Học giả Hoàng
Xuân Hãn, Bùi Kỷ một đời văn ba chế độ, Nhà sử học Trần Văn Giáp.

Công trình nghiên cứu Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí
với sự phát triển của chữ Quốc ngữ và giáo dục bằng chữ Quốc ngữ hồi
đầu thế kỷ XX của tác giả Phạm Thị Thu đã khảo cứu những tiền đề của xã
hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong đó đề cập đến việc chuyển từ giáo dục

18


chữ Hán, chữ Nôm sang giáo dục bằng chữ Quốc ngữ. Nhất là, tác giả
nghiên cứu sự ra đời của chữ Quốc ngữ, sự phát triển của báo chí Quốc
ngữ, tiêu biểu là hai tờ “Đông Dương tạp chí” và “Nam Phong tạp chí” làm
đối tượng khảo sát trên phương diện giáo dục bằng chữ Quốc ngữ và phổ
biến chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX. Qua khảo sát đã đánh giá thỏa đáng
những đóng góp của hai tờ tạp chí trong việc phổ biến, hoàn thiện chữ
Quốc ngữ, góp phần phổ biến thứ chữ này trong nhân dân lao động.
Bài viết “Vài nét về việc phổ biến chữ Quốc ngữ ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX”, của tác giả Phạm Như Thơm (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11,
năm 2005) trình bày khái quát quá trình ra đời và phát triển của chữ Quốc
ngữ, nhất là sự nghiệp truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ XX.
Năm 1998, Tạp chí Văn học số 8 đăng bài “Chữ Quốc ngữ và sự phát
triển thơ ca đầu thế kỷ XX” của tác giả Mã Giang Lân nghiên cứu về tính
tiện ích, dễ nhớ, dễ học của chữ Quốc ngữ và vai trò của chữ Quốc ngữ đối
với sự phát triển thơ ca ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Bài viết “Một vài quan hệ giữa Hội Truyền bá Quốc ngữ với phụ nữ”
của bà Phan Anh đăng trên Tạp chí Thanh Nghị, năm 1942 đã phân tích
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mù chữ của phụ nữ trong xã hội, đồng
thời kêu gọi giới nữ nhiệt tình tham gia hưởng ứng đi học ở các lớp của Hội
Truyền bá Quốc ngữ.
Những bài viết của Nguyễn Văn Tố liên quan đến phong trào truyền bá

Quốc ngữ như: “Nền học bình dân” (Tạp chí Thanh Nghị số 104, năm 1945)
khái quát về sự ra đời của chữ Quốc ngữ, sự hoạt động của Hội Truyền bá
Quốc ngữ từ năm 1938 đến 1945. Trong đó, nhấn mạnh về việc mở rộng
phong trào truyền bá Quốc ngữ từ Bắc kỳ, Trung Kỳ vào Nam kỳ sang Ai lao
và Cao miên. Bài “Thanh niên đối với việc làng” (Tạp chí Thanh Nghị số 23,

19


năm 1943) đã nêu lên vai trò, trách nhiệm của tầng lớp thanh niên trí thức đối
với việc xóa nạn mù chữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu ở làng quê.
Các bài viết của Vũ Đình Hòe, tiêu biểu như: “Vấn đề giáo dục bình
dân: Giáo dục bình dân ở xứ ta”, “Một chương trình dạy học trong các lớp
bình dân”, “Một chương trình dạy học trong các lớp bình dân: lớp học cao
đẳng người lớn” đăng trên Tạp chí Thanh Nghị đã nghiên cứu về công cuộc
giáo dục cho các tầng lớp nhân dân nghèo không có điều kiện đi học trường
của nhà nước. Qua đó, tác giả đề xuất về chương trình dạy học lớp sơ học và
lớp cao đẳng người lớn cho Hội Truyền bá Quốc ngữ. Lớp sơ học là dạy cho
học sinh biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, lớp cao đẳng người lớn là dạy về
những kiến thức tiến bộ có ích cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, tác giả
cũng khái quát về những kết quả hoạt động và những khó khăn của Hội
Truyền bá Quốc ngữ.
Ngoài ra, Vũ Đình Hòe còn nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến Hội
Truyền bá Quốc ngữ được đăng trên Tạp chí Xưa và Nay như: “Nguồn gốc
của Hội Truyền bá Quốc ngữ”, “Nguyễn Văn Tố vị Hội trưởng của dân trí”.
Trong bài “Nguồn gốc của Hội Truyền bá Quốc ngữ”, tác giả nghiên cứu
phong trào truyền bá Quốc ngữ từ các nhà duy tân trong Đông Kinh nghĩa
thục đầu thế kỷ XX và khẳng định chính Đông Kinh nghĩa thực là nguồn
gốc của Hội Truyền bá Quốc ngữ. Đông Kinh nghĩa thực đã xây dựng được
một phong trào Truyền bá chữ Quốc ngữ ảnh hưởng sâu rộng trong các

tầng lớp nhân dân, để lại tiền đề, cơ sở và ý tưởng cho Hội Truyền bá Quốc
ngữ sau này tiếp tục thực hiện. Trong bài “Nguyễn Văn Tố vị Hội trưởng
của dân trí”, tác giả nghiên cứu, đánh giá về những công lao to lớn của
người Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ trong công cuộc xóa nạn mù
chữ, mở mang dân trí cho nhân dân lao động nghèo và để lại những tiền đề,
cơ sở cho phong trào Bình dân học vụ sau này tiếp tục sự nghiệp.

20


Các bài viết về Hội trưởng Nguyễn Văn Tố như: “Cụ Ứng Hòe Nguyễn
Văn Tố - Hội trưởng đầu tiên của Hội Truyền bá Quốc ngữ” (Tạp chí Giáo
dục, số 207, năm 2009), “Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố - người sáng lập Hội
Truyền bá Quốc ngữ” (Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 63 năm 2008),
“Nguyễn Văn Tố và Hội Truyền bá Quốc ngữ một thành công của đường lối
vận động trí thức của cách mạng Việt Nam” (Tạp chí Xưa và Nay, số 31,
năm 2008), “Nhớ cụ Nguyễn Văn Tố” (Tạp chí Xưa và Nay, số 333, năm
2009)…đã nghiên cứu, đánh giá về vai trò, công lao của Nguyễn Văn Tố
trên cương vị là người Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ. Các tác giả
đều khẳng định những thành công của Hội Truyền bá Quốc ngữ do nhiều
yếu tố cộng hưởng, song chính sự lãnh đạo tài tình và khéo léo của Nguyễn
Văn Tố là yếu tố quan trọng mang lại sự thành công của Hội. Nhất là, trong
bài “Nguyễn Văn Tố và Hội Truyền bá Quốc ngữ một thành công của đường
lối vận động trí thức của cách mạng Việt Nam” tác giả Đinh Xuân Lâm vừa
khẳng định vai trò của ông Nguyễn Văn Tố đối với sự nghiệp chống nạn
thất học, vừa khẳng định chính Hội Truyền bá Quốc ngữ là nơi để cho tầng
lớp thanh niên trí thức đến gần hơn với Đảng, tìm hiểu về Đảng và đi theo
con đường cách mạng do Đảng lãnh đạo. Hội Truyền bá Quốc ngữ là tổ
chức để Đảng Cộng sản Đông Dương vận động, tập hợp tầng lớp trí thức
tiểu tư sản đi theo cách mạng, trong đó tiêu biểu nhầt là ông Nguyễn Văn Tố.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, báo
Đại đoàn kết, số 31 năm 1988 đăng bài “Nhớ lại Hội Truyền bá Quốc ngữ
nhân kỷ niệm 50 năm” của tác giả Hoàng Xuân Hãn đã kể lại quá trình vận
động thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, những khó khăn mà Hội phải
đương đầu. Nhất là, tác giả kể về quá trình nghiên cứu, biên soạn phương
pháp dạy học I – tờ phù hợp với đối tượng học viên là những người lớn tuổi.
Năm 1988, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành tác phẩm Hội Truyền
bá Quốc ngữ trong sự nghiệp chống nạn thất học gồm các bài viết dưới

21


×