Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đánh giá Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân giai đoạn 2011 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.15 KB, 31 trang )

Bài tập SBL 1 – Môn Bảo vệ bà mẹ và trẻ em
MÔ HÌNH TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
Thông thường, trước hôn nhân các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn và gia đình hai
bên, ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ thì
chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị tâm lý, còn vấn đề quan trọng khác như: trang bị
kiến thức về kỹ năng sống, kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản;
khám kiểm tra tình trạng sức khỏe, khả năng sinh con và phát hiện sớm các bệnh
tật, điều trị bệnh; thực hiện các biện pháp dự phòng hầu như chưa được quan tâm.
Từ đó dẫn đến nạo phá thai, sinh con ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, hay việc xảy ra các mối bất hoà trong ứng xử giữa hai vợ
chồng, giữa vợ và họ hàng bên chồng, hay giữa chồng với họ hàng bên vợ...,
những vấn đề trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm vợ chồng hoặc ảnh
hưởng đến các yếu tố khác như kinh tế, sức khỏe, tâm lý; lâu dài là ảnh hưởng đến
hạnh phúc gia đình; sâu rộng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng. Điều đáng nói là
phần lớn những rắc rối ấy có thể dự phòng nhằm tránh hoặc giảm nhẹ rủi ro nếu
người nam và người nữ được tư vấn, hướng dẫn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn
nhân.
Nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động can thiệp đối với vị thành niên, thanh niên
và đối tượng chuẩn bị kết hôn, tại công văn số 220/BYT-TCDS ngày 12/01/2010
của Bộ Y tế hướng dẫn thống nhất triển khai mô hình “Tư vấn và kiểm tra sức
khỏe tiền hôn nhân” trên cơ sở 4 mô hình can thiệp cho vị thành niên, thanh niên
và đối tượng chuẩn bị kết hôn (bao gồm các loại mô hình: “Cung cấp thông tin, tư
vấn và dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên”; “Kiểm tra sức khoẻ
và tư vấn tiền hôn nhân”; “Truyền thông về chăm sóc SKSS cho vị thành niên,
thanh niên”; “Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân”) đang được triển khai


tại các địa phương từ năm 2009 trở về trước và lựa chọn các hoạt động cho phù
hợp với địa bàn triển khai từng loại mô hình nhằm giảm các hoạt động trùng lắp
trên địa bàn huyện, tỉnh và tiến tới tổng kết, đánh giá và thống nhất các mô hình
này vào cuối năm 2010 [7] .



I.

Giới thiệu tổng quan về mô hình:
1. Thực trạng [8] :
1.1.
Số lượng vị thành niên – thanh niên Việt Nam 2011

Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về
mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm
điều tra. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là
tháp dân số, hay còn gọi là tháp tuổi. Hình 1.2 trình bày Tháp dân số Việt Nam
theo số liệu Điều tra biến động dân số năm 2011.


Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng
tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và
tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp đối với cả
nam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số nước ta giảm liên tục và
nhanh.
Phân bố dân số theo giới tính và tỷ số giới tính chia theo nhóm tuổi,
1/4/2011

1.2.

Sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục

Về sức khỏe sinh sản, tuổi bắt đầu có kinh ở nữ và mộng tinh/xuất tinh ở nam ở
SAVY 2 có xu hướng giảm, nam nữ thanh niên ở đô thị bắt đầu có sự kiện này
sớm hơn nam nữ ở nông thôn.

Trong mẫu nghiên cứu SAVY 2 có 17% thanh niên đã lập gia đình (ở SAVY 1 tỷ
lệ này là 16%). Tính chung cho cả người đã kết hôn lẫn những người còn chưa kết


hôn, có 9,5% thanh niên ở SAVY 2 cho biết họ đã từng có quan hệ tình dục trước
hôn nhân (tỷ lệ này ở SAVY 1 là 7,6%). Tỷ lệ nam thanh niên đã từng có quan hệ
tình dục khi chưa lập gia đình (kể cả những người hiện đã kết hôn) là 13,6%, cao
hơn hai lần tỷ lệ này ở nữ là 5,2% (con số tương ứng ở SAVY 1 là 11,1% và 4%).
Phần lớn nam và nữ hiện đã lập gia đình nhưng đã từng có quan hệ tình dục trước
hôn nhân là quan hệ tình dục với người mà sau này là vợ/chồng mình. Cũng như ở
nhiều nước khác trên thế giới trong giai đoạn hiện đại hóa, tuổi quan hệ tình dục
lần đầu trung bình của thanh niên có xu hướng giảm từ 19,6 tuổi (20 cho nam và
19,4 cho nữ) ở SAVY 1 xuống còn 18,1 tuổi (18,2 cho nam và 18 cho nữ) ở SAVY
2. Thanh niên ngày nay tỏ ra có quan niệm cởi mở hơn về quan hệ tình dục trước
hôn nhân, đặc biệt ở những nhóm tuổi cao hơn, ở nam giới, và ở những người sống
ở đô thị.
Kiến thức về mang thai ở thanh thiếu niên ở cả hai cuộc điều tra còn rất hạn chế và
điều này dường như không có tiến bộ đáng kể nào giữa hai kỳ điều tra. Thanh thiếu
niên chủ yếu biết được thông tin về mang thai hay kế hoạch hóa gia đình qua các
nguồn thông tin đại chúng. Mức độ biết các thông tin này từ nhà trường, gia đình,
nhân viên y tế/dân số hay các cơ sở tư vấn sức khỏe sinh sản còn rất khiêm tốn. So
với SAVY 1, thanh thiếu niên ở SAVY 2 nhìn chung có hiểu biết và thái độ đối với
việc dùng bao cao su tích cực hơn nhiều. Đa số thanh thiếu niên, đặc biệt là nam và
thanh niên ở nhóm tuổi lớn hơn biết nơi nào họ có thể kiếm bao cao su khi cần.
Các trở ngại chính đối với việc dùng bao cao su có liên quan đến định kiến có tính
đạo đức của xã hội như cảm giác e ngại, xấu hổ, hay sợ bị người khác thấy và cho
đó là việc không đứng đắn. Nữ có những lo ngại này nhiều hơn nam. Không có sự
khác nhau nhiều giữa nam nữ thanh niên đô thị và nông thôn, giữa người Kinh/Hoa
và người dân tộc thiểu số về cảm giác e ngại, xấu hổ.Gần hai phần ba số thanh
thiếu niên được hỏi cho biết họ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc



sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ này ở đô thị cao hơn ở nông thôn, và người Kinh/Hoa có
khả năng tiếp cận các dịch vụ này nhiều hơn người dân tộc thiểu số.
Quan hệ tình dục với người mua/bán dâm là khá hiếm trong thanh niên nói chung ở
cả hai cuộc điều tra. Có lẽ một phần do cách chọn mẫu SAVY chỉ tập trung vào vị
thành niên và thanh niên sống cùng gia đình là những người có ít nguy cơ mua/bán
dâm. Hiểu biết của thanh thiếu niên ở cả hai cuộc điều tra về người đồng tính cũng
rất hạn chế.
1.3.

HIV/AIDS

Tuyệt đại đa số nam nữ thanh thiếu niên ở cả hai cuộc điều tra đã từng nghe nói
đến HIV/AIDS. Hầu hết thanh thiếu niên ở SAVY 2 đều biết HIV có thể lây truyền
qua quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ (98%), lây truyền từ mẹ sang con
(98%), dùng chung bơm kim tiêm hay các dụng cụ xuyên chích qua da (99%),
hoặc truyền máu không an toàn (96%). Tuy nhiên, một số đáng kể thanh thiếu niên
còn cho rằng HIV có thể lây truyền qua muỗi đốt hay côn trùng đốt (26%), qua ăn
uống chung bát đĩa (10%), hoặc qua đường hô hấp (13%). Có khoảng 1/4 nam nữ
thanh thiếu niên được hỏi đã không nắm chắc các cách phòng chống HIV.
1.4.

Sử dụng các chất gây nghiện

Thanh thiếu niên ở SAVY 2 tỏ ra sử dụng rượu bia nhiều hơn thanh thiếu niên ở
SAVY 1. 60,5% nam và 22% nữ ở SAVY 2 cho biết họ đã từng say rượu/bia. Tỷ lệ
say rượu/bia không khác nhau đáng kể ở nông thôn và đô thị, song tỷ lệ này tăng
theo độ tuổi. Không có sự liên hệ rõ rệt giữa hiện tượng bị say rượu, bia trong
tháng qua và các hành vi đánh đập xảy ra trong gia đình trong 12 tháng qua, mặc

dù có xu hướng mắng chửi nhau nhiều hơn trong số những người có say trong
tháng qua. Cũng không tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa việc bị say trong tháng
qua với các hành vi bị chấn thương hoặc bị tai nạn trong 12 tháng qua. Tuy nhiên,


có một tỉ lệ đáng kể những thanh niên bị say từ 2 lần trở lên trong tháng qua đã
từng lái xe máy sau khi uống rượu (gần 80%) trong khi tỉ lệ những thanh niên chưa
từng bị say trong tháng qua từng lái xe máy sau khi uống rượu chỉ có 46%. Không
có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa tình trạng nghiện rượu của thành viên
gia đình với việc thanh niên từng có uống bia, rượu.
Không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ thanh thiếu niên có hút thuốc giữa hai kỳ
điều tra. Mối liên hệ giữa việc hút thuốc của vị thành niên với môi trường gia đình
cũng không rõ ràng.
1.5.

Tai nạn, thương tích và bạo hành gia đình

So sánh với kết quả SAVY 1, tỉ lệ thanh thiếu niên bị tai nạn, thương tích cần phải
điều trị trong vòng 12 tháng qua trong cuộc khảo sát SAVY 2 có giảm đi chút ít
(6,6% so với 7,4% ở điều tra SAVY 1). Đại bộ phận các vụ tai nạn, thương tích lần
gần nhất là xảy ra trên đường/phố (73%). Những địa điểm khác có tỉ lệ cao bị tai
nạn là tại nhà (9,5%) và nơi làm việc (9,0%). Cũng đáng lưu ý là đối với các
trường hợp bị tai nạn, thương tích tại nhà thì tỉ lệ đối với nữ thanh niên cao hơn so
với nam thanh niên (10,8% so với 8,6%) nhưng tai nạn tại nơi làm việc thì ngược
lại, tỉ lệ nam thanh niên bị cao hơn rõ rệt so với nữ thanh niên (11,9% so với
4,4%). Có khoảng ¼ số thanh niên còn có những lúc đi xe máy không đội mũ bảo
hiểm, trong số đó chiếm phần chủ yếu là nam thanh niên tuổi trẻ (đặc biệt là ở độ
tuổi vị thành niên 14-17 tuổi). Trong số này, chỉ tính riêng trong 6 tháng trước
cuộc khảo sát có khoảng 89% khẳng định đã có lúc lái xe hoặc ngồi sau xe không
đội mũ bảo hiểm (tỉ lệ nam cao hơn nữ).

Trong số 1678 trường hợp đã từng kết hôn có 4,1% trả lời đã từng bị chồng/vợ
đánh đập. Nạn nhân bị đánh đập chủ yếu rơi vào nữ thanh niên, với tỉ lệ là 5,8% so
với 1,0% nam thanh niên bị vợ đánh đập. Đáng ngạc nhiên là nếu so với kết quả


của SAVY 1 thì tỉ lệ nữ thanh niên bị chồng đánh đập hoàn toàn không giảm đi
(SAVY 1 là 5,8%). Và cũng đáng ngạc nhiên là tương tự với kết quả của SAVY 1,
tỉ lệ người vợ đã từng bị chồng đánh đập ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực
nông thôn (8,4% so với 5,3%), thậm chí cao hơn so với kết quả của SAVY 1 (6,8%
ở khu vực thành thị). Chỉ báo này cho thấy vấn đề bạo lực gia đình vẫn còn rất cần
được quan tâm hiện nay.
1.6.

Sức khoẻ thể chất

Nhìn chung, khoảng một nửa thanh thiếu niên ở SAVY 2 cho rằng họ đang có sức
khỏe tốt hoặc rất tốt, và một nửa còn lại cho rằng họ có sức khỏe "trung bình". So
với SAVY 1, tỷ lệ ốm đau trong 1 tháng trước điều tra đã giảm từ 41% xuống còn
31%. Gần 1/3 thanh thiếu niên ở SAVY 2 tập thể dục thể thao "rất thường xuyên"
hoặc "thường xuyên", còn lại chỉ thỉnh thoảng mới tập (45%) hoặc hiếm khi hay
không bao giờ tập thể dục, thể thao.
1.7.

Sức khoẻ tinh thần

SAVY 2 cho thấy thanh thiếu niên có cái nhìn lạc quan về cuộc sống trong tương
lai, không có sự khác biệt đáng kể về mức độ lạc quan giữa nữ và nam, giữa khu
vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thanh niên có trình độ học vấn khác
nhau, cũng như giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Mặt khác, SAVY 2
cũng cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ trong số họ còn có lúc có cảm giác tự ti

(29,9%), có cảm giác thất vọng, chán chường về tương lai (14,3%). Cuộc sống gia
đình, môi trường học tập, sự hài lòng với công việc, việc có hay không sử dụng
chất gây nghiện... là những yếu tố có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của thanh
thiếu niên.
Nhìn chung, giới trẻ Việt Nam luôn kỳ vọng vào tương lai, tự tin, đánh giá cao bản
thân, thấy mình có ích đối với gia đình, có vai trò trong xã hội và điều này hầu như


không thay đổi ở cả hai cuộc điều tra. Nếu được tạo điều kiện phát triển thuận lợi,
tinh thần lạc quan này sẽ là động lực thúc đẩy thanh niên lao động và học tập hiệu
quả hơn, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.8.

Nạo phá thai và nạo phá thai không an toàn

Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn SKSS-KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản
Trung ương, trong 5 năm 2008-2012, mỗi năm có xấp xỉ 80-100 ca đẻ/nạo, phá
thai ở độ tuổi VTN. Tỷ lệ mang thai VTN trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh
viện này chiếm 1-3%.Tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cũng trong giai đoạn này, tỉ
lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi VTN cũng chiếm khoảng 2,2-3,4% tổng số ca đẻ/phá thai ở
Bệnh viện. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011-2012, tỉ lệ phá thai VTN ở Bệnh viện Từ
Dũ tăng cao đột biến lên 6,8%. Theo các chuyên gia, việc gia tăng này có thể xuất
phát từ 2 lý do: Thực sự là do số ca nạo phá thai tăng lên, hoặc do các em nhận
thức tốt hơn về phá thai an toàn nên đến các Bệnh viện chuyên khoa, có trang thiết
bị, tay nghề bác sĩ tốt.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng
số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%;
năm 2012: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4%
(2011) và 2,3% (2012).
Theo điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm

2009, tỉ lệ nạo phá thai ở VTN trên tổng số ca đẻ ước tính khoảng 20%, cao hơn
nhiều so với số liệu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ. Vì
thế, theo các chuyên gia, sự chênh lệch này phản ánh mảng tối trong việc phá thai
không an toàn hiện nay.Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho
thấy, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 1519, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên. Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc


dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai
ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo
phá thai.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN
Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có
khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.Với
con số mang thai và nạo hút thai VTN như trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá
thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ
là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó
để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ. Nguyên nhân của thực trạng trên
được các chuyên gia dân số lý giải đó là do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục
trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được
phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là
VTN, thanh niên sống ở nông thôn và miền núi [2] .
1.9.

Xu hướng kết hôn:
Nhìn chung, nữ có xu hướng kết hôn sớm hơn nam, mặc dù hôn nhân của nam là
phổ biến hơn nữ. Trước tuổi 30, nữ giới kết hôn nhiều hơn so với nam giới. Ở
nhóm tuổi trẻ nhất 15-19, chỉ có 2,3% nam giới đã từng kết hôn, trong khi 8,6%
nữ giới ở nhóm tuổi đó đã từng kết hôn. Ở nhóm tuổi 20-24, phần trăm đã từng kết

hôn của nữ cao gấp hơn 2 lần của nam (48,7 so với 23,7%). Sau tuổi 35, tỷ trọng
đã từng kết hôn của nữ giới bắt đầu thấp hơn so với nam. Ở nhóm tuổi cuối cùng
của thời kỳ sinh đẻ 45-49, vẫn còn 6,1% nữ giới chưa kết hôn. Ở nhóm tuổi 15-49,
61,3% nam giới hiện đang có vợ, còn tỷ trọng nữ giới hiện đang có chồng là


66,6%. Hôn nhân ở nước ta còn có đặc điểm là, tỷ trọng nữ giới hiện đang có
chồng tăng dần từ tuổi 15 đến tuổi 39, sau đó giảm dần ngay sau tuổi 40. Phần trăm
nam giới hiện có vợ chỉ giảm sau tuổi 60. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu có xu
hướng tăng đối với nam. So với năm 1999, năm 2011 SMAM của nam đã tăng 1
năm, trong khi SMAM của nữ năm 2011 gần như không đổi (22,8 năm). Chênh
lệch SMAM giữa nam và nữ ngày càng lớn tăng từ 2,6 năm từ 1999 lên 3,6 năm
vào năm 2011. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu có sự khác biệt theo nơi cư trú. Với
cả nam và nữ, SMAM của thành thị đều cao hơn của nông thôn. Vào năm 2011,
SMAM của nam thành thị cao hơn của nam nông thôn là 2,2 năm. Sự khác biệt đó
của nữ là 2,5 năm. Điều đó cho thấy, nam thành thị có xu hướng kết hôn muộn hơn
so với nam nông thôn. Đông Nam Bộ là vùng có tuổi kết hôn trung bình lần đầu
cao nhất trong cả nước (27,8 năm đối với nam, và 24,6 năm đối với nữ), tiếp sau là
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Vùng có SMAM thấp nhất là Trung du
và miền núi phía Bắc (24,3 năm cho nam và 21,1 năm cho nữ), tiếp theo là Tây
Nguyên (25,6 năm cho nam và 22 năm cho nữ). Hai vùng này có tỷ trọng cao về
dân số thuộc các dân tộc ít người sinh sống. Số liệu cho thấy, vùng nào có SMAM
của nam cao thì ở đó SMAM của nữ cũng cao. Nhìn chung, ở đâu có mức độ đô thị
hóa cao hơn hoặc kinh tế phát triển hơn thì ở đó người dân kết hôn muộn hơn.
2.1.
-

Các căn cứ pháp lý [6] :
Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ


ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính
sách DS-KHHGĐ;
-

Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình;


Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế về việc

-

ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Văn bản (Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Chương trình hành động…) của

-

địa phương đã ban hành có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dân số;
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy

-

của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.
II.
1.1.

Mục tiêu [6] :
Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành chăm sóc SKSS/KHHGĐ
thông qua tư vấn và khám sức khoẻ cho vị thành niên, thanh niên từng

bước góp phần nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của vị thành niên,
thanh niên.

1.2. Mục

tiêu cụ thể:

2.2.1. Mục tiêu 1: Đáp ứng cơ bản nhu cầu cần được thông tin, tư vấn về chăm
sóc SKSS/KHHGĐ cho VTN, TN.
2.2.2. Mục tiêu 2: Khám sức khỏe, phát hiện, tư vấn về phòng tránh và điều trị
cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật.
2.3. Chỉ báo kiểm định
Đến hết 2015, tại các xã, phường, thị trấn triển khai mô hình trong tỉnh:


100% cán bộ làm kỹ thuật dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các địa bàn
triển khai mô hình cấp xã được tập huấn về kỹ năng tư vấn cho khách hàng



về các nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ;
90% VTN, TN được cung cấp thông tin và tư vấn các nội dung ưu tiên về
SKSS vị thành niên, thanh niên;




90% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được cung cấp thông tin, tư vấn về nội dung




chăm sóc SKSS/KHHGĐ;
80% vị thành niên, thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có nhu cầu được
cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ phù hợp, thân thiện và thuận



tiện;
70% nam nữ chuẩn bị kết hôn được kiểm tra sức khỏe, phát hiện, điều trị tư
vấn về phòng tránh các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật.

3. Địa bàn triển khai mô hình
Huyện
Năm

Duy

Mở

trì

rộng

Cộng

2011
2012
2013
2014
2015


4. Các hoạt động của mô hình



Tỷ lệ so với

Duy

Mở

toàn tỉnh

trì

rộng

Tỷ lệ so
Cộng

với toàn
tỉnh


Xây dựng các hoạt động đáp ứng thực hiện được mục tiêu cụ thể của mô
hình. Các hoạt động có liên quan chung cho toàn bộ hoạt động của mô hình cần bố
trí thành một mục riêng.
Để xác định hoạt động cụ thể cho từng mục tiêu của mô hình, cần căn cứ vào
tình hình thực tế của địa phương, các hoạt động chính được nêu sau đây để lựa
chọn; mặt khác, tỉnh có thể đề xuất bổ sung thêm những hoạt động xét thấy cần

thiết và phù hợp để triển khai có hiệu quả mô hình tại địa phương.
Mỗi hoạt động của mô hình phải nêu rõ về: mục đích, nội dung của hoạt
động, đối tượng, phương thức tổ chức thực hiện, thời gian, tiến độ triển khai, kinh
phí...
Một số hoạt động chính của mô hình như sau:

4.1. Hoạt động 1: Xây dựng và củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, tư vấn và dịch
vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
Tiến hành khảo sát thực trạng về kiến thức, thái độ và hành vi của vị thành
niên, thanh niên (VTN, TN) và nam, nữ chuẩn bị kết hôn về SKSS/KHHGĐ; thực
trạng mạng lưới cung cấp thông tin tư vấn và dịch vụ kỹ thuật chăm sóc
SKSS/KHHGĐ của các điểm triển khai mô hình. Tổ chức mạng lưới giáo dục viên
đồng đẳng nhằm cung cấp thông tin, tư vấn và triển khai các hoạt động của mô
hình. Bổ sung trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện cho các góc thân thiện và phòng
dịch vụ kỹ thuật về SKSS/KHHGĐ tại các điểm triển khai mô hình. Tổ chức quản
lý theo dõi đối tượng VTN, TN và nam, nữ chuẩn bị kết hôn tại các điểm triển khai
mô hình.


4.2. Hoạt động 2: Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn và
cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho cán bộ quản lý và tổ chức triển khai
mô hình


Xây dựng chương trình, hoàn thiện tài liệu tập huấn về kiến thức và kỹ năng
quản lý mô hình; truyền thông giáo dục, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm





sóc SKSS/KHHGĐ.
Tổ chức, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chủ chốt các cấp.
Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cấp
xã, huyện và cán bộ quản lý tổ chức triển khai mô hình.

4.3. Hoạt động 3: Tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục về SKSS/KHHGĐ.


Xây dựng, sản xuất và phân phối các tài liệu truyền thông (dành cho các nhà
lãnh đạo, cán bộ truyền thông, cán bộ cung cấp dịch vụ, VTN, TN và nam,
nữ chuẩn bị kết hôn) về các vấn đề: SKSS VTN, TN; SKSS/KHHGĐ và



khám sức khoẻ dành cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn...
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động thông qua các kênh truyền
thông thích hợp tại các điểm triển khai mô hình (thảo luận nhóm; sinh hoạt
câu lạc bộ; các cuộc thi, giao lưu; các buổi làm mẫu; sinh hoạt lồng ghép với
các tổ chức xã hội; các buổi giáo dục về SKSS; các buổi tư vấn tại cộng đồng



...).
Hoàn thiện các mô hình truyền thông: câu lạc bộ SKSS VTN, TN; câu lạc
bộ SKSS/KHHGĐ dành cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn; góc thân thiện dành
cho VTN, TN; giáo dục đồng đẳng về SKSS VTN, TN;

4.4. Hoạt động 4: Tổ chức kiểm tra sức khỏe, phát hiện, tư vấn về các nguy cơ sinh
con bị khuyết tật, dị tật cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn.



Tổ chức khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn.




Tổ chức tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn về phòng tránh nguy cơ
sinh con bị khuyết tật, dị tật.

4.5. Hoạt động 5: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình triển khai và kết
quả thực hiện mô hình ở các cấp.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN
NHÂN
a.

Tuyến Trung ương

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
b. Tuyến tỉnh
1. Cơ quan quản lý
Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh).
2. Cơ quan thực hiện
Các Bệnh viện, các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ điều kiện quy định tại Điều
6 và Điều 7 của Hướng dẫn này có nhiệm vụ:
a. Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn và
khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi tỉnh.
b. Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn

nhân cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi tỉnh.
c. Thực hiện tư vấn và khám sức khỏe cho các khách hàng quy định tại Điểm c,
khoản 2, Điều 2 của Hướng dẫn này.


d. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ.
đ. Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới.
e. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
c. Tuyến huyện
1. Cơ quan quản lý
Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với Phòng Y tế kiểm tra, giám sát hoạt động tư
vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi quận, huyện, thị xã (sau đây
gọi tắt là huyện).
2. Cơ quan thực hiện
Trung tâm DS-KHHGĐ; Bệnh viện đa khoa huyện; Khoa Sức khỏe sinh sản thuộc
Trung tâm y tế huyện; các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ điều kiện quy định
tại Điều 6 và Điều 7 của Hướng dẫn này có nhiệm vụ:
a. Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn và
khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi huyện.
b. Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn
nhân cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi huyện.
c. Thực hiện tư vấn và khám sức khỏe cho các khách hàng quy định tại Điểm c,
khoản 2, Điều 2 của Hướng dẫn này.
d. Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã.
đ. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
d. Tuyến xã
1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương (sau đây gọi tắt là xã) có nhiệm
vụ:



a. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục về tư vấn và khám
sức khỏe tiền hôn nhân.
b. Hướng dẫn và giới thiệu cho các khách hàng vị thành niên, thanh niên, các nam,
nữ chuẩn bị kết hôn đến các cơ sở dịch vụ quy định tại Điều 6, Điều 7 nêu trên để
được tư vấn và khám sức khỏe theo quy định.
c. Quản lý các trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh lý di truyền theo kết luận (chỉ
định) của bác sỹ chuyên khoa.
d. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Cộng tác viên DS-KHHGĐ: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động về
lợi ích tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại cộng đồng; chú trọng truyền
thông trực tiếp cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn và vận động họ đến các cơ sở tư vấn
và khám sức khỏe tiền hôn nhân để được tư vấn và khám sức khỏe.
6. Lợi ích của tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân:
- Nâng cao nhận thức của vị thành niên/ thanh niên về tình yêu, tình dục và chăm
sóc sức khỏe sinh sản.
- Hạn chế quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và mắc
các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.
- Tạo hành trang vững chắc để nam, nữ thanh niên có cuộc sống hôn nhân hạnh
phúc.
7. Các địa chỉ cung cấp khám và tư vấn tiền hôn nhân:
- Cấp tỉnh: Các Bệnh viện, các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ điều kiện, Chi
cục Dân số - KHHGĐ


- Cấp huyện: Trung tâm Dân số - KHHGĐ; Bệnh viện đa khoa huyện; Khoa Sức
khỏe sinh sản thuộc Trung tâm y tế huyện; các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ
điều kiện
- Cấp xã: Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương

III.


Kết quả hoạt động/hiệu quả của mô hình khám sức khỏe và tư vấn
tiền hôn nhân [1] :

1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số
Dân số Việt Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu người,
ước năm 2013 là 89,57 và dự kiến dân số năm 2015 là 91,3 triệu người, đạt mục
tiêu đề ra dưới 93 triệu người.
Tốc độ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 2011-2013 là 1,05%, dự kiến đến năm
2015 khoảng 1% đạt mục tiêu đề ra.
1.2. Mức giảm sinh
Tổng tỷ suất sinh giảm 2,03 con (1/4/2009) xuống còn 2,01 con (1/4/2010), 1,99
con (1/4/2011), 2,05 con (1/4/2012), ước năm 2013 là 2,02 con, đạt mục tiêu duy
trì mức sinh thay thế. Dự kiến đến năm 2015 là 1,9 con đạt mục tiêu đề ra.
Năm 2011 có 29/63 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế, năm 2012 còn
26/63 tỉnh, thành phố, ước năm 2013 là 23/63 tỉnh, thành phố dự kiến đến năm
2015 chỉ còn 17/63 tỉnh, thành phố, đạt mục tiêu đề ra.


Tỷ suất sinh thô giảm từ 17,6‰ (1/4/2009), xuống 17,1‰ (1/4/2010), xuống
16,6‰ (1/4/2011), 16,9‰ (1/4/2012), ước năm 2013 là 16,8‰. Mức giảm tỷ lệ
sinh trong 2 năm 2011-2012 là 0,2‰, bình quân mỗi năm giảm 0,1‰. Dự kiến đến
năm 2015 là 16,6‰ đạt mục tiêu mức giảm tỷ lệ sinh bình quân là 0,1‰.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng giảm nhanh, từ 16,1% (1/4/2009), xuống
15,1% (1/4/2010), xuống 14,7% (1/4/2011) và đạt 14,2% (1/4/2012).
1.3. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) của cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
tiếp tục ở mức cao 78,0% (1/4/2010), 78,2% (1/4/2011), 76,2%(1/4/2012). Tỷ lệ sử
dụng BPTT hiện đại tiếp tục tăng từ 67,5% (1/4/2010), tăng lên 68,6% (1/4/2011),
xuống còn 66,6% (1/4/2012), ước năm 2013 là 69%, chưa đạt mục tiêu đề ra của

năm 2012. Dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt 71,0% đạt mục tiêu đề ra.
1.4. Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 số bé gái) tiếp tục tăng từ 110,5 (1/4/2009)
lên 111,2 (1/4/2010), lên 111,9 (1/4/2011) và 112,3 (1/4/2012), ước năm 2013 là
112,6. Song tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh giảm, giai đoạn 2006-2008 tốc độ
tăng là 1,15 điểm/năm, giai đoạn 2008-2010 là 0,7 điểm/năm, giai đoạn 2010-2012
là 0,4 điểm/năm. Đạt mục tiêu khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh.
Dự kiến năm 2005 tỷ số giới tính khi sinh khoảng 113, đạt mục tiều đề ra.
1.5. Nâng cao chất lượng dân số về thể chất
Trong giai đoạn 2011-2013, các mô hình, giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất
lượng dân số về thể chất tiếp tục được thử nghiệm và triển khai mở rộng.


Đến năm 2012 đã thực hiện sàng lọc theo quy trình chuẩn về một số bệnh bẩm sinh
và các rối loạn chuyển hóa, bao gồm: 1) Sàng lọc trước sinh và tư vấn cho bà mẹ
mang thai có nguy cơ cao với 2 bệnh Hội chứng Down và dị tật ống thần kinh; 2)
Sàng lọc sơ sinh và tư vấn cho trẻ sơ sinh với 2 bệnh thiếu men G6PD và suy giáp
bẩm sinh.
Số bà mẹ được sàng lọc trước sinh năm 2011 là 1,5%, năm 2012 là 3%, ước năm
2013 là 7%, dự kiến đến năm 2015 là 15% số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước
sinh, vượt chỉ tiêu đề ra.
Số trẻ sơ sinh được sàng lọc năm 2011 là 6%, năm 2012 là 10%, ước năm 2013 là
18%, dự kiến năm 2015 là 25%, vượt chỉ tiêu đề ra..
-Cả

nước: Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” được triển khai từ

năm 2010 tại 497 xã/điểm trường, đến năm 2013 mở rộng địa bàn tại 1.464
xã/điểm trường. Năm 2012 thực hiện tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho
2% số cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn. Ước năm 2013 khoảng 4%. Đến năm 2013

đã có 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai các hoạt động mô hình với
tên thống nhất là “Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”. Dự kiến
-

năm 2015 khoảng 10% số cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn [2] .
Các tỉnh:
• Hải Phòng: mô hình được nhân rộng tại 40 xã, phường thuộc 14 quận, huyện
với 142 câu lạc bộ. Tại các địa phương triển khai mô hình, thường xuyên đưa
các tin, bài nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân trên loa phát thanh, tổ
chức hội nghị truyền thông, tư vấn trực tiếp tại trạm y tế cho thanh niên đang
trong độ tuổi kết hôn có nhu cầu tư vấn, khám sức khỏe. Những địa phương
đặc thù có nhiều công nhân lao động như quận Dương Kinh, Hải An, huyện
An Dương, thì công tác truyền thông cũng được chú trọng, quan tâm. Bên
cạnh đó, Trung tâm DS-KHHGĐ các quận, huyện còn phối hợp với Đoàn


trường THPT, THCS tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho hơn 8.000 học sinh.
Trong đó, điển hình là huyện Kiến Thụy, hoạt động triển khai tại 13/17 trường


THCS có sự tham gia của hơn 2.000 học sinh [4]
Thành phố Hồ Chí Mình : Được triển khai từ tháng 8/2011, đến nay Mô hình
đã phát triển được 264 CLB THN tại 252 phường-xã, thị trấn và 03 trường
học, với số lượng thành viên 5.646 người. Hoạt động của các CLB góp phần
đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn về chính sách DS-KHHGĐ cho mọi
người dân, giúp các bạn trẻ vị thành niên, thanh niên và các cặp nam, nữ
chuẩn bị kết hôn có được sức khỏe tốt, lành mạnh, sẵn sàng cho cuộc sống
hôn nhân bền vững và có chất lượng sau này. Trong năm 2014 Mô hình đã
vận động được 376/322 cặp nam, nữ chuẩn bị kết hôn đi khám sức khỏe Tiền




hôn nhân (SK THN) vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 117% [3] .
Vĩnh Phúc : Từ năm 2004, tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình “Tư vấn, khám
sức khỏe tiền hôn nhân”, đến nay, mô hình đã mở rộng tại 65 xã, phường, thị
trấn; duy trì tổ chức hoạt động 29 câu lạc bộ tiền hôn nhân, thu hút 1.450
thanh niên tham gia. Dịch vụ chăm sóc, phối hợp và hợp tác quốc tế trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho thanh, thiếu niên được chú
trọng. Đến nay, số ca phá thai trong độ tuổi vị thanh niên giảm; 99% phụ nữ
được khám thai 3 lần trở lên; gần 100% bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc



trong 42 ngày đầu sau sinh [5]
Phú thọ : sau 10 năm triển khai, đã tổ chức 229 buổi tư vấn với 28.210 lượt
người tham gia; thành lập 98 câu lạc bộ tiền hôn nhân; khám và tư vấn trực
tiếp cho 16.983 đối tượng là vị thành niên, thanh niên. Qua tổ chức khám
SKSS cho đối tượng trên đã phát hiện, tư vấn, hướng dẫn chuyển tuyến cho
nhiều trường hợp bệnh lý đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Hoạt động
của mô hình đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, HIV/AIDS ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên; giảm tỷ lệ nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên. Đặc biệt, giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị


tật, khuyết tật bẩm sinh, tiết kiệm được các chi phí về y tế cho gia đình và xã
hội [9] .
IV.

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mô hình khám sức khỏe và tư
vấn tiền hôn nhân:


1.

Điểm mạnh:
1.1. Lợi ích
• Giúp cơ thể khỏe mạnh

Thông qua việc khám sức khỏe toàn diện tiền hôn nhân có thể giúp chúng ta hiểu
rõ về tình trạng sức khỏe bản thân, cũng có thể giúp phát hiện liệu mắc căn bệnh
đó có thể kết hôn được hay không, ví dụ như bệnh viêm gan cấp tính, bệnh lao
phổi thể hoạt động…, nếu mắc phải cần đợi đến khi hết bệnh mới có thể kết hôn.


Có thể phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh sản

Có những phụ nữ gặp phải những bất thường ở cơ quan sinh sản, như màng trinh
hẹp, âm đạo có vách ngăn, không có âm đạo bẩm sinh …, đều sẽ không đạt được
khoái cảm cao trào khi quan hệ tình dục. Nếu kết hôn tùy tiện sẽ khiến cả hai cùng
đau khổ, tình cảm vợ chồng rạn nứt, kéo theo là sự suy giảm kinh tế, tâm lý, sức
khỏe… lâu dài, đe dọa hạnh phúc gia đình. Những bất thường ở cơ quan sinh sản
này sẽ không khó phát hiện khi kiểm tra tiền hôn nhân, hơn nữa chỉ cần làm những
thủ thuật nhỏ thì có thể giải quyết chúng, và sẽ không ảnh hưởng đến tình cảm vợ
chồng và không làm giảm khoái cảm khi quan hệ.


Giúp đứa trẻ khi sinh ra được nuôi dưỡng tố

Thông thường, sau khi kết hôn sẽ sinh con, và con cái có khỏe mạnh, thông minh
hay không đều dựa trên cơ sở khoa học. thông qua việc hỏi han về gia tộc và kiểm
tra sức khỏe thì có thể biết được các bệnh di truyền và những khiếm khuyết di



truyền, khi đó bác sỹ sẽ có những lời khuyên đối với việc sinh con để tránh sinh ra
những đứa trẻ bị di truyền hay dị hình.


Giúp sinh đẻ có kế hoạch

Rất nhiều cặp vợ chồng mới cưới chú trọng thời gian học tập, làm viêc nên không
muốn đặt thời gian và sức lực quá sớm vào con cái và việc gia đình, vì vậy họ lo
lắng cho việc tìm hiểu biện pháp tránh thai, khi nào mang thai thì hợp lý … Những
vấn đề này đều sẽ được giải đáp cặn kẽ khi tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Đồng thời, bác sỹ sẽ giúp các bạn nam, nữ có thêm những hiểu biết về giới tính,
cách đạt khoái cảm cao trào khi quan hệ khiến tình cảm vợ chồng ngày càng gắn
bó sâu sắc hơn.


Giúp có những bài học về sức khỏe

Thông qua việc khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể giúp hiểu rõ về tình trạng sức
khỏe, trạng thái tinh thần và các căn bệnh bẩm sinh hay bệnh di truyền trong gia
đình của cả nam và nữ. Những kiến thức về việc dự phòng bệnh lý, dị tật bẩm sinh
cho con là hết sức quan trọng. Những bệnh tật ở người cha, người mẹ tương lai có
thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi cần phải được phát hiện và điều trị sớm, thậm chí
nếu không thể khắc phục thì cần tính đến không sinh con.
Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, khám sức khỏe tiền hôn nhân chính là sự chuẩn
bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, bền vững. Đây cũng
chính là chuẩn bị để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn, an toàn và có
trách nhiệm.
1.2. Sự


phối hợp giữa các ban nghành/ đoàn thể:

Các ngành y tế, Văn hóa thông tin, Mặt trận và các tổ chức Liên đoàn Lao động,
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thành niên, Hội cựu chiến binh đã tích cực tham


gia vào công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình với nhiều hình thức
sinh động, phong phú. Trong tổ chức thực hiện cuộc vận động xây dựng cuộc sống
mới, nếp sống văn hóa ở khu dân cư, Mặt trận tổ quốc và ngành văn hóa thông tin
đã chú trọng đến tiêu chí gia đình ít con, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, coi
đây là một tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa và được đông
đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đặc biệt ở các địa bàn dân cư, đội
ngũ cộng tác viên đã hoạt động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao bằng cách
tuyên truyền vận động trực tiếp với phương châm "Đi từng ngõ, gõ từng nhà".
Mạng lưới cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình
được triển khai rộng khắp đến gần dân, an toàn và hiệu quả
Việc triển khai tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trên địa bàn luôn có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự phối hợp với Phòng
Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch luôn dành thời gian để tư vấn các nội dung
chương trình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và tư vấn kiểm tra SKSSTHN cho nam, nữ thanh niên đến đăng ký kết hôn trước khi tiến hành hướng dẫn
làm thủ tục đăng ký tại UBND. Luôn duy trì tốt hoạt động các câu lạc bộ nhằm
nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của vị thành niên, thanh niên về SKSS THN, góp phần làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm tỷ lệ nạo phá
thai không an toàn, vị thành niên, thanh niên có sức khỏe tốt hơn để học tập, làm
việc và cống hiến cho xã hội
1.3. Cơ

sở vật chất:

Tận dụng cơ sở vật chất có sẵn của các bệnh viện thì VTN – TN sẽ được khám và

tư vấn tiền hôn nhân tại các cơ sở y tế nhà nước.
2.

Điểm yếu:


a. Kinh phí:

Kinh phí chậm phân bổ và cắt giảm nhiều. Nguồn kinh phí Chương trình MTQG
năm 2011 và năm 2012 chậm đến hơn 6 tháng nên việc triển khai các hoạt động
cung cấp dịch vụ KHHGĐ bị hạn chế, năm 2013 kinh phí cho hoạt động truyền
thông bị cắt giảm tối đa (130 tỷ đồng) [1] .
b. Vị thành niên – thanh niên:

Khi khám phát hiện các bệnh về gene đối với những trường hợp nếu kết hôn con
cái có thể bị dị tật. Việc đưa ra lời khuyên cho các cặp nam nữ có nên lấy nhau hay
không là việc làm khá khó khăn. Bởi đây là vấn đề khá nhạy cảm và thông tin này
sẽ gây tâm lý hoang mang, bi quan cho các bạn trẻ. . Một thực tế hiện nay là đa số
các bạn trẻ bước vào độ tuổi kết hôn đều chưa quan tâm đến việc khám sức khỏe
trước khi lập gia đình. Nhiều bạn trẻ cho rằng, việc khám sức khỏe trước khi kết
hôn là việc tự nguyện của mỗi cá nhân và hôn nhân gia đình chủ yếu dựa trên tình
yêu và sự tin tưởng lẫn nhau. Vì thế rất nhiều cặp vợ chồng lấy nhau sau vài năm
mới phát hiện ra người bạn đời của mình mắc một số bệnh lây truyền như: viêm
gan B, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV,... thì mọi việc đã trở
nên quá muộn.
c. Cha mẹ:

Tại không ít các gia đình, cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về
giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục
cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói

ra. Nhiều người chỉ dạy con biết cách vệ sinh cá nhân hay cách tự bảo vệ khi ra
ngoài đường, còn chuyện giáo dục về giới tính lại là chuyện người lớn và con mình
chưa đến tuổi. Sự e ngại khi nói chuyện về giới tính với con thể hiện rõ ở chỗ


×