Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh dị ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.9 KB, 3 trang )

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh dị ứng
Vì sao chúng ta bị dị ứng
Các nghiên cứu cho thấy, cơ địa dị ứng có tính chất di truyền rõ rệt, nếu cả bố
và mẹ đều có cơ địa dị ứng thì các con của họ sẽ có 75% nguy cơ bị dị ứng.
Nguy cơ này giảm xuống 50% nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị dị ứng và 15% nếu cả
bố và mẹ đều không bị dị ứng. 70% anh em sinh đôi cùng trứng có mắc các
bệnh dị ứng giống nhau, trong khi sinh đôi khác trứng chỉ là 40%.
Các nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy, trẻ em, đặc biệt là trẻ nam, có nguy
cơ bị mắc các bệnh dị ứng cao hơn so với người lớn.Các yếu tố môi trường
đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng dị ứng là nhiễm khuẩn và
sử dụng kháng sinh trong giai đoạn đầu đời; ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với
dị nguyên, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời; nhiễm giun, sán, kí sinh trùng và
sự thay đổi chế độ ăn. Những trẻ em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng có
ít nguy cơ mắc các bệnh dị ứng hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa bột.
Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện tức thì trong vài giây đến vài phút sau
khi tiếp xúc với dị nguyên, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn sau vài ngày,
thậm chí vài tuần. Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi cá thể
tuỳ thuộc vào mức độ mẫn cảm của cơ thể, loại bệnh dị ứng mà cá thể đó mắc
cũng như số lượng và cách tiếp xúc của dị nguyên gây bệnh. Bình thường nếu
muốn phòng tránh tái phát bệnh dị ứng thì bạn nên tìm hiểu rõ nguyên
nhân gây nên bệnh dị ứng là gì từ đó sẽ có hướng điều hợp lý và cách ly tránh
bệnh tái phát lại. Một số nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng có thể xảy ra như:
thuốc trị bệnh; do thực phẩm, hóa chất, khói bụi, và cả thời tiết….dị ứng thực
phẩm như tôm, cua, cá, gà…
Bài thuốc dân gian chữa bệnh dị ứng
Bài thuốc trị dị ứng 1:
Dùng vỏ của trái bí đao chừng 20 gr, hoa cúc vàng 15 gr, thược dược đỏ 12 gr,
một ít mật ong vừa đủ. Đem vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào
trong nồi nấu nước, rồi pha vào mật ong để uống trong ngày. Mỗi ngày 1 lần, 7
ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt.
Bài thuốc trị dị ứng 2:


Dùng giấm gạo 100 ml, thân cây đu đủ 60 gr, gừng sống 9 gr. Cho cả 3 loại
trên vào nồi đất đem nấu chung, sau khi giấm cạn, lấy đu đủ, gừng ra dùng.
Mỗi ngày dùng một lượng như vậy vào buổi sáng và buổi tối, dùng 7 ngày cho
một liệu trình.
Bài thuốc trị dị ứng 3:


Lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu (vừa đủ). Lá khổ
qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột, trước tiên trộn cùng với
mật cá trắm đen, rồi trộn đều với cây cải dầu đắp lên chỗ da bị dị ứng.
Một số bài thuốc đơn giản khác như:– Dùng lá trà (lá chè), vỏ cam, cam thảo
đem nấu lấy nước để rửa chỗ da bị dị ứng.
– Vỏ táo chua, vỏ quả nhãn, lượng bằng nhau đem nấu lấy nước rửa chỗ da bị
dị ứng.
– 150 gr lá hẹ, 50 gr hành lá, cùng 30 ml rượu trắng đem nấu lấy nước uống,
chia làm 2 lần dùng trong ngày.
– Lấy thân cây đu đủ 30 gr đem nấu nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
– Hoa quế 10 gr, cho vào một ít nước để nấu lấy nước dùng, chia làm 2 lần
dùng trong ngày.
Đây là một số bài thuốc trị dị ứng dễ dàng thực hiện tại nhà bạn. Hãy tham
khảo để trị nhanh cảm giác khó chịu khi mắc phải bệnh dị ứng bạn nhé!
Thuốc Đông y điều trị dị ứng mẩn ngứa
Đối với các trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh hoặc tình trạng nhẹ thì các bài
thuốc tự chế tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng nhanh chóng. Tuy
nhiên, hầu hết bệnh nhân bị dị ứng đều là bị lâu năm, chủ quan nghĩ rằng bệnh
vặt nên không điều trị ngay, thường tới lúc bệnh nặng mới đi tìm cách chạy
chữa. Lúc này người bệnh cần tham khảo một số bài thuốc Nam từ nhiều loại
thảo dược, như vậy mới cho hiệu quả.
Tiêu ban giải độc thang:
Đây là bài thuốc Đông y độc quyền chủ trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa

của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, đã qua nghiên cứu
và thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa vào phân phối rộng rãi.
Bài thuốc bao gồm: Bình can hoàn và Giải độc hoàn
– Bình can hoàn: bao gồm các vị thuốc Phòng phong, Xuyên khung, Cúc tần,
Bách bộ, Diệp hạ châu, Ngải cứu, Xích đồng,…. Có công dụng Bổ nhuận gan,
thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ.
– Giải độc hoàn: bao gồm các vị Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, Ké đầu
ngựa và một số vị thảo dược khác. Thuốc có tác dụng như một kháng sinh
Đông y, giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm sưng, chống dị ứng.
Hai loại thuốc này được kết hợp song song trong quá trình điều trị, tùy vào độ
tuổi, thể trạng bệnh nhân và nguyên nhân dẫn đến mề đay mà bác sĩ sẽ điều


chỉnh liều lượng cho phù hợp. Thuốc ở dạng cao, sử dụng đơn giản, tiện lợi cho
mọi đối tượng.



×