Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an qua thực tiễn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HUY HIẾU

B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI TRONG
HO¹T §éNG §IÒU TRA TéI PH¹M CñA C¥ QUAN C¤NG AN QUA THùC TIÔN HUYÖN AN D¦¥NG, THµNH PHè H¶I PHßNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HUY HIẾU

B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI TRONG
HO¹T §éNG §IÒU TRA TéI PH¹M CñA C¥ QUAN C¤NG AN QUA THùC TIÔN HUYÖN AN D¦¥NG, THµNH PHè H¶I PHßNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ CÔNG GIAO

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Huy Hiếu


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐẢM BẢO
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG HOA ̣T ĐỘNG ĐIỀU TRA
TỘI PHẠM CỦ A CƠ QUAN CÔNG AN Ở VIỆT NAM............... 9
1.1.
Khái quát về quyền con ngƣời và bảo đảm quyền con ngƣời........ 9
1.2.
Hoạt động điều tra t ội phạm và bảo đảm quyền con ngƣời
trong hoa ̣t đô ̣ng điều tra của cơ quan công an .............................. 14

1.2.1. Khái niệm, đă ̣c điể m của hoa ̣t đô ̣ng điề u tra các vu ̣ án hiǹ h sự......... 14
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm quyền con người trong hoạt
đô ̣ng điề u tra vu ̣ án hiǹ h sự................................................................ 17
1.2.3. Ý nghĩa của bảo đảm quyề n con người trong hoa ̣t đô ̣ng điề u tra
các vụ án hình sự ................................................................................ 19
1.3.
Bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động điều tra các vụ án
hình sự theo luật quốc tế.................................................................. 21
1.4.
Bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động điều tra các vụ án
hình sự theo pháp luật Việt Nam .................................................... 37
1.4.1. Các nguyên tắc cơ bản c ủa Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan
đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra .................... 37
1.4.2. Quy đinh
̣ của Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h sự về bảo đảm quyề n con
người trong hoạt động điều tra vụ án hình sự .................................... 47
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SƢ̣ CỦ A
CÔNG AN HUYỆN AN DƢƠNG THÀ NH PHỐ HẢI PHÒNG
.... 64
2.1.
Khái quát tổ chức, hoạt động của cơ quan công an huyêṇ An
Dƣơng, thành phố Hải Phòng ......................................................... 64


2.2.
2.3.

2.3.1.
2.3.2.

2.3.3.

2.3.4.
2.3.5.
2.4.

Khái quát kết quả hoạt động điều tra của cơ quan công an
huyêṇ An Dƣơng thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua .... 65
Thực tế bảo đảm các quyền con ngƣời cơ bản trong hoa ̣t
đô ̣ng điều tra của cơ quan công an huyêṇ An Dƣơng thành
phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua ............................................. 69
Thực tế bảo đảm nguyên tắc quyền bình đẳng của công dân
trước pháp luật trong hoa ̣t đô ̣ng điề u tra ............................................ 69
Thực tế bảo đảm nguyên tắc bảo hô ̣ tiń h ma ̣ng, sức khỏe, tài sản,
danh dự và nhân phẩ m của con người trong hoa ̣t đô ̣ng điề u tra ........ 70
Thực tế bảo đảm nguyên tắc bất khả xâm pha ̣m về chỗ ở , an toàn
và bí mật thư tín , điê ̣n thoa ̣i , điê ̣n tín của công d ân trong hoa ̣t
đô ̣ng điề u tra ....................................................................................... 73
Thực tế bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong hoa ̣t đô ̣ng
điề u tra ................................................................................................ 74
Thực tế bảo đảm nguyên tắc về quyền bào chữa trong hoa ̣t đô ̣ng
điề u tra ................................................................................................ 75
Đánh giá chung về nhƣ̃ng ha ̣n chế, tồ n ta ̣i bảo đảm quyền con
ngƣời trong hoa ̣t đô ̣ng điều tra các vu ̣ án hình sự ở huyện An
Dƣơng, thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua ...................... 77

Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO
ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI TRONG HOẠ
T ĐỘNG ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN CÔNG ANỪ

T THỰC
TIỄN HUYỆN AN DƢƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG....................81
3.1.
Các quan đi ểm về nâng cao hiêụ quả bảo đảm quyền con
ngƣời trong điều tra các vu ̣ án hin
̀ h sƣ̣.......................................... 81
3.2.
Các giải pháp nhằ m nâng cao hiêụ quả bảo đảm quyền con
ngƣời trong hoa ̣t đô ̣ng điều tra các vu ̣ án hinh
̀ sƣ̣ ........................ 85
3.2.1. Nhóm các giải pháp áp dụng chung ................................................... 85
3.2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể áp dụng ở huyện An Dương, thành
phố Hải Phòng .................................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS:

Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h sự

CQĐT:

Cơ quan điề u tra

VKS:

Viê ̣n kiể m sát



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Kế t quả giải quyế t tố giác , tin báo về tô ̣i pha ̣m và
kiế n nghi ̣khởi tố của Cơ quan điề u tra Công an
huyê ̣n An Dương

66

Bảng 2.2. Kế t quả giải quyế t các vu ̣ án hiǹ h sự của Cơ quan
điề u tra huyê ̣n An Dương thành phố Hải Phòng

67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản và
luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người có từ khi
được sinh ra và được bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên. Bảo vệ, thúc
đẩy quyền con người, vì vậy, không chỉ là vấn đề của một quốc gia, một dân
tộc mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cả nhân loại.
Quyền con người hiê ̣n hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó
có lĩnh vực tố tụng hình sự. Không phổ biến, không diễn ra hàng ngày hàng

giờ như trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, môi trường…., nhưng trong
hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an, các quyền con người rất dễ
bị xâm phạm và khi bị xâm phạm thì thường để lại hậu quả nghiêm trọng, khi
nó động chạm đến tính mạng, sức khoẻ, sự tự do và sinh mệnh chính trị của
một cá nhân. Điều này là bởi hoạt động điều tra tội phạm thể hiện đậm đặc
tính quyền lực nhà nước, sử dụng triệt để sức mạnh cưỡng chế nhà nước, có
sự bất cân xứng về thế và lực của các bên mà sự yếu thế luôn thuộc về những
người bị điều tra. Đây chính là lý do trong bất cứ nhà nước nào, hoạt động
hoạt động điều tra tội phạm đều được xếp vào những bối cảnh có “nguy cơ
cao” về vi phạm quyền con người.
Mặc dù vấ n đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự đươ ̣c Nhà
nước ta rấ t quan tâm , song hiện vẫn còn những hạn chế, thiếu sót trong lĩnh
vực này, thể hiện rõ nhất ở những trường hợp oan sai, tra tấn, nhục hình bị
phát hiện trong thời gian qua. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, trong tố tụng
hình sự, vi phạm nhân quyền xảy ra phổ biến nhất là trong giai đoạn điều tra.
Những vi phạm nhân quyền trong tố tụng hình sự nói chung, trong giai đoạn
điều tra hình sự nói riêng gây ra nhiều bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng
lớn đến hình ảnh, uy tín của Nhà nước ta trên các diễn đàn quốc tế.
1


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có những
nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhiều nguyên nhân đã được làm rõ,
trong khi có những nguyên nhân khác còn chưa được nhận diện đầy đủ. Do
vâ ̣y, việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự,
đặc biệt là trong giai đoa ̣n điề u tra vu ̣ án hình sự, hiện là một yêu cầ u cấ p thiế t
ở nước ta, xét cả trên phương diê ̣n lý luâ ̣n và thực tiễn.
Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của nước ta, có
điạ bàn rô ̣ng, dân số đông, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá rấ t sôi đô ̣ng, do
đó, hàng năm số vụ vi pha ̣m pháp luâ ̣t hiǹ h sự và số vu ̣ án hiǹ h sự đươ ̣c khởi tố

ở thành phố rất lớn. Huyê ̣n An Dương là điạ bàn tro ̣ng điể m về hoa
t đô
̣ ̣ng kinh tế
của thành phố, nên số lươ ̣ng án hiǹ h sự lớn hơn so với các quận, huyện của Hải
Phòng. Mặc dù trong thời gian qua các cơ quan tiế n hành tố tu ̣ng hiǹ h sự nói
chung và cơ quan điề u tra (CQĐT) nói riêng của huyện đã triển khai thực hiê ̣n
nhiề u giải pháp tić h cực để bảo vệ quyền con người trong giai đoạn điều tra các
vụ án hình sự , song tương tự như nhiều địa phương khác của thành phố và ở
nước ta, trong hoạt động này vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, thể hiện cụ thể
qua việc bắ t, tạm giữ, tạm giam chưa đúng quy đinh
̣ của Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự
(BLTTHS), còn lạm dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp và bi ện pháp ta ̣m
giam, thậm chí cá biê ̣t vẫn còn trường hơ ̣p dùng nhu ̣c hình, bức cung, mớm cung
trong quá trình thẩm vấn. Những vi phạm này, ngoài những nguyên nhân chung,
còn có những nguyên nhân đặc thù ở địa phương (huyện An Dương), đòi hỏi
phải nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục.
Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Bảo đảm
quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an – qua
thực tiễn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng” để thực hiện luận văn thạc sĩ
của mình, với mong muốn góp phần làm rõ hơn thực trạng và tìm ra các giải
pháp hiệu quả để ngăn ngừa những vi phạm nhân quyền trong tố tụng hình sự ở
nước ta nói chung, ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng nói riêng.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý nước ta, vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung,
bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu. Từ các tiêu chí góc độ và phạm vi tiếp cận, các công trình nghiên cứu
hiện có về vấn đề này có thể được phân thành hai nhóm chính như sau:

- Nhóm các nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung có các
công trình tiêu biểu như: "Quyền con người trong thế giới hiện đại"- đề tài
khoa học cấp nhà nước do Đề tài KX 07-16, năm 1995 do GS Hoàng Văn
Hảo và GS Phạm Ích Khiêm đồng chủ nhiệm; “Giới thiệu công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị” do Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên, Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức, 2012; “Giới thiệu công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, do Vũ Công Giao, Nghiêm
Kim Hoa (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức, 2012; “Giáo trình Lý luận và
pháp luật về quyền con người”, do Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên) NXB ĐHQG Hà Nội, 2010, tái bản năm 2011,
2015; “Luật nhân quyền quốc tế: Những vấn đề cơ bản” Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng, NXB Lao động – xã hội, 2011.
- Nhóm các nghiên cứu về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự
có các công trình tiêu biểu như: “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình
sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam” - đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia do GS.TSKH. Lê Văn
Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí, Ths. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì thực hiện năm
2005; "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong
lĩnh vực tư pháp hình sự" của GS.TSKH Lê Văn Cảm đăng trên tạp chí Khoa
học-Luật học của ĐHQG Hà Nội, số 3/2011; "Bảo vệ quyền con người trong
luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" sách chuyên khảo của TS.Trần
Quang Tiệp, NXB Chin
́ h tri ̣quố c gia năm 2004; “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn

3


thương trong tố tụng hình sự” Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lê Văn
Cảm, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), NXB ĐHQG Hà Nội,
2011; “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của PGS. TS. Nguyễn
Thái Phúc tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng hình sự (do Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức tháng 32010); "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện
nay”, luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Huy Hoàng, bảo vệ tại Ho ̣c viê ̣n
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2007; "Bảo vệ quyền con người trong tố
tụng hình sự Việt Nam" luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang Hiền bảo vệ tại Viê ̣n
Nhà nước và pháp luật năm

2008; “Quyền được suy đoán vô tội theo Luật

nhân quyền quốc tế và những gợi mở cho việc sửa đổi BLTTHS Việt Nam” của
Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 5/2015; “Quyền im lặng” trong pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc
gia và Việt Nam, của Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm, đăng trên Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 3/2015.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến thức,
thông tin lớn về bảo vệ quyền con người nói chung, trong hoạt động tố tụng
hình sự nói riêng. Cùng với những văn bản pháp quy và báo cáo thống kê ở
cấp cơ sở, những công trình nghiên cứu hiện có đã nêu trên là những nguồn
tài liệu tham khảo chính cho tác giả khi thực hiện luận văn này.
Mặc dù vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu đã nêu trên chưa cập
nhật những quy định mới trong Hiến pháp năm 2013 và hai Bộ luật Hình sự,
BLTTHS mới sửa đổi năm 2015. Thêm vào đó, các công trình này đều tiếp
cận vấn đề từ những góc độ chung, hoặc từ một số quyền cụ thể, chứ chưa
tiếp cận từ thực tiễn bảo vệ quyền con người trong hoạt động điều tra ở cấp cơ
sở. Chính vì vậy, có nhiều vấn đề cụ thể chưa được phân tích thấu đáo, các

4



giải pháp cho vấn đề còn thiếu, một số giải pháp cần kiểm nghiệm hoặc làm
rõ hơn từ những dữ liệu thực tiễn. Đây là những lý do cho thấy luận văn này
tuy đề tài không mới nhưng vẫn cần thiết và có giá trị lý luận, thực tiễn.
3. Mục đích, nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ những vấn đề lý
luận, pháp lý và thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra
tội phạm của cơ quan công an ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, từ
đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất những giải pháp khắc phục.
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người trong
hoạt động điều tra hình sự, chỉ ra cơ sở lý thuyết của hoạt động này, bao gồm các
khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, tính chất, các yêu cầu và điều kiện tác động…
- Phân tích khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo
vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, chỉ ra những lỗ hổng trong pháp
luật Việt Nam mà là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập về bảo đảm
quyền con người trong thực tiễn hoạt động điều tra hình sự ở huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt
động điều tra hình sự ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, phân loại
những vi phạm và chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến
những vi phạm quyền con người trong hoạt động điều tra hình sự ở địa
phương trong khoảng 5 năm gần đây.
- Đề xuất và phân tích cơ sở khoa học của những quan điểm, giải
pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra

5



tội phạm của cơ quan công an ở nước ta từ thực tiễn huyện An Dương,
thành phố Hải Phòng.
4. Đối tƣợng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cơ chế, biện pháp bảo đảm
quyền con người đang được thực hiện trong hoạt động điều tra tội phạm của
cơ quan công an huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các cơ chế, biện pháp bảo
đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra hình sự của cơ quan công an,
không mở rộng đến việc bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực khác và
của các chủ thể khác.
Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng bảo đảm
quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an
huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, không mở rộng đến hoạt động này ở
các địa phương khác.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng bảo đảm quyền
con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng trong khoảng 5 năm trở lại đây (từ năm 2011
đến năm 2015).
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Liên hợp quốc và của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con
người, quyền công dân.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:


6


- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện
có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền
con người trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay (ở Chương 1).
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo chuyên môn của cơ quan công an địa phương và phương pháp quan
sát thực tế để đánh giá thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt động
điều tra tội phạm của cơ quan công an huyện An Dương, thành phố Hải
Phòng trong 5 năm gần đây (ở Chương 2).
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm ngăn ngừa những vi phạm, nâng cao hiệu quả bảo đảm
quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an
huyện An Dương, thành phố Hải Phòng nói riêng và ở nước ta nói chung
trong thời gian tới (ở Chương 3).
6. Tính mới và những đóng góp về lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về thực trạng bảo đảm
quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an
huyện An Dương, thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây. Luận văn
cũng là một trong số rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về
vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra hình sự ở nước ta
từ trước đến nay.
Vì vậy, luận văn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin, luận điểm và đề
xuất mới có giá trị tham khảo với các cơ quan nhà nước ở trung ương và dịa
phương trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế để nâng cao hiệu quả bảo
đảm quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm không chỉ của cơ
quan công an huyện An Dương, thành phố Hải Phòng mà còn của toàn bộ
ngành công an nước ta trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo


7


cho việc giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành luật có liên quan như luật
hiến pháp, hành chính, luật hình sự, luật nhân quyền ở Khoa Luật ĐHQG Hà
Nội và các cơ sở đào tạo khác của nước ta.
7. Kế t cấ u của luận văn
Ngoài phần Mở đầu , Kế t luâ ̣n , Danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và các
bảng, biể u, luận văn đươ ̣c kế t cấ u thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n và pháp lý của viê ̣c bảo đảm quyề n con người
trong hoa ̣t đô ̣ng điề u tra tô ̣i pha ̣m của cơ quan công an Viê ̣t Nam.
Chương 2: Thực tra ̣ng bảo đảm quyề n con người trong hoa ̣t đô ̣ng điề u
tra vu ̣ án hin
̀ h sự của công an huyê ̣n An Dương thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Quan điể m, giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con
người trong hoa ̣t đô ̣ng điề u tra các vu ̣ án hiǹ h sự của cơ quan công an từ thực
tiễn huyê ̣n An Dương thành phố Hải Phòng.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐẢM BẢO
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG HOA ̣T ĐỘNG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM
CỦA CƠ QUAN CÔNG AN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát về quyền con ngƣời và bảo đảm quyền con ngƣời
Trong toàn bô ̣ các vấ n đề của loài người, vấn đề quyề n con ngườilà mố i
quan tâm của nhân loa ̣i trong su ốt các thời kỳ phát triể n . Mỗi bước phát triể n
của quyền con người đều gắn liền với thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp ,

cách mạng xã hội, phản ánh quá trình nhân loại tự giải phóng mình.
Có nhiều định nghĩa về quyền con người (nhân quyền), mỗi định nghĩa
biểu hiện một góc độ nhìn nhận về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, tổng hợp lại
có thể chia thành ba nhóm quan niệm chủ yếu về quyền con người như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thể
tự nhiên, nên quyền con người phải là quyền "bẩm sinh", là "đặc quyền",
nghĩa là quyền con người là những lợi ích chỉ dành cho con người, gắn liền
với cá nhân con người, không thể tách rời [39, tr.112].
Quan điểm này được các đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản ở thế kỷ
XVII, XVIII như Crotius, Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn
thiện và nêu ra trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Trường phái này cho
rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà
nước. Xuất phát từ quan điểm này, Jacques Mourgon đưa ra định nghĩa:
"Quyền con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con
người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính
quyền" [24, tr.12]. Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến quyền con người ở
khía cạnh tự nhiên của nó.
- Quan niệm thứ hai: Trái với quan niệm thứ nhất, quan niệm này lại

9


chỉ đặt con người và quyền con người trong mối quan hệ xã hội khi cho rằng,
con người chỉ là một thực thể xã hội, nên quyền của con người chỉ được xác
định trong mối tương quan với các thực thể xã hội khác. Và vì là quan hệ xã
hội nên quyền con người phải được nhà nước quy định và được nhà nước,
pháp luật điều chỉnh, bảo vệ.
Quan niệm này có tính tích cực khi coi quyền con người là một khái
niệm có tính lịch sử, đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì
con người là thực thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên

quyền con người cũng gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức
bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội. Cơ sở của
quyền con người ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa,
xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định.
- Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề
quyền con người. Xuất phát từ quan niệm coi con người vừa là sản phẩm
tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng
vấn đề quyền con người: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và
xã hội" [4, tr.156]. Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con người là "động
vật xã hội" [4, tr.855] có khả năng "tái sinh ra con người", con người là động
vật cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa. Do đó, về mặt này, quyền con người
trước hết là một thuộc tính tự nhiên. Quyền con người không phải là một
"tặng vật", do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nước, mà trong hình
thức lịch sử tự nhiên của nó, quyền con người mang bản chất tự nhiên, được
thể hiện ở quyền được sống, quyền tự do, quyền được sáng tạo, phát triển,
quyền được đối xử như con người, xứng đáng với con người.
Xét về mặt xã hội, con người mặc dù là động vật cao cấp nhất của tự
nhiên, nhưng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con người đã sống
thành bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong luận cương thứ

10


VI về Phoi-ơ-bắc, C.Mác cho rằng: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" [2, tr.21]. Do đó, xét về khía
cạnh xã hội, thì "quyền con người, ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh
bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội". Theo Mác: "Quyền con người
là những đặc quyền chỉ có ở con người mới có, với tư cách là con người, là
thành viên xã hội loài người" [3, tr.14].
Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà nước đã tạo ra những

chuyển biến có tính "bước ngoặt" trong sự biến đổi mối quan hệ tương quan
giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con người. Đi kèm với xã
hội có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; do đó, trong điều
kiện xã hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp. Và ngay
cả bản tính tự nhiên, những giá trị phổ biến của quyền con người cũng tất yếu
chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội.
Mặt khác, quyền con người, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị ràng
buộc, chi phối vào chính khả năng khám phá chinh phục tự nhiên của chính con
người, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của con người, sự
phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Con người
càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền con
người ngày càng được mở rộng, ngày càng được bảo đảm bấy nhiêu.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người không phải
chỉ là phép cộng đơn giản đối với hai quan niệm về quyền con người nêu trên,
mà từ phân tích nêu trên cho thấy bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của
quyền con người có những thuộc tính phức tạp và luôn có sự thống nhất giữa
hai mặt đối lập.
Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa khác nhau về quyền con người,
tuy nhiên một định nghĩa đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy,
nghiên cứu về nhân quyền ở nước ta hiện nay: "Nhân quyền (hay quyền con

11


người) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư
cách là thành viên cộng đồng nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật
quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế" [22, tr.10]. Ngoài ra, còn có một
đinh
̣ nghiã của Văn phòng Cao ủy của Liên hơ ̣p quố c về quyề n con người
(Office of High Commissioner for Human Right – OHCHR) cũng thường trić h

dẫn bởi các nhà nghiên cứu , đó là “quyề n con người là những đảm bảo pháp
lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những
hành động h oặc sự bỏ mặc mà làm tổ n hại đế n nhân phẩm , những sự được
phép và tự do cơ bản của con người” [44, tr.4].
Tóm lại, có thể hiểu quyền con người là một phạm trù tổng hợp, vừa là
"chuẩn mực tuyệt đối" mang tính phổ biến, vừa là "sản phẩm tổng hợp của
một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triển". Quyền con
người "không thể tách rời", đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội... Quyền con người là một tổng thể những
quyền gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng, đó là quyền cá nhân
và quyền của dân tộc cộng đồng, quyền chính trị - dân sự và kinh tế văn hóa
xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội...
Quyề n con người là quyề n vố n có , đươ ̣c “ta ̣o hóa” ban tă ̣ng cho con
người, tuy nhiên nó chỉ thực sự có ý nghiã và trở thành hiê ̣n thực khi nó đươ ̣c
bảo đảm bằng các cơ chế , thiế t chế khác nhau , trong đó bảo đảm quyề n con
người bằ ng pháp luâ ̣t có ý nghiã đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng, và chiếm vị trí trung tâm
trong các biê ̣n pháp đảm bảo quyề n con người.
Hệ thống bảo đảm quyền con người bao gồ m:
Bảo đảm kinh tế: Bảo đảm kinh tế cho việc thực hiện quyền con người là
việc tạo ra tiền đề vật chất để quyền được thực hiện. Bản thân nhu cầu tự do
không xuất hiện, phát triển và các giá trị tự do không được đánh giá đúng trong
một xã hội đói nghèo, lạc hậu và thiếu thốn vật chất. Quyền con người xuất hiện,

12


phát triển và được bảo đảm từ các những yếu tố, điều kiện kinh tế - xã hội và kết
cấu tương quan giai cấp trong đó, mà xét cho cùng và quan trọng nhất vẫn là yếu
tố kinh tế, nghĩa là bảo đảm về vật chất mang ý nghĩa quyết định.
Bảo đảm chính trị: Mọi cá nhân đều là thành viên của một chế độ

chính trị - xã hội nhất định, không thể đứng ngoài các mối quan hệ giai cấp,
cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Theo nghĩa đó, bảo đảm quyền con người chính
là tạo ra một môi trường chính trị thuận lợi để quyền phát triển trong mối
quan hệ với toàn bộ hệ thống chính trị-hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền,
bao gồm: đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân.
Thể chế chính trị nào đề cao giá trị con người, coi con người là mục tiêu và
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội thì trong thể chế đó cá nhân được
bảo đảm quyền tự do của mình.
Các bảo đảm xã hội: Bảo đảm về kinh tế và chính trị là điều kiện cần
nhưng chưa đủ để tạo ra một môi trường xã hội cho quyền con người được thực
hiện. Ý nghĩa của những bảo đảm xã hội khác là ở chỗ cho dù có một số nước có
điều kiện kinh tế, chính trị gần như nhau nhưng bảo đảm quyền con người lại có
thể khác biệt. Môi trường bảo đảm quyền con người còn hình thành từ những
yếu tố lịch sử - truyền thống, văn hóa, tư tưởng, sự phát triển khoa học kỹ thuật
trong mỗi quốc gia - đây là những yếu tố có thể tác động tích cực hay tiêu cực
đến mức độ hưởng thụ quyền con người của các cá nhân.
Bảo đảm pháp lý: Theo nghĩa rộng, bảo đảm pháp lý là một dạng bảo
đảm xã hội về quyền con người. Việc thực hiện quyền con người phụ thuộc
vào những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và hoàn cảnh cụ thể
của mỗi cá nhân, song bảo đảm về mặt pháp lý có ý nghĩa trực tiếp trong việc
thực hiện trên thực tế các quyền và tự do của con người. Bảo đảm pháp lý
được xây dựng trên cơ sở của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định và
tác động trở lại cho sự phát triển của chính trị, kinh tế - xã hội.

13


Bảo đảm pháp lý về quyề n con người thể hiện qua việc pháp luật ghi nhận
và quy định các cơ chế, biện pháp ngăn ngừa, xử lý vi phạm (bảo vệ) và giám
sát, hỗ trợ thực thi các quyền con người. Do đó , pháp luật càng phát triển thì

quyền và tự do của các chủ thể trong xã hội càng cao vì pháp luật tạo hành lang
an toàn và rõ ràng cho công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội.
1.2. Hoạt động điều tra t ội phạm và b ảo đảm quyền con ngƣời
trong hoa ̣t đô ̣ng điều tra của cơ quan công an
1.2.1. Khái niệm, đăc̣ điểm của hoaṭ động điều tra các vụ án hình sự
Mă ̣c dù hoa ̣t đô ̣ng điề u tra đã đươ ̣c các cơ quan tiế n hành tố tu ̣ng thực
hiê ̣n thường xuy ên trong công tác khám phá , phát hiện và đấu tranh phòng
chố ng tô ̣i pha ̣m nhưng hiê ̣n nay ở nước ta vẫn chưa có m ột khái niệm pháp lý
về điề u tra thể hiê ̣n trong BLTTHS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong khoa ho ̣c pháp lý Việt Nam có các quan điểm khác nhau về điều tra
và hoạt động điều tra, tuy nhiên cách hiể u phổ biế n hiê ̣n nay cho rằ ng điề u tra là
hoạt động của CQĐT trong điều tra vụ án hình .sự
Cụ thể, theo một số tác giả:
Điề u tra là mô ̣t giaiđoa ̣n của quá trình tố tu ̣ng hình sự
, trong đó
CQĐT áp du ̣ng các biê ̣n pháp do luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự quy đinh
̣ để xác
đinh
̣ tô ̣i pha ̣m và người thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i , Viê ̣n kiể m sát
(VKS) kiể m sát hoa ̣t đô ̣ng điề u tra, quyết đinh
̣ truy tố bi ̣can làm cơ sở
cho viê ̣c xét xử của tòa án[8, tr.26].
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong
giai đoạn này cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS
quy định để xác định tội phạm và người phạm tội [26, tr.251].
Trong bối cảnh luâ ̣n văn này , hoạt động điều tra được tác gi ả xác định
là hoạt động tố tụng nhằm phát hiện , thu thập , củng cố , ghi nhận , thu giữ
những thông tin của vụ án bằ ng cách áp dụng các biê ̣n pháp do luật t ố tụng
hình sự quy định nhằ m sử dụng làm chứng cứ chứng minh các tình tiế t của vụ
án từ đó xác đi ̣nh tội phạm và người phạm tội.

14


Xét bản chất , hoạt động điều tra là hoạt động nhận thức , là quá trình
nhâ ̣n thức của chủ thể nhằm cảm thụ , tiế p nhâ ̣n và phản ánh những thông tin
chứa đựng dấ u vế t tô ̣i pha ̣m . Để tránh oan sai , quá trình thu thập chứng cứ
chứng minh những tin
̀ h tiế t vu ̣ án phải xuấ t phát từ sự thâ ̣t khách quan ch



không phải dựa vào ý chí chủ quan để phán đoán , suy diễn . Hoạt động đi ều
tra chỉ bắ t đầ u khi có sự kiê ̣n , vụ việc có tính hình sự , hay khi xuấ t hiê ̣n dấ u
vế t pha ̣m tô ̣i và kế t thúc khi CQĐT hoàn thành công việc, đưa ra kế t luâ ̣n điề u
tra đề nghi ̣VKS truy tố hoă ̣c điǹ h chỉ vu ̣ án . Thông thường hoa ̣t đô ̣ng điề u tra
do CQĐT tiế n hành , trừ trường hơ ̣p ở nước ta do VKS hoă ̣c cơ quan khác
đươ ̣c giao nhiê ̣m vu ̣ tiế n hành mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng điề u tra như Bô ̣ đô ̣i biên
phòng, Kiểm lâm, Hải quan, lực lươ ̣ng cảnh sát biể n… CQĐT đóng mô ̣t vai
trò hết sức quan trọng trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, là
mắ t xić h quan tro ̣ng trong quá triǹ h giải quyế t vu ̣ án hiǹ h sự . Những sai lầ m ,
thiế u sót nế u mắ c phải trong hoa ̣t đô ̣ng điề u tra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng, thâ ̣m chí làm sai lê ̣ch sự thâ ̣t khách quan của vu ̣ án , gây khó khăn cho
giai đoa ̣n truy tố , xét xử.
Hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng nên có nh

ững đặc điểm của

hoạt động tố tụng, song đồ ng thời có những đă ̣c điể m riêng như sau:
- Hoạt động điều tra được tiến hành theo đúng trình tự , thủ tục, thẩm
quyề n pháp luật quy đi ̣nh.

Mục đích của hoạt động điề u tra là thu thâ ̣p chứng cứ để đưa ra các kế t
luâ ̣n điề u tra chính xác nhấ t về vụ án. Vì vậy, khi tiế n hành các biê ̣n pháp điề u
tra phải tuân theo nh ững quy đinh
̣ ch ặt chẽ của pháp luật . Ví dụ, việc khám
nghiê ̣m hiê ̣n trường, hỏi cung bị can, lấ y lời khai của người làm chứng, người
bị hại… phải có mặt những người theo luật định . Tuy nhiên, tính công khai
đươ ̣c thể hiê ̣n ở biê ̣n pháp và các thủ tu ̣c tố tu ̣ng trong quá triǹ h điề u tra , còn
nô ̣i dung, kế t quả điề u tra phải gi ữ bí mật [9, tr.29]. Đây cũng là nguyên tắ c

15


đươ ̣c quy đinh
̣ trong luâ ̣t TTHS “điề u tra viên , kiể m sát viên phải báo trước
cho người tham gia tố tu ̣ng , người chứng kiế n không đươ ̣c tiế t lô ̣ bí mâ ̣t điề u
tra” nhằ m đảm bảo kế t quả điề u tra là khách quan , làm cơ sở cho VKS và tòa
án giải quyết vụ án đúng người, đúng tô ̣i.
- Trong hoạt động điề u tra , viê ̣c áp dụng các biê ̣n pháp điề u tra tương
ứng với đặc điểm của từng vụ án cụ thể.
Điều này xuất phát từ yêu cầu nghiệp vụ, để bảo đảm hiệu quả của hoạt
động điều tra. Ví dụ, trong tô ̣i cố ý gây thương tić h , viê ̣c xác đinh
̣ dấ u hiê ̣u
bắ t buô ̣c của tô ̣i pha ̣m này là quan hê ̣ nhân quả giữa hành vi pha ̣m tô ̣i và hâ ̣u
quả gây thương tích cho ngườ i bi ̣ha ̣i , cho nên CQĐT phải thu thâ ̣p đầ y đủ
chứng cứ để làm rõ quan hê ̣ nhân quả này và giám đinh
̣ tỉ lê ̣ thương tâ ̣t của
người bi ̣ha ̣i để xác đinh
̣ trách nhiê ̣m hiǹ h sự của bi ̣can. Trong khi đó, đố i với
tô ̣i hiế p dâm , CQĐT lại phải thu thập chứng cứ chứng minh dấu hiệu “giao
cấ u trái ý muố n” thông qua hoa ̣t đô ̣ng lấ y lời khai , qua dấ u vế t ở hiê ̣n trường ,

dấ u vế t trên thân thể của người bi ha
̣ ̣i hoă ̣c của người pha ̣m tô ̣i… Tuy nhiên,
các vụ án điều tr a đều phải trải qua những thủ tu ̣c chung như khởi tố vu ̣ án ,
khởi tố bi ̣can, lâ ̣p hồ sơ vu ̣ án hình sự… theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t.
- Hoạt động điều tra có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự chế ước của
cơ quan kiểm sát [9, tr.36]. Hoạt động điều tra vụ án hình sự có thể phải áp
dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam và áp dụng các biện
pháp cưỡng chế như khám xét chỗ ở , khám xét nơi làm việc , khám nghiệm
thân thể . Đây là các biện pháp tiề m ẩ n nguy cơ xâm pha ̣m đế n quyề n tự do ,
dân chủ của công dân . Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan , đúng pháp luật,
hoạt động điều tra của CQĐT phải chịu sự chế ước và kiểm sát chặt chẽ của
VKS theo quy đinh
̣ của pháp luật tố tụng hình sự . Sự kiểm soát, chế ước thể
hiê ̣n thông qua viê ̣c pháp luâ ̣t quy đinh
̣ cho VKS các nhiê ̣m vu ̣
như xét phê chuẩ n các quyế t đinh
̣ tố tu ̣ng của CQĐT

16

, quyề n ha ̣n

; quyế t đinh
̣ áp du ̣ng ,


thay đổ i các biê ̣n pháp ngăn chă ̣n, hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái
pháp luật của CQĐT…
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm quyền con người trong

hoạt động điều tra vụ án hình sự
Theo Từ điể n tiế ng Viê ̣t , khái niệm “bảo đảm” được h iểu là: “Làm
cho chắ c chắ n được thực hiê ̣n , giữ gìn được , hoặc có đầ y đủ những gì cầ n
thiế t” [25, tr.38]. Như vâ ̣y, có thể hiểu bảo đảm quyền con người trong điều
tra vu ̣ án hin
̀ h sự là những hoạt động , những công viê ̣c ta ̣o ra các điề u kiê ̣n ,
tiề n đề cầ n thiế t để cho quyề n con người của ngư

ời bị bắt, bị tạm giữ, tạm

giam đươ ̣c tôn trọng và bảo vệ mô ̣t cách đầ y đủ bởi chính cơ quan đi ều tra và
các cơ quan nhà nước khác.
Việc bảo đảm quyề n con người trong hoa ̣t đô ̣ng điề u tra các vu ̣ án hiǹ h
sự của cơ quan công an có các đă ̣c điể m sau đây:
- Về chủ thể có nghĩa vụ: Chủ thể chính trong hoa ̣t đô ̣ng này cơ quan điều
tra. CQĐT là cơ quan tiế n hành tố tu ̣ng đươ ̣c quy đinh
̣ trong BLTTHS, có chức
năng, nhiê ̣m vu ̣, quyề n ha ̣n trong viê ̣c điề u tra vu ̣ án hình sự nhằ m làm sáng tỏ
sự thâ ̣t khách quan của vu ̣ án ở giai đoa ̣n điề u tra
. Như vâ ̣y, trong hoa ̣t đô ̣ng điề u
tra, Cơ quan điề u là là cơ quan nhà nước thay mă ̣t cho xã hô ̣i thự c hiê ̣n những
bảo đảm cho quyền con người của các đối tượng cần bảo vệ trong hoạt động
điề u tra theo các quy đinh
̣ của BLTTHS và các văn bản có liên quan .Với tính
chấ t là cơ quan nhà nước có thẩ m quyề n chính trong hoa ̣t đô ̣n g điề u tra vu ̣ án
hình sự, các hoạt động điều tra do CQĐT tiến hành có khả năng tác động rất lớn
tới quyề n con người của chủ thể bi ̣áp du ̣ng
. Do đó, trong pha ̣m vi hoa ̣t đô ̣ng của
mình, CQĐT cầ n tiế n hành những biê ̣n pháp để tuân thủ quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t

về bảo đảm quyề n con người trong hoa ̣t đô ̣ng của mìn.h
- Về chủ thể được bảo vệ: Trong khoa ho ̣c pháp lý nước ta hiện có nhiề u
quan điể m khác nhau về diê ̣n chủ thể mà quyề n con người của ho ̣ cầ nđươ ̣c bảo

17


đảm trong tố tu ̣ng hin
̀ h sự. Có quan điể m cho rằ ng “bảo đảm quyề n con người
trong tố tụng hình sự là bảo vê ̣ quyề n của người bi ̣ buộc tội” [21, tr.43], trong
khi quan điể m la ̣i cho rằ ng:
Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền
của tất cả những người tham gia tố tu ̣ng, bao gồm người bi ̣ta ̣m giư,̃ bị
can, người bi ̣ha ̣i , người làm chứng , nguyên đơn dân sự , người có
quyề n lơ ̣i và nghiã vu ̣ liên quan và cả những người tiế n haǹ h tố tu ̣ng
như Điề u tra viên, Kiể m sát viên, Thẩ m phán.... [21, tr.15].
Tuy nhiên, theo luật quốc tế về nhân quyền, việc bảo đảm quyề n con
người trong tố tu ̣ng hin
̀ h sự chủ yếu nhằm vào các đối tượng dễ bị tổn thương
nhất, bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam (trong giai đoạn điều tra), bị
cáo, người làm chứng, người bị hại (trong giai đoạn xét xử), tù nhân (trong
giai đoạn thi hành án). Xuất phát từ quan điểm của luật nhân quyền quốc tế và
tính đến giới hạn của một luận văn thạc sĩ, trong công trình nghiên cứu này,
tác giả luận văn chỉ tập trung vào một nhóm chủ thể đó là người bị bắt, bị tạm
giữ, tạm giam.
- Về các hoạt động bảo đảm : bảo đảm quyền con người trong hoạt
đô ̣ng điề u tra thể hiện qua hai phương diện chính đó là: (i) Bảo đảm về khuôn
khổ pháp lý; (ii) Bảo đảm về thực thi pháp luâ ̣t . Về phương thứ nhất, để bảo
đảm quyề n con người trong điề u tra vu ̣ án hình sự đầ u tiên cầ n ph


ải có hê ̣

thố ng pháp luâ ̣t đ ầy đủ, hợp lý về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có
liên quan. Cần phải thể chế hóa các quyề n con người vào trong quá trình đi ều
tra và xác định rõ ràng nghĩa vụ tuân thủ cùng những biện pháp giám sát, xử
lý vi phạm của cán bộ điều tra . Toàn bộ quá trình này t ạo thành hành lang
pháp lý cho vi ệc bảo đảm quyề n con người c ủa những người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam trong tố tụng hình sự. Hành lang pháp lý này cần phải phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia.

18


×