Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thể loại chân dung văn học trong sáng tác của m gorky và k paustovsky những đặc điểm loại hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HOÀI THU

THỂ LOẠI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG SÁNG TÁC
CỦA M.GORKY VÀ K.PAUSTOVSKY:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HOÀI THU

THỂ LOẠI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG SÁNG TÁC
CỦA M.GORKY VÀ K.PAUSTOVSKY:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60 22 01 45

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Phạm Gia Lâm


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này do tôi làm dưới sự giúp đỡ của
PGS.TS Phạm Gia Lâm. Nếu có gì sai phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Nguyễn Hoài Thu


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới P.GS.TS Phạm Gia
Lâm và các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần
thiết để tác giả hoàn thành luận văn thạc sỹ: “Thể loại chân dung văn học
trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky: những đặc điểm loại hình”.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do một số hạn chế khách quan và chủ
quan, luận văn chắc chắn vẫn còn chỗ thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
sự góp ý và phê bình của tất cả mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Nguyễn Hoài Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ......................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9
Chƣơng 1: THỂ LOẠI CHÂN DUNG VĂN HỌC VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ
TRONG SÁNG TÁC CỦA M.GORKY VÀ K.PAUSTOVSKY .............. 10
1.1. Về thể loại chân dung văn học .............................................................. 10
1.1.1. Lịch sử thể loại chân dung văn học ...................................................... 10
1.1.2. Khái niệm thể loại chân dung văn học .................................................. 12
1.1.3. Đặc trưng thể loại chân dung văn học.................................................. 16
1.2.Vị trí thể loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và
K.Paustovsky ................................................................................................. 21
1.2.1. Vị trí thể loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky ........... 21
1.2.2. Vị trí thể loại chân dung văn học trong sáng tác của K.Paustovsky .... 25
Tiểu kết ............................................................................................................ 28
Chƣơng 2: NHÂN VẬT CỦA CHÂN DUNG VĂN HỌC – SỰ TỔNG HỢP
GIỮA CON NGƢỜI NGOÀI ĐỜI VÀ HÌNH TƢỢNG VĂN HỌC ............. 30
2.1. Đối tƣợng đƣợc dựng chân dung văn học ............................................ 30
2.1.1. Những người cùng thời ......................................................................... 30
2.1.2. Văn nghệ sĩ – những con người tài năng .............................................. 34
2.1.3. Văn nghệ sĩ - những con người của đời thường ................................... 40
2.1.4. Văn nghệ sĩ – cái tâm với văn chương và cuộc đời .............................. 43
2.2 Cách tiếp cận đối tƣợng .......................................................................... 47
2.2.1 Gặp gỡ, đối thoại, trò chuyện ................................................................ 47


2.2.2. Thông qua tác phẩm .............................................................................. 49
2.2.3 Thông qua kí ức ...................................................................................... 53
Chƣơng 3: TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ TRONG CHÂN DUNG VĂN HỌC .. 57
3.1. Kết cấu..................................................................................................... 57

3.1.1. Kết cấu theo lối cổ điển ......................................................................... 58
3.1.2. Kết cấu theo lối ấn tượng ...................................................................... 61
3.2. Điểm nhìn ................................................................................................ 63
3.2.1. Theo yếu tố không gian và tâm lý ......................................................... 65
3.2.2. Theo yếu tố thời gian ............................................................................. 69
3.3. Giọng điệu ............................................................................................... 73
3.3.1. Giọng đối thoại, bình luận .................................................................... 74
3.3.2. Giọng điệu trữ tình ................................................................................ 77
Tiểu kết ............................................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

KHXH

: Khoa học Xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

Tr

: Trang


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Maxim.Gorky (Trong toàn bộ luận văn, chúng tôi thống nhất phiên âm
tên riêng theo thông lệ quốc tế là chuyển tự sang tiếng Anh, kể cả trong những
nguồn trích) từng nói “văn học là nhân học”, còn nhà văn Nguyễn Minh Châu
thì cho rằng: “văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là
con người”. Lấy cuộc sống con người làm đối tượng trung tâm văn học sẽ có
một điểm tựa vững chắc để chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật siêu việt này. Văn
nghệ sĩ cũng là những nhân vật của cuộc sống ấy và họ trở thành đối tượng
khách quan để văn học phản ánh. Đằng sau những trang viết của họ cũng là
những nỗi niềm, số phận, tính cách, tài năng của một con người cần được chia
sẻ, giãi bày. Hơn thế nữa, người nghệ sĩ vốn có tâm hồn nhạy cảm tinh tế
trước những biến động tinh vi phức tạp của cuộc sống. Cho nên, cuộc đời văn
nghệ sĩ cũng đa dạng, phong phú, lắm suy tư và nhiều phức tạp như chính
cuộc sống vậy. Cuộc đời và sự nghiệp của các nhà văn, nhà thơ luôn là mảng
đề tài hiện thực vô cùng phong phú thu hút sự chú ý của các cây bút chuyên
nghiệp đến tìm hiểu và khám phá từ đó phác họa lên bức chân dung sinh động
hấp dẫn của người văn nghệ sĩ. Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học, nếu
dựa vào các tập chân dung văn học, người nghiên cứu sẽ được cung cấp
những tư liệu cần thiết về cuộc đời, sự nghiệp, quan niệm sống của nhà văn,
nhà thơ. Nhu cầu tìm hiểu về tác giả mà người đọc yêu thích tự nhiên được
đáp ứng sẽ khiến người đọc cảm thấy hứng thú hơn với văn chương. Và sự
xuất hiện của thể chân dung văn học trên văn đàn như một lẽ tất yếu cần phải
có của nó.
Trên thế giới, thể tài chân dung văn học đã xuất hiện từ lâu. Song so
với các thể loại anh em khác trên văn đàn thì chân dung văn học ra đời sau
nhưng nhanh chóng được độc giả tiếp nhận. Trong khoảng 20 năm trở lại đây

1


ở Việt Nam, thể tài chân dung xuất hiện khá phổ biến và trở thành một hiện

tượng thẩm mĩ đáng chú ý trong văn chương. Trên thế giới đã có nhiều cây
bút xuất sắc viết chân dung văn học thành công và để lại dấu ấn sâu đậm
trong lòng người đọc. Trong đó phải kể đến những tên tuổi nổi tiếng như
M.Gorky viết về L.Tolstoy, A.Chekhov, S.Yesenin; Stephan Zweig viết về
Balzac, Dickens, Byron; Nguyễn Đăng Mạnh viết về Quang Dũng, Nguyên
Ngọc; Vương Trí Nhàn viết về Tô Hoài; Tô Hoài viết về Nam Cao ….
M.Gorky và K.Paustovsky là hai trong số không nhiều nhà văn Nga vĩ
đại thành công với thể chân dung văn học và có nhiều đóng góp lớn lao đối
với nền văn học Nga nói riêng và nền văn học thế giới nói chung. Trong các
sáng tác của hai ông, ta nhận thấy dấu vết đặc trưng của thể loại chân dung
văn học. Nghiên cứu và đánh giá về văn nghiệp của M.Gorky và
K.Paustovsky, không thể không nghiên cứu mảng sáng tạo chân dung văn học
của họ. Qua các tác phẩm của mình, M.Gorky và K.Paustovsky đã chia sẻ
cùng bạn đọc những phát hiện tinh tế về chân dung nhiều nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng với sự quan tâm trước cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Là những người
trong cuộc với sự quan tâm, trân trọng bạn bè đồng nghiệp, M.Gorky và
K.Paustovsky đã phát huy khả năng quan sát nhạy bén, phân tích mối quan hệ
giữa văn chương và đời sống xã hội một cách thuyết phục để phác họa được
những chân dung văn học đặc sắc. Tìm hiểu các tác phẩm chân dung văn học
của M.Gorky và K.Paustovsky ta như được trực tiếp gặp gỡ với những nhà
văn, nhà thơ mà mình yêu quý. Các chân dung văn học được M.Gorky và
K.Paustovsky mặc dù dựa trên một số nguyên tắc chung của thể loại nhưng
vẫn theo những cách riêng độc đáo, vì thế có sức hấp dẫn đặc biệt. Chân dung
văn học của M.Gorky và K.Paustovsky đều viết về những nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng trên thế giới. Qua những chân dung văn học ấy, chúng ta cũng có
dịp gặp gỡ với chính chân dung M.Gorky và K.Paustovsky.

2



Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung về đề tài này
với tư cách là một đối tượng chuyên biệt. Trên cơ sở những công trình đi
trước, người viết đã học hỏi, nghiên cứu về đặc điểm nổi bật của thể tài chân
dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky với hy vọng có
thêm sự đóng góp trong việc nhận diện đặc điểm loại hình thể tài chân dung
văn học. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn thông qua các tác phẩm chân
dung văn học cụ thể của M.Gorky và K.Paustovsky làm sáng tỏ hơn nữa
những nét chung mang tính tính loại hình và những đặc sắc, độc đáo trong
nghệ thuật dựng chân dung văn học của mỗi nhà văn. Đó là lí do chúng tôi
chọn và nghiên cứu đề tài Thể loại chân dung văn học trong sáng tác của
M.Gorky và K.Paustovsky: những đặc điểm loại hình.
Tìm hiểu Thể loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và
K.Paustovsky: những đặc điểm loại hình chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung cho
độc giả cách nhìn mới về tài năng của hai tên tuổi gắn liền với những tác
phẩm đã, đang và sẽ luôn song hành cùng nghệ thuật văn chương của nhân
loại tiến bộ.
2. Lịch sử vấn đề
Thể loại chân dung văn học xuất hiện ở châu Âu ngay từ đầu thế kỷ
XIX. Ở Nga, trên tạp chí Thông tín viên châu Âu số 9 và 10 năm 1803 có bài
phê bình tiểu sử I.F.Bordanovich của Karamzin. Còn ở Tây Âu, người đi “tiên
phong” là Charles-Augustin Sainte-Beuve. Năm 1829, trên tạp chí Revue de
Paris có đăng loạt bài của ông viết về chân dung các nhà văn Pierre Corneille,
Nicolas Boileau, La Fontaine. Trong bộ sách Bách khoa văn học giản lược
của Liên Xô gồm chín tập với hàng chục ngàn trang khổ lớn 20x26 cm đã
dành riêng cho chân dung văn học 12 dòng ghi chép trong mục Chân dung
văn học: “Một loại bút ký mang tính chất tư liệu, viết về nhà văn, họa sĩ, nhà
hoạt động xã hội xuất chúng… xây dựng trên cơ sở trò chuyện với “nhân
vật” đó. Chân dung văn học hướng vào việc dựng lại diện mạo toàn vẹn (hình

3



thể, tinh thần, sáng tác,…) của nhân vật hoặc hướng vào việc khám phá nét
chủ đạo của cuộc đời “nhân vật” ấy, có khi qua một lát cắt thời gian nhất
định”. Trong các công trình lý luận văn học, việc nghiên cứu hình thức và
chức năng của chân dung văn học ở những hình thức sử thi cơ bản nhất – tiểu
thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ký được triển khai theo một số hướng khác
nhau: a) chân dung được xem là một thành tố quan trọng nhất để tạo nên hình
tượng nghệ thuật, một biện pháp xây dựng tính cách nhân vật (N.D.Dmitriev,
B.Galanov, S.M.Solovev); b) chân dung được xem như là một phần của hệ
thống ký hiệu (R.Jakovson, Yu.Lotman) và c) chân dung được coi là một hình
thức phân tích tâm lý, gắn với việc định tính phương pháp và phong cách cá
nhân của nhà văn (A.A.Sidorov, N.K.Gudzy, N.Naumova, …)
Như vậy, sự khái quát lý thuyết về thể tài này đang còn khá ít ỏi. Xung
quanh nó còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng vấn đề chính vẫn là ở thực tế
sáng tác. Đó là cơ sở cụ thể để bàn về lý thuyết của thể tài này.
Bản thân việc dựng một chân dung, về thực chất cũng bao hàm sự lý
giải về một nghệ sĩ, sự đánh giá vị trí và vai trò của người đó trong một nền
văn nghệ. Về chiều sâu, viết chân dung văn học cũng không kém phần
nghiêm ngặt so với yêu cầu đặt ra trong nghiên cứu, phê bình. Trong nhiều
bài viết về các nhà văn trên báo chí văn học Liên Xô mới chỉ ở mức chừng
mực và khiêm tốn. Có thể kể đến một vài bài viết như Những nét phác họa
cho một chân dung, Các nhà văn Xô Viết…
Tuy nhiên, vì là một thể tài còn khá mới ở Việt Nam nên chân dung văn
học đang rất cần sự quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa của các cây bút làm nghệ
thuật cũng như độc giả. Trong văn học Việt Nam, khái niệm chân dung văn
học cũng đang còn khá mới. Thời kì trung đại, tuy chưa thấy bóng dáng của
thể tài này nhưng bước sang thời kì hiện đại, đặc biệt là từ sau năm 1986,
chân dung văn học đã có một vị trí mới. Nó dần tạo thành một dòng chảy
mạnh mẽ trong lịch sử văn học đương đại. Chân dung văn học xuất hiện và


4


được ghi nhận từ những năm đầu của thế kỉ XX với những đầu sách ít ỏi.
Nhưng đến giai đoạn văn học đương đại thì thể tài chân dung văn học phát
triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Trên văn đàn, xuất hiện hàng loạt
cây bút dựng chân dung với các sáng tác tiêu biểu: Nguyễn Đăng Mạnh với
Chân dung và phong cách, Vương Trí Nhàn với Cây bút, đời người, Trần
Đăng Khoa với Chân dung và đối thoại, Nguyễn Quang Lập với Bạn văn,
Nguyễn Tham Thiện Kế với Miền lưu dấu văn nhân… Các tập chân dung
đương đại là sự tiếp nối tất yếu của xu thế viết chân dung đã hình thành từ
thế kỉ trước. Các tập sách chân dung văn học như một viện bảo tàng về các
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Trong đó, các tác giả dựng chân dung đã đưa ra
nhiều cách lựa chọn, tiếp cận và kết cấu linh hoạt, đa dạng các sắc thái giọng
điệu. Do đó, các chân dung văn học hiện lên một cách chân thực, sinh động
và hấp dẫn.
Thể tài chân dung văn học ra đời ở Việt Nam so với thế giới là hơi
muộn nhưng chân dung văn học ở Việt Nam cũng tạo được những thành công
nhất định. Nhiều tác phẩm nổi tiếng trên thế giới được đánh giá là tiêu biểu,
mẫu mực như sáng tác của M.Gorky, S.Zweig, K.Paustovsky… thì Việt Nam
cũng có Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài, Phong Lê, Trần Đăng Khoa, Nguyễn
Quang Thiều… Chính những thành tựu trong thể tài chân dung của các nhà
văn thế giới đã làm động lực thúc đẩy tâm thế sáng tạo cho những thành tựu
của văn học Việt Nam. Cho nên, cần phải khẳng định giá trị mở đầu và làm
nền tảng vững chắc cho sự ra đời của thể chân dung văn học nói chung trong
văn chương thế giới thì phải kể đến hai gương mặt tiêu biểu nổi bật của văn
học Nga là M.Gorky và K.Paustovsky.
M.Gorky là “một trong những đại diện lớn nhất của văn học vô sản”
của Nga và thế giới thế kỷ XX. Những “công trình nghệ thuật do chính bàn

tay của người nghệ sỹ thiên tài sáng tạo nên” [3] được nhiều nhà phê
bình đánh giá rất cao “thiếu đi những cái ấy chúng ta không sao hình dung

5


được bộ mặt ngày nay không những của nền văn học Nga mà cả nền văn học
thế giới” [3]. Henry Bacbusse, nhà văn lớn của nước Pháp khẳng định: “Ảnh
hưởng của M.Gorky đối với các nhân vật trẻ, họa sĩ, và nghệ sĩ chúng ta thật
lớn lao. M.Gorky là ngọn đuốc vĩ đại, người mở những con đường văn học
mới cho toàn thế giới và những nhà hành động văn học sẽ đi theo‟‟. Những
truyện ngắn đầu tay của nhà văn với bút danh cay đắng (Gorky) xuất hiện và
được đăng trên báo đã làm ngạc nhiên và tốn bao nhiêu giấy mực của
các nhà phê bình, nghiên cứu đương thời. Tính chất đa dạng, phong phú về
thể loại cũng như đề tài trong sáng tác của M.Gorky đã phản ánh phong cách
riêng biệt, tiếng nói mới cho M.Gorky như một ngôi sao lạ trên bầu trời văn
học bông hoa với hương mới trong vườn văn Nga và thế giới. Với hơn bốn
mươi năm sáng tác và cống hiến nhà văn vô sản vĩ đại đã để lại cho văn học
Nga một di sản lớn: truyền thống Gorky. Nói về đóng góp của M.Gorky
trong lĩnh vực lý luận và phê bình văn học trước hết phải kể đến bộ sách
M.Gorky viết “Bàn về văn học” và nhiều bài phê bình nghiên cứu đăng trên
các tạp chí. Nhà văn đã xây dựng thành công một số chân dung văn học như
V.Lenin, A.Chekhov, L.Tolstoy,...chỉ đạo xây dựng bộ sách “Cuộc đời của
những danh nhân” và “Tủ sách nhà thơ”. “…trong Gorky có cả nước Nga.
Cũng như không thể hình dung nước Nga không có sông Volga, tôi không
thể nào nghĩ rằng trong nước Nga lại không có Gorky. Ông là người đại diện
toàn quyền của nhân dân Nga tài năng vô tận. Ông yêu mến và hiểu nước
Nga tường tận, (…), trong mọi „lát cắt”, cả trong không gian, cả trong thời
gian” [62, tr.227].
Người viết những lời có cánh trên về M.Gorky là K.Paustovsky. Với

hơn nửa thế kỉ sống và hoạt động trong nhiều lĩnh vực như làm báo, viết văn,
giảng dạy tại học viện Gorky, K.Paustovsky đã để lại một khối lượng tác
phẩm đồ sộ, phong phú đa dạng về thể loại – tiểu thuyết, truyện vừa, tiểu
luận, chân dung văn học. Hòa vào dòng mạch chung của văn xuôi Nga hiện

6


đại, K.Paustovsky vẫn chọn cho mình một lối đi riêng khẳng định vị trí và tên
tuổi của mình bên cạnh những tên tuổi trụ cột của dòng văn học đương thời.
Những câu chuyện vừa hiện thực vừa trữ tình với lối kể chuyện nhẹ nhàng
của K.Paustovsky luôn khơi gợi những rung động mỏng manh, khẽ khàng
trong tâm hồn con người, mở ra chiều sâu mênh mang của cái đẹp ẩn giấu sau
những điều bình dị, giản đơn. Mỗi câu chuyện của K.Paustovsky là một bài ca
ngọt ngào về tình yêu con người và cuộc sống. Trong lời giới thiệu Truyện
chọn lọc - K.Paustovsky, Ilya Erenburg nhận định: “Nếu không kể đến những
tác phẩm chọn lọc của K.Paustovsky thì nền văn học Nga đã bỏ sót một nét
đẹp hiếm có. Trong lịch sử văn học Nga có rất nhiều tài năng lỗi lạc mà tên
tuổi của họ đã được thế giới công nhận, nhưng thật khó có thể tìm được một
tấm gương tận tụy, miệt mài trong hoạt động sáng tác như K.Paustovsky. Bạn
đọc yêu mến K.Paustovsky bởi vì lòng tốt không có giới hạn của ông dành
cho con người và cuộc đời. Trong tác phẩm của ông, con người nào cũng
nhân hậu, con người nào cũng hào hiệp, con người nào cũng sẵn sàng giúp đỡ
người khác. Đừng ngần ngại trao tặng lòng yêu thương, sự chia sẻ đến mọi
người xung quanh – đó là cách để được mọi người yêu quý và kính trọng.
K.Paustovsky được mọi người nhớ mãi cũng vì thế” [16].
Nghiên cứu về thế giới nghệ thuật truyện ngắn của M.Gorky và
K.Paustovsky đã có nhiều công trình chuyên sâu, nhưng về những sáng tác
thuộc thể tài chân dung văn học của họ thì còn chưa tương xứng so với tài
năng và những đóng góp lớn lao mà hai nhà văn đã cống hiến cho nghệ thuật

văn chương của nhân loại. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều công trình đi sâu
nghiên cứu thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam nhưng chưa có
công trình nào trực tiếp bàn về những sáng tác chân dung văn học của
M.Gorky và K.Paustovsky. Đáng chú ý thì chỉ có khóa luận tốt nghiệp Chân
dung văn học của Macxim Gorky của Phạm Thị Hồng Vân (2004, Khoa Ngữ

7


văn, Trường ĐHSP Hà Nội) và K.Paustovsky dựng chân dung văn học của
Nguyễn Thị Lan Anh (2006, Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHSP Hà Nội).
K.Paustovsky cho rằng không gì có thể giúp ta hình dung sinh động về
quá khứ như là những cuộc gặp gỡ với người đương thời của nó. Chân dung
văn học chính là thể loại có khả năng giúp người đọc hiểu được những con
người nổi tiếng và thời đại của họ. Trên cơ sở vai trò, ý nghĩa của thể chân
dung văn học và thực tế tình hình nghiên cứu nó, chúng tôi lựa chọn đề tài
Thể loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky:
những đặc điểm loại hình với hi vọng sẽ mang đến những đóng góp mới trong
cách tiếp cận, nghiên cứu đặc điểm thể loại chân dung văn học trong sáng tác
của M.Gorky và K.Paustovsky, khẳng định đóng góp của hai văn hào Nga vào
tiến trình phát triển thể loại nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu chân dung văn học của M.Gorky và K.Paustovsky dưới góc
nhìn đặc điểm loại hình, luận văn hướng tới khẳng định những đóng góp
của hai ông trong thể tài chân dung văn học nói riêng và nền văn học Nga
nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nhận dạng bản chất,
đặc trưng của thể chân dung văn học, vị trí của M.Gorky và K.Paustovsky

trong thể chân dung văn học. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những nét tương
đồng loại hìnhvà những đặc điểm phong cách trong sáng tạo chân dung văn
học của M.Gorky và K.Paustovsky.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những
đặc điểm loại hình thể loại chân dung trong sáng tác của M.Gorky và
K.Paustovsky

8


Phạm vi nghiên cứu. Trong luận văn này chúng tôi tập trung khảo sát
khảo sát những đặc điểm thể loại chân dung văn học và sự biểu hiện của
chúng trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky.
Văn liệu chủ yếu phục vụ nghiên cứu là hai tác phẩm sau: M.Gorky
(1970), Bàn về văn học (Tập 2, Cao Xuân Hạo, Hoàng Minh dịch), NXB Văn
học; K.Paustovsky (2011), Bông hồng vàng và bình minh mưa (Kim Ân dịch),
NXB Văn học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp sau:
+ Phương pháp cấu trúc - hệ thống : phương pháp chính này giúp người
viết tìm hiểu một cách có hệ thống những đặc điểm loại hình của thể loại chân
dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky.
+ Với tư cách là phương pháp bổ trợ, việc so sánh, đối chiếu: giúp người
viết xác định những đặc điểm chung loại hình của thể loại chân dung văn học và
những biểu hiện riêng trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky để nhận rõ
hơn phong cách riêng cũng như chiều sâu tư duy của họ.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn triển khai
nội dung chính trong 3 chương:

Chương 1: Thể loại chân dung văn học và vị trí của nó trong sáng tác
của M.Gorky và K.Paustovsky.
Chương 2: Nhân vật của chân dung văn học – sự tổng hợp giữa con
người ngoài đời và hình tượng văn học.
Chương 3: Tổ chức truyện kể trong chân dung văn học

9


Chƣơng 1: THỂ LOẠI CHÂN DUNG VĂN HỌC VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ
TRONG SÁNG TÁC CỦA M.GORKY VÀ K.PAUSTOVSKY
1.1. Về thể loại chân dung văn học
1.1.1. Lịch sử thể loại chân dung văn học
Trên thế giới, thể tài chân dung văn học đã xuất hiện từ lâu. Nhiều tác
phẩm được đánh giá là mẫu mực như sáng tác của M.Gorky, S.Zweig,
K.Paustovsky… Ở nước ta chân dung văn học chỉ thực sự xuất hiện khi trong
giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân cũng như ý thức
nghề nghiệp và sự phát triển của nó ngày càng có ý nghĩa trong đời sống văn
học nói chung cũng như lịch sử phát triển của phê bình văn học nói riêng.
Năm 1982, trong cuốn Văn học và hội họa, NXB Leningrad, học giả
V.S.Barakhov- người đã có quá trình nghiên cứu nhiều năm về thể loại chân
dung văn học ở Liên Xô cho rằng có thể dùng Chân dung văn học để giải
thích cho những hiện tượng rất khác nhau. Theo đó, ông khẳng định: Loại
hình khái niệm chân dung văn học khá rộng, bởi vậy nên sử dụng thuật ngữ
chân dung sáng tạo áp dụng cho phê bình văn học nghệ thuật. Điều đó có
nghĩa thể loại chân dung văn học có tính chất gần gũi rất nhiều với phê bình
văn học nghệ thuật. Cũng bàn về chân dung văn học, tác giả Vương Trí Nhàn
trong lời dẫn mở đầu cuốn Chân dung văn học, cũng cho rằng: “Chân dung
văn học là một thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và phê bình văn
học. Nhiệm vụ của nó là phác họa ra hình ảnh của một nhà văn, một nghệ sĩ,

một nhà hoạt động xã hội… Mỗi chân dung văn học thường được hình thành
từ sự tổng hợp hồi ức, kỷ niệm nhưng cũng có thể chỉ gồm suy nghĩ, tưởng
tượng của nhà văn về đối tượng được nói tới (thường xảy ra trong trường hợp
vẽ lại chân dung một người đã qua đời từ lâu). Đằng nào cũng vậy, ở đây
không chỉ có khuôn mặt của người được phác họa chân dung, mà còn cho
thấy một phần hình ảnh của tác giả tức “họa sĩ” đã đứng ra “vẽ” bức chân
dung đó” [51, tr.5].

10


Cho đến nay, có thể thấy rằng chân dung văn học đã và đang trở thành
một thể loại hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới sáng tác
cũng như giới nghiên cứu - phê bình ở nước ta. Nếu như trước năm 1986,
chân dung văn học đã bước đầu được quan tâm đến với tư cách là một thể loại
văn học thì từ năm 1986 đến nay, các ý kiến, quan niệm về chân dung văn học
xuất hiện nhiều hơn trước, tuy nhiên vì đây là một thể loại có tính chất “co
giãn” nên việc nghiên cứu về nó hầu như mới chỉ dừng lại ở những bài viết
nhỏ lẻ trên sách, báo- tạp chí hoặc trong Lời giới thiệu của một số tuyển tập
chân dung văn học.
Năm 2000, trong lời giới thiệu cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại- chân
dung và phong cách, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Văn
chân dung rất gần với văn sáng tác. Nó là một thứ bút ký về người thật việc
thật. Phải có điều kiện tiếp xúc nhiều với người thật. Phải có óc tưởng tượng
và khả năng hư cấu để dựng cảnh, dựng người, tạo không khí… Có người vẽ
chân dung chỉ dựa vào những chi tiết của con người nhà văn trong đời sống.
Có người thì chỉ dựa vào văn của ông ta. Riêng tôi muốn phối hợp cả hai.
Làm sao văn và người soi sáng lẫn cho nhau. Tôi quan niệm cái tôi ngoài đời
và cái tôi trong văn của người nghệ sĩ bao giờ cũng có sự thống nhất - không
phải thống nhất ở bề ngoài, ở bề nổi (bề nổi nhiều khi có vẻ rất khác nhau),

mà ở bề sâu, ở bản chất tâm hồn của ông ta. Tìm ra chỗ thống nhất này cũng
là điều thú vị nhưng rất khó” [43, tr.9]. Đứng trên phương diện thực tiễn sáng
tác, chúng ta nhận thấy dựng thành công chân dung văn học về một tác giả
vốn là một đơn vị đích thực của văn học thành văn, là một phạm trù bền vững
trong phê bình và nghiên cứu văn học. “Đấy vừa là kết quả của việc “đọc”
sáng tác của người ấy, lại vừa là kết quả của việc “đọc” trực tiếp vào cuộc
đời và sự nghiệp, quan niệm và hoạt động của bản thân người ấy. Bản thân
việc dựng một chân dung, về thực chất cũng bao hàm sự lí giải về một nghệ
sĩ, sự đánh giá vị trí và vai trò của con người đó trong một nền văn nghệ”

11


[51]. Như vậy, bản chất của thể loại chân dung văn học, theo tác giả Vương
Trí Nhàn chính là việc đọc và nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp
sáng tác của tác giả đó.
Tác giả Lại Nguyên Ân nhấn mạnh: “Một nét đặc sắc rất cần cho chân
dung văn học chính là chất văn học của nó. Người viết ở đây cần xuất hiện
với tư cách một nhà văn, với cái nhìn, cách cảm thụ và đánh giá cùng sự diễn
đạt…” [4]. Song hành cùng sự thay đổi của lịch sử, xã hội, đời sống văn học
cũng có những chuyển biến mới tích cực. Văn học được chú trọng đổi mới
kéo theo quan niệm sáng tác cũng thay đổi. Văn học thực sự gắn bó, có nhu
cầu phản ánh chân thực về đời sống và con người. Do đó, đây là dịp sáng tác
chân dung văn học đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn chương của độc giả. Mà
nhắc đến lịch sử của thể tài chân dung văn học không thể không nhắc đến
những sáng tác nổi tiếng trong văn học thế giới cũng như trong văn học Việt
Nam. Có thể kể ra nhiều tác phẩm như Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam – thời kì
cổ cận đại của Huệ Chi (1983), Một số gương mặt văn chương và văn
học nghệ thuật Việt Nam (2001) của Phong Lê… và ở trong luận văn này
người viết đặc biệt chú ý đến ngòi bút sắc sảo, giọng văn trong sáng của đại

văn hào M.Gorky qua tập sách Bàn về văn học và K.Paustovsky qua tập
truyện Bông hồng vàng và bình minh mưa.
Có thể thấy, chân dung văn học là một thể loại văn học có lịch sử ra
đời, tồn tại và phát triển tương đối đa dạng, sinh động. Mỗi tác giả, mỗi người
viết, người nghiên cứu, phê bình có thể có cách nhìn nhận và tiếp cận khác
nhau. Song, thiết nghĩ điều đó không quan trọng, vấn đề là cả người viết và
độc giả sẽ tiếp nhận thể loại chân dung văn học dưới góc độ nào và có một sự
kết hợp hài hòa, thống nhất để chân dung văn học trở thành một thể loại đáng
được đọc, nghiên cứu và suy ngẫm nhiều nhất.
1.1.2. Khái niệm thể loại chân dung văn học
Đối với độc giả yêu thích văn chương thì thường có câu hỏi: Nhà văn là
ai? Giữa con người tiểu sử và con người văn chương của ông ta có mối liên hệ

12


gì? Giữa đời sống cá nhân của ông ta với lịch sử nói chung và lịch sử văn
chương nói riêng có những liên đới và quan hệ như thế nào?... Đó là những
câu hỏi quan trọng, thú vị. Và chân dung văn học là một thể tài hướng mối
quan tâm của mình đến những câu hỏi như thế. Theo đó, chân dung văn học là
những sáng tác lấy chân dung văn sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực
văn chương nghệ thuật, làm đối tượng để khắc họa, miêu tả. Tuy nhiên, như ở
trên chúng tôi đã trình bày, chân dung văn học cho đến nay vẫn đang còn là
một thể loại khá mới mẻ vì những lý do chủ quan và khách quan nhất định.
Dựa trên phương diện nghiên cứu thì mỗi người viết chân dung văn học lại có
một quan điểm khác nhau. Có người cho rằng chân dung văn học thuộc thể
loại phê bình văn học, có người lại cho chân dung văn học thuộc thể ký văn
học. Ngoài ra còn rất nhiều những quan niệm khác về thể chân dung văn học.
Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài khái niệm cơ bản về thể
chân dung văn học.

Nếu coi thể chân dung văn học thuộc thể loại bút kí chân dung thì theo
ý kiến nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: “Văn chân dung rất gần với văn
sáng tác. Nó là một thứ bút kí về người thật việc thật”. Trong bài viết “Từ
chân dung văn học đến ký chân dung” đăng trên tạp chí văn học số 3 năm
1996, tác giả Đức Dũng cũng khẳng định: “Chân dung văn học thuộc thể ký
văn học. Trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn Thể chân dung văn học trong văn
học Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến nay, tác giả Nguyễn Quốc Luân
cũng khẳng định: chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại ký văn
học, như là đặc trưng đầu tiên của thể văn này. Từ điển thuật ngữ văn học
cũng viết: “Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí.
Nó không thiên về cốt truyện...” [20]. Như vậy, qua các ý kiến trên chúng ta
có thể khẳng định: Trước hết chân dung văn học là những sáng tác thuộc loại
hình ký văn học. Trong tương quan với ký chân dung, có thể thấy “Ký chân
dung” không chỉ là một tiểu loại của loại hình ký văn học mà nó còn là một

13


thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực báo chí, thuộc nhóm ký sự báo chí bởi
tính chất người thật việc thật. Và, nếu như đối tượng miêu tả của chân dung
văn học là văn nghệ sĩ thì đối tượng của ký chân dung trên báo chí là những
con người có thật, tiêu biểu. Do đó, chân dung văn học có những mục đích và
nhiệm vụ riêng biệt của nó. Mục đích quan trọng đầu tiên của chân dung văn
học là: “…miêu tả diện mạo cụ thể của một con người có thật, sao cho truyền
được thần thái sống động của người đó; phát hiện đặc điểm riêng, cá nhân,
độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó…
dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người; thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc
các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.” [23, tr.54]. Như thế, việc miêu tả con
người trong chân dung văn học không phải chỉ là diện mạo cụ thể, bên ngoài
mà quan trọng hơn là “bộ mặt tinh thần” của người đó. Muốn làm tốt công

việc này thì người viết chân dung không những phải hiểu được con người,
tính cách của nghệ sĩ mà còn phải “thuộc” kĩ tác phẩm của người đó nữa. Từ
đó, người viết chân dung sẽ tạo nên ấn tượng sâu đậm về một con người mà
độc giả có thể chưa hiểu rõ hoặc mới biết, mà đặc biệt là như giáo sư Nguyễn
Huệ Chi đã từng nói: “… để nhìn thấy họ như chính họ đã hiện diện chứ
không như chúng ta tưởng tượng về họ, đó là cái nút của vấn đề.” [39, tr.12].
Không chỉ tái tạo, khắc họa chân dung mà chân dung văn học còn có nhiệm
vụ đánh giá, cắt nghĩa, lý giải tài năng của đối tượng. Đây cũng là một thử
thách đối với người viết chân dung văn học để giúp người đọc có có thể hiểu
và mang một cái nhìn khách quan về những chân dung đó. Ta có thể thấy khả
năng này ở những chân dung về L.Tolstoy của M.Gorky, về chân dung và giá
trị của nghề viết văn trong sáng tác của K.Paustovsky, về Balzac, Dickens của
Zweig… được đánh giá là mẫu mực của thể tài chân dung văn học về nội
dung và nghệ thuật.
Nếu coi chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học.
Trong công trình nghiên cứu của học giả V.S.Barakhov, chân dung văn học

14


còn được gọi bởi thuật ngữ khác là Chân dung sáng tạo (hay Phê bình chân
dung). Còn trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn
Quốc Luân, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn đều đề cập đến tính chất
phê bình văn học của chân dung văn học. Trong những tác phẩm như Nhà văn
Việt Nam hiện đại- chân dung và phong cách hay Những bài giảng về tác gia
văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Đăng Mạnh đều khẳng định: ngoài đặc
trưng thuộc thể ký người thật việc thật, chân dung văn học còn là một dạng
của phê bình văn học. Theo ông, cái đích cao nhất của chân dung văn học vẫn
là nhằm vào người cầm bút, vì vậy người viết chân dung phải tìm ra được sự
thống nhất (ở bề sâu, ở bản chất tâm hồn chứ không phải ở bề ngoài) giữa văn

và người của mỗi cây bút, để từ người mà “rọi sáng” cho văn. Đây cũng chính
là một biểu hiện của tính chất phê bình trong chân dung văn học. Trong phần
Lời dẫn của cuốn Chân dung văn học, tác giả Vương Trí Nhàn cũng viết:
“Chân dung văn học là một thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và
phê bình văn học.” [51, tr.5]. Tác giả Nguyễn Quốc Luân trong luận án của
mình cũng khẳng định: “chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình
văn học” [40].
Qua đó, sức hấp dẫn của các chân dung văn học được tạo nên bởi
những hình ảnh sống động về nhà văn mà thể văn này khắc họa, và cũng qua
chân dung văn học người đọc còn có thể thấy được cái “thần” trong văn
nghiệp của những nhà văn đó. Đây chính là nét vượt trội của thể chân dung
văn học mà người yêu văn chương kì vọng ở nó so với những thể loại khác.
So với thể tài phê bình tác giả hay nghiên cứu về tác giả thì chân dung văn
học có cách viết phóng túng hơn. Nếu viết về các tác giả cùng thời hoặc
không quá xa về niên đại, người viết chân dung có thể cần tôn trọng sự thật
nhiều hơn, không thể tùy tiện sáng tạo hay hư cấu, bịa chuyện như thật để
dựng chân dung một con người nào đó. Tuy nhiên, nếu viết về những tác giả
sống cách xa nhiều thế kỷ và không còn lưu giữ nhiều thông tin tiểu sử ngoài

15


tác phẩm thì việc dựng chân dung có thể được phát huy quyền hư cấu trong
một chừng mực nhất định sao cho phù hợp với cái nhìn và cách hình dung của
người viết về nhân vật ấy. Nhưng, không phải bất kì việc dựng, phác họa lại
chân dung một người cũng được dễ dàng chấp nhận.
Chân dung văn học phải chen chân với loại công trình nghiên cứu và
phê bình vì nó cũng nhằm vào tác giả. Nhưng, chân dung văn học sẽ miêu tả
tác giả không chỉ thông qua tác phẩm mà phần nhiều còn trực tiếp thông qua
các chi tiết thuộc tiểu sử và con người thật tác giả trong ứng xử, nói năng, tiếp

xúc cụ thể để vẽ ra tác giả ấy như một con người sống theo cách miêu tả một
nhân vật văn học, dù nhân vật ấy viết văn – làm thơ – vẽ tranh – soạn kịch…
Mặt khác, chân dung văn học tuy được xây dựng trên cuộc đời thực của đối
tượng nhưng không hoàn toàn trùng khít với con người tiểu sử bởi xu hướng
tiểu thuyết hóa trong quá trình viết có thể pha trộn với suy tưởng, kể chuyện,
bình luận… Do đó, chân dung văn học đứng giữa tiểu thuyết – phê bình văn
học – tiểu sử, là thể loại không có ranh giới rõ rệt. Nó là những sáng tác dựng
lên chân dung con người, gắn với một sự kiện, một thời kì văn học và những
đối tượng ấy thực sự trở thành một nhân vật văn học.
Việc xác định một cách chính xác khái niệm thể tài chân dung văn học
là một việc khó bởi cần phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề này. Tuy nhiên, khi đi vào khai thác thể loại chân dung văn học
trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky: những đặc điểm loại hình,
chúng ta có thể tạm hiểu chân dung văn học là những bài viết thể hiện quan
niệm của tác giả về nhân cách của đối tượng (thường là văn nghệ sĩ) thông
qua cuộc sống đời thường, tiểu sử, ngoại hình, cách đối nhân xử thế, sự
nghiệp văn học… để dựng lại diện mạo tinh thần của những con người này.
1.1.3. Đặc trưng thể loại chân dung văn học
Chân dung văn học là một thể tài mới không chỉ đối với văn chương
Việt Nam mà còn với cả nền văn chương thế giới nói chung. Như đã trình bày

16


ở trên trong phần Lịch sử thể loại chân dung văn học và Khái niệm thể loại
chân dung văn học. Chân dung văn học là thể loại giao thoa với phê bình tiểu
sử, kí chân dung…. và nhiều thể loại khác nữa. Do đó để xác định được đặc
trưng của thể loại chân dung văn học chúng ta cần dựa vào khái niệm cũng
như nguồn gốc của thể loại. Mặt khác, nội dung đề tài của luận văn là Thể
loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky: những

đặc điểm loại hình. Cho nên khi nghiên cứu về đặc trưng thể loại của chân
dung văn học, người viết cũng đã dựa trên khái niệm và nguồi gốc của thể
loại để đưa ra những đặc trưng cơ bản của thể loại chân dung văn học về
phương diện đặc điểm loại hình.
Trước hết theo ý kiến của nhà nghiên cứu phê bình văn học Đỗ Lai
Thúy, chân dung văn học có gốc gác từ phê bình tiểu sử. Ông cho rằng: Phê
bình tiểu sử là một trường phái phê bình trước hết xuất phát từ tiểu sử nhà văn,
xem tiểu sử là căn cứ quan trọng để phát hiện, giải mã tác phẩm, tìm kiếm những
gì còn ẩn náu phía sau các sáng tác của nhà văn. Phê bình tiểu sử được viết một
cách văn chương thì có thể trở thành chân dung văn học. Như vậy nhìn từ nguồn
gốc, chân dung văn học trước hết phải là một kiểu, một dạng sinh động của phê
bình văn học, là nhằm phát hiện ra “mối quan hệ giữa văn và người” (cách
nói của Nguyễn Đăng Mạnh), là đi tìm “những cuộc làm người của họ trong văn
chương” (cách nói của Vương Trí Nhàn). Do vậy, nhìn từ cội nguồn, tiểu
sử nhà văn là xuất phát điểm, phê bình nhà văn (nhận định, đánh giá) là
đích hướng đến của chân dung văn học.
Chân dung văn học là những sáng tác thuộc thể ký văn học, đồng thời
cũng là một dạng phê bình văn học đặc biệt. Đối tượng được miêu tả, khắc
họa trong thể văn này là chân dung của các văn nghệ sĩ, vì vậy mà quan niệm
về nhà văn là yếu tố chi phối rất lớn đến sự phát triển của nó. Trong luận án
Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn với đề tài Thể chân dung văn học trong văn học
Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến nay, tác giả Nguyễn Quốc Luân đã

17


khẳng định: chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại ký văn học,
như là đặc trưng đầu tiên của thể văn này. Từ điển thuật ngữ văn học cũng
viết: “Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó
không thiên về cốt truyện...”. Tác giả Đức Dũng trong bài viết có tiêu đề “Từ

chân dung văn học đến ký chân dung” trên Tạp chí Văn học, số 3, năm 1996
cũng khẳng định: chân dung văn học thuộc thể ký văn học. Trong một công
trình khác của mình ông cũng viết: “Trong các thể ký văn học, chân dung văn
học được khu biệt ở khả năng tái tạo những chân dung điển hình…” [14,
tr.192].
Nếu coi chân dung văn học là một thể loại ký chân dung, trước hết
chúng ta cần đặt chân dung văn học trong hệ thống thể loại lớn hơn, bao quát
hơn, đó là loại hình ký văn học. Bày tỏ ý kiến của mình về chân dung văn học
nhìn từ những đặc trưng của thể ký văn học, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh viết: “Văn chân dung rất gần với văn sáng tác. Nó là một thứ bút ký về
người thật việc thật.” [44, tr.9] và: “Về đặc trưng thể loại, chân dung văn học
thuộc thể ký người thật việc thật. Người thật ở đây là một văn tài.” [56, tr.6].
Trong cuốn Ký văn học và ký báo chí, tác giả Đức Dũng viết “Trong các thể
ký văn học, chân dung văn học được khu biệt ở khả năng tái tạo những chân
dung điển hình. Về hình thức kết cấu, tác phẩm chân dung văn học có thể có
nhiều kiểu kết hợp khác nhau : có tác phẩm giống như tiểu sử, có tác phẩm là
những ghi chép sau những lần gặp gỡ nhân vật và có tác phẩm là ấn tượng
tổng quát về một cuộc đời, một con người… Chính lối kết cấu linh hoạt, đa
dạng như vậy đã khiến cho tác phẩm chân dung văn học nhiều khi bị lẫn với
các thể loại khác như hồi ký, nhật ký, tự truyện, phê bình văn học…Những
con người và những sự việc mà chân dung văn học đề cập tới thường diễn ra
trong quá khứ. Đó là lý do khiến cho chân dung văn học (cũng như hồi ký,
truyện ký…) không phản ánh được nhiều những điều đang xảy ra, mới xảy ra
như bút ký, ký sự, phóng sự văn học …” [14, tr.192].

18


×