Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

CHỬA TRỨNG các yếu tố NGUY cơ và TIÊN LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.83 KB, 24 trang )

CHỬA TRỨNG- CÁC YẾU TỐ
NGUY CƠ VÀ TIÊN LƯỢNG

Nhóm 3 lớp Y6A


I.Định nghĩa:
• -Chửa trứng hay bệnh gai nhau nước là bệnh do
sự phát triển bất thường của các gai nhau.
• - Nguyên bào nuôi hay dưỡng bào phát triển quá
nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai nhau cùng
với các mạch máu không phát triển theo kịp, các
gai nhau không còn tổ chức liên kết và không còn
mạch máu, trở thành các bọc nước có đường kính
từ vài mm đến vài cm


II.Phân loại :
• 2.1.Chửa trứng toàn phần
• 2.2.Chửa trứng không toàn phần
• 2.3.Chửa trứng tái phát


III.Dịch tể học:
• Trên thế giới tỉ lệ chửa trứng rất khác biệt, tỉ lệ này
khá cao ở các nước Đông Nam Á
• Mỹ: 1/1500
• Nhật:1/522
• Pháp:1/2000
• Philippin:7/1000
• Malaysia:2,8/1000


• Việt Nam:theo số liệu của bệnh viện phụ sản Từ
Dũ:1/100


IV.Nguyên nhân
• Nguyên nhân của thai trứng chưa được
xác định rõ ràng. Những yếu tố thuận lợi cho sự
phát triển của thai trứng là:


1.Yếu tố tuổi :là một yếu tố nguy cơ
quan trọng
• Nguy cơ này tăng cao ở những phụ nữ mang
thai lớn tuổi(>40 tuổi) lẫn những phụ nữ mang
thai trẻ tuổi(<20 tuổi)

So với phụ nữ trong lứa tuổi 20-35 thì
nguy cơ chửa trứng :

+ >40 tuổi gấp 24 lần

+<20 tuổi gấp 20 lần.

+Nguy cơ biến chứng ác tính sau nạo
chửa trứng cũng tăng cao
• *Trứng chưa trưởng thành hoặc quá già
nguy cơ chửa trứng


• 2.Di truyền:đa số ý kiến trong các tài liệu nước

ngoài đều cho rằng tế bào nuôi trong thai trứng
có bộ NST là 4n còn ung thư nguyên bào nuôi
có bộ NST 2n kèm với một vài bất thường của
NST(gãy,thừa, thiếu...)


3.Miễn dịch học
• Ahwood Pard và Douglas đã tìm thấy trong 40%
trường hợp thai trứng có tế bào nuôi chui vào
mạch máu và hiện tượng này thường xảy ra ở
thai trên 18 tuần.
• Nhờ sức đề kháng miễn dịch của cơ thể người
mẹ mà các tế bào này không phát triển được.
• Khi sức đề kháng giảm các gai nhau và tế bào
nuôi phát triển mạnh mẽ thì thai trứng sẽ xuất
hiện.


• 4.Dân tộc
• 5.Thiếu dinh dưỡng chủ yếu là protein
• 6.Đẻ nhiều


• V.Triệu chứng lâm sàng và
chẩn đoán:


1.Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng
Rong huyết

Tử cung to hơn tuổi thai
Nghén nhiều
Hội chứng tiền sản giật
Có những mảnh nguyên bào nuôi
trong mạch máu
Triệu chứng cường giáp

Kistner
95%
54%
28%
22%
12%
10%


2.Cận lâm sàng:





2.1.Siêu âm:
-Không thấy hình dạng phôi thai
-Hình ảnh bảo tuyết/ruột bánh mì
2.2.bêta HCG tăng cao >100.000 mUI/ml


3.Chẩn đoán







3.1.Chẩn đoán xác định:
-Ra huyết
-Tử cung to hơn tuổi thai
-Lượng bêta HCG cao
-Siêu âm có hình ảnh bảo tuyết


3.2.Chẩn đoán phân biệt:
• * Triệu chứng ra máu âm đạo cần phân biệt với:

+Doạ sẩy thai thường

+Thai ngoài tử cung

+Thai chết lưu
• *Triệu chứng tử cung lớn cần phân biệt với:

+U xơ tử cung to xuất huyết

+Thai to

+Đa thai


V.Xử trí:

• Cần xử trí sớm.Dựa vào:

Số lượng con

Tuổi của sản phụ

Tính chất lành tính hay ác tính

Nếu còn trẻ, chưa có con, lành tính
Nạo+ kháng sinh

Nếu nhiều con, tuổi lớn, ác tính
Cắt tử cung hoàn toàn.





VI.Tiến triển
• Chửa trứng nếu không đựơc chẩn đoán và điều
trị kịp thời thường sẩy tự nhiên vào tuần lể thứ
16 đến 18, thường sẩy làm nhiều đợt, sẩy không
trọn và khi sẩy thường chảy máu rất nhiều.
• Nhiễm khuẩn nội mạc tử cung gây xuất huyết
• Thai trứng phát triển xâm lấn xuyên thủng tử
cung gây xuất huyết nội
• Trở thành ung thư nguyên bào nuôi di căn phổi,
não



• Bảng phân loại chửa trứng có
nguy cơ biến thành ung thư
nguyên bào nuôi dựa trên bảng
điểm của tổ chức y tế thế giới
1983.


Điểm
0

1

2

loại

Bán phần

Toàn phần

Tái phát

Kích thước của tử
cung so với tuổi thai

=<1

>1

>2


>3

hCG(UI/L)

<50.000

50.000-100.000

>100.000

>1*106

Đường kính nang
hoàng tuyến(cm)

<6

>6

>10

Tuổi (năm)

<20

>40

>50


Yếu tố kết hợp

Không có

>1 yếu tố

4


ĐÁNH GIÁ:
• Nếu số điểm <4 : nguy cơ thấp
• Nếu số điểm >4 : nguy cơ cao


• Tiến triển tốt sau nạo của thai trứng khoảng
80%-90%.
• Hết ra máu âm đạo, tử cung thu hồi nhanh trong
vòng 5-6 ngày.
• Nang hoàng tuyến nếu có sẻ thu nhỏ rồi biến
mất.
• Nồng độ bHCG giảm nhanh trong vài ngày


VII.Theo dõi
• Dù được hút nạo hay cắt tử cung bệnh nhân vẫn
phải được theo dõi ít nhất 12-18 tháng

Trong 3 tháng đầu nên khám lại mỗi tháng 1
lần


Trong 6 tháng tiếp nên khám lại 2 tháng 1
lần.

Trong những năm tiếp 3 tháng 1 lần.
• Trong thời gian này không nên có thai vì có thể
nhầm lẫn giữa thai thường và ung thư nguyên
bào nuôi vì bHCG đều tăng


VIII.Vấn đề có thai lại sau nạo thai
trứng :
• Cần theo dõi sát đề phòng các biến chứng sau
nạo.

Nếu bệnh nhân có thai lại trong thời gian
theo dõi cần khuyên bệnh nhân cho thai ra,lấy tổ
chức rau thai ra làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Nếu bệnh nhân có thai vào thời điểm cho
phép cần theo dõi sát
• *Khuyên bệnh nhân nên có thai lại sau 2 năm kể
từ khi nạo thai trứng


Tài liệu tham khảo:
• Bệnh học sản phụ khoa -Đại Học Y Dược Huế
• Bệnh học sản phụ khoa -Đại Học Y Hà Nội
• Bệnh học sản phụ khoa -Đại Hoc Y Dược
TPHCM
• Phan Hiếu -Cấp cứu sản phụ khoa- NXBYH

• Trần Thị Phương Mai-Bệnh học ung thư phụ
khoa-NXBYH
• Miller/Callander- Sản khoa và hình minh hoạNXBYH


• Xin chân thành cảm ơn!



×