Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ LẦN BA VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.05 KB, 12 trang )

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ LẦN BA VỀ
HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
(TIẾP THEO)
PHẦN LÍ THUYẾT:

Câu 1: So sánh đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng dân sự.
Trả lời:
Giống nhau:
• Đều là một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng khi có
những điều kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
• Bên đơn phương chấm dứt hay huỷ bỏ không phải bồi thường nếu bên kia vi
phạm nghĩa vụ mà đó là đều kiện chấm dứt/huỷ bỏ do các bên thoả thuận
hoặc do pháp luật quy định. Bên chấm dứt/huỷ bỏ phải có nghĩa vụ báo cho
bên kia, nếu không báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
• Ai có lỗi dẫn đến hợp đồng bị chấm dứt/huỷ bỏ thì người đó phải có trách
nhiệm bồi thường.
Khác nhau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Huỷ bỏ hợp đồng
• Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng • Trong hoạt động thương mại dự liệu
phải dựa vào căn cứ do các bên thoả
trường hợp cho phép một bên được
thuận hoặc pháp luật có quy định,
đình chỉ hợp đồng nếu bên kia “vi
nếu các bên không có thoả thuận
phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng.
hoặc pháp luật không có quy định thì
các bên không được đơn phương
tuyên bố chấm dứt hợp đồng.
• Hợp đồng có giá trị từ thời điểm
• Hợp đồng không có giá trị thi hành,


đình chỉ trở về trước.
tức là coi như chưa có hợp đồng.
• Những gì đã thực hiện vẫn có hiệu
• Hợp đồng không có hiệu lưc từ thời
lưc, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm
điểm giao kết, các bên hoàn trả cho
bên kia nhận được tuyên bố đơn
nhau những gì đã nhận.
phương chấm dứt. Bên nào chưa
thực hiện nghĩa vụ trước bên kia thì
phải thưc hiện hoàn tất nghĩa vụ
Câu 2: So sánh hợp đồng vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ.


Trả lời:
Giống nhau:
Đều là các hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bên làm xảy ra thiệt
hại nghiêm trọng phải bồi thường cho bên kia. Khi sự việc xảy ra hai bên hoàn trả
nhau những gì đã nhận.
Khác nhau:
Hợp đồng vô hiệu.
Hợp đồng bị hủy bỏ.
Hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng vi Hợp đồng dân sự bị hủy bỏ là một trong
phạm một trong các điều kiện có hiệu
các bên trong hợp đồng vi phạm các
lực của hợp đồng.
điều khoản có trong hợp đồng hoặc/và
do một bên đề nghị hủy bỏ hợp đồng.
Hợp đồng dân sự vô hiệu không có các Hợp đồng dân sự bị đình chỉ có các thỏa
khoản quy định bồi thường thiệt hại của thuận giữa các bên về điều khoản phải

hai bên hoặc không có quy định riêng cụ thi hành khi việc đình chỉ xảy ra, đây là
thể cho các trường hợp xảy ra thể hiện thỏa thuận tình nguyện giữa các bên khi
trên hợp đồng của hai bên.
ký kết hợp đồng.

PHẦN TÌNH HUỐNG
Tình huống thứ nhất
Theo một vụ việc: Tháng 12/2007, anh A à chị B có tổ chức lễ đính hôn.
Trong lễ đính hôn, cha mẹ anh A là ông M và bà N đứa cho anh A trao cho chị
B một số sính lễ bằng trang sức bao gồm: 01 đôi bong tai, 01 sợi dây chuyền,
01 lắc đeo tay và 02 chiếc nhẫn (tất cả đều bằng vàng SJC).
Chị B đã nhận tất cả lễ vật và cả hai đã thỏa thuận được ngày sẽ tổ chức lễ
cưới. tuy nhiên, sau lễ đính hôn giưa anh A và chị B đã xảy ra mâu thuẫn
không thể hàn gắn được, nên chị B và gia đình đã mời ông M và bà N, anh A
đến để tuyên bố hủy bỏ hôn ước. Phía ông M và bà N cho rằng, số vàng mà
ông bà đã đưa cho anh A trao cho chị B là của ông bà, chứ không phải của
anh A, nay xảy ra mâu thuẫn, không phải do lỗi của ông bà, nên yêu cầu chị B
phải trả lại toàn bộ sính lễ đã nhận.
Phía chị B cho rằng: anh A do anh A đã nhiều lần chửi bới xúc phạm đến
danh dự, nhân phẩm của chị nên chị đã chủ động hủy hôn ước. Số vàng mà
ông M và bà N đã trao cho chị trước sự chứng kiến của hai bên họ hàng gia
đình đã là tài sản riêng của chị, nên chị không đồng ý trả lại số vàng. Hai bên
xảy ra tranh chấp nên ông M đã quyết định khởi kiện ra Tòa án. Theo đó:
Tòa án nhân dân huyện G đã tuyên, buộc chị B phải trả lại số vàng đã
nhận vì cho rằng: “Việc nhà trai trao vàng là để hỏi cưới cô dâu, bên gái nhận
vàng là thể hiện sự đồng ý. Đây là việc tặng cho có điều kiện. Vàng là của ông


M và bà N, ông bà không có lỗi với chị B. Anh A không phù hợp với chị B thì
chị B có thể hủy hôn ước, nhưng vàng thì phải trả lại cho ông M và bà N”.

Dựa vào kiến thức đã học và BLDS 2005:
a. Anh (chị) có nhận xét gì về hướng giải quyết của Tòa án?
Theo em cách giải quyết của tòa án là chưa hợp lí, vì pháp luật hiện tại chưa có qui
định cụ thể về vấn đề lễ vật đám cưới nếu như hủy hôn thì giải quyết như thế
nào.Theo khoản 2 điều 470 về tặng cho có điều kiện"Trong trường hợp phải thực
hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng
cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại".Tuy nhiên trong
trường hợp này thì hợp đồng tặng cho không có điều kiện.Vì theo khoản 2 điều
125 BLDS 2005 thì giao dịch có điều kiện" Trong trường hợp các bên có thỏa
thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy
ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ".Nhưng trong trường hợp này thì khi
ông bà M,N tặng lễ vật cho B thì không hề nói rõ điều kiện tặng cho,và cũng
không nói rõ nghĩa vụ mà B phải thực hiện. Theo phân tích trên thì ta thấy hướng
giải quyết trên của tòa án là chưa hợp lí.
b. Cho biết quan điểm cá nhân của anh (chị) đối với hướng giải quyết vụ
việc nêu trên?
Thực tế pháp luật hiện hành không qui định vấn đề giải quyết lễ vật đám cưới nếu
như hủy hôn.Hội đồng khoa học pháp lí họp thảo luận cho ý kiến tư vấn một số
định hướng cơ bản của việc xây dưng luật Hôn nhân gia đình (sửa đổi): Luật Hôn
nhân gia đình hiện tại có qui định tôn trọng và phát huy phong tục tập quán thể
hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc của luât.Luật
hôn nhân gia đình sửa đổi dự kiến sẽ qui định cụ thể về việc áp dụng phong tục tập
quán trong giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình theo nguyên tắc:Trong
trường hợp pháp luật không qui định và các bên không thỏa thuận thì có thể áp
dụng phong tục tập quán về hôn nhân gia đình.
Trong trường họp này thiết nghĩ cũng nên áp dụng tinh thần tôn trọng phong tục
tập quán hôn nhân gia đình của địa phương hoặc của dân tộc để giải quyết vì khi
trao lễ vật các bên không hề có thỏa thuận và pháp luật cũng không qui định.Việc
tòa án có tuyên B có phải trả lại lễ vật đám cưới cho ông bà M,N hay không còn
phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương nơi M,N,B cư trú.

Tình huống thứ hai
A chuyên sản xuất và cung cấp các nước uống bao gồm nước khoáng đóng
chai và nước tinh khiết. X vốn là “khách hàng thân thiết” của A. Theo một
hợp đồng đã được giao kết từ ngày 02.01.2011 đến ngày 02.01.2012 mỗi tháng
A sẽ cung cấp 500 thùng nước khoáng cho X (giá 30.000 đồng/thùng). Ngày
03.01.2012, A đã điện thoại cho X đề nghị tiếp tục giao kết hợp đồng bán nước
uống cho X. X đã đồng ý và hai bên không có thỏa thuận gì thêm.
Ngày 04.01.2012, A chở 500 thùng nước khoáng đến giao cho X, X từ chối


không nhận hàng với lí do lần này X cần mua nước tinh khiết chứ không phải
nước khoáng. A không đồng ý và yêu cầu X phải nhận hàng và trả tiền hàng
theo đúng thỏa thuận. Hai bên xảy ra tranh chấp. Anh (chị) hãy cho biết
tranh chấp này sẽ được giải quyết như thế nào? Giải thích và nêu cơ sở pháp
lý.
Trả lời:
Trước hết cần xác định hợp đồng mà A và X giao kết ngày 03.01.2012 là một hợp
đồng mới, độc lập với hợp đồng được giao kết trước đó. Vì theo khoản 1 điều 424
BLDS 2005 về chấm dứt hợp đồng dân sự thì hợp đồng này đã được hoàn thành.
Nhưng do khi A tiếp tục đề nghị giao kết hợp đồng với X thì hai bên không có thỏa
thuận gì thêm về hợp đồng mới này. Điều này rất quan trọng bởi vì khi hai bên tuy
tiếp tục giao kết hợp đồng nhưng lại không có thỏa thuận gì sẽ khiến hai bên ngầm
hiểu là nội dung của hợp đồng mới giống với hợp đồng đã được giao kết ngày
02.01.2012 nghĩa là bên A mỗi tháng sẽ cung cấp 500 thùng nước khoáng cho X
với giá 30.000 đồng/thùng. Do đó khi có tranh chấp về chủng loại hàng giao không
đúng thì đây được xét về lỗi của X vì X nếu muốn thay đổi nội dung hợp đồng thì
phải thông báo cho A nếu A đồng ý thì mới giao kết hợp đồng nhưng X lại không
thông báo cho A khiến cho A hiểu nhầm rằng mình vẫn phải cung cấp cho X nước
khoáng chứ không phải nước tinh khiết. Vì vậy áp dụng điều 417 BLDS 2005 về
nghĩa vụ không thể thực hiện do lỗi của bên có quyền: “Trong hợp đồng song vụ,

khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có
quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp
đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Tức là A có quyền yêu cầu X phải nhận
hàng và trả tiền hàng theo đúng thỏa thuận. Trong trường hợp X không chấp nhận
thì có thể hủy bỏ hợp đồng và X phải bồi thường thiệt hại cho A.
Tình huống thứ ba
Ông M bán cho ông N một lô hàng gồm 600m vải. Hai bên thỏa thuận
trong hợp đồng là sẽ giao hàng trong 3 đợt ( mỗi đợt 200 m) và thanh toán
theo từng đợt. Đợt 1 ông M giao đúng hạn và ông n đã thanh toán tiền đầy đủ.
Sang đợt 2, ông M cũng giao hàng đúng hạn nhưng ông N không thanh toán
tiền như đã thỏa thuận. Đến đợt 3, ông N yêu cầu ông M giao hết số hang còn
lại cho mình và sẽ thanh toán đầy đủ số tiền của cả đợt 2 và đợt 3. Tuy nhiên
vì lo ngại ông N không thanh toán tiền như đã hứa, ông M đã không giao
hàng. Do không nhận được số hàng trên, công nhân không có vải để sản xuất,
ông N đã chậm trễ việc thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng và thiệt hại
lớn. Ông N đã kiện ông M vì vi phạm việc thực hiện hợp đồng với mình. Ông
M cũng kiện ngược lại ông N vì đã không thanh toán tiền cho mình đúng thời
hạn nên số hàng không được giao bị tồn đọng và tốn chi phi bảo quản. Hãy
giải quyết tranh chấp trên và giải thích vì sao?
Trả lời:


Xác định hợp đồng của ông A và ông B là hợp đồng song vụ. hợp đồng song vụ mỗi bên trong HĐ mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên
kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với
mình. Trong HĐ mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua
lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa
cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán. Nếu bên mua
chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí khác thì bên bán có quyền yêu cầu bên
mua thanh toán tiền lãi trên số tiền chậm trả đó.Theo quy định tại điều 306. Quyền
yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán
thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền
yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên
thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường
hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Chứ bên bán không thể
ngừng cung cấp hàng để bên mua chịu thiệt hại, theo khoản 1 Ðiều 414. Thực hiện
hợp đồng song vụ quy định: “Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận
thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến
hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với
mình, trừ trường hợp quy định tại điều 415và điều 417 của Bộ luật này”. Trong
trường hợp này, ông M không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình là do lỗi của
ông N ( đã không thanh toán trong đợt giao hàng đợt 2), theo Điều Ðiều 417.
Nghĩa vụ không thể thực hiện được do lỗi của bên có quyền.
Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do
lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với
mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. có 2 cách giải quyết,
thứ nhất là yêu cầu ông N tiếp tục thanh toán số tiền như đã thỏa thuận trong đợt
giao hàng thứ 2 và tiếp tục hợp đồng như đã thỏa thuận. Thứ hai, có quyền hủy bỏ
hợp đồng và yêu cầu bồi thường hợp đồng, những thiệt hại mà bên ông N đã gây ra
( cụ thể là chi phí bảo quản), khi hủy hợp đồng phải báo trước cho bên N biết, theo
quy định tại khoản 2 Điều 426 “ Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông
báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy trong trường hợp này xuất
phát từ việc bên N có lỗi trước nhưng cách hành xử khi chấm dứt thực hiện hợp
đồng của ông M lại không đúng quy định của BLDS năm 2005, gây thiệt hại cho
ông N nên ông M phải bồi thường.
Tình huống thứ tư:
Theo một vụ việc: Ông Minh ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Cường
quyền sử dụng một mảnh đất. Hợp đồng được giao kết hợp pháp. Theo thỏa
thuận trong hợp đồng, ông Minh đã giao đất cho ông Cường nhưng ông

Cường không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền cho ông Minh mặc dù
ông Minh đã nhiều lần nhắc nhở. Nay, ông Minh yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp


đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên. Hãy cho biết:
a. Khi nào và với những điều kiện gì thì hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất được coi là đã giao kết hợp pháp? Nêu cơ sở pháp lý?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được coi là đã giao kết hợp pháp
khi:
- Người sử dụng đất đáp ứng những điều kiện được nêu tại Khoản 1 Điều 106
Luật Đất đai 2003:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo việc thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
-

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản,
có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều
689 BLDS 2005.

-

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân thủ
theo các điều khoản được quy định tại Điều 698 BLDS 2005.

b. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, ông Minh có quyền yêu
hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không? Giải thích và nêu cơ
sở pháp lý?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ông Minh hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy

bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên. Vì:
- Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Minh cho ông
Cường (vì hợp đồng được giao kết hợp pháp) có nêu rõ thời hạn thanh toán,
do đó khi ông Cường không thực hiện việc thanh toán tiền cho ông Minh
theo đúng thời hạn trong hợp đồng tức là ông Cường đã vi phạm điều khoản
được nêu trong hợp đồng.
Như vậy, căn cứ vào Khoản 1 Điều 425 và Điều 701 BLDS 2005 thì ông Minh
hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
cho ông Cường.
c) Theo thực tiễn xét xử, ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng
nêu trên hay không? Nêu ngắn gọn hướng xử lí của Tòa án theo thực tiễn (nếu
có) liên quan đến trường hợp này.


Theo thực tiễn xét xử, ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đó.
Hướng xét xử trên thực tiễn của Tòa án được thể hiện ở 2 bản án sau:
Tóm tắt bản án số 59 (Quyết định số 218/GĐT-DS ngày 01/12/2003 của Tòa
dân sự TANDTC):
Vào ngày 07/07/2000, vợ chồng ông Khoát ký hợp đồng bán một phần căn nhà
số411/3 đường Dân Trí cho vợ chồng chị Hằng (là con gái của vợ chồng ông
Khoát) với giá35 lượng vàng SJC. Tuy hợp đồng mua bán hai bên ký kết đã đưa
đến Phòng Công chứngxác nhận và vợ chồng chị Hằng đã nộp lệ phí trước bạ
nhưng vợ chồng chị Hằng chưa thựchiện nghĩa vụ giao tiền.Do là quan hệ giữa cha
mẹ với con nên trong hợp đồng không quy định thời hạn vợ chồng chị Hằng phải
giao tiền mua nhà cho vợ chồng ông Khoát. Theo khoản 1 Điều 449BLDS, nghĩa
vụ bên mua nhà ở phải trả đủ tiền nhà đúng thời hạn, theo phương thức đãthỏa
thuận nếu hợp đồng không quy định thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải
trảvào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà đem bán. Theo Tòa giám đốc
thẩm, vợ chồng chị Hằng đã không chứng minh được rằng kể từ sau khi dọn về ở
tại phần nhà muathì vợ chồng chị Hằng đã giao tiền nhưng vợ chồng ông Khoát

không chịu nhận tiền; dovậy, lỗi hoàn toàn thuộc về vợ chồng chị Hằng và yêu cầu
hủy bỏ hợp đồng mua bán củavợ chồng ông Khoát là có cơ sở. Tòa giám đốc thẩm
kết luận việc Tòa sơ thẩm và phúcthẩm bác yêu cầu của vợ chồng ông Khoát và
buộc vợ chồng ông Khoát tiếp tục thực hiệnhợp đồng là không hợp tình, hợp lý,
không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồngông Khoát. Tòa giám đốc thẩm
quyết định hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại theo hướng hủy hợp đồng mua bán
nhà, nếu vợ chồng ông Khoát đồng ý trả cho chị Hằng khoản tiền phí trước bạ thì
chấp nhận.
Tóm tắt bản án số 60 (Bản án số 451/2006/DSPT ngày 29/09/2006 của TAND
tỉnhVĩnh Long):
Vào năm 2004, ông Điệp và ông Anh, bà Chói ký hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất với giá 130 triệu đồng. Việc chuyển nhượng đã được UBND huyện
chấp nhận.Tuy nhiên, qua xác minh thì bên mua là ông Điệp chưa trả toàn bộ tiền
mua. Theo Tòa án,do ông Điệp không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp
đồng đã cam kết nên ông Anh đề nghị hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất là có căn cứ pháp luật theo khoản 1 Điều 425 BLDS.
Ý nghĩa của hai bản án: Đối với hợp đồng mua bán theo pháp luật dân sự, nếu
bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền hủy bỏ hợp
đồng.
d) Cho biết suy nghĩ của anh (chị) liên quan đến quy định hủy bỏ hợp đồng do
có vi phạm (nên giữ nguyên hay cần sửa đổi, bổ sung? Vì sao?)
Về vấn đề quy định hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm trong Bộ luật dân sự 2005 xin
được chia thành 2 trường hợp:
1. Hủy bỏ hợp đồng sau khi hết thời hạn thực hiện:
Theo Điều 419 và 420 Bộ luật dân sự Việt Nam, “một bên có quyền hủy bỏ hợp
đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện


hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Vậy, theo Bộ luật
dân sự, khi hợp đồng không được thực hiện, bên không được thực hiện có quyền

hủy bỏ hợp đồng nếu điều đó đã được thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong thực tế rất nhiều hợp đồng không có điều khoản cho phép một bên hủy bỏ
khi bên kia có vi phạm.
Khi hợp đồng không được thực hiện, Điều 419 và 420 Bộ luật dân sự, phần chung
về hợp đồng, cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng, song với điều kiện là việc đó
“pháp luật có quy định”. Trong phần chung về hợp đồng, chúng ta không thấy một
điều khoản nào quy định việc hủy bỏ hợp đồng khi không được thực hiện. Chỉ
trong các điều khoản cụ thể về một số hợp đồng thông dụng (tức là phần chuyên
biệt về một số hợp đồng cụ thể) chúng ta mới thấy các quy định này. Ví dụ, theo
Điều 553, khoản 3 về hợp đồng gia công, “trong trường hợp sản phẩm không đảm
bảo chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm, nhưng yêu cầu sửa
chữa mà bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thỏa thuận,
thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Tương tự, theo Điều 722 về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, “khi bên thuê chậm
trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận, thì bên cho thuê có thể gia hạn;
nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ, thì bên cho thuê có
quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, yêu cầu
bên thuê hoàn trả đất”.
Cách điều chỉnh trên của Bộ luật dân sự về vấn đề hủy bỏ hợp đồng do không được
thực hiện biểu lộ một số bất cập.
Thứ nhất, trong phần chuyên biệt về một số hợp đồng thông dụng, Bộ luật dân sự
có quy định những trường hợp được phép hủy bỏ hợp đồng do không được thực
hiện. Song, những quy phạm này không đầy đủ, một số vi phạm có thể dẫn đến
hủy hợp đồng không được quy định. Và, ở đây, chúng ta không thể cho phép hủy
bỏ hợp đồng vì, đối với những vi phạm hợp đồng này, việc hủy bỏ không có quy
định của pháp luật.
Thứ hai, Bộ luật chỉ có những quy định cho phép hủy bỏ đối với những hợp đồng
dân sự thông dụng. Vậy, đối với hợp đồng dân sự không thông dụng, chúng ta cũng
không có quy phạm cụ thể cho phép hủy bỏ hợp đồng khi bị vi phạm, và do đó
chúng ta không thể hủy những hợp đồng này vì, theo Điều 419 và 420 Bộ luật dân

sự nêu trên, một bên chỉ được hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm khi việc đó “pháp
luật có quy định”.
Chúng ta thấy cách điều chỉnh như trên của Bộ luật dân sự tạo ra “lỗ hổng hay
điểm trống pháp lý”: đối với một số trường hợp vi phạm hợp đồng, chúng ta không
có quy định cho phép bên bị vi phạm quyền hủy bỏ hợp đồng. Xin trích một ví dụ
để thấy được sự bất cập này của Bộ luật dân sự.
Ngày 08 tháng12 năm X, bà H. làm giấy sang nhượng nhà và đất số KP Nội Ô thị
trấn GD tỉnh TN cho ông C. với giá là Y. Cùng ngày, bà H. làm giấy ủy quyền giao
nhà và đất trên cho ông C. Căn cứ vào giấy ủy quyền và theo lời khai của bà U. và
bà H. thì bà H. bán nhà và đất nói trên với điều kiện là bà H. ở lại nhà cho đến chết
và ông C. phải chăm sóc bà H. Song, ông C. không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết


vì, 2 năm sau, vợ chồng ông C. đã tự bán lại căn nhà trên cho ông S. và ông S. bán
lại cho vợ chồng ông N. Trước sự vi phạm trên, bà H. yêu cầu được hủy hợp đồng.
Hợp đồng có tranh chấp trên là hợp đồng mua bán nhà và đất với điều kiện là
người bán ở lại nhà đến chết và người mua phải nuôi người bán. Người bán muốn
hủy hợp đồng vì người mua đã không đảm bảo cho người bán ở lại nhà đến chết.
Việc vi phạm trên là nghiêm trọng và chúng ta nên cho phép người bán hủy hợp
đồng. Nhưng, trên cơ sở Điều khoản nào của Bộ luật dân sự chúng ta cho phép hủy
hợp đồng ? Phần điều chỉnh hợp đồng thông dụng không có quy phạm cụ thể nào
quy định rằng, đối với hợp đồng mua bán nhà và đất trên, bên bán có quyền hủy
hợp đồng bán nhà và đất khi người mua không thực hiện nghĩa vụ cho người bán ở
lại nhà đến chết.
Ví dụ trên cho thấy cách điều chỉnh của Bộ luật dân sự về việc hủy bỏ hợp đồng do
không được thực hiện có nhiều bất cập. Nhân dịp sửa đổi, bổ sung Bộ luật, thiết
nghĩ chúng ta nên sửa đổi, bổ sung vấn đề này.
Trong pháp luật nhiều nước trên thế giới, bên cạnh phần điều chỉnh hợp đồng
thông dụng (phần riêng về hợp đồng) cho phép hủy bỏ hợp đồng, phần chung về
hợp đồng còn chứa đựng những Điều khoản quy định một cách bao quát những

trường hợp được hủy bỏ hợp đồng khi không được thực hiện. Cách điều chỉnh này
sẽ cho phép hủy bỏ hợp đồng khi các quy phạm điều chỉnh hợp đồng thông dụng
không đầy đủ hoặc khi hợp đồng bị vi phạm không phải là hợp đồng thông dụng
mà phần riêng có đề cập.
Chúng ta cũng nên theo cách điều chỉnh của một số quốc gia tiến bộ trên thế giới.
Cụ thể là, bên cạnh việc phần riêng về một số hợp đồng thông dụng quy định
những trường hợp một bên có quyền hủy hợp đồng, phần chung về hợp đồng của
Bộ luật dân sự nên ghi nhận một cách bao quát các trường hợp mà hợp đồng
không được thực hiện có thể bị hủy bỏ.
Như chúng ta đã biết, các bên xác lập hợp đồng là để đạt được lợi ích hợp pháp mà
họ mong muốn. Nói một cách khác, hợp đồng được thiết lập không để bị hủy bỏ
thực hiện mà là để mang lại cho các bên lợi ích hợp pháp mong đợi khi giao kết.
Vậy, chúng ta cần hạn chế tối đa việc cho phép hủy bỏ hợp đồng. Song, chúng ta
cũng không nên để cho một bên bị rằng buộc bởi một hợp đồng mà họ không đạt
được lợi ích hợp pháp mong đợi do sự vi phạm của bên kia. Vậy, tùy vào mức độ vi
phạm mà chúng ta cho phép hay không hủy bỏ hợp đồng. Chúng ta chỉ nên cho
phép hủy hợp đồng khi vi phạm là nghiêm trọng. Đối với vi phạm hợp đồng không
nghiêm trọng, chúng ta không nên cho phép hủy bỏ hợp đồng; và ở đây, việc cho
phép bên bị vi phạm đòi bồi thường thiệt hại là đủ.
Đối với Bộ luật dân sự, chúng ta có thể quy định thêm trong Điều 419 và 420 như
sau: Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi
bên kia vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
Đồng thời chúng ta thấy một số quy phạm quy định trong bộ luật dân sự được biểu
hiện hạn chế vì chúng cho phép hủy, đình chỉ hợp đồng một cách quá máy móc.
Xin trích hai ví dụ:
Theo Điều 428 về hợp đồng mua bán tài sản, “trong trường hợp bên bán giao ít


hơn số lượng đã thỏa thuận, thì bên mua có một trong các quyền sau đây: Hủy bỏ
hợp đồng”. Việc cho phép hủy hợp đồng mỗi khi bên bán giao ít hơn số lượng đã

thỏa thuận như Điều 428 là không nên. Ví dụ, theo hợp đồng, A phải giao cho B
1000 chiếc ghế vào ngày 30 tháng 06. Nhưng khi giao hàng A chỉ có 999 chiếc
ghế. Vậy, A đã giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận 01 ghế. Áp dụng Điều 428,
chúng ta sẽ cho phép B hủy hợp đồng trong khi đó việc vi phạm trên không làm
ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích mà bên B mong đợi khi xác lập hợp đồng.
Theo Điều 710, khoản 2 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, bên chuyển
quyền sử dụng đất có quyền “hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu
bên nhận quyền sử dụng đất trả tiền chuyển nhượng không đúng thời hạn hoặc
không đầy đủ”. Việc cho phép hủy hợp đồng mỗi khi bên nhận quyền sử dụng đất
trả tiền chuyển nhượng không đúng thời hạn như Điều 710, khoản 2 cũng là không
nên. Ví dụ, theo hợp đồng, A phải giao cho B 100 triệu ngày 30 tháng 06. Nhưng vì
một lý do nào đó, A chỉ có thể giao cho B khoản tiền trên vào ngày 01 tháng 07.
Nếu quy định như Điều 710, khoản 2 trên, B được quyền hủy hợp đồng trong khi
đó A chỉ trả muộn so với thỏa thuận 01 ngày. Việc làm này là không nên vì thông
thường muộn một hay vài ngày giao tiền không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
lợi ích mà bên B mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng.
Vậy, chúng ta nên rà soát lại các quy phạm trong phần hợp đồng thông dụng của
Bộ luật dân sự liên quan đến hủy hợp đồng. Đối với những quy phạm như Điều
428 về hợp đồng mua bán tài sản hay Điều 710, khoản 2 về hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất đã đề cập ở trên, chúng ta nên viết lại hay bỏ đi. Trong trường
hợp bỏ đi, vấn đề hủy bỏ hợp đồng vì không được thực hiện sẽ do những quy phạm
trong phần chung về hợp đồng điều chỉnh.
2. Hủy bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện
Trong phần liên quan đến hợp đồng, chúng ta không thấy Bộ luật dân sự cho phép
một bên hủy bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện khi thấy rõ bên kia sẽ vi
phạm hợp đồng. Đây là một lạc hậu so với pháp luật một số nước và một số văn
bản quốc tế hiện đại. Ở Anh, vấn đề vi phạm hợp đồng trước khi hết hạn thực hiện
được án lệ điều chỉnh rất sớm và có thể nói là vào ngay nửa đầu thế kỷ thứ 1910. Ở
Pháp, Tòa án cũng cho phép một bên hủy hợp đồng trước khi hết thời hạn thực
hiện khi bên phải thực hiện cho biết sẽ không thực hiện hợp đồng11.

Theo Điều 72, khoản 1 Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, “trước khi đến ngày thực hiện hợp đồng, một bên có
quyền tuyên bố hợp đồng bị hủy bỏ nếu thấy rõ là bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng
hợp đồng”12. Theo Điều 7.3.3 Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, “một bên
có quyền hủy hợp đồng nếu, trước khi đến thời hạn thực hiện, thấy rõ là bên kia sẽ
vi phạm nghiêm trọng hợp đồng”. Tương tự, theo Điều 9:304 Nguyên tắc châu Âu
về hợp đồng, “nếu, ngay trước ngày mà hợp đồng phải thực hiện, thấy rõ là một
bên sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng, bên kia có quyền hủy hợp đồng”.
Trình bày trên cho thấy, về vấn đề hủy hợp đồng trước thời hạn phải thực hiện, Bộ
luật dân sự nước ta biểu hiện một số lạc hậu. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên
bổ sung vấn đề này vào Bộ luật dân sự hay không? Thiết nghĩ là có vì các lý do


sau:
Thật là không có tình và bất công khi không cho phép một bên hủy hợp đồng trong
khi đó biết chắc là bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng. Mặt khác, cho phép một
bên hủy hợp đồng trong trường bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng có lợi
về kinh tế. Ví dụ, khi biết chắc là bên mua sẽ không nhận hàng và không trả tiền,
cho phép người bán hủy hợp đồng sẽ giúp họ sớm tìm được nguồn tiêu thụ mới
hoặc quyết định không tiếp tục sản xuất nữa để tránh bị tồn đọng thừa hàng. Hoặc,
nếu cho phép bên mua hủy hợp đồng khi biết chắc là bên bán sẽ không thực hiện
hợp đồng, chúng ta sẽ giúp người mua sớm đi tìm người bán khác để có được số
lượng hàng cần mua nhằm đáp ứng được nhu cầu của mình.
Vậy, nhân dịp sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, thiết nghĩ chúng ta cũng nên bổ
sung thêm quy định cho phép một bên hủy hợp đồng ngay cả khi chưa hết thời hạn
thực hiện nếu biết chắc rằng bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng. Ví dụ chúng ta
có thể quy định thêm như sau: Trước khi đến ngày mà hợp đồng phải thực hiện,
một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi biết chắc rằng bên kia sẽ vi phạm nghiêm
trọng hợp đồng.
Nói tóm lại, về vấn đề hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm, Bộ luật dân sự nước ta thể

hiện một số bất cập và lạc hậu so với một số pháp luật và văn bản quốc tế hiện
đại. Thiết nghĩ nhân dịp sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, chúng ta cũng nên sửa
đổi, bổ sung và hiện đại hóa văn bản quan trọng này về vấn đề hủy bỏ hợp đồng
do bị vị phạm.
(Tham khảo Tạp chí KHPL số 3/2004 Đỗ Văn Đại)
Tình huống thứ năm
Nghiên cứu bản án số 09/2007/DS-PT ngày 09/02/2007 của TAND Quận
Bình Thạnh TPHCM và cho biết:
a. Theo quy định của pháp luật hiện hành, một bên có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào? Giải thích và nêu cơ sở
pháp lý?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một bên có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một đơn phương tuyên bố việc ngưng thực
hiện hợp đồng, khi có những điều kiện do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định.
Hợp đồng có giá trị từ thời điểm đình chỉ trở về trước. Những gì đã thực hiện vẩn
có hiệu lực, từ thời điểm bên kia nhận được tuyên bố đơn phương chấm dứt/ đình
chỉ thì hợp đồng chấm dứt. Các bên thanh toán cho nhau những gì đã thực hiện và
không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa. Bên nào chưa thực hiện nghĩa vụ trước bên
kia thì phải thực hiện hoàn tất.
Cơ sở pháp lí là khoản 1 điều 426 BLDS 2005: "Một bên có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy


định".
b. Theo phán quyết của Tòa án bên cho thuê được quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng không? Giải thích?
Theo phán quyết của Tòa án bên cho thuê được quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng."Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu được đơn

phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà đối với căn nhà số 09 Nơ Trang Long,
phường 7, quận Bình Thạnh theo hợp đồng công chứng số 016355 được kí kết
ngày 03/6/2003 giữa bà Ngô Thị Bích Hà và Trường Nghiệp Vụ Ngoại NgữThương Mại-Du Lịch-Khôi Việt (do ông Hà Kim Vọng làm Hiệu Trưởng)".
c. Hướng giải quyết của Tòa án có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Giải thích?
Trả lời:
Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa án là không phù hợp.
Phân tích điều 426 BLDS 2005 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,
điều kiên để một bên có quyền dơn phương chấm dứt hợp đồng là “nếu các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Trong trường hợp này, hai bên
không có thỏa thuận cụ thể nếu bên thuê vi phạm hợp đồng như thê thì bên kia
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hơn nữa trường hợp này cũng
không thuộc quy định tại Điều 489 BLDS 2005 về đơn phương chấm dứt hợp
đồng cho thuê nhà ở. Vì vậy, không có quy định nào cho phép bên cho thuê
đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Việc Tòa cho phép bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng như vậy là
không phù hợp về cơ sở pháp lý lẫn về mặt lý luận về ý nghĩa hợp đồng.



×