Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN ĐƯA THỰC TẾ VÀO BÀI GIẢNG MÔN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.41 KB, 27 trang )

1

Tờn Saựng Kieỏn Kinh Nghieọm:

A THC T VO BI GING MễN HểA
I. Lí DO CHN TI :
- Nh chỳng ta bit trong chng trỡnh trung hc c s thỡ b mụn Hoỏ hc
cỏc em ch c tỡm hiu trong thi gian ngn (2 nm), m lng kin thc
tng i nhiu nờn Hoỏ hc l mt trong nhng mụn hc c hc sinh coi
l khú. Vi tõm lớ hc Hoỏ hc khú nờn nhiu hc sinh ngi hc, tuy nhiờn
húa hc l mt mụn hc cú tớnh thc tin rt cao v chng trỡnh húa 8, 9
thỡ vic ng dng ú rt gn gi vi hc sinh thụng qua vic cỏc em cú th
gii thớch, liờn h cỏc hin tng , tỡnh hung trong thc t. Cựng vi c
im tõm lớ hc sinh lp 8,9 rt thớch tỡm tũi, nghiờn cu vỡ vy nu mt
ngi giỏo viờn cú liờn h nhng hin tng , tỡnh hung ngoi i sng vo
bi dy thỡ chc chn s thu hỳt c hc sinh, thỡ khi ú bi dy mi cú cht
lng cao hn.
- Vỡ vy trong quỏ trỡnh ging dy b mụn nhm tng hng thỳ hc tp ca
hc sinh tụi ó i mi phng phỏp dy hc ca mỡnh bng cỏch lng ghộp
hin tng, tỡnh hung thc tin vo bi ging giỳp hc sinh chim lnh kin
thc mt cỏch ch ng, v tụi nhn thy cỏc em hc tp rt tớch cc v say
mờ. ú chớnh l lớ do tụi chn ti A THC T VO BI GING
MễN HểA
II. T CHC THC HIN TI :
1.C s lớ lun :
- Trong nhng nm gn õy B Giỏo Dc v o To ó cú nhng ci cỏch
ln trong ton nghnh giỏo dc núi chung v c bit l trong vic dy v
hc trng ph thụng núi riờng nhm nõng cao cht lng giỏo dc ton
din v c, trớ, th, m. Ni dung giỏo dc, c bit l ni dung, c cu sỏch
giỏo khoa c thay i mt cỏch hp lý va m bo c chun kin thc
ph thụng, c bn, cú h thng va to iu kin phỏt trin nng lc ca


mi hc sinh, nõng cao nng lc t duy, k nng thc hnh, tng tớnh thc
tin. Xõy dng thỏi hc tp ỳng n, phng phỏp hc tp ch ng,
tớch cc, sỏng to; lũng ham hc, ham hiu bit, nng lc t hc, nng lc
vn dng kin thc vo cuc sng.


2

- Với những năm kinh nghiệm từ những lớp học sinh đã đi qua tôi nhận thấy
rằng học sinh dù khả năng tư duy của các em có cao tới bao nhiêu đi nữa thì
vẫn rất ngại những bài học khô khan mang tính lí thuyết mà trái lại các em tỏ
ra hứng thú với những bài giảng có tính thực tế cao, mỗi khi giáo viên đặt ra
những hiện tượng thực tế trong đời sống hàng ngày xung quanh mình các em
tỏ ra tò mò, hiếu kì muốn tìm ngay lời giải đáp và tập trung vào bài học rất
cao.
- Việc liên hệ thực tế vào bài dạy sẽ có rất nhiều ý nghĩa quan trong như:
+ Tạo điều kiện cho các em phát huy hết tính tích cực của mình thông
qua đó phát triển tư duy cho học sinh, từ đó ta có thể giáo dục thế giới quan
cho các em khi đó học sinh sẽ có niềm tin vững chắc vào khoa học.
+ Giúp học sinh sáng tỏ bản chất các hiện tượng từ đó các em sẽ khắc
sâu kiến thức hơn , đồng thời có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao
động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
+ Học sinh nắm được những ảnh hưởng của hoạt động của con người lên
hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc
sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường.
- Điểm mới của đề tài : Giúp học sinh tự tìm kiếm , xây dựng và thể hiện
tình huống thực tiễn liên quan đến nội dung bài học
- Nhưng để làm tốt vấn đề này người giáo viên cũng không được quá lạm
dụng mà đưa tất cả các hiện tượng, tình huống vào bài dạy,chúng ta chỉ chọn
những hiện tượng , tình huống nào gần gũi với học sinh và phù hợp với khả

năng của các em thôi, nếu ta chọn những hiện tượng mà học sinh không có
khả năng giải thích thì không những không phát huy tính tích cực mà còn
làm cho các em nhàm chán.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện đề tài.
- Từ thực trạng cần thiết phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy .Với
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua học tập, trao đổi với đồng nghiệp
và qua quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn đề tài “ Đưa hiện tượng thực tiễn
vào bài giảng Hoá học 9”
- Với việc đưa thực tiễn vào bài dạy giáo viên có thể sử dụng các hình thức
sau:
+ Đưa vào đầu bài giảng (Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay
không nhờ vào người hướng dẫn là giáo viên rất nhiều, trong đó phần đầu
đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt một tình huống thực tiễn hoặc một tình


3

huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ
cuốn hút được sự chú ý của học sinh, kích thích năng lực khám phá lôi kéo
học sinh vào bài giảng )
+ Đưa vào trong từng phần của bài giảng ( Tính chất vật lí, tính chất
hoá học, ứng dụng tích hợp môi trường, điều chế …Học sinh thấy hứng thú
và dễ nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định
hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời
sống hàng ngày.
+ Đưa vào sau khi kết thúc bài giảng (Khi học xong vấn đề gì học sinh
thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi,
chủ động tư duy để tìm hiểu và dể nhớ hơn)
Với đề tài này tôi đưa ra hai biện pháp đưa thực tiễn vào bài dạy là:
BIỆN PHÁP 1: GIÁO VIÊN SỬ DỤNG CÂU HỎI THỰC TIỄN VÀO

BÀI DẠY.
Với biện pháp này giáo viên là người đưa ra câu hỏi hoặc bài tập có liên
quan đến hiện tượng thực tiễn và học sinh sẽ là người tìm câu trả lời cho
hiện tượng đó.
Ưu điểm : Biện pháp này giúp phát triển một số năng lực ở học sinh như:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực tính toán.
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Và để biện pháp này dễ tiến hành tôi có đưa ra những giải pháp thực hiện
sau đây :
a. Việc chuẩn bị bài lên lớp :
- Bước 1: Tìm các hiện tượng thực tế tương ứng với mỗi bài trong
chương trình Hoá học 8,9.
- Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức
của học sinh trung học cơ sở ( Vì cấp độ bộ môn Hoá ở THCS chưa tìm hiểu
sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng.)
- Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
- Bước 4: Soạn giáo án đưa các hiện tượng thực tế đã tích hợp được
vào bài giảng cho phù hợp :
b. Các biện pháp thực hiện :


4

* Phương tiện : bằng lời giải thích, hình ảnh, video…có thể tiến hành dạy
trong hoàn cảnh dùng máy chiếu, không dùng máy chiếu, dùng kênh hình…
* Biện pháp : Trong quá trình thực hiện tôi đã xây dựng một số hệ thống
câu hỏi và đáp án của các tình huống và hiện tượng thực tế liên quan đến
bài học.Sau đây tôi đưa ra một vài minh họa cụ thể cho việc liên hệ các hiện

tượng thực tế vào bài học .
HÓA 8
Ví dụ 1:
BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
- Khi để nước đá ngoài không khí một thời gian thì nước đá sẽ hóa lỏng.
- Khi đun nước thì nước sẽ hóa hơi.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Khi để nước đá ngoài không khí nước đá sẽ gặp nhiệt độ trên O0C thì
nước đá sẽ hóa lỏng.
- Khi đun nước thì nhiệt độ nước sẽ tăng lên 1000C -> nước sẽ sôi và
hóa hơi
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
- Khi để nước đá ngoài không khí một thời gian ta sẽ thấy có hiện tượng gì ?
- Tại sao khi đun nước thì nước sẽ hóa hơi ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
Đưa vào đầu bài giảng
Gv: Khi để nước đá ngoài không khí một thời gian ta sẽ thấy có hiện tượng gì ?
Hs: Nước đá sẽ tan ra.
Gv: Tại sao khi để nước đá ngoài không khí một thời gian thì nước đá sẽ hóa lỏng.
Hs: Khi để nước đá ngoài không khí nước đá sẽ gặp nhiệt độ trên O0C thì
nước đá sẽ hóa lỏng.
Gv: Vậy nếu đun nước một thời gian ta sẽ thấy có hiện tượng gì ?
Hs: Nước sẽ hóa hơi
Gv: Tại sao khi đun thì nước sẽ hóa hơi ?
Hs: Khi đun nước thì nhiệt độ nước sẽ tăng lên 1000C -> nước sẽ sôi và hóa
hơi.
Gv: Vậy qua đây ta thấy chất có khả năng biến đổi hay không ?
Hs: Có



5

Gv: Và tùy vào bản chất từng quá trình biến đổi mà người ta sẽ chia sự biến
đổi chất thành hai hiện tượng là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
Vậy hai hiện tượng này khác nhau điểm nào ? Để tỉm câu trả lời cho vấn đề
nay ta cùng tìm hiểu bài 12: Sự biến đổi chất .
Ví dụ 2:
BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Quá trình làm muối từ nước mặn xảy ra hiện tượng vật lý.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Vì không có chất mới sinh ra .
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
Cho hs quan sát video cách làm muối từ nước mặn.
Nêu cách làm muối ?
Vậy trong quá trình làm muối sẽ xảy ra hiện tương vật lí hay hiện tượng
hóa học ? Vì sao ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
Gv: Yêu cầu Hs quan sát video cách làm
muối từ nước mặn
? Nêu cách làm muối
Hs: Trả lời
Gv: Vậy trong quá trình làm muối sẽ xảy ra
hiện tương vật lí hay hiện tượng hóa học ?
Vì sao ?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.

Ví dụ 3:
BÀI 20: TỈ KHỐI CHẤT KHÍ.
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Khi thả quả bóng chứa khí hidro thi quả bóng sẽ bay lên .
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Vì khí hidro nhẹ hơn không khí nên khi thả ra ngoài không khí nó sẽ
bay lên và mang theo quả bóng bay lên.
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
Cho Hs quan sát video hoặc hình ảnh quả bóng chứa khí hidro bay lên.


6

Hãy giải thích tại sao quả bóng chứa khí hidro lại có khả năng bay lên được ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
Đưa vào phần củng cố :
Gv: Cho Hs quan sát video hoặc hình ảnh quả bóng chứa khí hidro bay lên.

Hãy giải thích tại sao quả bóng chứa khí hidro lại có khả năng bay lên được ?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét
Ví dụ 3:
BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
* Bước 1: Tìm hiện tượng
Khi đậy nắp đèn cồn( đang cháy ) lại thì ngọn lửa sẽ tắt .
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Vì khi cháy cồn sẽ tác dụng với khí oxi trong không khí. Khi ta đậy nắp
lại cồn sẽ không tiếp xúc với oxi nên không xảy ra phản ứng được nữa làm
cho đèn tắt.
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.

Hôm nay bạn Lan và Anh tiến hành thí nghiệm đun một ít đường. Sau
khi tiến hành xong thí nghiệm bạn Lan liền tắt đèn cồn bằng cách dùng nắp
đậy đèn lại. Thấy vậy bạn Anh liền hỏi bạn Lan: Tại sao khi ta đậy nắp đèn
cồn lại thì ngọn lửa sẽ tắt ?
Vậy nếu em là bạn Lan em sẽ trả lời câu hỏi trên như thế nào ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
* Củng cố :
Gv: Đưa ra câu hỏi


7

Hôm nay bạn Lan và Anh tiến hành thí nghiệm đun một ít đường. Sau khi
tiến hành xong thí nghiệm bạn Lan liền tắt đèn cồn bằng cách dùng nắp đậy
đèn lại.Thấy vậy bạn Anh liền hỏi bạn Lan : Tại sao khi ta đậy nắp đèn cồn
lại thì ngọn lửa sẽ tắt ?
Vậy nếu em là bạn Lan em sẽ trả lời câu hỏi trên như thế nào ?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Ví dụ 4:
BÀI 27: ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY.
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí ta phải đặt ngữa bình mà
không được úp bình.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Vì khí oxi nặng hơn không khí nên khi ta đặt úp bình thì toàn bộ
lượng oxi khi vào bình sẽ di chuyển xuống và thoát ra ngoài qua miệng bình.
- Khi ta đặt ngữa bình thì toàn bộ lượng oxi khi vào bình sẽ di chuyển
xuống và bị đáy bình giữ lại và lượng oxi này sẽ đẩy không khí trong bình ra
ngoài từ từ đến khi toàn bộ không khí trong bình bị đẩy ra hết là ta thu được

bình oxi.
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
Cho học sinh quan sát hai hình vẽ về cách lắp dụng cụ để có thể thu oxi
bằng cách đẩy không khí.

Hình A

Hình B

Hãy chọn cách lắp giúp thu được khí oxi ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng


8

** Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
Gv: Cho học sinh quan sát hai hình vẽ về
cách lắp dụng cụ để có thể thu oxi bằng
cách đẩy không khí.

Hình A
Hình B
Gv Hãy chọn cách lắp giúp thu được
khí oxi ?
Hs: Quan sát và chọn cách lắp đúng.
Gv: Yêu cầu học sinh giải thích.
Hs: Vì khí O2 nặng hơn không khí nên
khi đặt úp bình thì khí O 2 sẽ rơi xuống và
thoát ra ngoài.Còn khi ta đặt ngửa bình

thì khi oxi rơi xuống sẽ được đáy bình
giữ lại.
Gv: Khi khí O2 vào trong bình thì không
khí trong bình sẽ như thế nào?
Hs: Không khí sẽ bị đẩy ra
Gv: Vì vậy cách này có tên gọi là đẩy
không khí.

NỘI DUNG
3. Caùch thu khí oxi:

+ Ñaåy khoâng khí.

Ví dụ 5:
BÀI 28 : KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Trên bề mặt hố vôi tôi có một lớp ván
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng


9

Vì vôi tôi Ca(OH)2 có thể tác dụng với oxit axit CO 2 có trong không
khí tạo thành chất rắn CaCO3.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Và phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt nên hình thành một lớp CaCO 3
trên bề mặt đó chính là lớp ván mà ta quan sát được.
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
Cho Hs quan sát cốc nước vôi có lớp ván.


Giải thích tại sao khi để cốc nước vôi ngoài không khí một thời gian sẽ
xuất hiện lớp ván trên bề mặt ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
** Phần bài mới :Giúp xác định trong không khí có chứa CO2
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
I.THÀNH PHẦN KHÔNG
Gv: Cho Hs quan sát cốc nước vôi có lớp KHÍ
ván .
Hãy nêu hiện tượng quan sát được ?
Hs:Trả lời.
Gv: Yêu cầu hs giải thích tại sao khi để cốc
nước vôi ngoài không khí một thời gian sẽ
xuất hiện lớp ván trên bề mặt.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét và bổ xung đầy đủ
Vì vôi tôi Ca(OH)2 có thể tác dụng với


10

oxit axit CO2 có trong không khí tạo thành
chất rắn CaCO3.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Và phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt nên
hình thành một lớp CaCO3 trên bề mặt đó
chính là lớp ván mà ta quan sát được
Gv: Vậy trong không khí sẽ chứa khí gì nữa
Hs: Khí cacbonic.
HÓA 9:

Ví dụ 6:
BÀI 2: MỘT SỐ OXIT BAZƠ QUAN TRỌNG
* Bước 1: Tìm hiện tượng
- Hiện tượng tôi vôi có xuất hiện khói trắng mù mịt.
- Để bảo quản vôi ta lại cho vôi vào các túi kín.
- Vôi được dùng để khử chua đất trồng trọt .
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Hiện tượng tôi vôi có xuất hiện khói trắng mù mịt.
“ Cho vôi sống vào nước, CaO tan dần có phản ứng xảy ra:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng toả rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả
những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt toả ra lớn
nên cần tránh xa hố vôi mới tôi gây nguy hiểm đến tính mạng.”
- Để bảo quản vôi ta lại cho vôi vào các túi kín.
“ Để vôi sống ngoài không khí CaO phản ứng với oxit axit CO 2 trong
không khí tạo thành muối CaCO3 làm mất đi tính chất vôi : ”
CaO + CO2 → CaCO3
- Vôi được dùng để khử chua đất trồng trọt .
“ Trong đất chua có chứa axit. Muốn khử chua đất trồng trọt cần bón CaO
vào đất để trung hòa bớt axit làm giảm độ chua của đất. ”
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
- Gv: Cho Hs quan sát video hoặc hình ảnh quá trình tôi vôi
-> Hãy nêu hiện tượng quan sát được .
Hãy giải thích hiện tượng trên ?
- Tại sao để bảo quản vôi ta lại cho vôi vào các túi kín ?


11

- Tại sao CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt ?

* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
** Phần bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CaO :
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CaO
- Gv: Cho Hs quan sát video hoặc
1. Tác dụng với nước :
hình ảnh quá trình tôi vôi.
-> Hãy nêu hiện tượng quan sát
được .
Hs: Trả lời.
Gv :Yêu cầu hs giải thích hiện
tượng
Hs : Giải thích.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Gv : Nhận xét và bổ sung
Gv: Yêu cầu hs viết phương trình
Hs: Viết phương trình .
2. Tác dụng với oxit axit :
Gv: ? Tại sao để bảo quản vôi ta lại
cho vôi vào các túi kín
Hs: Trả lời.
Gv :Yêu cầu hs giải thích hiện
tượng
Hs : Giải thích.
Gv : Nhận xét và bổ sung.
Gv: Yêu cầu hs viết phương trình
CaO

+ CO2
→ CaCO3
Hs: Viết phương trình .
HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU VỀ
ỨNG DỤNG CaO:
Gv: Tại sao CaO được dùng để khử
chua đất trồng trọt?
Gv: Gợi ý : “ đất chua là do trong
đất có chứa axit”
Gv :Yêu cầu hs giải thích hiện

II: ỨNG DỤNG CaO:/ SGK / 8


12

tượng
Hs : Giải thích.
Gv : Nhận xét và bổ sung
Hs: Đưa ra ứng dụng CaO

Ví dụ 7:
BÀI 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Cách xử lí khi bị axit rơi vào tay và khi uống phải axit.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Khi bị bỏng ngoài da do axit người ta thường dùng nước vôi loãng,
nước xà phòng, kem đánh răng để ngâm , rửa hoặc bôi lên vết bỏng. Nhưng
để trung hoà axit do uống nhầm người ta lại thường uống nước pha lòng
trắng trứng(có tính kiềm) mà không dùng dung dịch natri hiđrocacbonat.

*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
- Khi bị axit rơi vào tay ta xử lí bằng cách nào.
- Vậy nếu uống phải axit ta có dùng những chất đó để trung hòa axit
không ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
** Củng cố :
Gv: Khi bị axit rơi vào tay ta xử lí bằng cách nào ?
Hs : Dựa vào tính chất hoá học của axit vừa học trong bài tìm đáp an tối ưu nhất.
Gv: Vậy nếu uống phải axit ta có dùng những chất đó để trung hòa axit không ?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét và bổ sung
Gv : Lưu ý an toàn khi sử dụng axit trong quá trình thí nghiệm và trong thực tế.
Ví dụ 8:
BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (t1)
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
NaOH khi để trong không khí ẩm thì sẽ bị chảy rửa.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
“ Vì NaOH hút nước trong không khí và sẽ hòa tan vào lượng nước đó
nên nó sẽ chảy ra”.
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.


13

GV: Cho Hs quan sát hình ảnh : Đặt một lọ đựng NaOH rắn ( không đậy
nắp) trong không khí ẩm

Không khí ẩm

NaOH rắn


- Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra ?
- Hãy giải thích vì sao NaOH lại bị chảy ra
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
** Phần bài mới :


14

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU TÍNH CHẤT
VẬT LÍ CỦA NaOH
GV: Cho Hs quan sát hính ảnh : Đặt một lọ đựng
NaOH rắn ( không đậy nắp) trong không khí ẩm

Không khí ẩm

NaOH rắn

- Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra ?
Hs: NaOH sẽ bị chảy lỏng ra.
GV: Hãy giải thích vì sao NaOH lại bị chảy ra ?
Hs: Vì NaOH hút nước trong không khí và sẽ
hòa tan vào lượng nước đó nên nó sẽ chảy ra.
Gv: Vậy NaOH nếu để trong không khí ẩm thì
có khả năng làm không khí khô lại không ?
Hs: Trả lời và rút ra kết luận :
“NaOH có tính hút ẩm”

NỘI DUNG

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
CỦA NaOH


15

Ví dụ 9:
BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (t1)
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Sau khi quét nước vôi lên tường một thời gian sẽ khô lại và xuất hiện
chất rắn màu trắng.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Vì nước vôi có thành phần chính là Ca(OH) 2 khi ta quét lên tường thì
Ca(OH)2 có thể tác dụng với oxit axit CO 2 có trong không khí tạo thành chất
rắn màu trắng là CaCO3.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
Hôm nay An và Bình đến nhà Tú chơi thì thấy Tú đang giúp ba quét nước
vôi cho ngôi nhà.Thoạt đầu khi mới quét thì thấy vách tường chưa có màu
trắng rõ nhưng lát sau thì thấy tại những chổ này lại xuất hiện chất rắn màu
trắng.Thấy vậy bạn An liền hỏi bạn Bình : Tại sao khi quét nước vôi lên
tường một thời gian lại xuất hiện chất màu trắng ?
Bạn Bình không biết nên hỏi bạn Tú.Vậy nếu em là Tú em sẽ trả lời câu hỏi
trên như thế nào ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
** Phần bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
2. Tính chất hóa học
c) Tác dụng với oxit axit :

Gv: Hôm nay An và Bình đến nhà Tú
chơi thì thấy Tú đang giúp ba quét
nước vôi cho ngôi nhà.Thoạt đầu khi
mới quét thì thấy vách tường chưa có
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
màu trắng rõ nhưng lát sau thì thấy
tại những chổ này lại xuất hiện chất
rắn màu trắng.Thấy vậy bạn An liền
hỏi bạn Bình : Tại sao khi quét nước
vôi lên tường một thời gian lại xuất
hiện chất màu trắng
Bạn Bình không biết nên hỏi bạn


16

Tú.Vậy nếu em là Tú em sẽ trả lời
câu hỏi trên như thế nào ?
Hs: giải thích.
Gv: Nhận xét và bổ sung.
Gv : Yêu cầu hs viết phương trình.
->Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit.
Ví dụ 10:
BÀI 9: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Bánh mì thường rất xốp.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc
nướng bánh thì (NH4)2CO3 sẽ bị phân huỷ thành các chất khí bay hơi nên
làm cho bánh xốp và nở hơn.

t
(NH4)2CO3 
→ NH3 ↑ + CO2 ↑ + H2O ↑
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
Gv: Cho Hs quan sát hình ảnh bánh mì.
0

Bánh mì tại sao lại rất xốp ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
** Phần bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

NỘI DUNG


17

HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
MUỐI
Gv: Cho hs quan sát hình ảnh

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI

5. Phân hủy bởi nhiệt

t
(NH4)2CO3 
→ NH3 ↑ + CO2 ↑ + H2O
0


Gv: Tại sao bánh mì lại rất xốp ?
Gv: Gợi ý trong bột làm bánh sẽ
được trộn thêm một ít bột nở :
(NH4)2CO3.
Gv: Thông báo cho hs các sản
phẩm khi muối này bị phân hủy
bởi nhiệt.
Gv : Yêu cầu hs giải thích.
Hs : Giải thích.
Gv: Nhận xét và bổ sung.
Gv : Yêu cầu hs viết phương
trình
Hs: Viết phương trình.
Gv: Yêu cầu hs xác định phản
ứng này thuộc phản ứng gì ?
Hs: Phản ứng phân hủy.
-> Muối có tính chất phân hủy.
Ví dụ 11:


18

BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
- Muối ăn khi để trong không khí bị chảy nước.
- Nước mắt có vị mặn.
- Khi bảo quản cá ta lại cho cá vào thùng đá có bỏ thêm tí muối .
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Muối ăn khi để trong không khí bị chảy nước : Vì muối ăn khi khai

thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như
MgCl2 , CaCl2 …. Là những chất ưa nước nên làm cho muối dễ bị ướt .
- Nước mắt có vị mặn : Vì trong nước mắt có 6 g muối. Nước mắt
được sinh ra từ tuyến lệ có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu
không bị khô, bị xước và vì có muối nên có tác dụng hạn chế bớt sự phát
triển của vi khuẩn trong mắt. Và cũng vì vậy mà thuốc đau mắt có thành
phần muối NaCl.
- Khi bảo quản cá ta lại cho cá vào thùng đá có bỏ thêm tí muối : Vì
muối có thể làm hạ thấp nhiệt độ của đá xuống – 80C, - 100C thậm chí
– 180C”.
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
- Tại sao muối ăn khi để trong không khí bị chảy nước ?
- Tại sao nước mắt có vị mặn ?
- Tại sao khi bảo quản cá ta lại cho cá vào thùng đá có bỏ thêm tí muối ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
** Phần bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG


19

HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU
MUỐI NATRI CLORUA

I. MUỐI NATRI CLORUA
3. Ứng dụng

Gv : ? Tại sao khi bảo quản cá ta
lại cho cá vào thùng đá có bỏ

thêm tí muối ?
Hs : Giải thích.
Gv: Nhận xét và bổ sung.
Gv : Yêu cầu hs chỉ ra ứng dụng
của NaCl.
Hs : Rút ra kết luận.

- Dùng bảo quản thực phẩm

** Phần củng cố :
Gv: Tại sao muối ăn lại hay bị chảy nước ?
Hs : Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Gv: Vì sao nước mắt lại mặn ?
Hs : Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Ví dụ 12:
BÀI 27: CACBON
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Tính hấp phụ của cacbon liên quan đến việc làm sạch nước bẩn.
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Vì than có tính hấp phụ nên khi cho vào nước bẩn thì sẽ giữ các phân tử của
những chất gây bẩn làm cho nước sạch hơn.
*Bước 3: Xây dựng câu hỏi hoặc tình huống thực tế.
Gv: Sử dụng quảng cáo: Sữa rửa mặt pond’s trắng da tinh khiết ( có thí
nghiệm làm sạch nước bẩn bằng than hoạt tính ).
->Tại sao than lại có khả năng làm sạch nước bẩn ?
* Bước 4 : Đưa vào bài giảng
Đưa vào đầu bài giảng bằng quảng cáo



20

Gv: Trong quảng cáo trên khi cho than vào nước bẩn ta thấy có hiện tượng
gì ?
Hs: Than sẽ làm nước sạch hơn.
Gv: Vậy để biết tại sao than lại có khả năng này ta cùng tìm hiểu bài :
Cacbon.
BIỆN PHÁP 2: HỌC SINH TỰ TẠO DỰNG TÌNH HUỐNG THỰC
TIỄN VÀO BÀI HỌC
Với hình thức này học sinh là người tự thu thập thông tin từ đó xây dựng
những tình huống thực tiễn liên quan đến kiến thức bài học .Sau đó chính
các em sẽ thể hiện lại tình huống đó trên lớp và tình huống này sẽ trở thành
câu hỏi để những thành viên khác trong lớp tìm lời giải đáp qua đó góp phần
tăng cường sự hứng thú cho học sinh lên rất nhiều.
Ý nghĩa :
- Biện pháp này sẽ giúp phát triễn một số năng lực ở học sinh như:
+ Năng lực tư duy.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
- Phát triển cho học sinh khả năng tự học tự nghiên cứu thông qua việc
nghiên cứu những kiến thức bài mới để xây dựng tình huống.
- Hình hành và phát triển cho học sinh khả năng nghiên cứu bài học mới.
- Tăng cho học sinh sự tự tin khi đúng trước đám đông.
- Giúp phát hiện và phát triển tài năng nghệ thuật ở học sinh qua đó có thể
góp phần hướng nghiệp cho học sinh.
Lưu ý:
- Với phương pháp này giáo viên cần phải gợi ý, giúp đỡ cho học sinh đồng
thời phải giới hạn cho các em về thời gian của một tình huống.

- Để giúp học sinh có thể xây dựng tình huống giáo viên cần hướng dẫn và
trang bị cho các em những bước sau :
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức trong bài dạy liên quan đến hiện tượng thực
tiễn.
+ Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của
học sinh trung học cơ sở.
+ Bước 3: Xây dựng tình huống .
-> Gv kiểm tra lại sự chính xác của tình huống.


21

+ Bước 4: Diễn tập tình huống.
+ Bước 5: Soạn giáo án đưa tình huống bài giảng cho phù hợp :
* Biện pháp : Trong quá trình thực hiện tôi đã xây dựng một số tình huống
của các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học. Sau đây tôi đưa ra một vài
minh họa cụ thể cho việc liên hệ các hiện tượng thực tế vào bài học.
HÓA 8:
Ví dụ 1:
BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức trong bài dạy liên quan đến hiện tượng
thực tiễn.
Quá trình hòa tan đường xảy ra hiện tượng vật lí .
+ Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của
học sinh trung học cơ sở .
Quá trình hòa tan đường xảy ra hiện tượng vật lí vì không sinh ra chất mới.
+ Bước 3: Xây dựng tình huống : Cương đến nhà bạn Hoa chơi thấy bạn
Hoa đang chuẩn bị pha nước đường nên hỏi .
Cương : Đang làm gì vậy Hoa ?
Hoa: Mình đang pha một ít nước đường.

Cương : Vậy mình pha như thế nào ?
Hoa: Đầu tiên chuẩn bị một cốc nước, sau đó cho một ít đường vào khuấy cho
đường tan hết là được.
Cương: Vậy trong quá trình ta pha nước đường sẽ xảy ra hiện tượng vật lí hay
hiện tượng hóa học vậy Hoa ?
Hoa: Cái này mình cũng không rõ nhưng mình sẽ nhờ các bạn lớp 8 trợ giúp
Theo các bạn khi hòa tan đường vào nước ta sẽ thu được một chất lỏng có vị
ngọt thì quá trình hòa tan này sẽ xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa
học ? Vì sao?
-> Gv kiểm tra lại sự chính xác của tình huống.
+ Bước 4: Diễn tập tình huống.
+ Bước 5: Soạn giáo án đưa tình huống bài giảng cho phù hợp: Đưa vào
phần củng cố
Ví dụ 2:
BÀI 28 : KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức trong bài dạy liên quan đến hiện tượng
thực tiễn.


22

Khi đặt cốc nước đá trong không khí ta thấy có những giọt nước đọng lại
ngoài thành cốc.
+ Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của
học sinh trung học cơ sở .
Đối với cốc thủy tinh, hiện tượng nước đọng bên ngoài không phải là do
nước thấm ra ngoài (vì độ khít giữa các phân tử thủy tinh nhỏ hơn cả phân tử
nước) mà là do các phân tử nước ở dạng khí lơ lửng trong không khí, khi
gặp môi trường lạnh như cốc nước thì có hiện tượng chuyển thể xảy ra. Ở
đây là chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Cũng xin nói thêm là ở các vùng

nhiệt đới thì ta sẽ thấy hiện tượng này rõ hơn ở các vùng sa mạc vì vùng
nhiệt đới có độ ẩm không khí cao hơn, tức là trong không khí có chứ nhiều
hơi nước hơn.
+ Bước 3: Xây dựng tình huống : Thi, Vân đến nhà bạn Anh chơi.
Anh: Đem nước ra mời các bạn uống .
Vân : Quan sát cốc nước và đặt vấn đề : Theo các bạn tại sao cónhững giọt
nước đọng lại ngoài thành cốc ?
Thi: Theo mình nước ở ngoài thành cốc là do nước trong cốc thấm ra.
Anh: Theo mình ý của bạn thi không đúng mà đây là nước trong không khí
đọng lại.
Vân : Chúng ta không cần tranh nhau nữa mà chúng ta sẽ nhờ các bạn lớp 8
kiểm tra xem đáp án đúng là gì ?
Theo các bạn ý kiến của bạn Thi hay bạn Vân đúng ? Vì sao ?
-> Gv kiểm tra lại sự chính xác của tình huống.
+ Bước 4: Diễn tập tình huống.
+ Bước 5: Soạn giáo án đưa tình huống bài giảng cho phù hợp.
Đưa vào phần bài mới để giúp xác định thành phần không khí có nước.
Ví dụ 3:
BÀI 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức trong bài dạy liên quan đến hiện tượng
thực tiễn.
Than cháy xảy ra phản ứng hóa học.
+ Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của
học sinh trung học cơ sở
Than cháy xảy ra phản ứng hóa học vì có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
+ Bước 3: Xây dựng tình huống : Tuấn và Bình đi ăn sáng.


23


Tuấn : Đang ngồi đợi Bình tại bàn.
Bình: Bước vào.
Tuấn: Chào bạn.
Bình: Chào bạn.
Bình : Gọi món ăn và tình cờ thấy cô chủ quan đang cho than vào bếp nên hỏi
Tuấn : Theo bạn khi than cháy có xảy ra phản ứng hóa học không ? Vì sao ?
Tuấn: Đây là một câu hỏi liên quan đến chương trình hóa 8 nên mình sẽ
dành câu hỏi này cho các bạn lớp chúng ta trả lời.
Theo bạn khi than cháy có xảy ra phản ứng hóa học không ? Vì sao ?
-> Gv kiểm tra lại sự chính xác của tình huống.
+ Bước 4: Diễn tập tình huống.
+ Bước 5: Soạn giáo án đưa tình huống bài giảng cho phù hợp.
Đưa vào phần bài mới : Sử dụng tình huống củng cố.
HÓA 9
Ví dụ 4:
BÀI : MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức trong bài dạy liên quan đến hiện tượng
thực tiễn.
Tính háo nước của axit sunfuric liên quan đến cách pha loãng axit này .
+ Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của
học sinh trung học cơ sở
Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có quá trình hidrat hóa xảy ra, đồng
thời tỏa một lượng nhiệt lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn
nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ hòa tan và nổi trên bề mặt axit.
Nhiệt tỏa ra làm dung dịch sôi mãnh liệt và bắng tung tóe mang theo các giọt
axit gây nguy hiểm.
Khi cho axit sunfuric vào nước thì: axit sunfuric nặng hơn nên sẽ chìm
xuống đáy nước, sau đó dược khuấy đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy
nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ
không làm cho nước sôi quá nhanh.

+ Bước 3: Xây dựng tình huống : Tiên và Linh đang đọc sách
Tiên: Đọc sách Hóa học và phát hiện dòng chữ: “Khi phaloãng axit sunfuric
đậm đặc ta phải rót từ từ axit sunfuric đâm đặc vào nước mà tuyệt đối
không làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm”
Tiên : Hỏi Linh


24

Tại sao Khi pha loãng axit sunfuric đậm đặc ta phải rót từ từ axit sunfuric
đâm đặc vào nước mà tuyệt đối không làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm.
Linh: Để biết câu trả lời chúng ta sẽ nhờ các bạn trong lớp giải thích dùm .
Theo các bạn tại sao“Khi pha loãng axit sunfuric đậm đặc ta phải rót từ từ
axit sunfuric đâm đặc vào nước mà tuyệt đối không làm ngược lại sẽ rất
nguy hiểm”.
-> Gv kiểm tra lại sự chính xác của tình huống.
+ Bước 4: Diễn tập tình huống.
+ Bước 5: Soạn giáo án đưa tình huống bài giảng cho phù hợp.
Đưa vào phần bài mới : Sử dụng tình huống để đặt vấn đề
Ví dụ 5:
BÀI 27: CACBON
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức trong bài dạy liên quan đến hiện tượng
thực tiễn.
Tính hấp phụ của cacbon liên quan đến việc than có thể khử mùi cơm khê.
+ Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của
học sinh trung học cơ sở
Vì than có tính hấp phụ nên khi cho vào nồi cơm khê thì sẽ giữ các phân tử
của những chất gây mùi lại làm cho cơm không có mùi khê.
+ Bước 3: Xây dựng tình huống : Lan và mẹ nấu cơm
Mẹ : Yêu cầu Lan nấu giúp nồi cơm.

Lan : Dạ
->Lan tiến hành các thao tác nấu cơm.
Lan : Mãi mê đọc truyện khi đang nấu cơm.
->Phát hiện thấy cơm khê nên vôi vàng tìm cách xử lí mùi.
Mẹ: Lấy một vài cục than cho vào cái chén và đặt vào nồi cơm.
Lan : Tại sao mẹ lại cho than vào ?
Mẹ: Để khử bớt mùi cơm khê.
Lan : Vậy tại sao than lại có khả năng khử được mùi cơm khê vậy mẹ ?
Mẹ: Để biết câu trả lời ta sẽ nhờ các bạn trong lớp 9 trả lời giúp.
-> Gv kiểm tra lại sự chính xác của tình huống.
+ Bước 4: Diễn tập tình huống.
+ Bước 5: Soạn giáo án đưa tình huống bài giảng cho phù hợp.
Đưa vào đầu bài dạy để đặt vấn đề vào bài mới.
Ví dụ 6:


25

BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (t1)
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức trong bài dạy liên quan đến hiện tượng thực tiễn.
Khi cầm một nắm xà phòng trong tay ướt chúng ta sẽ cảm thấy nóng .
+ Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của
học sinh trung học cơ sở .
“ Vì trong thành phần của xà phòng vẫn còn dư NaOH trong quá trình điều
chế khi xà phòng tan trong nước thì NaOH cũng tan ra đồng thời toả nhiệt
làm cho tay chúng ta cảm thấy nóng.”
+ Bước 3: Xây dựng tình huống : Tuấn và chị giặt đồ.
Chị : Chuẩn bị các vật dụng giặt đồ.
Tuấn: Cho đồ và nước vào thao.
Cho một ít xà phòng vào nước vì bất cẩn nên làm ướt tay.

Chị: Xà phòng em lấy hơi ít, em hãy lấy thêm một ít cho vào giúp chị .
Tuấn: Dùng tay cầm một ít xà phòng cảm thấy nóng lòng bàn tay nên hỏi chị.
Tại sao khi cầm một nắm xà phòng trong tay ướt chúng ta sẽ cảm thấy nóng vậy
chị ?
Chị: Đố em tìm được câu trả lời biết rằng trong xà phòng có tồn tại một
lượng nhỏ NaOH.
Tuấn: Suy nghĩ. Em vẫn không biết câu trả lời nhưng em sẽ nhờ các bạn lớp
em giúp đỡ.
Vậy theo các bạn tại sao khi cầm một nắm xà phòng trong tay ướt chúng ta
sẽ cảm thấy nóng ?
-> Gv kiểm tra lại sự chính xác của tình huống.
+ Bước 4: Diễn tập tình huống.
+ Bước 5: Soạn giáo án đưa tình huống bài giảng cho phù hợp .
Đưa vào phần củng cố.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Nhằm để biết việc đổi mới phương pháp dạy học “ Đưa thực tế vào bài
giảng ”có hiệu quả hay không.Sau khi học xong nữa học kì 1 tôi đã tiến
hành khảo sát và thấy kết quả tăng lên rõ rệt. Cụ thể như sau :
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB
Lớp TS
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9.7
9.8
81


38
40
40

15
16
31

39,4 10
40 11
77,5 8

26,3
27,5
20

9
10
1

23,6 4
25
3
2,5 0

10,7
7,5
0

0

0
0

0
0
0

34
37
40

89,3
92,5
100


×