Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Lưu ý khi dùng thuốc bổ đông y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.12 KB, 2 trang )

Lưu ý khi dùng thuốc bổ Đông y

Thuốc bổ Đông y được chia làm 4 loại, đó là bổ khí, bổ huyết, bổ
âm, bổ dương. Nếu chia theo âm dương thì thuốc bổ dương và bổ khí thuộc dương; còn thuốc bổ âm,
bổ huyết thuộc âm. Nói như vậy vì trong cơ thể, khí thuộc dương và huyết thuộc âm. Tuy nhiên, mỗi
loại thuốc lại có một ý nghĩa riêng, nhằm mục đích "bổ" riêng vào từng đối tượng cụ thể. Và người ta
chỉ sử dụng chúng khi các đối tượng này đã bị hư, tức bị suy yếu đi.
Thuốc bổ khíĐông y quan niệm, khí là vật chất ở trạng thái vô hình. Thực chất nó là một dạng năng
lượng được hình thành từ tạng tỳ, có nguồn gốc từ "thủy cốc" (từ các chất dinh dưỡng). Khi các bộ
phận trong cơ thể "thiếu khí", hay còn gọi là "khí hư", tức nguồn năng lượng cung cấp không đầy đủ
sẽ gây ra các chứng trạng "hư", tức suy yếu. Và kết quả của quá trình "hư " đó sẽ dẫn đến cơ thể mệt
mỏi, sức đề kháng giảm, năng suất lao động giảm. Khi đó, YHCT thường dùngthuốc bổ khí để lấy lại
sự hoạt động bình thườngcho cơ thể.Thuốc bổ khí bao gồm các loại: nhân sâm, đảng sâm, bạch
truật, hoàng kỳ, hoài sơn, cam thảo, đại táo... Trong số đó, nhân sâm được coi là vị thuốc bổ khítốt
nhất. Tiếp đó là đảng sâm. Trong nhiều trường hợp đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm. Ngoài
ra các vị bạch truật, hoài sơn, hoàng kỳlà những vị thuốc bổ khí,rất tốtkhi tỳ khí kém: kém ăn, gầy yếu,
mệt mỏi. Một số bài thuốc cổ phương có tác dụng bổ khí Tứ quân tử thang, gọi tắt là Tứ quân, gồm:
nhân sâm 6g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, cam thảo 4g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.
Dùng liền 2-3 tuần. Cũng có khi chỉ dùng riêng một vị nhân sâm: độc sâm thang, ngày 4-6g dưới dạng
thuốc hãm. Chú ý, không dùng sâm và các chế phẩm có nhân sâm khi bị sôi bụng, tiêu chảy. Những
người huyết áp thấp dùng tốt, song người huyết áp cao không nên dùng, với người bị mất ngủ không
nên uống sâm vào buổi tối. Bổ trung ích khí thang là phương có tác dụng "bổ khí trung tiêu", được
dùng khi cơ thể xuất hiện các chứng sa giáng (sa dạ dày, sa ruột, sa lá lách, trĩ, lòi dom), gồm: hoàng
kỳ, nhân sâm (đảng sâm), bạch truật,mỗi vị 12g, đương quy 8g,sài hồ, thăng ma, cam thảo, mỗi vị 6g,
trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang. Dùng liền 3-4 tuần.Thuốc bổ huyếtHuyết được tạo ra ở tỳ: "Tỳ
ích khí sinh huyết", có nguồn gốc từ thức ăn thức uống. Huyết hư, tức huyết thiếu: da xanh, nhăn
nheo, lưỡi nhợt, mắt trắng... thực chất là "thiếu máu".Khi huyết hư, Đông y sử dụng các vị thuốc bổ
huyết, đó là các vị thục địa, bạch thược, đương quy, hà thủ ô đỏ, cao ban long, tang thầm...Bài cổ
phương Tứ vật thangcó tác dụng bổ huyết tốt, được dùng khi cơ thểthiếu máu, da xanh, niêm mạc
nhợt nhạt, mới ốm dậy, mệt mỏi, vô lực gồm: đương quy 10g, thục địa 12g, bạch thược 10g, xuyên
khung 6g. Sắc uống, ngày một thang. Dùng liền 3-4 tuần.Thuốc bổ âmTrước hết cần hiểu rõ khái niệm


của Đông y, nóivề "phần âm" trong cơ thể. Đó là các tạng (tâm, can, tỳ phế, thận), thuộc âm. Huyết,
tân dịch thuộc âm. Khi phần âm trong cơ thể bị hư (bị suy yếu), thì cần dùng thuốc bổ âm.Khi âm hư
(huyết hư, can hư, thận hư...) thì hỏa vượng (hỏa mạnh), thường biểuhiện ra các chứng trạng: đầu
nóng bốc từng cơn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, miệng khô, khát, mắt mờ, mất ngủ... Các vị thuốc
bổ âm, đa số có vị ngọt, nhiều dịch, nhiều chất nhầy, tính thường lương đến hàn. Do đó khi sử dụng
thường gây nê trệ, dẫn đến tiêu hóa kém. Chính vì vậy, khi sử dụng thường kèm với thuốc hành khí,
kiện tỳ. Đó là các vị hoàng tinh, ngọc trúc, thiên môn đông, mạch môn, bách hợp, sa sâm, kỷ tử, miết
giáp, quy bản, thạch hộc... Bài cổ phương có tác dụng bổ âm tốt, đó là phương Đại bổ âm hoàn gồm:
thục địa, quy bản, mỗi vị 24g, tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị 16g. Phương thuốc dưới dạng hoàn. Ngày
dùng 12-16g. Ngoài ra còn dùng các phương Lục vị hoàn để bổ thận âm, phương Bách hợp cố kim
thang để bổ phế âm, trị ho lâu ngày, ho lao, ho ra máu, đoản hơi, khó thở.Thuốc bổ dươngThuốc bổ
dương được dùng khi phần dương của cơ thể bị hư: thận dương hư, khí hư... Thường được phân ra
làm hai loại: Loại thứ nhất là thuốc trị đau xương cốt,lưng gối (thận chủ cốt); gồm các vị cẩu tích, cốt
toái bổ, đỗ trọng, tục đoạn, đau xương... Loại thứ hai thiên về bổ thận dương, bổ nội tiết, sinh lý, dùng
trong các trường hợp tảo tiết (xuất tinh sớm, hoạt tinh), dương nuy, lãnh tinh... Đó là các vị dâm
dương hoắc, ba kích, thỏ ty tử, tô tử, xa tiền tử,phá cố chỉ,hà thủ ô đỏ... Cũng cần nói thêm rằng, khi
nói đến thuốc bổ dương nhiều người quan niệm chỉ dùng "bổ"cho nam giới. Điều đó quả là cái nhìn
phiến diện, dẫn đến thiệt thòi cho phái nữ. Trên thực tế, không phải chỉ có nam giới bị "dương hư", mà


nữ giới cũng bị chứng trạng này, thể hiện ở các triệu chứng kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới,
lãnh cảm, vô sinh... Cần hiểu rõ điều đó để có phương thuốc điều trị phù hợp cho chị em.Tóm lại:
Thuốc bổ Đông y rất đa dạng, rất phong phú. Tuy nhiên khi sử dụng, người ta thường kết hợp một
cách linh hoạt: có thể dùng riêng từng loại, cũng có thể kết hợp bổ khí với bổ huyết; hoặc bổ âm với
bổ dương; hoặc bổ khí với bổ dương và bổ huyết với bổ âm.



×