Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHÁT HUY HIỆU QUẢ HỌC NHÓM TRONG TIẾT ÔN TẬP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 7 trang )

Tên đề tài: PHÁT HUY HIỆU QUẢ HỌC NHÓM TRONG TIẾT ÔN TẬP
GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 8
I/ Lý do chọn đề tài:
Tiết ôn tập giải bài tập là tiết học giúp học sinh củng cố lại kiến thức, kĩ năng giải
bài tập. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, việc ôn lại cách giải bài tập tương đối dễ
dàng đối với học sinh khá giỏi vì vậy với các em rất dễ chủ quan do đó thường mắc
phải một số sai lầm khi giải bài tập, nhưng việc ôn tập này lại gặp rất nhiều khó
khăn đối với học sinh trung bình, yếu. Chính vì vậy tôi đã áp dụng đề tài “Phát huy
hiệu quả học nhóm trong tiết ôn tập giải bài tập vật lí 8” để giúp các em khắc sâu
kiến thức và làm tốt các bài tập.
II/ Tổ chức thực hiện đề tài:
1/ Cơ sở lí luận:
- Theo sách lí luận dạy học vật lí 1 của Phạm Hữu Tòng có viết: bài tập vật lí có
tầm quan trọng đặc biệt. Bài tập vật lí là một phương tiện rèn luyện cho học sinh
khả năng vận dụng kiến thức, liên hệ lí thuyết với thực tế, học tập với đời sống.
Bài tập vật lí có một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện
tư duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh. Bài tập vật lí là
một phương tiện ôn tập, củng cố kiến thức đã học một cách sinh động và có hiệu
quả.
- Theo sách lí luận dạy học ở trường THCS của Nguyễn Ngọc Bảo có viết: Hình
thức học tập theo nhóm tại lớp là hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và
tính cá nhân, mà trong đó học sinh trong nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao
đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ hợp tác với nhau trong việc
lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Từng thành viên của nhóm không chỉ
có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến
việc học tập của các bạn khác trong nhóm. Đặc trưng của hình thức học tập theo
nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, sự cùng phối hợp hoạt động
của họ. Có hai dạng hình thức học tập theo nhóm tại lớp là dạng hình thức học tập
theo nhóm thống nhất và dạng có tính chất phân hóa. Với hình thức học tập theo
nhóm thống nhất thì tất cả học sinh đều thực hiện những nhiệm vụ như nhau. Còn
với hình thức học tập nhóm phân hóa thì những nhóm khác nhau thực hiện những


nhiệm vụ khác nhau trong khuôn khổ đề tài chung cho tất cả các lớp. Theo đó
nhóm phù hợp có thể từ 4 đến 7 học sinh và có thể tạo điều kiện để học sinh khá
giỏi trong lớp giúp đỡ những học sinh yếu hơn.
- Theo những quan điểm trên, nhóm học sinh có số lượng có thể thay đổi, tùy từng
trường hợp cụ thể, chỉ cần đạt được mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh học tập tốt
hơn và hứng thú hơn.
- Theo đó trong đề tài của tôi đã áp dụng cho nhóm học sinh khoảng từ 2 đến 4 em,
trong đó có một học sinh học khá hoặc giỏi giúp đỡ cho học sinh trung bình yếu.
2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
- Bước 1: Trong tiết ôn tập giáo viên nhắc lại những lưu ý cần nhớ. Giáo viên làm
một bài tập mẫu cho học sinh quan sát, lưu ý những lỗi sai mà học sinh hay mắc
1


phải và đưa ra những dạng bài tập học sinh cần hoàn thành qua phiếu học tập bằng
giấy hoặc trình chiếu trên máy tính. Giáo viên có thể đưa trước những dạng bài tập
trước cho các nhóm học sinh để các em có thể tổ chức học nhóm ở nhà hoặc tự học
cá nhân để tiết kiệm thời gian cũng như giúp học sinh tự giác, chủ động hơn trong
việc ôn tập. Hoạt động này chiếm khoảng 5 phút.
- Bước 2: Giáo viên phân lớp thành từng nhóm nhỏ, có thể từ 2 đến 4 học sinh,
trong đó có một học sinh khá hoặc giỏi để giúp đỡ các học sinh yếu. Sau đó giáo
viên cho một bài tập khác dạng tương tự để các nhóm học sinh làm. Giáo viên sẽ đi
các nhóm, quan sát và hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó khăn, thắc mắc. Hoạt
động này chiếm khoảng 7 phút.

- Bước 3: Giáo viên tiếp tục cho một dạng bài tập tương tự nhưng với cách hỏi và
số liệu khác nhau hoặc giáo viên cho từng nhóm học sinh tự ra đề cho các nhóm
khác làm và gọi các học sinh trung bình, yếu ở các nhóm lên làm. Trong thời gian
đó, tất cả học sinh ở dưới lớp cũng làm bài tập vào vở. Nếu học sinh đó làm đúng
thì điểm học sinh đó đạt được là điểm của cả nhóm học sinh đó. Hoạt động này

chiếm khoảng 7 phút.
Ví dụ 1:
Khi hướng dẫn học sinh ôn tập các bài tập của bài Máy nén thủy lực. Giáo viên
đưa ra các bài tập ôn như sau:
Câu 1 : Trong máy thủy lực, muốn có một lực nâng là 20000N tác dụng lên pittông lớn, thì phải tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu ? Biết pit-tông
lớn có diện tích lớn gấp 100 lần pit-tông nhỏ.
Phương pháp: Trước hết giáo viên cần nhấn mạnh học sinh đơn vị của các đại
lượng trong công thức cũng như cách đổi đơn vị và cách chuyển đổi giữa các
đại lượng trong công thức.
Sau đó tiến hành các bước như trên đã nói.
Hệ thống câu hỏi gợi ý cho bài 1 như sau:
- Theo đề bài ta tóm tắt được những gì ?- Áp dụng công thức nào để giải bài tập
này ? - Làm cách nào để tính được f ? - Đơn vị đo đã phù hợp hết chưa ?
- Đơn vị đo của f là gì ?
2


Câu 2 : Trong máy thủy lực, tác dụng một lực nâng là 100N tác dụng lên pit-tông
nhỏ, thì lực nâng ở pit-tông lớn bằng bao nhiêu ? Biết pit-tông lớn có diện tích là
3000cm2 và pit-tông nhỏ có diện tích là 30cm2.
Hướng dẫn tương tự câu 1.
Câu 3 : Trong máy thủy lực, muốn có một lực nâng là 40000N tác dụng lên pittông lớn, thì phải tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực bằng 500N. Biết pit-tông lớn
có diện tích là 200cm2 thì pit-tông nhỏ phải có diện tích là bao nhiêu ?
Hướng dẫn tương tự câu 1.
Câu 4 : Trong máy thủy lực, muốn có một lực nâng là 8000N tác dụng lên pit-tông
lớn, thì phải tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực bằng 100N. Biết pit-tông nhỏ có
diện tích là 100cm2 thì pit-tông lớn phải có diện tích là bao nhiêu?
Hướng dẫn tương tự câu 1.
Ví dụ 2: Các bài ôn tập của bài Lực đẩy Ác-si-mét:
Câu 1 : Một vật có khối lượng 628,5g làm bằng chất có khối lượng riêng

10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng bao nhiêu ?
- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là gì ?
FA=d.V
- Thể tích vật bị chiếm chỗ trong trường hợp này có đặc điểm gì ?
Thể tích vật bị chiếm chỗ bằng thể tích của vật vì nhúng hoàn toàn trong nước.
- Thể tích của vật trong trường hợp này được tính bằng công thức gì ?
V=m/D
- Đơn vị của các đại lượng đã phù hợp chưa ?
Câu 2 : Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên
miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được
nhúng ở những độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Á-si-mét có thay đổi không? Tại
sao ? Cho trọng lượng riêng của nước và rượu lần lượt là 10000N/m 3 và 8000
N/m3.
Hướng dẫn tương tự câu 1.
Câu 3 : Một vật có khối lượng 600g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm 3
được nhúng hoàn toàn trong rượu. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng 45,7N.
Hãy xác định trọng lượng riêng của rượu ?
Hướng dẫn tương tự câu 1.
Câu 4 : Hãy tính thể tích của một miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước
biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m 3. Biết rằng lực đẩy Ác-simét tác dụng lên miếng sắt là 51,5N.
Hướng dẫn tương tự câu 1.
Ví dụ 3: Các bài ôn tập của bài Công cơ học:
Câu 1: Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng lực 7500N. Tính công của lực kéo
khi các toa xe chuyển động được quãng đường 8 km.
Câu 2: Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Tính công của
trọng lực ?
Câu 3: Công của lực kéo đầu tàu là 160 000 000J, kéo đầu tàu chuyển động được
quãng đường 2km, hãy tính lực kéo của đầu tàu ?
3



Câu 4: Lực kéo của xe tải là 8000N thực hiện một công là 8000 kJ. Hãy cho biết
quãng đường xe tải chuyển động được là bao nhiêu ?
Ở dạng bài tập công cơ học. Khi tính công của trọng lực học sinh thường
viết nhầm kí hiệu hoặc mắc phải sai lầm khi đổi trực tiếp khối lượng sang trọng
lượng... Qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai, giúp các đối tượng
học sinh lưu ý hơn khi giải bài. Minh họa như trong hình dưới đây.
Câu 5: Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng lực 8000N. Tính công của lực kéo
khi các toa xe chuyển động được quãng đường 2000m.

- Qua nội dung trên ta thấy, trong phạm vi khuôn khổ của một tiết học, nếu áp
dụng hình thức trên thì giáo viên có thể ôn tập được ít nhất 3 bài tập cho học sinh.
Với hình thức này, không những học sinh trung bình, yếu học tập tốt hơn, mà còn
giúp các em tự tin hơn vào bản thân, hứng thú học tập hơn mà còn giúp các đối
tượng học sinh lưu ý hơn và khắc sâu hơn những lỗi thường mắc phải. Với hình
thức này, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, còn các nhóm học sinh tương
tác trực tiếp với nhau, các em hoạt động tích cực và phát huy sáng tạo nhiều hơn
trong học tập cũng như trong sử dụng ngôn ngữ khác với hình thức ôn tập như
thường lệ là giáo viên hướng dẫn chung cả lớp từng dạng bài, sau đó gọi học sinh
lên làm bài tập. Với hình thức thường lệ này, giáo viên khó có điều kiện nhắc hết
hoặc lưu ý được hết những lỗi sai cho từng học sinh, bên cạnh đó đối với những
học sinh khá, giỏi dễ gây nhàm chán, chủ quan cho các em. Khi áp dụng hình thức
học nhóm này, với đặc điểm của từng em khác nhau, các học sinh trong lớp biết rõ
đặc điểm từng bạn nhiều hơn giáo viên, nên có nhiều thuận lợi hơn khi các em giúp
đỡ nhau, bên cạnh đó giáo viên có thời gian đi từng nhóm và nắm được trình độ, sự
hiểu biết của từng em cụ thể và hướng dẫn khi cần thiết. Các hình minh họa dưới
đây cho thấy thái độ học tập rất nghiêm túc và hiệu quả của các em.

4



III/ Hiệu quả của đề tài:
- Hình thức học nhóm như trên tạo hiệu quả tốt, học sinh các đối tượng học tốt
hơn, khắc sâu kiến thức hơn, hứng thú, phát huy tính tích cực và sáng tạo hơn
trong học tập.
- Sau khi áp dụng đề tài này trên dựa trên đồ thị và kết quả khảo sát đầu năm và
kiểm tra 1 tiết ở học kì 2 ta thấy kết quả học sinh học khá, giỏi tăng lên và đặc biệt
số học sinh yếu giảm đáng kể.

TỔNG SỐ

G

K

Tb

Y

SL

TL

SL

TL

SL


TL

SL

TL

117 Trước

18

14,7

25

21,3

58

50

16

14

117 Sau

35

30


46

39,3

36

31,7

0

0

5


IV/ Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng:
- Đề tài có phạm vi áp dụng được cho tất cả các tiết ôn tập giải bài tập cho học
sinh, trong tất cả các lớp, nếu lớp học có ít học sinh khá giỏi thì có thể nhóm học
có 3 hoặc 4 học sinh, nếu lớp học có nhiều học sinh khá, giỏi thì nhóm học có thể
có 2 học sinh.
- Mọi hình thức, phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt đều có thể áp dụng
được. Vì vậy giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo nhiều hình thức học tập để
giúp học sinh học tốt hơn.
- Để học sinh học tốt hơn và hứng thú hơn, giáo viên cần lưu ý đặt điều kiện với
các nhóm học sinh là trong khi bạn lên bảng làm bài tập, các học sinh ở dưới
không được nhắc các bạn và giữ trật tự cho lớp học, tránh ồn ào quá mức cho phép
khi thảo luận thì các điểm số tốt mới được công nhận và ghi vào sổ điểm.
- Giáo viên nên soạn các dạng bài tập để trình chiếu nhằm giúp học sinh có thời
gian để giải nhiều dạng bài tập hơn trong một tiết học.
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và thấy có hiệu quả tốt, vì kinh

nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, và anh, chị em đồng
nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
V/ Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa vật lí 8 - NXBGD Năm 2005
- Sách bài tập vật lí 8 - NXBGD năm 2005
- Phương pháp giải bài tập Vật lí 8 – NXB Hải Phòng
- Sách giáo viên vật lí 8 - NXBGD năm 2005
- Lí luận dạy học Vật lí 1 – Phạm Hữu Tòng - NXB ĐHSP năm 2005
- Lí luận dạy học Vật lí 2 – PGS. Nguyễn Đức Thâm – Hà Nội năm 2005
- Lí luận dạy học ở trường THCS – PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo - NXB ĐHSP năm
2005
Tân An, ngày 15 tháng 09 năm 2015
Người viết

Bùi Thị Kim Loan

6


MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài:……...………………………………………………………1
II. Tổ chức thực hiện đề tài:
1. Cơ sở lý luận:………………………………………………………………….1
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:..…………...………..1
III. Hiệu quả của đề tài:………………………………………………………….5
IV. Đề xuất, khuyến nghị, khả năng áp dụng:………………..………….………6
V. Tài liệu tham khảo:……...……………………………..……………………..6

7




×