Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Chính sách chống bán phá giá của mỹ và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của việt nam (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.23 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ MINH QUANG

CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ MINH QUANG

CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CẨM NHUNG



XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

NGUYỄN CẨM NHUNG

HÀ VĂN HỘI

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH ..................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Những đóng góp của luận văn .............................................................................3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ VỀ

CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ..........................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận về chống bán phá giá ...........5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách chống bán phá giá trên thế giới
..............................................................................................................................6
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về những ảnh hưởng từ chính sách chống bán
phá giá của Mỹ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ........................................9
1.2. Cơ sở lý luận về chống bán phá giá ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái quát về bán phá giá ......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1.1. Khái niệm bán phá giá ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1.2. Mục đích của hành vi bán phá giá ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.1.3. Tác động của hành vi bán phá giá tới thị trường nước nhập khẩu và
xuất khẩu ......................................................... Error! Bookmark not defined.


1.2.2. Chính sách chống bán phá giá ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Khái niệm chính sách chống bán phá giá ........ Error! Bookmark not
defined.
1.2.2.1. Xu hướng sử dụng chính sách chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế hiện nay .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở thực tiễn về chính sách chống bán phá giá của Mỹ... Error! Bookmark
not defined.
1.3.1. Khái quát về chính sách thương mại của Mỹ ......... Error! Bookmark not
defined.
1.3.2. Nội dung cơ bản chính sách chống bán phá giá của Mỹ hiện nay .. Error!
Bookmark not defined.
1.3.2.1. Quan điểm và mục đích của chính sách ........... Error! Bookmark not
defined.
1.3.2.2. Các công cụ của chính sách ............... Error! Bookmark not defined.
1.3.2.3. Hệ quả của chính sách........................ Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.
2.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp ..... Error! Bookmark
not defined.
2.1.2. Tiếp cận kế thừa kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Phương pháp nghiên cứu, phân tích ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp kế thừa ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp so sánh ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống (case-study) Error! Bookmark not
defined.
2.2.5. Phương pháp thống kê.............................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ CỦA MỸ TỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ............ Error!
Bookmark not defined.


3.1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ .......... Error! Bookmark not
defined.
3.2. Thực trạng áp dụng công cụ chống bán phá giá của Mỹ với hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Sơ lược các vụ kiện CBPG đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào
thị trường Mỹ giai đoạn 2000 - 2015 ................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ với cá da trơn Việt Nam .......... Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Một số điểm rút ra từ các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam............................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá những ảnh hưởng của chính sách chống bán phá giá của Mỹ với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ ........ Error! Bookmark not

defined.
3.3.1. Ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào Mỹ
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Thời gian áp thuế kéo dài và mức thuế liên tục thay đổi qua các đợt rà
soát hành chính hàng năm.................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI
CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ KHI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước......... Error! Bookmark not
defined.
4.2. Giải pháp đối với Hiệp hội ngành hàng .......... Error! Bookmark not defined.
4.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp ...................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 10


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và tham gia vào các tổ chức kinh tế
quốc tế là xu thế tất yếu với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của
mình. Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là con
đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều
kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và
hợp tác quốc tế. Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã thực hiện đường lối chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã thiết lập quan hệ thương mại
- đầu tư với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia vào nhiều tổ chức hợp tác
kinh tế, thương mại của thế giới và khu vực, đã ký kết nhiều hiệp định tự do thương
mại song phương, đa phương (FTA Việt Nam - Hàn Quốc, AFTA, FTA Việt Nam EU, TPP…) và đang đàm phán một số hiệp định khác (RCEP…). Điều này giúp

kim ngạch thương mại của Việt Nam có những bước tăng trưởng vượt bậc, đóng
góp đáng kể vào GDP cả nước.
Việc gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đã mở ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội lớn để xâm nhập những thị trường mới, rộng
lớn và hấp dẫn, đặc biệt là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đồng thời cũng là thị
trường đầy rủi ro, với các loại rào cản khác nhau, trong đó đặc biệt đáng chú ý là
biện pháp chống bán phá giá (CBPG). Theo thống kê của WTO, Mỹ nằm trong
nhóm các nước sử dụng nhiều nhất công cụ này đối với hàng hóa nước ngoài nhập
khẩu. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, kiện CBPG ở thị trường này không
chỉ còn là nguy cơ. Tính từ vụ điều tra CBPG đầu tiên của Mỹ đối với hàng hóa
Việt Nam năm 2002, đến nay chúng ta đã vướng phải nhiều vụ điều tra CBPG ở
Mỹ, trong đó có những vụ rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp
xuất khẩu, nhà cung cấp và người lao động như vụ điều tra CBPG cá tra-basa filet
đông lạnh năm 2002 và vụ tôm nước ấm đông lạnh năm 2003. Rõ ràng là các biện
pháp CBPG là một thách thức của tự do hoá thương mại nói chung và là một thực tế

1


khó phủ nhận ở thị trường Mỹ nói riêng. Tính công bằng, hợp lý của các kết quả
điều tra và các biện pháp CBPG, chống trợ cấp sẽ còn là câu chuyện dài, gây nhiều
tranh cãi, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn chưa được Mỹ công nhận là nước có
nền kinh tế thị trường. Trước mắt, các doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận “sống
chung” với nguy cơ kiện CBPG khi xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, nghiên
cứu thực tiễn việc sử dụng công cụ CBPG của Mỹ giúp các doanh nghiệp Việt Nam
lường trước được những tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của mình, từ
đó có biện pháp đối phó chủ động hơn.
Luận văn “Chính sách chống bán phá giá của Mỹ và những ảnh hưởng đến
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam” nghiên cứu về những chủ trương và hành động
của Mỹ trong việc sử dụng công cụ CBPG với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài,

những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải
pháp giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Mỹ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách CBPG. Nội dung nghiên
cứu phù hợp với chuyên ngành đạo tạo Kinh tế quốc tế tôi đang theo học tại nhà
trường.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Những nội dung chính trong chính sách CBPG của Mỹ? Những ảnh hưởng
của chính sách CBPG của Mỹ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam? Việt Nam phải
làm gì để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách CBPG của Mỹ khi xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường này?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích chính sách sử dụng công cụ
CBPG của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu, những ảnh hưởng của chính sách đó với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, luận văn sẽ đề xuất một số
giải pháp cho Việt Nam nhằm chủ động đối phó với chính sách CBPG của Mỹ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công cụ CBPG.
+ Khái quát về chính sách CBPG của Mỹ.

2


+ Đánh giá những ảnh hưởng của chính sách CBPG của Mỹ đến hàng hóa
Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
+ Đề xuất một số giải pháp đối phó cho Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách CBPG của Mỹ và những ảnh hưởng đến
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian, giai đoạn nghiên cứu được xác định từ năm 2000 đến hết

năm 2015.
+ Về phạm vi, nghiên cứu khái quát về chính sách CBPG của Mỹ, tập trung
làm rõ những ảnh hưởng của chính sách này đến hàng hóa của Việt Nam khi xuất
khẩu vào thị trường Mỹ.
5. Những đóng góp của luận văn
- Những đóng góp về mặt lý luận: Luận văn hệ thống cơ sở lý thuyết cơ bản
về bán phá giá (BPG), bao gồm khái niệm về BPG, mục đích của hành vi BPG và
những tác động của nó đến thị trường nước xuất khẩu và nhập khẩu. Luận văn cũng
khái quát một số cơ sở lý thuyết cơ bản về chính sách CBPG, khái niệm về chính
sách CBPG, mục tiêu của chính sách, các luồng quan điểm về chính sách CBPG
đang phổ biến trên thế giới hiện nay, biện pháp thực thi chính sách, các xu hướng sử
dụng chính sách CBPG trong thương mại quốc tế hiện nay.
- Những đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về
chính sách CBPG của Mỹ hiện nay; thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa giữa
Việt Nam - Mỹ, tập trung vào phân tích các mặt hàng của Việt Nam bị Mỹ áp thuế
CBPG, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về tác động của chính sách CBPG
của Mỹ tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này. Trên cơ sở những
phân tích trên, luận văn đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam nhằm đối phó với
chính sách CBPG của Mỹ khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.
6. Kết cấu của luận văn
Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:

3


Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chống bán
phá giá
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Những ảnh hưởng từ chính sách chống bán phá giá của Mỹ tới
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Chương 4. Một số giải pháp cho Việt Nam để đối phó với chính sách chống
bán phá giá khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ VỀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay,
BPG và các công cụ CBPG trong thương mại quốc tế là đề tài được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu, nhất là những nhà kinh tế học, các cơ quan chuyên trách về thương
mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có thể tổng quan
một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước về vấn đề này như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận về chống bán phá giá
Công trình nghiên cứu “Rethinking antidumping law” của Bhala (2002) tổng
hợp nhiều luận điểm cho trường phái phản đối sử dụng biện pháp CBPG. Tác giả
phân tích khía cạnh kinh tế của hành vi BPG và từ đó cho rằng, có nhiều trường hợp
doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa với mức giá thấp không phải để cạnh tranh
không lành mạnh mà chủ yếu để giải quyết những tình huống thông thường trong
kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ muốn chứng minh sự không cần thiết
phải có công cụ CBPG trên bình diện thế giới vì tính phản cạnh tranh, hạn chế tự do
thương mại của công cụ này. Còn trên thực tế, trong trường hợp các nước khác vẫn
áp dụng công cụ CBPG thì một nước cần có chính sách CBPG cho riêng mình.
Công trình nghiên cứu “Antidumping: A developing country perspective”
của Reem Raslan (2009) đánh giá tổng thể về khía cạnh lý thuyết và thực tiễn áp
dụng chính sách CBPG của các nước và kết luận rằng, các nước đang phát triển
ngày càng bị đối xử không công bằng trong thương mại quốc tế nếu công cụ CBPG
ngày càng trở nên phổ biến.

Công trình nghiên cứu “Antidumping, Exchange Rate and Strategic Price
Competition by Staged Game” của Hsiang-Hsi Liu, Teng-Kun Wang (2014) nghiên
cứu về tỷ giá hối đoái tác động đến quyết định sử dụng công cụ CBPG của chính
phủ. Nghiên cứu đã chỉ ra, trong trường hợp đồng tiền của nước nhập khẩu là đồng

5


tiền mạnh (được định giá cao so với ngoại tệ), nước nhập khẩu thường xuyên tiến
hành các cuộc điều tra CBPG hơn vì đồng nội tệ mạnh đã làm tăng chỉ số giá cả và
chi phí sản xuất trong nước. Mặt khác, do đồng tiền nước xuất khẩu được định giá
thấp hơn, dẫn đến hàng hóa xuất khẩu cũng rẻ hơn tương đối. Nghiên cứu cũng đưa
ra khuyến nghị với các chính phủ khi sử dụng công cụ CBPG cần tính toán đến lợi
ích tổng thể (phúc lợi toàn xã hội).
Công trình nghiên cứu “Antidumping agreement and Developing countries”
của Aradhna Aggarwal (2007) phân tích các nội dung chính của Hiệp định CBPG
của WTO và chỉ ra những bất lợi của các nước đang phát triển trong việc thực thi
Hiệp định. Nghiên cứu cũng mô tả về thực trạng sử dụng chính sách CBPG của các
nước đang phát triển, đồng thời phân tích khía cạnh nội dung luật pháp và khả năng
thực thi luật pháp về CBPG của các cơ quan chức năng.
Nhìn chung, nhiều công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận của chính sách
CBPG đã phân tích khá toàn diện về hành vi BPG và việc áp dụng chính sách
CBPG của các nước, cụ thể: chỉ ra những động cơ của hành vi BPG trên góc độ vi
mô (hành vi của doanh nghiệp) và góc độ vĩ mô (hành vi của Chính phủ); chỉ ra
những mặt tích cực và tiêu cực của chính sách CBPG với nền kinh tế của nước áp
dụng chính sách này cũng như nước bị điều tra CBPG; phân tích cơ sở luật pháp
của WTO với hành vi BPG (Hiệp định Chống bán phá giá), đánh giá về khả năng
thực thi và lợi ích đạt được của các nhóm nền kinh tế có trình độ phát triển khác
nhau trong WTO.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách chống bán phá giá trên thế giới

Công trình nghiên cứu “Antidumping” của Bruce A.Blonigen và Thomas
J.Prusa (2001) đã đánh giá công cụ CBPG như một rào cản mạnh nhất trong thương
mại quốc tế giai đoạn 1975 - 2000. Bằng chứng là từ năm 1980 các thành viên
GATT/WTO đã nộp hơn khiếu nại theo quy chế CBPG nhiều hơn tất cả các vụ kiện
thương mại khác cộng lại. Trên toàn thế giới, các vụ kiện CBPG hàng năm nhiều
hơn tổng các vụ kiện cùng loại trong suốt giai đoạn 1947-1970. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, đến giữa những năm 1980, hầu hết các vụ kiện CBPG trên thế giới đều

6


xuất phát từ bốn quốc gia/khu vực chính là Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc, và Canada.
Sau đó, các vụ kiện CBPG mới bắt đầu được các nước thành viên WTO sử dụng để
bảo hộ sản xuất trong nước. Nghiên cứu chỉ ra, những động cơ của các vụ kiện
CBPG bao gồm cả động cơ kinh tế và chính trị. Nghiên cứu cũng mô tả cụ thể
những tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp của công cụ CBPG với cả nước nhập
khẩu và nước xuất khẩu.
Công trình nghiên cứu “The use of antidumping in Brazil, China, India and
South Africa - Rules, trends and causes” của Ủy ban Thương mại quốc gia Thụy
Điển (2006) nghiên cứu về chính sách CBPG của một số nước đang phát triển và
chỉ ra rằng, xu hướng sử dụng công cụ CBPG ở các nước này đang trở nên ngày
càng phổ biến. Nguyên nhân chính được cho là xuất phát từ thực tiễn thương mại
quốc tế, các quốc gia này đang phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện CBPG ở các thị
trường xuất khẩu, vì vậy họ phải tăng cường sử dụng công cụ CBPG như một biện
pháp tự vệ, trả đũa thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định, việc tăng
cường sử dụng chính sách CBPG đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các quốc gia
đang phát triển này.
Công trình nghiên cứu “Policy externalities: How US antidumping affects
Japanese exports to the EU” của Chad P. Bown và Meredith A. Crowley (2006)
nghiên cứu về ảnh hưởng của việc Mỹ áp dụng công cụ CBPG với hàng hóa xuất

khẩu của Nhật Bản đến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Mỹ và EU trong
giai đoạn 1992 - 2001. Nghiên cứu chỉ ra rằng, do Mỹ sử dụng công cụ CBPG với
hàng hóa Nhật Bản khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản vào Mỹ sụt
giảm khoảng 1/3 đến ¼. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào EU lại
tăng, điều này có thể giải thích là do sụt giảm kim ngạch ở thị trường Mỹ, các
doanh nghiệp Nhật Bản đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường EU.
Công trình nghiên cứu “Price dynamics in the import wooden bed market of
the United States” của Changyou Sun (2011) nghiên cứu về thị trường giường gỗ
nhập khẩu của Mỹ giai đoạn 2002 - 2009, với hai nước có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi Mỹ điều tra

7


CBPG với đồ gỗ nội thất nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2004, thị phần xuất khẩu
mặt hàng này của Trung Quốc vào Mỹ đã chuyển dần sang cho Việt Nam. Nghiên
cứu cũng chỉ ra, với việc kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giường gỗ của Việt Nam
vào Mỹ tăng trưởng nhanh chóng, đồng thời giá xuất khẩu của Việt Nam còn thấp
hơn so với Trung Quốc, nếu xu hướng này tiếp diễn, Việt Nam cũng sẽ bị điều tra
CBPG tương tự như Trung Quốc.
Công trình nghiên cứu “Các giải pháp ứng phó của Việt Nam đối với việc
chống bán phá giá trong thương mại quốc tế” của Đinh Thị Mỹ Loan (2009) phân
tích tổng thể các khía cạnh lý thuyết về CBPG, đồng thời tổng kết nhiều kinh
nghiệm cho Việt Nam trong việc đối phó với chính sách CBPG ở một số thị trường
xuất khẩu.
Luận án “Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập
khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam” của Phạm Đình Thưởng (2012) đã
nghiên cứu về kinh nghiệm của các nhóm nước phát triển và đang phát triển trong
việc sử dụng chính sách CBPG, trên cơ sở đó tổng kết thành những kinh nghiệm
chung nhất về việc xây dựng một chính sách CBPG hiệu quả, toàn diện. Từ đó, tác

giả liên hệ với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam để đề xuất những giải pháp cho Việt
Nam nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về CBPG.
Bài viết “Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế” của Nguyễn Tiến
Vinh (2007) nghiên cứu luật lệ của WTO về BPG và biện pháp CBPG. Bài viết
khẳng định, việc áp dụng thuế CBPG đối với hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia
được GATT trước đây và WTO hiện nay thừa nhận. Mục đích cao nhất của thuế
CBPG là nhằm hạn chế và loại bỏ những thiệt hại do hành vi BPG của hàng hóa
nước ngoài, nhằm giữ vững thế cân bằng trong cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và
hàng sản xuất nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp nước nhập
khẩu lạm dụng thuế CBPG để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Từ đó, bài viết
khuyến nghị Việt Nam sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại
nói chung và pháp luật về CBPG nói riêng, trên cơ sở hài hòa hóa với các quy định
và thực tiễn của thương mại quốc tế.

8


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chính sách CBPG của các nước
trên thế giới đã chỉ ra xu hướng và sự chuyển dịch việc sử dụng công cụ CBPG giữa
các khu vực kinh tế chủ yếu trên thế giới trong 3-4 thập niên gần đây; đi sâu phân
tích, làm nổi bật đặc điểm chính sách CBPG của một số nước thường xuyên sử
dụng công cụ CBPG; nghiên cứu một số vụ kiện CBPG, từ đó làm rõ được mục tiêu
của nước khởi kiện, những tác động ảnh hưởng của vụ kiện tới các đối tượng liên
quan.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về những ảnh hưởng từ chính sách chống bán
phá giá của Mỹ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Cẩm nang “Kháng kiện Chống bán phá giá và Chống trợ cấp tại Hoa Kỳ”
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2010) mô tả chi tiết những quy
định hiện hành về luật CBPG và Chống trợ cấp của Mỹ, các thủ tục tiến hành điều
tra CBPG và Chống trợ cấp của các cơ quan chức năng Mỹ; nghiên cứu một số vụ

kiện về CBPG và Chống trợ cấp của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; từ
đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động đối
phó với công cụ CBPG và Chống trợ cấp của Mỹ.
Công trình nghiên cứu “Tổng quan tranh chấp phòng vệ thương mại ở Liên
minh châu Âu và Hoa Kỳ, bài học cho xuất khẩu Việt Nam” của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (2012) nghiên cứu các vụ kiện CBPG, chống trợ cấp mà
Việt Nam đã gặp phải tại hai thị trường xuất khẩu lớn là Liên minh châu Âu và Mỹ,
từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phòng
tránh và đối phó với những rào cản có thể gặp phải tại hai thị trường này.
Ngoài ra, tại Việt Nam còn có nhiều công trình nghiên cứu về các rào cản
thương mại với từng mặt hàng cụ thể của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường
Mỹ. Ít có công trình đánh giá tổng quan về chính sách CBPG của Mỹ trong những
năm gần đây, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới và nước Mỹ
có nhiều biến động, từ đó có thể đánh giá toàn diện những tác động của chính sách
CBPG của Mỹ tới việc xuất khẩu của Việt Nam, từ đó có thể đề xuất các giải pháp

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Thương mại, 2002. Chống bán phá giá - Mặt trái của tự do hóa thương mại.
Đề tài khoa học cấp bộ. Bộ Thương mại.
2. David Begg et al., 2007. Kinh tế học vi mô. 8th ed. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch
Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống
kê.
3. Hội đồng tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại/Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, 2010. Cẩm nang Kháng kiện Chống bán phá giá và Chống
trợ cấp tại Hoa Kỳ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI.
4. Đinh Thị Mỹ Loan, 2007. Xây dựng mô hình cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế. Kinh
nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Bộ
Thương mại.
5. Đinh Thị Mỹ Loan, 2009. Các giải pháp ứng phó của Việt Nam đối với việc
chống bán phá giá trong thương mại quốc tế. Đề tài khoa học cấp bộ. Bộ Thương
mại.
6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, 2012. Tổng quan tranh
chấp phòng vệ thương mại ở Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, bài học cho xuất khẩu
Việt Nam.
7. Phạm Đình Thưởng, 2012. Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá
hàng nhập khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại
học Kinh tế quốc dân.
B. Tài liệu tiếng nước ngoài
8. Bruce A.Blonigen và Thomas J.Prusa, 2001. Antidumping. [pdf] Available at:
[Accessed 29 February 2016].

10


9. Hsiang-Hsi Liu, Teng-Kun Wang, 2014. Antidumping, Exchange Rate and
Strategic Price Competition by Staged Game. Theoretical Economics Letters, 4:
197-209.
10. International Trade Centre, Revised Edition, 2010, Business Guide to Trade
Remedies in the United States - Anti-dumping, Countervailing and Safeguards
legislation, Practices and Procedures.
11. Jozef Konings and Hylke Vandenbussche, 2005. Antidumping protection and
markups of domestic firms. Journal of International Economics, 65: 151-165.
C. Tài liệu thông tin điện tử
12. Bộ Công thương Việt Nam.
/>[Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].

13. Bộ Nông nghiệp Mỹ. [Ngày truy cập:
29 tháng 2 năm 2016].
14. Bộ Thương mại Mỹ. [Ngày
truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].
15. Công ty CS Wind Việt Nam.
[Ngày truy cập:
29 tháng 2 năm 2016].
16. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đông Nam Á.
/>A1o%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh. [Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].
17. Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà. [Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].
18. Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, 2001. Ấn phẩm của
Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
[Ngày truy cập:
29 tháng 2 năm 2016].

11


19. Tổ chức Thương mại Thế giới.
[Ngày truy cập: 29 tháng 2
năm 2016].
20. Tổng cục Hải quan Việt Nam.
/>S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA.
[Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].
21. Trung tâm WTO/Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015. Số liệu
các vụ kiện chống bán phá giá, thuế đối kháng của Hoa Kỳ từ năm 2000- 2014.
[Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].
22. Trung tâm WTO/Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015. Số liệu
về Chống bán phá giá trên thế giới theo nhóm mặt hàng tính đến 31/12/2014.
[Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].


12



×