Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Mua lại và sáp nhập của các công ty xuyên quốc gia một số gợi ý chính sách đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.27 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Mua lại và sáp nhập của các công ty
xuyên quốc gia - một số gợi ý chính sách
đối với Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế

Hà Nội - 2005


105

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cùng với
sự chấm dứt chiến tranh lạnh vào đầu những năm 1990 đã làm bộc lộ mạnh
xu thế toàn cầu hóa, mà trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế. Đây là hệ quả tất
yếu của tiến trình hội nhập quốc tế liên tục của các chủ thể kinh tế lớn nhỏ,
với vật dẫn là quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động sâu rộng
trong từng khâu nhỏ nhất của hoạt động tái sản xuất. Quá trình này dẫn đến sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa các nước trong quan hệ kinh tế
quốc tế dưới tác động đồng thời các tác nhân: quốc gia, khu vực, các tổ chức
kinh tế quốc tế và các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs ).
Cũng trong quá trình này, TNCs đã không ngừng biến đổi để thích ứng
với trật tự kinh tế quốc tế mới. Với tư cách là chủ thể, là kết cấu tổ chức của
nền sản xuất thế giới hiện đại, TNCs đã trở thành lực lượng đóng vai trò chủ
đạo trong việc hình thành kết cấu mạng kinh tế toàn cầu, là kênh chủ yếu để


thực hiện trao đổi thương mại và đầu tư quốc tế, là lực lượng nòng cốt trong
việc phân công các nguồn lực, trong chuyển giao khoa học và công nghệ
giữa các nước. Ngày nay, sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào cũng đều
chịu sự chi phối ở những mức độ khác nhau bởi TNCs.
Trong các hoạt động đầu tư quốc tế của TNCs hiện nay, nổi bật lên là
hình thức mua lại và sáp nhập (merger and acquisition- M&A). M&A đã trở
thành một loại hình đầu tư quốc tế chủ yếu của TNCs. Thực tế, có rất nhiều
quốc gia trên thế giới đã thành công nhờ đón bắt và tạo điều kiện cho các
TNCs đầu tư vào dưới hình thức M&A.
Ở nước ta hiện nay, phần lớn các hoạt động đầu tư nước ngoài được
thực hiện bởi các TNCs. Mặc dù hầu hết TNCs lớn trên thế giới đã có mặt ở
Việt Nam nhưng đầu tư của chúng ở nước ta vẫn còn rất hạn chế. Hiện tượng


106

này đang đặt ra nhiều câu hỏi: phải chăng môi trường đầu tư của Việt Nam còn
rủi ro cao?, Việt Nam chưa sẵn sàng hoặc còn thiếu các điều kiện cần thiết để
tiếp nhận đầu tư nước ngoài dưới hình thức M & A ?. Để tìm ra câu trả lời thoả
đáng cho các câu hỏi này cần phải có những nghiên cứu có tính hệ thống. Do
đó, việc lựa chọn đề tài: “Mua lại và sáp nhập của các công ty xuyên quốc
gia - một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam”là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những vấn đề thời sự của thực tiễn kinh tế thế giới, đồng
thời cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới
quan tâm. Từ trước đến nay đã có nhiều bài nghiên cứu trên sách báo kinh tế,
nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về vấn đề mua lại và
sáp nhập từ những góc độ riêng biệt. Các công trình phải kể đến là nghiên
cứu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển - UNCTAD
(2000):Cross –border mergers and acquisitions and development. Trong

cuốn sách này UNCTAD đã nghiên cứu tổng thể về M&A trên toàn thế giới
nhưng mới chỉ nghiên cứu đến năm 1999. Mà những vấn đề đó thì đến nay
đã lạc hậu. Đồng thời những gợi ý mà UNCTAD đưa ra mới chỉ phục vụ cho
những nước phát triển chứ chưa có những gợi ý để giải quyết những vấn đề
tồn tại của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngoài ra là các công
trình nghiên cứu trong những trường hợp cụ thể như: công trình nghiên cứu
của Graeme Woodbridge (2003): Antitrust merger policy: lessons from the
Australian experience. Hay ở Việt Nam là nghiên cứu của trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia (2001): Sáp nhập một xu thế phổ biến trong
điều kiện cạnh tranh hiện nay; Trần Đăng Nam (2004): Một số vấn đề về sáp
nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp. Những nghiên cứu này mới chỉ dừng
lại ở một số lĩnh vực cụ thể như trong lĩnh vực ngân hàng, công nghiệp…


107

Việc khảo cứu toàn diện, có hệ thống và nhất là việc phân tích hiện
tượng M&A của TNCs ở các nước trên thế giới từ đó rút ra những kinh
nghiệm quý báu cho việc thu hút đầu tư của TNCs thông qua hình thức mua
lại và sáp nhập vàoViệt Nam vẫn còn ít được nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Bằng việc hệ thống lại những vấn đề cơ bản của lý luận về M&A và
thông qua việc phân tích thực trạng M&A ở các nước trên thế giới đặc biệt là
các nước đang phát triển. Để thẩy rõ được những đóng góp tích cực, những
mặt hạn chế của tiến trình này đối với các nước tiếp nhận đầu tư quốc tế
dưới hình thức M&A của TNCs cũng như, rút ra những kinh nghiệm cho
Việt Nam trong việc thúc đẩy thu hút các TNCs hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chủ đề trung tâm của luận văn là làn sóng M&A của TNCs trên thế
giới. Đây là một vấn đề rộng lớn, phức tạp. Trong lịch sử phát triển của nền

kinh tế thế giới, nhiều lần các công ty đã phải mua lại hoặc sáp nhập lẫn
nhau để làm tăng sức cạnh tranh của mình. Lần đầu tiên, vào cuối thế kỷ
XIX, các công ty bắt đầu sáp nhập với nhau để tạo thành các công ty độc
quyền lớn. Tiếp đó, trong thế kỷ 20, đã xuất hiện nhiều làn sóng sáp nhập
(thập kỷ 20, cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 90) đã thúc đẩy đầu tư quốc tế
phát triển mạnh mẽ.
Luận văn tập trung nghiên cứu làn sóng mua lại và sáp nhập lần thứ tư,
tức là từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây. Vì làn sóng này phát triển rất mạnh và có
nhiều biểu hiện phức tạp. Mặt khác, nó có tác động mạnh mẽ tới tất cả các
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn xem xét mua lại và sáp nhập của các công ty này
trên phương diện một loại hình đầu tư quốc tế cho nên luận văn chỉ đề cập


108

đến mua lại và sáp nhập xuyên biên giới hay còn gọi là mua lại và sáp nhập
xuyên quốc gia (cross-border mergers and acquisitions).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc
nghiên cứu các đề tài khoa học xã hội nói chung, cũng như kinh tế học nói
riêng như: các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng
hóa khoa học, tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng
hợp nhằm tìm ra những cứ liệu minh họa cho các luận điểm và dự đoán triển
vọng cho bước phát triển tiếp theo.
Hệ thống bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ sẽ là công cụ để minh họa thêm
vấn đề nghiên cứu mà luận văn sẽ trình bày.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học chuyên ngành kinh tế chính
trị, tác giả mong sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

Thứ nhất, làm rõ bản chất và các yếu tố quyết định tới hoạt động M&A
của TNCs.
Thứ hai , khảo sát thực trạng hoạt động M&A ở các nước trên thế giới
từ đó rút ra những xu hướng chính của hoạt động đầu tư này.
Thứ ba, phân tích những ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) thông qua M&A đối với nước chủ nhà trong tương quan so sánh với
những tác động của FDI thông qua đầu tư mới.
Cuối cùng, đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam để thúc đẩy
thu hút TNCs mạnh trên thế giới.


109

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn sẽ được kết cấu làm
ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mua lại và sáp nhập của các
công ty xuyên quốc gia
Chương 2: Thực trạng mua lại và sáp nhập của công ty xuyên quốc gia
trên thế giới
Chương 3: Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam


110

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MUA LẠI VÀ SÁP
NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
1. 1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm và định nghĩa

Công ty xuyên quốc gia
Trong các tài liệu về công ty xuyên quốc gia, nhiều thuật ngữ được sử dụng như
công ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia (Multinational
Corporations/Enterprises- MNCs/MNEs), công ty xuyên quốc gia (Transnational
Corporations-TNCs) và gần đây thuật ngữ công ty toàn cầu (Global Firm) được sử
dụng khá phổ biến. Vậy, giữa các thuật ngữ này có sự khác biệt ? và thuật ngữ nào
được sử dụng là hợp lý nhất?.
Trong những năm 60, các thuật ngữ công ty quốc tế và MNEs được sử
dụng với ý nghĩa như nhau, nhưng nhìn chung thuật ngữ công ty quốc tế vẫn
quen được sử dụng. Các thuật ngữ này nói đến sự lớn mạnh của công ty đã
vượt khỏi phạm vi một quốc gia và có các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở
nhiều nước trên thế giới (Jenkins, 1987). Đặc điểm cơ bản của các công ty
quốc tế hoặc đa quốc gia là qui mô lớn, sở hữu đa quốc tịch và có phạm vi
hoạt động ở nhiều nước.
Mặc dù hai thuật ngữ trên có ý nghĩa như nhau, nhưng xét ở cách tiếp
cận, thuật ngữ thứ nhất xem xét công ty từ giác độ kinh doanh quốc tế, trong
khi thuật ngữ thứ hai đề cập đến cả tính sở hữu đa quốc gia của công ty
(Richard E. Caves, 1986), vì thế đã phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của MNEs.
Đầu thập kỷ 70, thuật ngữ MNEs được sử dụng nhiều hơn thuật ngữ
công ty quốc tế và có ý phân biệt với khái niệm công ty quốc tế. Trong thời
kỳ này, cơ cấu tổ chức và các hoạt động của MNEs chuyển sang cơ chế phi


111

tập trung, đa doanh hơn trước. Quá trình ra quyết định các hoạt động của công
ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính quốc, mà người nước
ngoài cũng được tham gia quản lý các chi nhánh của công ty hoạt động ở
nước họ. Hơn nữa, họ còn có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn và quyết định
hình thức hợp tác với MNEs ở nước chủ nhà. Bởi vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt

động của MNEs không chỉ có tính quốc tế mà còn mang đậm nét đa quốc gia.
Ngoài những đặc điểm chung như đã nêu, các tiêu chí để xem xét một
công ty là MNEs còn được quan niệm không thống nhất giữa các học giả.
Chẳng hạn, các học giả Mỹ thường căn cứ vào phạm vi kiểm soát và quản lý
các hoạt động sản xuất ít nhất từ hai nước trở lên. Hơn nữa, họ còn sử dụng
tên doanh nghiệp (enterprise) hơn là công ty (company) và nhấn mạnh đến
mức độ kiểm soát và quản lý trực tiếp các hoạt động của công ty ở nước ngoài
(Richard E. Caves, 1986). Trong khi đó, một số học giả khác lại nhấn mạnh
về đặc điểm qui mô tài sản của công ty phải đạt đến mức trên 100 triệu USD
(Raymond Vernon, 1971) hoặc được xếp vào danh sách 500 công ty lớn nhất
về tài sản trên thế giới được công bố hàng năm (Harvard Business School,
1974) mới được gọi là MNEs. Ngoài ra, có tài liệu còn định nghĩa MNEs dựa
trên một số tiêu chuẩn cần thiết như số lao động sử dụng ở nước ngoài hoặc tỷ
lệ tài sản ở nước ngoài trên tổng giá trị tài sản của công ty (Jenkins, 1987).
Một số học giả khác còn định nghĩa MNEs là một công ty lớn bao gồm
nhiều công ty nhỏ hay thực thể kinh tế. Những thực thể này có thể thuộc
quyền sở hữu cá nhân hay sở hữu nhà nước hoặc sở hữu hỗn hợp, được thành
lập ở nhiều nước khác nhau và có mối liên kết chặt chẽ. Chúng ảnh hưởng
đến hoạt động của nhau và đặc biệt cùng có chung mục đích và nguồn vốn
kinh doanh. Trong một MNEs, mức độ tự chủ của các thực thể rất khác nhau,
tuỳ thuộc vào hình thức liên kết và lĩnh vực hoạt động giữa chúng.


112

Cuối thập kỷ 80, do sự nới lỏng các qui chế đầu tư nước ngoài ở các
nước đang phát triển và xu hướng tự do hoá thị trường vốn quốc tế, các
MNEs đã tăng trưởng mạnh mẽ. Trào lưu các công ty mẹ (parent firms) mở
rộng các chi nhánh ra nhiều nước (transnationals) đã trở thành đặc điểm nổi
bật trong những năm cuối của thập kỷ 80. Bởi vậy, trong thời kỳ này, thuật

ngữ TNCs được sử dụng rộng rãi.
Theo định nghĩa, TNCs là doanh nghiệp có sở hữu và kiểm soát tài sản
như nhà máy,hầm mỏ, đồn điền và các cơ sở bán hàng ở hai hoặc nhiều nước
(Colman and Nixson, 1994). Nhiều học giả cũng có định nghĩa tương tự về
TNCs (Jenkins, 1987; Rasiah, 1995; Dunning and Sauvant, 1996; ...). Như
vậy, theo các định nghĩa đã nêu, bản chất của các TNCs và MNEs là giống
nhau, đều là những công ty có qui mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt động ở
nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Sự khác nhau về tên
gọi chỉ là sự phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng trưởng của
TNCs hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả.
Gần đây, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: TNCs bao gồm các công ty
mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là các
công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước
ngoài. Công ty con là các công ty hoạt động ở nước ngoài dưới dưới sự quản
lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài. Có
các loại công ty con dưới đây:


113

 Phụ thuộc (Subsidiary): Chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn 50%
tổng tài sản của công ty. Họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ
máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty.
 Liên kết (Associate): Chủ đầu tư tuy chiếm 10 % tài sản của công ty,
nhưng chưa đủ tỷ lệ sở hữu để có quyền hạn như trường hợp công ty phụ thuộc.
 Chi nhánh (Branch): Công ty hoạt động ở nước ngoài với 100% tài
sản thuộc sở hữu của công ty mẹ.
Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá, nhiều quốc gia
mở cửa thu hút TNCs, các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở một số

lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyên sang đa doanh và có phạm vi ảnh
hưởng toàn cầu. Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu. Thực ra,
thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh toàn cầu hoá
hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể
(John Stopford, 1999).
Như vậy, qua các khái niệm và định nghĩa trên, có thể đi đến hai nhận
xét quan trọng: Thứ nhất, về bản chất, giữa các thuật ngữ về TNCs không có
sự khác biệt đáng kể, chúng có đặc điểm chung là qui mô lớn, sở hữu đa quốc
gia và kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước. Sự khác
biệt chủ yếu là tên gọi, phản ánh đặc điểm nổi bật của TNCs trong từng giai
đoạn lịch sử phát triển hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả. Thứ
hai, khó có thể đưa ra định nghĩa chính xác về TNCs. Bởi thế, định nghĩa


114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các
năm, />2. Công báo năm 2000, 2001,2002,2003,2004
3. Nguyễn Minh Đức (2004), Tập đoàn kinh tế - mô hinh chiến lước để đổi
mới và phát triển các loại hình doanh nghiệp,Tạp chí nghiên cứu kinh tế
số 07
4. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Quốc Tuấn (2004), Về mô hình tập đoàn kinh
doanh mạnh, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 311
5. Nguyễn Thúy Hòa (2003), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ
tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội
6. Phạm Quang Huấn (2004), Thành lập cty theo mô hình mẹ - con: Đừng
chạy theo mốt, Tài chính doanh nghiệp
7. Phạm Hải Long (2004), Chu kỳ phát triển của tập đoàn, Nghiên cứu kinh
tế số 315

8. Minh Long (2002), HP-Compaq được và mất, Vnexpress
9. Luật Doanh Nghiệp năm 2003
10.Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000
11. Nguyễn Đăng Nam (2004), Một số vấn đề về sáp nhập, hợp nhất, mua lại
doanh nghiệp, tọa đàm VCCI.
12.Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nxb Đại Học
Quốc Gia
13.Bùi Huy Nhượng (2004), Vấn đề mua lại và sáp nhập các dự án FDI ở
Việt Nam: thực trạng và kiến nghị, Nghiên cứu kinh tế số 294
14. Minh Nghĩa (2002), HP- Compaq chính thức sáp nhập, Vnexpress
15. Hồng Ngọc (2002), EC thông qua vụ sáp nhập Sony-Philíp và InterTrust,
Vnexpress
16. OECD, §Þnh h-íng cho c¸c c«ng ty ®a quèc gia, 1976.


115
17. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Các công ty xuyên quốc gia: khái niệm, đặc
trưng và những biểu hiện mới, Nxb Khoa học xã hội
18. Trường Sơn (2002), GM chuẩn bị mua lại Deawoo, Vnexpress
19.Kim Tinh (2003), Công ty dầu lớn thứ tư thế giới được thành lập,
Vnexpress
20. Thanh Tú (2003), Sega và Sammy hợp nhất, Vnexpress
21.Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, Nxb Thế Giới
22. Viện thông tin khoa học xã hội (2001), Sáp nhập một xu thế phổ biến
trong điều kiện cạnh tranh hiện nay
23. Hoàng Việt (2002),Các công ty nước ngoài tại Việt Nam có xu hướng
sáp nhập, Vnexpress
24.Thanh Xuân (2001), American Airlines mua TWA và US Airways,
Vnexpress
25. Thanh Xuân (2002), Andersen sẽ không sáp nhập vào KPMG, Vnexpress

26. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội
Tài liệu Tiếng Anh
27. Bart M. Lambrecht và Stewart C. Myers (2005), A theory of takeovers and
disinvestment,

National

Bureau

of

Economic

Research

(NBER),

/>28. Bengt Holmstrom (2001), Corporate Governance and merger activity in
the U.S.: making sense of the 1980s and 1990s, National Bureau of Economic
Research (NBER), />29. Chien-Chung Nieh (2000), The relationship between the Merges and
Acquisitions and Macroeconomic Fundaments: the U.S. evidence, Tamkang
University, Taiwan
30. Decai Fu (2001), Merger and acquisition in China, Master thesis


116
31. Devision on Investment, Technology and Enterprise Development, World
Investment Report 2004, UNCTAD
32. Franz Wanzenboeck (2001), US cross border leases as a tool for

corporate finance, Master’s thesis, Structured Finance Group of the Federal
Railways of Autria (OEBB)
33. Gary Gorton, Matthias Kahl (2005), Eat or be eaten: a theory of mergers
and merger waves, NBER, />34. Graeme Woodbridge (2003), Antitrust merger policy: lessons from the
australian expereince, NBER, />35. Henri Horn (1997), Merger policies and trade liberalization, NBER,
/>36. Hubin (2001), Company Valuation in mergers and acquisitions-a study of
AT&T/ Mc Caw, Master’s thesis, Industrial and Finance Economics
37. Hyung-Chul Choi (2003), Venture capital in korea case study of ilshin
ivestment co., ltd., School of Public Policy and Management
38. Jerry Harris (2002), The hegemonist challenge to globalism, Foreign
Policy Research Institute, USA
39. Jim Heskett (2004), Summing up: M&A value destruction: who is to
blame, World Investment Report
40. Jim Heskett (2004), Should we brace ourselve for another era of M&A
value destruction?, World Investment Report
41. Jlee (1999), Micheal Porter’s diamond for M&A, Master’s thesis, Havard
Business School
42. Joao Carlos Ferraz, Nobuaki Hamaguchi (2002), M&A and privatization
in developing countries, The Developing Economies No 383-99
43. Margaret Levenstein, Valerie Suslow (2003), International price – fixing
cartels and developing countries: a discussion of effects and policyremedies,
NBER, />44.Micheal

Katz

(2004),

Merger

/>

and

Innovation,

NBER,


117
45. R. Glenn Hubbard (1998), A re-examination of the conglomerate merger
wave

in

the

1960s:An

internal

capital

markets

view,

(NBER),

/>46. Robert E. Lipsey (2001), Foreign Direct Investment and the operations of
Multinational


Firms:

Concepts,

History,

and

Data,

NBER,

/>47. Simon J. Evernett (2003), The cross border merger and acquisitions
wave of the late 1990s, NBER, />48. Sumon Kumar Bhaumik (1999), Merger and acquisitions – What can we
learn from the “Wave” of the 1980s?, Icra bulletin
49. UNCTAD (1998), World Investment reports:Trends and determinants,
www.unctad.org
50. UNCTAD (2000), World Investment reports: Cross – border merger and
acquisitions and development, www.unctad.org
51.UNCTAD (2001), Competition law and policy experts to discuss
cooperation with developing countries, www.unctad.org
52. UNCTAD (2001), Improving the competitiveness of SMEs in developing
countries, www.unctad.org
53. UNCTAD (2002), World Investment reports: Transnational corporations
and export competitiveness, www.unctad.org
54. UNCTAD (2004), Prospect for FDI flows, TNC stragies and policy
developments :2004-2007, www.unctad.org
55. UNCTAD (2004), Exchanging best practices in foreign investment
promotion, www.unctad.org
56. UNCTAD (2004), Follow- up to UNCTAD XI: new developments in

international economic relations, www.unctad.org
57. UNCTAD (2004), World’s largest transnational companies opt for
expansionary stragies, www.unctad.org
58. UNCTAD (2004), Recent competion cases, www.unctad.org


118
59. UNCTAD (2004), Survival in global business arene is key driver of
cross – border merger and acquisition boom, www.unctad.org
60. UNCTAD (2004), The top 10 non- financial TNCs from South – East
Europe and the CISa, ranked by foreign assets, 2003, www.unctad.org
61. UNCTAD (2004), The top 50 non- financial TNCs from developing
countries , ranked by foreign assets, 2003, www.unctad.org
62. UNCTAD (2004), The top 50 financial TNCs ranked by total assets,
2003, www.unctad.org
63. UNCTAD (2004), World Investment reports:The shift toward services,
www.unctad.org
64. UNCTAD (2004), The world’s top 50 non- financial TNCs, ranked by
foreign assets, 2003, www.unctad.org
65. UNCTAD (2004), Global FDI decline bottoms out in 2003,
www.unctad.org
66. UNCTAD (2005) , Foreign investment increases to central and eastern
europe, topped by poland and czech republic, Press release.
67. UNCTAD (2005), FDI - linked cross-border m&as grew unabated in
2000, Press release.
68. Wojciech Grabowski (2001), Market dominance options and asset
structure: the case of Microsoft and Cisco, University of Warsaw, Poland
69. World Bank (2001), A case study of Postprivatization Mergers




×