Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.78 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN CÔNG DŨNG

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN CÔNG DŨNG

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU QUỐC ĐẠT


XÁC NHẬN
CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. LƯU QUỐC ĐẠT

GS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nghệ An, Sở Công Thƣơng tỉnh
Nghệ An, Chi cục Thống kê, Cục thuế Nghệ An,... đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
đƣợc tham gia khóa đào tạo thạc sĩ và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Khoa Kinh tế chính trị, trƣờng
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và các quý thầy, cô đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sỹ Lƣu Quốc Đạt, ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình hình thành, triển khai nghiên cứu và hoàn
chỉnh luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và những ngƣời đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
trong quá trình nghiên cứu thực tế đề tài khoa học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự cảm thông, những ý

kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tác giả

Nguyễn Công Dũng


MỤC LỤC

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................. Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ ....................... 5
1.1. Tổng quan tài liệu ................................................................................ 5
1.1.1. Tài liệu lý luận công tác bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế .... 5
1.1.2. Tài liệu các công trình nghiên cứu thực tiễn công tác bảo vệ môi
trường bằng công cụ kinh tế: .................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế ........ Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Quản lý nhà nước .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quản lý môi trường ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tếError! Bookmark not
defined.
1.3. Thực tiễn áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng .... Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) .. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Kinh nghiệm của các nước phát triểnError!

Bookmark


not

defined.
1.3.3. Kinh nghiệm của các nước đang phát triểnError! Bookmark not
defined.


1.3.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở
Việt Nam .................................................. Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not

defined.
2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ......................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp cụ thể ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh .. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp logic – lịch sử ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợpError!

Bookmark

not

defined.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ
TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Tổng quan về tỉnh Nghệ An .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Dân cư và sức ép từ việc gia tăng, phân bố dân số ............. Error!
Bookmark not defined.
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Nghệ AnError! Bookmark not
defined.
3.2. Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Nghệ An . Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Môi trường đất .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Môi trường nước ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Môi trường không khí ................... Error! Bookmark not defined.


3.3. Tình hình áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng trên địa
bàn tỉnh Nghệ An ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Thuế Tài nguyên ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Thuế môi trường ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Các loại phí ................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ AnError!

Bookmark

not

defined.
3.4. Đánh giá việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................... Error! Bookmark not defined.

3.4.1. Thuận lợi ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Thuế trong
việc áp dụng công cụ kinh tế để quản lý môi trườngError!

Bookmark

not defined.
TIỀU KẾT CHƢƠNG 3.................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............... Error! Bookmark not defined.
4.1. Định hƣớng quản lý môi trƣờng của tỉnh Nghệ An giai đoạn năm
2015 – 2020 ............................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong
quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ AnError!

Bookmark

not

defined.
4.2.1. Giải pháp về thể chế chính sách. .. Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Giải pháp giáo dục và truyền thông.Error!

Bookmark

not

defined.

4.2.3. Một số giải pháp khác. .................. Error! Bookmark not defined.


TIỂU KẾT CHƢƠNG 4.................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 12


LHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ba mƣơi năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986, khi tiến hành công cuộc
đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa
lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của ngƣời dân. Sự phát triển của các ngành:
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và đặc biệt là công nghiệp đã góp
phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn xã hội, song cũng chính từ sự
phát triển đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng.
Có thể nói ở nƣớc ta hiện nay, công tác bảo vệ môi trƣờng vẫn còn nhiều
tồn tại và hạn chế, cụ thể: Chất lƣợng môi trƣờng mặc dù đã đƣợc cải thiện
nhƣng vẫn còn chậm; môi trƣờng một số khu vực (nhƣ đô thị, Khu công
nghiệp, Cụm công nghiệp...) tiếp tục bị ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trƣờng
vẫn thƣờng xảy ra; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng với thủ đoạn ngày
càng tinh vi và phức tạp; việc khai thác tài nguyên không hợp lý gây ô nhiễm
môi trƣờng còn khá phổ biến... Nguyên nhân chủ yế u dẫn đến tình trạng nêu
trên trƣớc hết là do nhận thƣ́c , ý thức trách nhiê ̣m về b ảo vệ môi trƣờng của
ngƣời dân, doanh nghiệp vẫn chƣa cao; tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế
trƣớc mắt và xem nhẹ công tác bảo vệ môi trƣờng lâu dài. Bên cạnh đó, nhiều
quy định về bảo vệ môi trƣờng còn chồng chéo , việc thực thi pháp luật còn
chƣa nghiêm. Mặt khác, yêu cầu bảo vệ về môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức trong các chiến lƣợc, quy hoa ̣ch, kế hoạch, dƣ̣ án, nhất là trong quy
hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp, thủy điện... Việc huy động sức mạnh

cô ̣ng đồ ng tham gia bảo vệ môi trƣờng còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Nhận thức đƣợc vấn đề đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta bằng
những biện pháp và chính sách khác nhau đã và đang can thiệp mạnh mẽ vào
các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi
1


trƣờng, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng. Với mục
tiêu phát triển bền vững, cân bằng việc tăng trƣởng kinh tế và bảo vệ môi
trƣờng.
Quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế đƣợc xây dựng dựa trên các
nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng với mục đích điều hòa xung đột
giữa tăng trƣởng kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Các công cụ kinh tế sẽ tạo
điều kiện để các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch bảo vệ môi trƣờng và
tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trƣờng với chi
phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Điều đó dẫn đến tăng cƣờng ý
thức trách nhiệm trƣớc việc gây ra hủy hoại môi trƣờng đồng thời tác động
đến hành vi của cá nhân theo hƣớng có lợi cho môi trƣờng.
Tỉnh Nghệ An với vị trí và vị thế là trung tâm kinh tế- xã hội vùng Bắc
Trung Bộ cũng không tránh đƣợc những hệ quả về suy thoái môi trƣờng nặng
nề. Ô nhiễm môi trƣờng ở tỉnh Nghệ An bao gồm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc,
môi trƣờng không khí và môi trƣờng đất, nguyên nhân ban đầu xuất phát từ
các hoạt động công nghiệp sản xuất, khai thác chế biến khoáng sản, rác thải
sinh hoạt, nƣớc thải bệnh viện…
Trong những năm qua, cùng với nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc,
tỉnh Nghệ An đã áp dụng các công cụ kinh tế để quản lý môi trƣờng, bao gồm
các công cụ thuế tài nguyên và phí môi trƣờng, ký quỹ phục hồi môi trƣờng…
bƣớc đầu việc sử dụng các công cụ đó đã thu đƣợc những thành quả nhất
định, tuy nhiên, điều đó vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ cấp bách điều kiện
để phát triển bền vững đặt ra.

Trƣớc tình hình thực tế đó, tôi lựa chon đề tài: “Quản lý môi trường
bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá thực trạng,
từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hiệu quả đối với việc áp dụng
công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An.
2


Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: “Tỉnh Nghệ An đã và sẽ phải làm gì
để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi
trường?”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài tập trung vào
một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trƣờng bằng
công cụ kinh tế
- Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý môi
trƣờng bằng công cụ kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: việc áp dụng các công cụ kinh tế trong công
tác quản lý môi trƣờng.
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay (thời điểm hoạt động Chi
cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Nghệ An đi vào hoạt động).
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình
bày trong bốn chƣơng:

CHƢƠNG 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
môi trƣờng bằng công cụ kinh tế.
CHƢƠNG 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
CHƢƠNG 3: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý
3


môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
CHƢƠNG 4: Định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng công cụ quản lý kinh tế trong quản lý môi trƣờng.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ
1.1. Tổng quan tài liệu
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết về việc áp dụng
các nhóm công cụ trong công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và công cụ
kinh tế nói riêng ở các góc độ, khía cạnh khác nhau.
Thông qua các kênh thông tin nhƣ tra cứu trên mạng internet, tra cứu
công báo và danh mục các tài liệu đã đƣợc công bố trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng, trong một số các thƣ viện nhƣ: Thƣ viện của Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, thƣ viện tỉnh Nghệ An, Trung tâm
lƣu trữ tỉnh Nghệ An… tác giả đã khảo cứu đƣợc một số các văn bản Luật,
văn bản pháp quy và các công trình nghiên cứu có liên quan nhƣ sau:
1.1.1. Tài liệu lý luận công tác bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế
Nguyễn Thế Chinh “Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường” (2003),
NXB Thống kê, Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học

môi trƣờng, quản lý môi trƣờng xem xét trên góc độ kinh tế. Để hiểu rõ hơn
mối quan hệ giữa kinh tế và môi trƣờng, từ đó có một cách ứng xử hợp lý cho
các nhà kinh tế và quản trị kinh doanh trong hoạt động thực tiễn đối với
những vấn đề liên quan đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, giáo trình đã phân tích
mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển; những vấn đề cơ bản về kinh tế
học chất lƣợng môi trƣờng; đánh giá tác động môi trƣờng và phân tích kinh tế
của những tác động môi trƣờng; những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài
nguyên, dân số, kinh tế và môi trƣờng và những nội dung kiến thức cơ bản
của quản lý môi trƣờng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu
hƣớng biến đổi môi trƣờng toàn cầu.
5


Trần Thanh Lâm “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế” (2006),
NXB Lao Động, cuốn sách đã hệ thống các công cụ kinh tế ứng dụng trong
quản lý môi trƣờng nhằm giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý môi
trƣờng hoạch định chính sách và quản lý môi trƣờng, cũng nhƣ những ai quan
tâm về lĩnh vực này có cái nhìn tổng quan về một công cụ quản lý đƣợc đánh
giá là mềm dẻo, dễ lựa chọn và hiệu quả trong quản lý môi trƣờng trên nền
kinh tế thị trƣờng. Cuốn sách đã tập hợp, chọn lọc những vấn đề chủ yếu về lý
luận và thực tiễn để biên soạn, chỉ rõ ra những điều kiện để các doanh nghiệp
chủ động lập kế hoạch văn bản môi trƣờng và tuân thủ pháp luật thông qua
việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trƣờng với chi phí sản xuất, kinh doanh và
giá thành sản phẩm.
Phan Nhƣ Thúc “Quản lý môi trường” (2002), Giáo trình Đại học bách
khoa Đà Nẵng, cuốn sách cung cấp những khái niệm cơ bản về môi trƣờng và
phát triển bền vững, trong đó chỉ rõ hệ thống quản lý môi trƣờng là thiết yếu,
không thể thiếu đƣợc để tổchức có khả năng nhìn thấy trƣớc sự tiến triển thực
thi môi trƣờng sẽ diễn ra và bảo đảm sự tuân thủ các yêu cầu quốc gia và quốc
tế về bảo vệ môi trƣờng. Hệ thống quản lý môi trƣờng thu đƣợc kết quả tốt

khi mà công việc quản lý môi trƣờng đƣợc tiến hành cùng với các ƣu tiên
hàng đầu khác của tổ chức. Ngoài ra, cuốn sách cũng đã chỉ rõ những nguyên
tắc chung của quản lý môi trƣờng gồm: Kết hợp các mục tiêu quốc tế- quốc
gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cƣ trong việc quản lý môi trƣờng;
Hƣớng tới sự phát triển bền vững; Quản lý môi trƣờng xuất phát từ quan điểm
tiếp cận hệ thống và cần đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng
hợp đa dạng và thích hợp; Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trƣờng cần
đƣợc ƣu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trƣờng nếu để xảy ra ô nhiễm;
Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền.

6


Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh “Quản lý môi trường cho sự phát
triển bền vững” (2001), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu giúp
có một cái nhìn khái quát về lý thuyết phát triển bền vững, định lƣợng hóa sự
phát triển bền vững, các nhóm mục tiêu của phát triển bền vững và định
hƣớng phát triển bền vững ở Việt Nam.
1.1.2. Tài liệu các công trình nghiên cứu thực tiễn công tác bảo vệ môi
trường bằng công cụ kinh tế:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác
bảo vệ môi trường ở Việt Nam” (2015), Bài tham luận hội nghị môi trƣờng
toàn quốc lần thứ 4, bài viết đã đánh giá những việc đã làm đƣợc trong thời
gian qua đối với công tác bảo vệ môi trƣờng, đó là hệ thống chính sách, pháp
luật có bƣớc phát triển vƣợt bậc; Nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trƣờng
đã đƣợc quan tâm hơn; các công cụ kinh tế bƣớc đầu đã phát huy đƣợc vai trò
điều phối lợi ích giữa kinh tế và môi trƣờng. Tuy nhiên, bên cạnh đó tham
luận cũng đã chỉ rõ đƣa ra một số khuyết điểm tồn tại cần phải khắc phục
trong thời gian tới. Trƣớc hết, về quan điểm và nhận thức, có lúc và có nơi,
ngay cả ở những cơ quan trung ƣơng, chúng ta chƣa thực sự coi môi trƣờng

và bảo vệ môi trƣờng phải gắn kết hữu cơ, không thể tách rời với phát triển
kinh tế - xã hội; còn coi nhẹ, thậm chí bỏ qua lợi ích môi trƣờng trong các
hoạt động kinh tế; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; mặc dù đã có những
bƣớc tiến lớn nhƣng vẫn còn những chồng chéo, chƣa rõ ràng trong phân
công, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; về hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, mặc dù đã có những bƣớc tiến lớn nhƣng vẫn còn những
chồng chéo, chƣa rõ ràng trong phân công, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn đa
dạng sinh học. Vẫn còn những quy định chƣa thực sự phù hợp; nguồn lực và
các điều kiện đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế.

7


Nguyễn Ngọc Anh Đào “Luận án tiến sỹ pháp luật về sử dụng công cụ
kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” (2013), Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam, Luận án nêu Nghị quyết 24-NQ/TW khẳng định
“Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu,
quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và các lĩnh vực có liên quan nhƣ đầu
tƣ, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự. theo hƣớng bổ sung, kết hợp khắc
phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thuận
lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp,
xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và
bảo vệ môi trƣờng. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự.
về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy
mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật”. Bằng những
nỗ lực của mình, Việt Nam đang dần dần hình thành một hệ thống chính sách,
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng với sự ra đời của hàng loạt văn bản pháp luật
quy định nhiều biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ: biện pháp hành chính (đây
là biện pháp áp dụng chủ yếu), biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và bƣớc
đầu sử dụng một số công cụ kinh tế.

Nguyễn Lệ Quyên “Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước về môi trường tại
thành phố Đà Nẵng” (2012), Trƣờng Đại Học Đà Nẵng, luận văn đã phân tích với
vị thế là một trong số các độ thị loại I của Việt Nam, là thành phố động lực của
vùng kinh tế Miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng đã có bƣớc phát triển khá
nhanh về KT-XH. Diện mạo thành phố đã khang trang, văn minh, sạch đẹp và đầy
sức sống, thể hiện rõ bản chất của một thành phố trẻ năng động. Các đề án về xây
dựng và phát triển môi trƣờng đặc biệt là đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố
môi trƣờng” đã tạo nên những hƣớng phát triển sáng tạo của thành phố, với mục
đích lớn nhất là phát triển KT-XH bền vững và phấn đấu đạt thành phố thân thiện
môi trƣờng, đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng môi trƣờng.
8


Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của thành phố Đà
Nẵng đã đƣợc hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Về cơ chế quản lý
môi trƣờng và tổ chức bộ máy quản lý đã có những thay đổi rõ rệt, nâng cao
chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý môi trƣờng. Công tác ñào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý môi trƣờng đã đƣợc chú
trọng thông qua việc mở các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ năng chuyên môn…
Bên cạnh việc chỉ đạo sát sao thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nƣớc, thành phố còn ban hành các văn bản dƣới luật, ñặc biệt sự lồng
ghép chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng với chiến lƣợc phát triển KT-XH. Tuy
nhiên công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của Tp.Đà Nẵng vẫn còn một
số hạn chế nhƣ tình trạng ban hành các văn bản dƣới luật chƣa kịp thời, chƣa
sát với tình hình thực tiễn.
Trần Thị Hòa “Luận văn thạc sỹ thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố
Hà Nội” (2008), Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, tài liệu nêu thành phố Hà
Nội với vị thế là thủ đô của cả nƣớc cũng không tránh đƣợc những hệ quả về
suy thoái môi trƣờng do các hoạt động sinh sống, hoạt động sản xuất công

nghiệp,…Do đó cần thiết phải tiến hành quản lý môi trƣờng bằng các biện
pháp kinh tế bởi các công cụ kinh tế tiếp cận môi trƣờng linh hoạt, hiệu quả
và kinh tế, nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phƣơng án tối ƣu đáp ứng
các yêu cầu về môi trƣờng.
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng đƣợc áp dụng trên địa bàn
thành phố Hà Nội bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trƣờng đối
với nƣớc thải và phí xăng dầu, quỹ môi trƣờng, đây là những công cụ kinh tế
cơ bản đƣợc sử dụng. Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện đƣợc mục tiêu
bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo đƣợc nguồn thu cho ngân
sách nhà nƣớc, đặc biệt là nó đƣợc sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân
9


cƣ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức,
trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc
hậu,… nên hiệu quả đạt đƣợc thấp hơn yêu cầu đặt ra.
Trần Nhật Nguyên “Đề tài thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường tại TP Hồ Chí Minh – Đề xuất các giải pháp”
(2013), Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài đã thực
hiện tổng quan các loại công cụ kinh tế đang áp dụng tại Việt Nam nói chung
và TPHCM nói riêng. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một số công cụ
kinh tế tiêu biểu đang áp dụng tại TP với thời gian áp dụng khá dài để đánh
giá. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 3 loại công cụ: phí bảo vệ môi
trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp, phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải
rắn và thuế tài nguyên nƣớc. Qua đó, khảo sát thực tế các đơn vị trực tiếp
quản lý thu phí và các doanh nghiệp là đối tƣợng đang đƣợc áp dụng các công
cụ kinh tế trên. Từ kết quả khảo sát, rút ra những nhận định chung về những
mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế của các công cụ trên.
Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng, cơ chế chính sách và tham
khảo kinh nghiệm của nƣớc ngoài, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đối với

mỗi loại công cụ nhóm nghiên cứu đã đánh giá nhƣ sau:
- Đối với phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp: thay đổi mức phí,
cơ sở tính phí, các chất ô nhiễm tính phí, bổ sung đối tƣợng nộp phí và các
giải pháp quản lý về quy trình thu phí, công tác kiểm tra giám sát, các biện
pháp xử lý và sử dụng nguồn thu phí.
- Đối với phí BVMT đối với chất thải rắn: Điều chỉnh phù hợp các lỗ
hổng trong nội dung QĐ số 88/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hồ
Chí Minh về các vấn đề: phân nhóm chủ nguồn thải, mức phí thu gom, tỷ lệ
trích nộp phí của các nhóm đối tƣợng ngoài hộ gia đình; Cải tiến công tác tổ

10


chức thực hiện, đặc biệt là tổ chức tuyên truyền rộng rãi chủ trƣơng của Nhà
nƣớc về thu phí vệ sinh và phí BVMT đối với chất thải rắn thông thƣờng;

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng, 2005. Chiến lược Bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội: NXB
Chính trị quốc gia.
2. Lê Thạc Cán và cộng sự, 1995. Kinh tế môi trường. Giáo trình đại học mở HN.
3. Nguyễn Thế Chinh, 1997. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường ở Hà Nội, 1997. Hà Nội: NXB Lao động.
4. Nguyễn Thế Chinh, 2003. Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường. Hà
Nội: NXB Thống kê.
5. Cục Môi trƣờng, 1993-2000. Xây dựng và Phát triển. Hà Nội.
6. Cục Thống kê, 2012-2014. Niêm giám thống kê Nghệ An. Hà Nội: Nxb

Thống kê.
7. Dự án kinh tế chất thải, 2001. kinh tế chất thải trong phát triển bền vững.
Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
8. Đảng bộ Nghệ An, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An
lần thứ XIV. Nghệ An: NXB Nghệ An.
9. Đảng bộ Nghệ An, 2011.Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An
lần thứ XV. Nghệ An: NXB Nghệ An.
10. Đảng bộ tỉnh Nghệ An, 2015. Văn kiện đại hội Đạng bộ tỉnh khóa XVIII.
Nghệ An: NXB Nghệ An.
11. Nguyễn Ngọc Anh Đào, 2013. Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ pháp luật. Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam.
12. Phạm Ngọc Đăng, 2008. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp.
Hà Nội: NXB Xây dựng Hà Nội.
13. Phan Huy Đƣờng, 2010. Quản lý nhà nước về kinh tế. NXB Đại học Quốc
gia HN.

12


14. Phan Huy Đƣờng, 2014. Quản lý công. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia HN.
15. Ngô Đình Giao, 1997. Kinh tế học vĩ mô. Hà Nội: NXB Giáo dục.
16. Lƣu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008. Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Lê Thu Hoa, 1999. Hoàn trả trong quản lý môi trường ở Việt Nam: Lý
luận và áp dụng thực tiễn Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học.
18. Trần Thị Hòa, 2008. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội,
2008. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
19. Lê Thị Hƣờng, 1999. Kinh tế môi trường. Hà Nội: NXB Thống kê .

20. Lê Văn Khoa, 1997. Môi trường và Ô nhiễm. Hà Nội: NXB Giáo dục.
21. Trần Thanh Lâm, 2006. Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế. Hà
Nội: NXB Lao động.
22. Trần Nhật Nguyên, 2013. Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường tại TP Hồ Chí Minh – Đề xuất các giải pháp. Đề tài
Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007. Giáo trình kinh tế và quản
lý công nghiệp. Hà Nội: NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
24. Quốc hội, 2005. Luật Bảo vệ môi trường. Hà Nội.
25. Quốc hội, 2014. Luật Bảo vệ môi trường. Hà Nội.
26. Nguyễn Lệ Quyên, 2012. Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố
Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại Học Đà Nẵng.
27. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nghệ An, 2005-2009. Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Nghệ An 05 năm. Hà Nội.
28. Trần Võ Hùng Sơn, 2001. Nhập môn phân tích lợi ích chi phí. Hồ Chí
Minh: NXB Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
29. Sterner, 2003. Công cụ chính sách cho quản lý tài nguyên và môi trường.
TP. HCM: Nhà xuất bản Tổng hợp.
13


30. Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, 2010. Thực trạng áp dụng công cụ kinh
tế trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện.
Hà Nội.
31. Phan Nhƣ Thúc, 2002. Quản lý môi trường. Giáo trình Đại học bách khoa
Đà Nẵng.
32. Tỉnh uỷ Nghệ An, 2013. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện 4 chương trình
trọng điểm về kinh tế- xã hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ
2010-2015). Nghệ An.

33. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2009-2014. Báo cáo tình hình thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Nghệ An.
34. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 2014.
Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về Nghệ An 410 năm hình thành và
phát triển. Hà Nội: Nxb Chính trị - Hành chính.
35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2003. Nghệ An thế và lực mới - Thế kỷ
XXI. Nghệ An: NXB Nghệ An.
36. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, 1997. Đổi mới quản lý kinh
tế và môi trường sinh thái. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

14



×