Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: “PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN MĨ THUẬT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 10 trang )

Tên Sáng kiến kinh nghiệm:

“PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI
TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN MĨ THUẬT”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Mỹ thuật ở bậc Tiểu học nói riêng và các bậc học khác nói chung có vị trí không
kém phần quan trọng, vì học Mỹ thuật học sinh sẽ có thêm hứng thú để tiếp thu và diễn đạt
tốt hơn ở các môn học khác. Đồng thời tạo cho các em niềm vui và yêu thích cái đẹp trong
tự nhiên. Từ đó các em sẽ áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sông để thêm yêu
mến cuộc sống hơn.
Cũng như các môn học khác, Mỹ thuật là môn học thiên về năng khiếu nhiều hơn, nhưng
để muốn các em đều được học và học tốt, trước hết, mỗi học sinh cần phải say mê và hứng
thú vào việc học bộ môn và thực hành nhiều hơn, hơn nữa để các em học tốt môn Mỹ thuật
giáo viên cần tạo ra cho học sinh lòng say mê, thích thú và lôi cuốn các em vào việc học tập,
đó làm nền tảng ban đầu cho các em.
Tuy nhiên, trong các trường học hiện nay, học sinh thường thờ ơ, không tích cực học tập
trong giờ Mỹ thuật. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể là do các em chưa nhận
thức đúng đắn về mục đích ý nghĩa môn học, nội dung giờ học tổ chức chưa chưa sinh động,
GV không tạo được sự hứng thú cho học sinh, chưa lồng ghép cải tiến những trò chơi mang
tính học trong giờ học hoặc do phần lớn các em sợ vẽ vì các em chưa tự tin và không hình
tượng được nội dung và hình ảnh như thế nào,..? Vì vậy đa số các em chỉ thực hành qua loa
cho xong bài chứ chưa thực sự hứng thú trong việc thể hiện bài vẽ của mình, bài vẽ không
có cảm xúc hoặc tình cảm của người thể hiện. Nên vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để các
em có thể nhận thức được vai trò của môn học này là “học mà chơi – chơi mà học” phải nhẹ
nhàng mà thu hút, kích thích sự tư duy sáng tạo của HS một cách tự nhiên, đặc biệt không
mang tính chất gò ép. Đồng thời người giáo viên cần phải làm gì để có thể tạo được một giờ
học vừa thoải mái, phù hợp với kỹ năng và kiến thức vốn có của học sinh nhưng vừa
nghiêm túc, tích cực để phát huy được tác dụng của môn học qua mỗi bài học, qua mỗi tiết
học để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của môn nghệ thuật này, để góp
phần vào việc giáo dục các em có điều kiện phát triển thành những con người toàn diện về
“Đức- Trí - Lao - Thể - Mỹ”. Trước tình hình trên để đạt được mục đích đó tôi đã nghiên


cứu viết và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp tổ chức lồng ghép trò chơi
trong giảng dạy bộ môn Mỹ thuật”.


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Vui chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày của các em thiếu nhi
đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học. Đối với các em ở lứa tuổi này, trò chơi tác động trực tiếp
đến trí tuệ, tình cảm, khả năng cảm thụ của mỗi em và khi chơi cũng tạo cho các em tinh
thần đoàn kết, thân ái, học hỏi lẫn nhau trong môi trường tập thể, tạo cho các em nhiều
kỹ năng cho bản thân khi tham gia. Bản chất của trò chơi theo ý nghĩa là sự điều hòa và
tạo được sự tư duy tưởng tượng nhiều hơn.
Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau; song nhìn chung trò chơi giúp các em rèn
luyện những đức tính quý báu như thật thà, lễ phép, dũng cảm, cần cù đồng thời rèn
luyện khả năng quan sát, óc phán đoán, tăng cường tư duy, phản xạ và tính đoàn kết.
Trong trò chơi học tập HS luôn thể hiện tính tích cực, thông minh, sáng tạo và tự giác.
Những dấu hiệu ấy là HS đã chủ động và tích cực chiếm lĩnh kiến thức của Gv truyền
đạt. Qua đó, rèn luyện cho học sinh biết giữ gìn kỷ luật, phục tùng lợi ích tập thể, tôn
trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Mặt khác, trong khi chơi học sinh thường bộc lộ đầy đủ nhất,
toàn diện nhất cá tính tình cảm của một con người. Từ đó, có thể chỉ cho các em thấy rõ
ưu, khuyết điểm của mình và giáo viên có thể giáo dục, uốn nắn cho các em tốt hơn.
Ngoài ra, thông qua việc tổ chức trò chơi còn có tác dụng giáo dục đạo đức, uốn nắn các
mặt còn yếu kém, kích thích sự sáng tạo và hướng tới các hành vi đẹp để giúp các em
phát triển toàn diện hơn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1 Nội dung : Để thực hiện tốt việc giảng dạy và tổ chức trò chơi trong giờ học
Mỹ thuật đòi hỏi giáo viên phải làm tốt các khâu sau đây:
Chọn trò chơi
Chuẩn bị đồ dùng
Thời gian tổ chức chơi

Giới thiệu và tổ chức trò chơi
Điều khiển và kết thúc trò chơi
2.2 . Phương pháp tổ chức trò chơi :
Để có một tiết học lôi cuốn, thu hút và kích thích “lửa” trong các em thì
GV phải tiến hành tốt một trò chơi trong giờ học, công việc đầu tiên của giáo viên
là chọn trò chơi. Muốn chọn được trò chơi đúng yêu cầu của nội dung bài học cần
phải xác định rõ được mục đích yêu cầu của trò chơi. Giáo viên phải chọn trò chơi
sao cho phù hợp với tính chất bài học, kiến thức và trình độ của HS, đặc biệt phải
chú ý đến “tính mục đích” của mỗi trò chơi: trò chơi nhằm giáo dục điều gì, kỹ
năng nào,..?
Sau đây là một số trò chơi tôi đã lựa chọn cải tiến nâng cao cách thức tổ
chức để lồng ghép và áp dụng vào một số bài học mang tính khó để lôi cuốn sự
ham mê, sáng tạo của HS.


STT
1

2

3

4
5

6

7

8


9

10

Tên trò
Mục đích của trò chơi
Yêu cầu thực hiện
chơi
“Sắp xếp bố
Rèn luyện óc tư duy sắp xếp sao
Học sinh biết phối hợp
cục hình
cho cân đối, phù hợp với kích thước
và thảo luận cho ra ý
ảnh cho cân
cho sẵn.
chung nhất trong 1 không
đối”
gian cho sẵn
“Lựa chọn
Đòi hỏi óc tưởng tượng và tư duy
Hs hiểu nội dung và kỹ
bố cục
nhanh, sáng tạo trong việc sắp xếp
năng trình bày một sự
tranh cho
bố cục trên tranh, hợp tác và thảo
việc cụ thể bằng hình
đẹp”

luận.
ảnh.
Rèn HS kỹ năng quan sát nhanh
Hs phải xác định được
“Trang trí
nhậy trong mọi tình huống.
mục tiêu và nội dung của
hình cho
tranh thì mới tìm ra
đẹp”
đường đến đích nhanh.
“Ghép
Rèn luyện sự chú ý quan sát, khéo
Học sinh phải tập trung
tranh tiếp
léo, nhanh nhẹn và có tính hợp tác
chú ý, sử lý nhanh mọi
sức”
đoàn kết.
tình huống.
Rèn cho Hs ghi nhớ nhanh về 1 sự Hs phải có tính tự giác và
“Ai nhanh
việc nào đó mà nội dung bài yêu
tích cực suy nghĩ trong
hơn.”
cầu.
khi chơi.
Hs ghi nhớ lại các bước
“Tìm lại vị
Rèn Hs tính cẩn thận, từ tốn, không

để vẽ được 1 bức tranh
trí các
đốt cháy giai đoạn,.
sao cho đúng trình tự, rèn
bước”
kỹ năng tính kiên trì.
“Ghép các
Rèn luyện khả năng quan sát, ghi
Học sinh phải nhớ nhanh
bộ phận cho nhớ, thực hiện một cách chính xác
để thực hành ghép đúng
con vật”
và hiệu quả.
yêu cầu của trò chơi.
Hs phải thực hiện nhanh
“Thử làm
Rèn HS kỹ năng nhanh nhậy, đáp
nội dung yêu cầu của Gv
họa sĩ”
ứng xử lý được tình huống bất ngờ. một cách tương đối chính
xác.
Hs phải tự mình tìm tòi
“Sắp đúng
đúng chủ đề và nội dung
chủ đề và Rèn Hs tính tìm tòi suy nghĩ và cách của tranh để đặt tên và sẽ
đặt tên cho
hành văn của mình trong khi học. nêu suy nghĩ của mình vẽ
tranh”
những bức tranh mà
mình vừa đặt tên.

Hs sẽ lật hết những ô trên
bảng bằng những thành
“Tìm thành
Rèn Hs kỹ năng quan sát nhanh
ngữ mà mình biết liên
ngữ qua
nhậy và có sự tư duy tìm tòi, suy
quan đến bài học để kết
tranh vẽ”
nghĩ chọn lọc thật nhanh.
thúc sẽ mở ra một tranh
ẩn phía sau.


• Trò chơi 1: “Xắp xếp bố cục hình ảnh cho cân đối” áp dụng vào các bài
Vẽ theo mẫu
- Mục đích: Rèn luyện óc tư duy sắp xếp sao cho cân đối, phù hợp với kích
thước cho sẵn.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn 4 bộ hình ảnh của các vật mẫu sẽ được vẽ cho
bài để chia cho các 4 nhóm.
- Luật chơi: Hs sẽ sắp xếp bố cục sao cho cân đối trên khổ giấy cho sẵn. Bố
cục sáng tạo, cân đối, đẹp sẽ là bài tốt nhất.
- Hình thức tổ chức: Nhóm từ 4-6 HS
- Cách tiến hành: GV phát cho đại diện 4 đội chơi mỗi đội 1 bộ mẫu vật gồm
3 đồ vật để các em tự thảo luận sắp xếp bố cục của nhóm mình. Nhóm nào xong
trước sẽ mang lên dán trên bảng.(Gv cũng có thể thay thế việc sắp xếp mẫu vật bằng
hình ảnh cho sẵn bằng cách phát giấy A3 cho nhóm thảo luận vẽ vào). Trò chơi này
áp dụng vào phần củng cố bài sau hoạt động hướng dẫn cách vẽ để các em khắc sâu
bài và vẽ cho tốt hơn.


• Trò chơi 2: “Lựa chọn bố cục tranh cho đẹp” Áp dụng vào các bài vẽ
tranh theo đề tài đều được.
- Mục đích: Đòi hỏi óc tưởng tượng và tư duy nhanh, sáng tạo trong việc sắp
xếp bố cục trên tranh cho phù hợp, có mảng chính phụ rỏ ràng.
- Thời gian: 3 phút.
- Luật chơi: Hs sẽ chọn 1 số hình ảnh mà mình thấy phù hợp với tranh và sắp
xếp sao cho hoàn chỉnh tranh có mảng chính phụ rõ ràng, bố cục sáng tạo sẽ là bài tốt
nhất.
- Hình thức tổ chức: Hs làm theo nhóm tổ.
- Cách tiến hành: GV phát cho mổi tổ 1 bức tranh đã vẽ hình nền xong hết,
sau đó các em nhận hình ảnh nhân vật trong tranh để về sắp xếp bố cục theo ý của riêng tổ
mình, nhóm tổ nào sắp xếp nhanh bố cục sáng tạo đẹp và nổ bật được nội dung đề tài thì
nhóm đó sẽ chiến thắng.
GD: Qua trò chơi sẽ hứng thú, không còn rụt rè khi vẽ tranh đề tài, phát huy được óc
sáng tạo về cách tìm và sắp xếp bố cục tranh vẽ sao cho đẹp, làm bật được đề tài, từ
đó các em sẽ áp dụng được vào bài vẽ của mình tốt hơn.
Ví dụ: Bài 12: vẽ tranh đề tài ngày tết và lễ hội.


• Trò chơi 3: “ Trang trí hình cho đẹp”
- Mục đích: Rèn HS kỹ năng quan sát nhanh nhậy trong mọi tình huống.
- Thời gian: Thời gian của trò chơi này là 3 phút. Lồng vào sau hoạt động 2
hoặc củng cố bài.
- Luật chơi: Hs chọn họa tiết mà mình thấy đẹp và có thể làm điểm nhấn để
sắp xếp vào sao cho có họa tiết chính, phụ để làm nổi bật bài.
- Hình thức tổ chức: 4 nhóm, mỗi nhóm từ 2-3 HS.
- Cách tiến hành: Gv phát theo mỗi nhóm HS một bài đã kẻ sẵn các trục và
các họa tiết hoa lá mà GV chuẩn bị trước, các em có quyền lựa chọn những họa tiết mà
mình thích để ghép vào các mảng chính, phụ sao cho có điểm nhấn của bài trang trí. Nhóm
nào nhanh và có sáng tạo trong cách ghép thí nhóm đó sẽ chiến thắng.

GD: Khi chơi lắp ghép sẽ hình thành cho các em kỹ năng xác định được mục tiêu
chính, phụ và các bước thực hành như thế nào, cái nào nên làm trước, nào làm sau, các em
sẽ ghi nhớ qua cách chơi để từ đó khi thực hành bài tập các em sẽ nhớ thực hành có hiệu
quả hơn.
Ví dụ: Bài: Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông.

• Trò chơi 4: “Ghép tranh tiếp sức”
- Mục đích: Rèn luyện sự chú ý quan sát, khéo léo, nhanh nhẹn và có tính hợp
tác đoàn kết.
- Thời gian: 3 phút
- Luật chơi: Hs sẽ tiếp sức nhau lên ghép 1 bức tranh mà mình chỉ thấy 1 lần,
đội nào tìm ra mục tiêu chính nhất của bức tranh trước thì đội đó sẽ thắng.
- Hình thức tổ chức: Nhóm từ 5-6 Hs.
- Cách tiến hành: Gv có 4 bức tranh hoàn chỉnh và đưa cho cả lớp cùng xem
sau đó cất đi và phát mỗi nhóm 1 hộp dụng cụ được cắt từ các bức tranh ra, các em sẽ
thay nhau lên ghép mỗi bạn chỉ được ghép 1 lần, cứ tiếp tục như thế cho đến hết thời
gian. Đội nào ghép nhanh chính xác sẽ là đội về nhất.
GD: Hs sẽ nhanh nhẹn trong cách quan sát, chú ý tập trung cao độ và có sự
đoàn kết thống nhất thì sẽ đạt kết quả cao, trò chơi này giúp các em nhớ nhanh và có
mục tiêu nhất định.
Ví dụ: Bài vẽ tranh đề tài Ngày tết và lễ hội
• Trò chơi 5: “Ai nhanh hơn”
- Mục đích: Rèn cho Hs ghi nhớ nhanh về 1 sự việc nào đó mà nội dung bài
yêu cầu.
- Thời gian: 3 phút


- Luật chơi: Hs sẽ đại diện mỗi đội 3 bạn lên GV sẽ ra đề về nội dung bài
yêu cầu, đội nào ra nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ chiến thắng.
- Hình thức tổ chức: Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội 3 HS, Gv ra câu hỏi lần

lượt các đội kể tên theo nội dung bài, đội nào kể nhiều và đúng trong thời gian quy định
đội đó sẽ thắng.
Ví dụ: Vẽ tranh đề tài Phong cảnh
Các em sẽ nêu những cảnh đẹp quê hương mà em biết.
• Trò chơi 6: “Tìm lại vị trí các bước”
- Mục đích: Rèn Hs tính cẩn thận, từ tốn, không đốt cháy giai đoạn.
- Thời gian: 3 phút. Sau hoạt động các bước vẽ hoặc củng cố bài.
- Luật chơi: Đại diện 4 nhóm mỗi nhóm 1 học sinh lên sắp xếp lại các bước
vẽ cho đúng.
- Hình thức tổ chức: Gv chuẩn bị các bước vẽ sẵn tùy vào nội dung bài. Sau
đó cho đại diện 4 nhóm tổ lên sắp lại các bước vẽ sao cho đúng, nhóm tổ nào xong trước
và đúng sẽ là tổ chiến thắng.
GD: Giúp Hs hiểu rõ hơn các bước vẽ và ghi nhớ không đốt cháy giai đoạn, bài sẽ
không tốt nếu mình không làm đúng các bước vẽ.
Ví dụ: Bài Vẽ theo mẫu Vẽ lọ và hoa, bài vẽ tranh theo đề tài,..

• Trò chơi 7: “Ghép các bộ phận cho con vật”
- Mục đích: Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ và thực hiện 1 cách chính
xác và hiệu quả.
- Thời gian: 4 phút sau hoạt động 2 hoặc củng cố bài.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm 3-4 Hs.
- Cách tiến hành: Gv chuẩn bị các bộ phận rời của con vật theo nội dung của
bài sau đó cho đại diện nhóm lên lắp ghép các bộ phận lại với nhau sao cho đúng và đẹp,
đội nào nhanh và tốt sẽ chiến thắng.
GD: Giúp Hs hiểu và hình dung rõ hơn các bộ phận chính của con vật để khi vẽ,
nặn hoặc xé dán các em sẽ không bỡ ngỡ mà thực hành sẽ tốt hơn, Đây là trò chơi mang
tính chất vui và thêm niếm hứng thú cho các em trong giờ học.
Ví dụ: Bài Tập nặn tạo dáng



• Trò chơi 8: “ Thử tài họa sĩ”
- Mục đích: Rèn HS kỹ năng nhanh nhậy, đáp ứng xử lý được tình huống bất
ngờ mà Gv đưa ra.
- Thời gian: 3 phút.
- Hình thức tổ chức: Mỗi nhóm tổ đại diện 1 HS, các bạn còn lại cổ vũ.
- Cách tiến hành: Mỗi Hs có thể vẽ một hình ảnh chân dung về người thân
mình, Hs nào vẽ xong trước và thuyết trình hay sẽ là người chiến thắng.
Giúp Hs ghi nhớ và mong muốn thể hiện cho các bạn xem tài năng của mình từ
đó các em sẽ có thêm hứng thú vẽ để giới thiệu người thân mình cho các bạn biết.
Ví dụ: Bài 8 Vẽ tranh Vẽ chân dung.
• Trò chơi 9: “Sắp đúng chủ đề và đặt tên cho tranh”
- Mục đích: Rèn Hs tính đoàn kết, có sự tìm tòi suy nghĩ và cách đặt câu,
hành văn của mình trong khi xem và cảm nhận tranh.
- Thời gian: 5 phút
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm tổ.
- Cách tiến hành: Gv sẽ phát cho mỗi nhóm tổ 4-5 bức tranh về các chủ đề
khác nhau, các em sẽ thảo luận, đóng góp và đưa ra ý kiến chung nhất để đặt tên cho tranh,
sau đó sẽ đại diện nhóm chủ lên trình bày theo chủ đề tranh, thành viên các nhóm tổ sẽ có
nhận xét sau khi các nhóm xong.
Giúp hs hiểu thêm về nhiều nội dung của tranh và có thể cùng nội dung ta có thể
đặt tên khác nhau, các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp ấy khi xem tranh và biết yêu quý
những tác phẩm nghệ thuật khác.
Ví dụ các bài Thường thức mỹ thuật.


Trò
chơi 10: “Tìm hình khuyết trong tranh” Trò chơi UDCNTT
- Mục đích: Rèn Hs kỹ năng quan sát nhanh nhậy và có sự tư duy tìm tòi,
suy nghĩ chọn lọc thật nhanh.
- Thời gian: 5 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp 35 học sinh.
- Cách tiến hành: Gv cho xem tranh vẽ ở từng ô vuông nhỏ, mỗi ô nhỏ được
lật ứng với 1 câu hỏi liên quan đến bài học, nếu trả lời đúng câu hỏi thì sẽ mở được 1
hình, cứ thế cho hết câu hỏi sẽ mở được hình liên quan đến bài, Đây là 1 hình thức mà tôi
thấy Hs rất thích thú và trả lời rất tốt.
Giúp Hs ghi nhớ lại các kiến thức mà các em đã vừa được học, khi được chơi các
em sẽ lại 1 lần nữa va chạm và khắc sâu hơn kiến thức vừa học.
Ví dụ: các bài Thường thức Mỹ thuật hay tùy vào nội dung ta có thể thay thế cho
phù hợp.


Câu 1: Ngoài tranh dân gian Đông Hồ ra còn dòng tranh dân gian nào nữa?
Câu 2: Tranh dân gian Đông Hồ có đặc điểm gì khác tranh Hàng Trống:
Câu 3: Tại sao tranh có tên là Đông hồ?

11111

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Qua thực nghiệm áp dụng trong thực tiễn giảng dạy các tiết học của bộ môn mỹ
thuật ở khối lớp 7 của HKI thì thu được kết quả rất khả quan.
Câu hỏi đặt ra: Trong giờ học Mỹ thuật em cảm thấy như thế nào?
a. Rất thích thú và chăm chỉ thực hành. (39/49 HS)
b. Rất khó tiếp thu. (1/49 HS)
c. Bình thường như các môn học khác. (9/49 HS)
d. Chỉ thực hành qua loa để cho có. (0/49 HS)
Trước khi thực nghiệm áp dụng sáng kiến:
Năm học
Đầu HKI
2014-2015


Lớp Tổng
số
HS
7A
25
7B

Tổng

24
49

%

Tỉ lệ khảo sát
Đạt
%
Chưa
Đạt
5
8.0%
17

Đạt
(Giỏi)
3

%

12 %


4

16.6%

6

25.0%

14

58.3%

7

14.2%

11

22.0%

31

63.3%

68%

Sau khi thực nghiệm áp dụng sáng kiến kết quả thu được:
Năm học


Lớp Tổng
số
HS
Giữa HKI 7A
25
2014-2015
7B
24
Tổng

49

%

Tỉ lệ khảo sát
Đạt
%
Chưa
Đạt
6
8.0%
0

Đạt
(Giỏi)
19

%

12 %


15

16.6%

9

25.0%

0

0%

34

69.4%

15

79.0%

0

0%

0%

Khi thực hiện SKKN trên bước đầu thu được kết quả tốt, cụ thể:
- Đa số các em rất thích học môn Mỹ thuật, có ý thức tìm hiểu nội dung bài ở nhà và
có sự chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập cho tiết học.

- Các em rất hăng hái tham gia tích cực hơn trong khi tìm hiểu nội dung xây dựng
bài.
- Hs biết cách tham gia trò chơi và rất hăng hái tích cực sáng tạo ở bài thực hành.
- Học sinh biết sử dụng hình ảnh có chắt lọc và áp dụng những kiến thức được chơi
vào bài học một cách hiệu quả.


- Biết cảm nhận thưởng thức và đánh giá một tác phẩm theo nhận định của riêng
mình.
- Ngày càng nhiều HS rất ham thích môn học này và bổ xung vào lớp năng khiếu của
tôi ở trường, đó cũng là một điều rất đáng mừng cho lớp và cũng tìm kiếm thêm được các
họa sĩ nhỏ tuổi tài năng của trường.
- Bên cạnh đó nhờ yêu thích môn học mà các em đã tự tin có động lực tham gia các
cuộc thi do Huyện và Tỉnh tổ chức đạt được kết quả rất đáng khen ngợi.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Khả năng áp dụng trò chơi: Phạm vi học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 sẽ đạt hiệu quả vì
rất dễ thực hiện và thu hút sự vui chơi, ham học hỏi và muốn thể hiện của các em.
V. KHUYẾN NGHỊ:
- Các cấp nên có những chuyên đề riêng cho bộ môn để các GV có cơ hội tham gia
giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Phương pháp dạy học Mỹ thuật – NXB Đại Học Mỹ thuật
2.
PP giảng dạy Mỹ thuật – Trường CĐSP TWTPHCM.
3.
Mỹ thuật và PP dạy học (tập 2-3)NXB giáo dục
Thạnh phú, ngày 07 tháng 11 năm 2015
Người viết


Dương Thị Ánh Tuyết


Xét duyệt của Hội đồng sáng kiến.


…………………………………………………………..
………………………………………………………….
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
………………………………………………………….
………………………………………………………….
………………………………………………………….
………………………………………………………….
………………………………………………………….



×