Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh yên bái hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.74 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hà Tùng Dương

Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Yên
Bái hiện nay

Luận văn Thạc sĩ Triết học

Hà Nội - 2005

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề phân hoá giầu - nghèo mang tính phổ biến đối với mọi quốc gia
dân tộc trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển đến các nước phát triển cao.
Sự phân hoá giầu - nghèo tuy có mặt tích cực là động lực thúc đẩy, kích thích sự
phát triển tài năng của các cá nhân trong xã hội, tạo cho xã hội có tính năng động hơn,
nhưng chênh lệch giầu - nghèo quá cao sẽ dẫn đến sự phân hoá xã hội và phá vỡ sự phát
triển bền vững. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mâu thuẫn và mất ổn
định xã hội.
Thực tiễn quá trình phát triền kinh tế của các nước trên thế giới đã cho thấy: quốc
gia nào giải quyết tốt vấn đề phân hoá giầu - nghèo, quốc gia đó sẽ ổn định và phát triển
bền vững (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaixia, Singapo...); quốc gia nào giải quyết
không tốt vấn đề phân hoá giầu - nghèo sẽ tạo ra một xã hội phát triển thiếu ổn định, mâu
thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc, tệ nạn xã hội lan tràn và thậm chí là xung đột sắc tộc, như các
nước Braxin, Philipin, Malaixia những năm 1960... Những bất ổn định xã hội sẽ tác động


tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Do vậy, trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, phân hoá giầu - nghèo là vấn đề cần được quan tâm giải quyết của các quốc gia.
Ở Việt Nam, sau một thời gian thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
sự phân hoá giầu - nghèo trong xã hội diễn ra không rõ, nhưng thực chất chúng ta cùng
nhau chia đều sự nghèo khó. Chủ nghĩa bình quân làm mất đi tính năng động của xã hội,
nền kinh tế đất nước trở nên kém phát triển. Từ Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt
Nam, chúng ta tiến hành đổi mới đất nước mà trớc hết là thực hiện kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế - xã hội đã có nhiều
thay đổi. Đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được hình
thành, một nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước đang phát huy sức
mạnh và tiềm năng kinh tế của nó. Đổi mới kinh tế - xã hội đã và đang đem lại nhiều biến
đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có nhiều chuyển biến tích cực nhưng
trong cũng làm nảy sinh vấn đề phân hoá giầu - nghèo. Đó là sự chênh lệch giầu - nghèo
quá mức. Một số người giầu lên quá nhanh, đặc biệt là sự giầu có bất chính đã và đang tạo
ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc là

2


một trong những nguyên nhân làm mất ổn định, gây ra tâm lý bất mãn, tiêu cực, đặc biệt là
làm xuất hiện mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
sự kiện Thái Bình năm 1997, Tây Nguyên năm 2001 và tháng 04/2004 là phản ánh tình
trạng đó.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề phân hoá giầu - nghèo trong quá trình phát
triển, đặc biệt là tình trạng bần cùng hoá người lao động hiện nay, năm 1998, Chính phủ đã
ra Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg xoá đói, giảm nghèo và Quyết định 135/1998/QĐ-TTg
xoá đói giảm nghèo ở các vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Với hai quyết định này
của Chính phủ, xoá đói giảm nghèo đã trở thành một chương trình quốc gia.
Ở tỉnh Yên Bái, qua một thời kỳ đổi mới, đời sống đại bộ phận nhân dân được cải
thiện. các vấn đề y tế - văn hoá - giáo dục được đầu tư phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề

phân hoá giầu - nghèo đang diễn ra hết sức phức tạp. Đặc biệt, là một tỉnh nằm ở trung tâm
khu vực miền núi phía Bắc, diện tích vùng cao chiếm 67%, là nơi cư trú lâu đời của nhiều
dân tộc thiểu số cùng với nhiều tập quán văn hoá khác nhau, đã gặp không ít khó khăn
trong quá trình thực thi các chính sách kinh tế - xã hội. Do vậy, sự phân hoá giầu - nghèo
không chỉ diễn ra giữa các tầng lớp, các giai cấp khác nhau trong xã hội, mà nó còn diễn ra
giữa các vùng và các dân tộc khác nhau.
Thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo của Chương trình 133, 135 của
Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã có rất nhiều các dự án phát triển kinh tế nông thôn, miền núi,
vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn như: vận động định canh, định cư, xoá bỏ cây
thuốc phiện, khoanh nuôi và tái sinh rừng... Các chính sách này đã có những thành công
nhất định, nhưng do chưa tính hết những nhân tố đặc thù nên hiệu quả không cao. Những
đặc điểm này gây ra khó khăn và ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gây mất ổn định chính trị - xã
hội trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Do vậy, việc nghiên cứu, tổng kết, dự báo xu hướng biến động của phân hoá giầu nghèo trong tỉnh Yên Bái, cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục tính tiêu cực của nó là
một trong những vấn đề cấp bách hiện nay.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn “Vấn đề phân hoá giầu - nghèo ở tỉnh Yên Bái hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

3


Đề tài về sự phân hoá giầu - nghèo đã có nhiều công trình cả trong nước và ngoài
nước nghiên cứu, đề cập. Tiêu biểu là:
- Những công trình tiếp cận vấn đề phân hóa giầu - nghèo như một nhân tố tạo ra
phân hoá giai cấp, biến động cơ cấu xã hội - giai cấp bao gồm: "Cơ cấu xã hội - giai cấp ở
nước ta" của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Thông tin lý luận năm 1992; Công
trình "Những vấn đề chính trị - xã hội của cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta" của GS.
PTS. Đỗ Nguyên Phương, Nxb Chính trị quốc gia 1993; Luận án tiến sĩ khoa học quân sự

"Những biến động cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó đến
xây dựng quân đội về chính trị" của tác giả Phùng Văn Thiết (bảo vệ năm 2000); Luận án
tiến sĩ khoa học triết học "Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong quá trình
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa" của tác
giả Quản Văn Trung (bảo vệ năm 1999).
- Các tác giả đề cập đến phân hoá giầu - nghèo dưới góc nhìn của nguồn lực con
ngời trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm có: Hoàng Chí Bảo (chủ biên) “Một
số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
- Khi xem xét vấn đề phân hoá giầu - nghèo với vấn đề công bằng xã hội, có: Lê
Hữu Tầng: “Về công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 19 tháng 10/1996; Nguyễn Đình
Long: “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản số 18,
tháng 9/1998.
- Các tác giả tìm hiểu vấn đề xoá đói giảm nghèo từ nhu cầu định hướng xã hội chủ
nghĩa trong quá trình đổi mới kinh tế thị trường ở nước ta: Nguyễn Đức Bách, Lê Văn
Liêm, Nhị Lê: “Một số vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb Lao động,
Hà Nội, 1998; Tô Huy Rứa: “Con đường về điều kiện đảm bảo định hớng xã hội chủ
nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, số 6 tháng 3/1996; Nguyễn Văn Oánh: “Định hớng xã hội chủ
nghĩa: nội dung cơ bản và điều kiện chủ yếu thực hiện”, Luận án PTS triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1994.
- Đề cập đến vấn đề dưới góc độ xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển
nông thôn và nông thôn miền núi có: PGS. PTS. Nguyễn Ngọc Hợi: “Nghiên cứu cùng
hành động tham gia giảm nghèo và phát triển nông thôn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
2003; Trung tâm Tài nguyên & môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội: “Đề cập đến vấn đề
xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững miền núi Việt Nam”, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội 04/2004; PGS.TS. Đỗ Hoài Nam - TS Lê Cao Đoàn (chủ biên): “Xây dựng

4


hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001.
- Các tác giả nước ngoài cũng rất quan tâm đến vấn đề này và tiếp cận chủ yếu dưới
cái nhìn kinh tế - chính trị. Có thể kể ra một số cuộc hội thảo và một số bài viết tiêu biểu
sau: Viện nghiên cứu Châu Á, Đại học Harrard: “Những thách thức trên con đờng đổi mới
ở Đông Dương”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999; Viện phát triển kinh tế, Ngân hàng
thế giới: “Đào tạo quản lý kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam cũng như thiếu sót và
bài học kinh nghiệm từ xoá đói giảm nghèo ở Phillipin, Pêru, Roa”, Nxb Hà Nội, 1997...
- Đặc biệt, có một số công trình nghiên cứu rất gần với vấn đề của đề tài: “Phân
hoá giầu - nghèo trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta - thực trạng, xu
hướng, biến động và giải pháp”, Luận án tiến sĩ Triết học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, bảo vệ năm 2002) của tác giả Nguyễn Thị Mai Hồng, đã khái quát toàn bộ các
khái niệm về phân hoá giầu - nghèo và đề ra phương pháp luận cũng như cách tiếp cận để
nghiên cứu vấn đề mà luận văn có thể kế thừa.
- Công trình: “Một số nét đặc trưng các dân tộc tỉnh Yên Bái”, Ban Dân vận tỉnh Yên
Bái (6/2000), tác phẩm đã giới thiệu những đặc trng về tập quán sản xuất, sinh hoạt và bản sắc
văn hoá của tất cả các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái - một yếu tố chi phối
phân hoá giầu - nghèo ở tỉnh.
- Công trình: “Thực trạng tôn giáo trong dân tộc Mông ở Yên Bái”, các tác giả
trong tác phẩm cũng đề cập khá chi tiết về đời sống, văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào
người H’Mông - một trong những yếu tố làm cho vấn đề phân hoá giầu - nghèo diễn ra
chậm chạp, có nguy cơ phân hoá giầu - nghèo cao. Đây là những vấn đề mà luận văn rất
quan tâm.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ những vấn đề lý luận, phương
pháp tiếp cận, nghiên cứu sự phân hoá giầu - nghèo ở nước ta trong thời gian qua và đưa ra
một số giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách trực tiếp đến vấn đề về sự phân hoá giầu - nghèo ở tỉnh Yên Bái. Do vậy,
luận văn này sẽ trình bày một cách hệ thống và đầy đủ về phân hoá giầu - nghèo ở tỉnh Yên
Bái để trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp vừa xoá đói giảm nghèo, vừa hạn chế sự phân
hoá giầu - nghèo cao ở một tỉnh miền núi có nhiều khó khăn.


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

5


* Mục đích
Trên cơ sở phân tích sự phân hoá giầu - nghèo ở tỉnh Yên Bái hiện nay, dự báo xu
hướng diễn biến của nó, đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch giầu nghèo quá cao, vấn đề giảm nghèo.
* Nhiệm vụ
- Phân tích thực trạng phân hoá giầu - nghèo ở tỉnh Yên Bái.
- Đưa ra một số giải pháp để khắc phục sự phân hoá giầu - nghèo và giảm nghèo ở
tỉnh Yên Bái, góp phần thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên nền tảng lý luận của C.Mác- Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về giai cấp,
vai trò của các hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lý thuyết phân tầng của
Max Weber, văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình khoa học nghiên cứu
về giai cấp về biến động cơ cấu xã hội - giai cấp về phân hoá giầu - nghèo và xoá đói giảm nghèo trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng phương pháp: Biện chứng duy vật; Lịch sử và lôgic; phân tích
và tổng hợp; trừu tượng hoá và khái quát hoá. Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học.

6


5. Đóng góp của luận văn
- Làm nổi bật những đặc điểm phân hoá giầu - nghèo ở tỉnh Yên Bái và dự báo xu
hướng biến động của nó trong thời gian tới, đưa ra các giải pháp có tính định hướng nhằm

giảm nghèo hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.
- Luận văn còn có thể làm tài liệu phục vụ giảng dạy môn triết học Mác - Lênin,
Chủ nghĩa xã hội khoa học, cũng như nghiên cứu các vấn đề về phân hoá giầu - nghèo ở
tỉnh Yên Bái.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương, 8 tiết.

7


Chương 1
SỰ PHÂN HOÁ GIẦU - NGHÈO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1. Cơ sở lí luận của phân hoá giầu - nghèo
1.1.1. Khái niệm phân hoá giầu - nghèo
Tiếp cận vấn đề phân hoá giầu - nghèo thực chất là tiếp cận nội dung cơ bản của
vấn đề phân hoá giai cấp và phân tầng xã hội. Do vậy, khi đi xây dựng cơ sở lý luận riêng
cho vấn đề này, nhất thiết chúng ta phải chú ý tới các phân tích của Mác về giai cấp, về
phân hoá giai cấp - và quan điểm của nhà xã hội học Max Weber về phân tầng xã hội
học…
Theo Mác: Trong xã hội có giai cấp, quyền sở hữu tư liệu sản xuất hay tài sản là
nhân tố quyết định trong việc phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau. Cũng chính
quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất là cơ sở quyết định quan hệ phân phối và từ đó nảy sinh
sự khác biệt về thu nhập, do đó có sự phân biệt xã hội thành người giầu và người nghèo.
Để khắc phục tình trạng này, theo Mác, là phải thủ tiêu sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, để xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
Tuy nhiên, phân hoá giai cấp, phân hoá giầu - nghèo và phân tầng xã hội là những
vấn đề phức tạp. Trong thực tế, sự phân hoá này nhiều khi không hoàn toàn phụ thuộc vào

quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Bổ sung cho lý luận này, nhà xã hội học Max Weber đã
trình bày trong lý thuyết phân tầng xã hội, ông thừa nhận nguồn gốc phân chia giai cấp gắn
với vấn đề có hay không có sở hữu tư liệu sản xuất. Mặt khác Max Weber cho rằng, ngoài
sự phân chia giai cấp gắn với vấn đề có hay không có sở hữu tư liệu sản xuất, sẽ phải chú ý
tới sự hình thành các nhóm xã hội trên cơ sở uy tín, tín nhiệm.
Max Weber chỉ ra rằng, bản thân người có phương tiện kinh tế chỉ ham có quyền
lực và uy tín, mà quyền lực và uy tín có thể được tạo ra bởi các yếu tố khác như giáo dục,
văn hoá. Đến lượt nó, quyền lực lại có thể trở thành yếu tố quan trọng đưa lại thu nhập và
con người đấu tranh vì quyền lực một phần cũng để làm giầu.
Trong lý luận của mình, Max Weber còn nhấn mạnh tới khả năng thị trường, xem đây
là nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng xã hội hơn là yếu tố tài sản. Ông cho rằng, những
người không có tài sản, nhưng tham gia cung cấp dịch vụ trong thị trường thì họ vẫn được
phân phối phù hợp với các loại dịch vụ đó cũng như cách thức sử dụng loại dịch vụ đó. Các cơ

8


may hay khả năng tiếp cận thị trường trở thành một điều kiện quyết định đến địa vị giai cấp
của cá nhân.
Như vậy, theo Max Weber thì trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề tiếp cận thị
trường là nhân tố quan trọng quyết định đến số phận cá nhân. Nhưng trong cuộc sống thực
tiễn của con ngời, khả năng này của mỗi cá nhân là khác nhau, ở mỗi người thường có sự
khác về trí lực, đạo đức. Sự không đồng đều này là nguồn gốc tự nhiên đầu tiên của bất
bình đẳng và do đó, con người có xu hướng phấn đấu xoá bỏ nó thông qua những nỗ lực
công bằng xã hội.
Tóm lại, ở lý luận của Max Weber về phân tầng xã hội học, chúng ta tìm thấy
những nhân tố bổ sung cho cơ sở lý luận phân tích cơ cấu xã hội của Mác. Đây là các bổ
sung lý luận quan trọng để làm cơ sở cho việc xem xét phân hoá giai cấp, phân tầng xã hội
và phân hoá giầu - nghèo trong xã hội hiện nay.
Bên cạnh các lý luận cơ bản trên, tiếp cận vấn đề này hiện nay cũng có một số các

báo cáo, các khảo sát, các công trình khoa học đề cập đến khái niệm phân hoá giầu - nghèo
ở các góc độ khác nhau như: kinh tế, đạo đức, chính trị, xã hội học… Và tuỳ từng góc độ
tiếp cận vấn đề, người ta có các quan niệm khác nhau về phân hoá giầu - nghèo, luận văn
xin dẫn ra đây một số luận điểm tiêu biểu:
1, Theo tác giả Đỗ Nguyên Phương trong bài viết “Về hiện tượng phân hoá xã hội
ở nước ta hiện nay”, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 5- 1994 thì: Phân hoá giầu - nghèo là
trục trung tâm của sự phân hoá xã hội [53, tr.14-15]
2, Phân hoá giầu - nghèo gắn liền với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động
xã hội…
Các luận điểm, khái niệm trên đều tập trung phản ánh:
Thứ nhất: Để nghiên cứu phân hoá giầu - nghèo phải dựa trên quan niệm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về phân hoá xã hội, phân hoá giai cấp. Bởi đây là cơ sở quan trọng nhất
của hiện tượng phân hoá giai cấp và phân hoá giầu - nghèo trong các xã hội có giai cấp.
Đồng thời, sự phân hoá giầu - nghèo cũng chính là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, điều đó
có nghĩa là phân hoá giầu - nghèo là một dạng của phân tầng xã hội. Do đó, có thể sử dụng
lý thuyết về phân tầng xã hội tạo ra một khung lý thuyết hợp lý để nghiên cứu sự phân hoá
giầu - nghèo ở nước ta hiện nay nói chung và ở Yên Bái nói riêng.

9


Thứ hai: Sự phân hoá giầu - nghèo là một sự phân tầng xem xét chủ yếu về mặt
kinh tế, được nhấn mạnh về mặt kinh tế, chỉ số kinh tế về mặt tài sản, thu nhập, tiêu chí
giầu - nghèo, chứ không phải sự phân hoá giầu - nghèo chỉ xem xét về mặt kinh tế, ngoài
ra không xét đến các yếu tố khác. Trên thực tế, các yếu tố văn hoá, chính trị, có quan hệ
hữu cơ, phụ thuộc, thâm nhập vào nhau. Bởi vậy, khi xem xét toàn diện chúng ta mới phát
hiện được tính quy luật của hiện tượng phân hoá giầu - nghèo và cũng chỉ xem xét từ tầm
nhìn như vậy mới đề xuất được các giải pháp hữu hiệu cho hiện tượng này.
Thứ ba: Theo các quan niệm trên, sự biến đổi của thực tiễn phân hoá giầu - nghèo
đòi hỏi có những biến đối về lý luận và phải xem xét, nghiên cứu vấn đề giầu - nghèo trong

giới hạn “Độ” cho phép, để sao cho phân hoá giầu - nghèo được kiểm xoát và có giá trị
tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như kiểm xoát phân hóa giầu - nghèo của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở thừa nhận các mặt hợp lý của các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng:
Phân hoá giầu - nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội
thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống khác biệt nhau, được
thể hiện bằng sự chênh lệch giữa các nhóm về tài sản, thu nhập và mức sống.
Tóm lại, phân hoá giầu - nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy
luật, tồn tại như một tất yếu. Nhưng ở Việt Nam, phân hoá giầu - nghèo đang ở giai đoạn
đầu, sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, trên cơ sở khái niệm phân hoá giầu - nghèo
để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề phân hoá giầu - nghèo trong thực tiễn.

1.1.2. Mối quan hệ giữa phạm trù phân hoá giầu - nghèo và một số
phạm trù khác
Phạm trù phân hoá giầu - nghèo có mối quan hệ biện chứng với một số phạm trù
phân hoá xã hội, phân cực xã hội, phân tầng xã hội, phân hoá giai cấp. Các phạm trù này,
phản ánh cấu trúc xã hội đa dạng, phức tạp và luôn luôn vận động, biến đổi, liên hệ với
nhau, chuyển hoá lẫn nhau và dễ dàng chuyển hoá cho nhau khi có điều kiện.
Mối quan hệ giữa phạm trù phân hoá giầu - nghèo với phân cực giầu - nghèo.
Phạm trù phân cực giầu - nghèo là sự phân hoá xã hội chủ yếu về tiêu chí giầu nghèo. Nó khác phân hoá giầu - nghèo ở chỗ: Phạm trù phân cực giầu - nghèo chỉ quá trình
dẫn tới sự hội tụ ở cực giầu hay cực nghèo của xã hội, nó thường là nguyên nhân ngấm
ngầm hay công khai dẫn tới sự sung đột xã hội, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội, các cá

10


DANH MC TI LIU THAM KHO
1.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2001), Đề án phát triển sản xuất công nghiệp

tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001-2005.

2.

Ban Dân vận tỉnh Yên Bái (2000), Một số nét đặc tr-ng các dân tộc tỉnh Yên Bái.

3.

Ban Dân vận tỉnh Yên Bái (12/2002), Thực trạng tôn giáo trong dân tộc Mông ở Yên
Bái.

4.

Hoàng Chí Bảo (chủ biên, 1998), Một số vấn đề về chính sách xã hội ở n-ớc ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5.

Nguyễn Đức Bách - Lê Văn Liêm - Nhị Lê (1998), Một số vấn đề định h-ớng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

6.

Lê Bằng (1995), Chủ nghĩa xã hội thời chiến, Tạp chí Cộng sản (4).

7.

Bộ Lao động - Th-ơng binh xã hội (2004), Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ công tác
xoá đói, giảm nghèo cấp tỉnh và huyện, Nxb Lao động - Xã hội.


8.

Chính sách công nghiệp hoá Nhật Bản (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9.

Trần Quang Chiến (2004), Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất l-ợng nguồn
nhân lực ở n-ớc ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.

Lê Trọng Cúc - Chu Hữu Quý (Đồng chủ biên, 2002), Phát triển bền vững miền núi
Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội.

12.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Hội nghị Trung -ơng lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung -ơng Đảng khoá VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.

14.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành
Trung -ơng Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), C-ơng lĩnh xây dựng đất n-ớc trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11


17.

Đỗ Đức Định (S-u tầm và giới thiệu, 1995), Kinh tế Đông nền tảng của sự thành
công, Nxb Thế giới, Hà Nội.

18.

Trần Văn Giầu (1999), Sự phát triển của t- t-ởng Việt Nam từ thế kỷ thứ XIX đến
cách mạng tháng 8 (tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19.

Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị tr-ờng ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội.

20.

D-ơng Phú Hiệp - Nguyễn Duy Dũng -Vũ Văn Hà - D-ơng Hồng Nhung (1999),
Phân hoá giầu - nghèo trong nền kinh tế thị tr-ờng Nhật Bản từ năm 1945 đến nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.

Nguyễn Thị Mai Hồng (2000), Phân hoá giầu - nghèo trong quá trình chuyển sang
kinh tế thị tr-ờng ở n-ớc ta - thực trạng, xu h-ớng, biến động và giải pháp, Luận án
tiến sĩ Triết học.

22.

Hội Khoa học kinh tế Việt Nam -Trung tâm Thông tin và t- vấn phát triển (2002),
Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, tập 1. NXB Thế giới, Hà
Nội.

23.

Nguyễn Ngọc Hợi (2003), Nghiên cứu cùng hành động tham gia giảm nghèo và phát
triển nông thôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24.

Nguyễn Văn Huân - Nguyễn Trọng Xuân - Bùi Xuân Đinh - Bạch Hồng Việt Nguyễn Kim Hoa - Đào Hoàng Mai - Vũ Hùng C-ờng - Nguyễn Cao Đức - Nguyễn
Cao Nam (2004), Lắng nghe ng-ời nghèo nói, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.


25.

Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Đảng lãnh đạo xây dung kinh tế miền Bắc (1965-1975),
Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.

26.

Vũ Trọng Khải - Đỗ Thái Đồng - Phạm Bích Hợp (chủ biên, 2004), Phát triển nông thôn
Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

27.

Trần Hoàng Kim (chủ biên, 2002), T- liệu kinh tế - xã hội 631 huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

28.

Đỗ Thị Lan (2004), Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện
nay tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29.

Ngô Văn Lệ - Michael Leaf - Ngô Minh Hoà (Tập hợp và giới thiệu, 2003), Nghèo đô
thị, những bài học kinh nghiệm thực tế, Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

30.

V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 20. Nxb. Tiến bộ Matxcơva.

31.


V.I.Lênin (1987), Toàn tập, tập 36. Nxb Tiến bộ Matxcơva.

32.

V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

12


33.

V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

34.

Nguyễn Đức Long (1998), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã
hội, Tạp chí Cộng sản (18).

35.

Lý Thành Luân (Chủ biên, 1996), Chiến l-ợc phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc
1996 2050, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

36.

Bojie Ljunggren (chủ biên, 1994), Những thách thức trên con đ-ờng cải cách ở Đông
D-ơng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.


C.Mác- Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38.

C.Mác- Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39.

C.Mác- Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40.

C.Mác- Ph.Ănghen (1996), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41.

C.Mác- Ph.Ănghen (1996), Toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42.

C.Mác- Ph.Ănghen (1997), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43.

Hồ Chí Minh (1997), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44.

Hồ Chí Minh (1997), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


45.

Hồ Chí Minh (1997), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.

Raymond Mallon (2004), Việt Nam - Con hổ đang chuyển mình?. Nxb Thống kê,
Hà Nội.

47.

Đỗ Hoài Nam - Lê Cao Đoàn (chủ biên, 2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

48.

Nguyễn Ngọc Năm (2004), Cải cách chính quyền ph-ờng ở n-ớc ta (qua thực tiễn
thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ Luật học.

49.

Hà Quang Ngọc (1997), Thu hút và sử dụng tri thức trẻ ở nông thôn và miền núi,
Tạp chí Cộng sản, (13).

50.

Nguyễn Nguyên (2001), Việt Nam định h-ớng xã hội chủ nghĩa trong thế giới toàn
cầu hoá, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.


51.

Nguyễn Thế Nghĩa - Mặc Đ-ờng - Nguyễn Quang Vinh (Đồng chủ biên, 2005), Đô
thị hoá và vấn đề giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh - Lý luận và thực tiễn, Nxb
Khoa học - Xã hội, Hà Nội.

52.

Nguyễn Văn Oánh (1994), Định h-ớng xã hội chủ nghĩa: Nội dung cơ bản và điều
kiện chủ yếu thực hiện, Luận án Phó tiến sĩ Triết học.

13


53.

Đỗ Nguyên Ph-ơng (1993), Những vấn đề chính trị - xã hội của cơ cấu xã hội - giai
cấp ở n-ớc ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54.

L-ơng Xuân Quý (Chủ biên, 2001), Cơ cấu và thành phần kinh tế ở n-ớc ta hiện nay
- Lý luận, thực tiễn và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55.

Nguyễn Quán (2003), 217 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nxb Thống kê, Hà
Nội.

56.


Tô Huy Rứa (1996), Con đ-ờng về điều kiện đảm bảo định h-ớng xã hội chủ
nghĩa, Tạp chí Cộng sản (6).

57.

Đặng Kim Sơn (2004), Ba cơ chế thị tr-ờng, nhà n-ớc và cộng đồng ứng dụng cho
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58.

Joseph E.Stiglitz và Shahid Yusuf (Chủ biên, 2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59.

Rick.Stapanhurst, Sahv, Kpundeh (2002), Kiềm chế tham nhũng h-ớng tới một mô hình
xây dựng sự trong sạch quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60.

Lê Hữu Tầng (1996), Về công bằng xã hội, Tạp chí Cộng sản, (19).

61.

Tiềm năng Việt Nam thế kỉ thứ XXI (2002), Nxb Thế giới.

62.

Phùng Văn Thiết (2000), Những biến động cơ cấu xã hội - giai cấp ở n-ớc ta hiện nay

và ảnh h-ởng của nó đến xây dựng quân đội về chính trị, Luận án tiến sĩ khoa
học quân sự.

63.

Quản Văn Trung (1999), Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong quá
trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định h-ớng xã hội chủ
nghĩa, Luận án tiến sĩ khoa học Triết học.

64.

Trung tâm Tài nguyên & Môi tr-ờng Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Đề cập đến
vấn đề xoá đói giảm nghèo trong chiến l-ợc phát triển bền vững miền núi Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

65.

Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.

66.

Tổng cục Thống kê (2004), Tập 2 - Kết quả tổng điều tra kinh tế, hành chính sự
nghiệp năm 2002. Cơ sở sản xuất kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.

67.

Tổng cục Thống kê (2004), Tập 3 - Kết quả tổng điều tra kinh tế, hành chính sự
nghiệp năm 2002. Cơ sở sản xuất kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.

68.


Tr-ơng Bảo Thanh (2002), Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình. Thực trạng và
giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế.

14


69.

Nguyễn Ngọc Thanh - Nguyễn Thế Thăng (2004), Tập bài giảng Xã hội học, Nxb
Thống kê, Hà Nội.

70.

Lê Ngọc Thanh (2004), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học Kinh tế.

71.

Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia - ĐHQGHN (2002), Việt Nam
trong thế kỷ 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72.

Nguyễn Văn Tiêm (1993), Giầu - nghèo ở nông thôn hiện nay, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.

73.

GS. Nakamura Takafusan (1998), Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện

đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74.

UBND Tỉnh Yên Bái (Số 18/BCĐ-BC), Báo cáo tình hình thực hiện ch-ơng trình
XĐGN - Việc làm năm 2003 và ph-ơng h-ớng nhiệm vụ năm 2004.

75.

Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (1992), Cơ cấu xã hội - giai cấp ở n-ớc ta, Nxb
Thông tin lý luận.

76.

Viện Phát triển kinh tế Ngân hàng thế giới (1997), Đào tạo quản lý kinh tế và xoá
đói giảm nghèo ở Việt Nam cũng nh- thiếu sót và bài học kinh nghiệm từ xoá đói
giảm nghèo ở Phillipin, Pêru, Roa. Nxb. Hà Nội.

77.

Nguyễn khắc Viện (chủ biên, 1994), Từ điển xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

78.

Nguyễn Nh- í (chủ biên, 1998), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà
Nội

15




×