Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Y học thường thức Sản phụ khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.79 KB, 14 trang )

Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida

Kinh nguyệt cần được xem như là một biểu hiệu trọng yếu, tương
đương với Huyết Áp, trong việc khám nghiệm tình trạng sức khoẻ
của người đàn bà.

 Bệnh Đa Nang Buồng Trứng.
4. Rối loạn ở tuyến yên:
 U bướu ở tuyến yên.
 Chảy máu nhiều sau khi sanh có thể gây hoại tử tuyến yên,
khiến cho kinh nguyệt không trở lại và cũng có thể gây suy
nhược tuyến thượng thận.
5. Rối loạn ở não bộ: U bướu và bệnh Sắc-coi ở Phần Hạ Phòng của
não bộ.
6. Suy nhược chức năng do:
 Kiêng cữ ăn quá độ (đặc biệt cữ ăn mỡ), đưa đến chứng Biếng
ăn Tâm thần.
 Tình trạng Căng thẳng tinh thần trầm trọng.
 Bệnh nhiễm sắc tố máu: mệt mỏi, sụt cân, thay đổi màu da.
 Gầy ốm quá mức, giảm cân quá mau, hoặc mập phì, hay tăng
cân quá mau.
 Những bệnh tâm thần nặng, như bệnh Trầm Cảm, Tâm thần
Phân liệt, Rối loạn Ám ảnh-Bức thúc. Một số thuốc trị bệnh
tâm thần cũng có thể gây chứng vô kinh.
 Những bệnh tự miễn nhiễm như bệnh Cường Giáp, Thiểu Giáp,
Viêm Tuyến Yên, v.v.
 Vận động cơ thể quá độ như lối tập thể dục của các lực sĩ.
 Dùng thuốc ngừa thai.
 Dùng các chất trích từ thuốc phiện.


 Bệnh Động Kinh và những thuốc dùng để trị bệnh Động Kinh.
 Dùng thuốc Ngừa Thai hay những thứ kích thích tố khác.
 Những bệnh dai dẳng như tình trạng thiếu dinh dưỡng và Xơ
Gan do uống rượu quá nhiều.
 Những bệnh do nhiễm HIV gây nên.
 Những bệnh Ung Thư gây sụt cân trầm trọng.
 Bệnh Tiểu Đường.
 Bệnh Suy thận nặng.

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Thụ thai: thụ thai là nguyên nhân thường nhất gây vô kinh.
2. Vấn đề cấu trúc ở tử cung hay âm đạo gây nghẽn đường thông
thương ra ngoài âm hộ (như trường hợp màng trinh không có lỗ,
tử cung hay âm đạo không phát triển, v.v.).
3. Rối loạn buồng trứng: do
 Ảnh hưởng của Xạ trị hay Hóa trị.
 Viêm buồng trứng.

Ngoài việc mất kinh, những triệu chứng và biểu hiện kèm theo tùy
vào nguyên nhân gây xáo trộn nội tiết tố. Thí dụ:
 Rối loạn buồng trứng khiến âm đạo khô, cảm giác nóng bức
trong người, đổ mồ hôi ban đêm, xáo trộn giấc ngủ.
 U bướu ở não bộ và tuyến yên gây tiết sữa bất thường ở đầu vú,
nhức đầu, xáo trộn thị giác.

1. Rối Loạn Kinh Nguyệt,
Thiểu Kinh, Vô Kinh

BS Nguyễn Quyền Tài
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ở tử cung hằng tháng ở người
nữ, bắt đầu từ tuổi dậy thì. Kinh nguyệt được điều hòa bởi hệ thống
nội tiết tố, gồm có não bộ, tuyến yên và buồng trứng. Khi hệ thống
này bị xáo trộn, lượng các kích thích tố thay đổi bất thường, khiến
cho kinh nguyệt không đều, ít đi (thiểu kinh) và có khi mất hẳn (vô
kinh). Những rối loạn kinh nguyệt
 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản,
 gây tình trạng loãng xương, khiến cho xương dễ gẫy (đặc biệt
xương cổ tay và xương háng),
 và có thể là biểu hiệu của những chứng bệnh trầm trọng.
Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt là khoảng 12-16 tuổi. Các chu kỳ kinh
nguyệt lúc ban đầu có thể không đều, nhưng sau đó xảy ra đều đặn
và thường dài khoảng 28 ngày. Khi
 chu kì kéo dài quá 35 ngày,
 hoặc không có kinh trong nhiều tháng liên tiếp,
 hoặc kinh nguyệt không xảy đến khi đã đến tuổi 16 (vô kinh từ
đầu), nguyên nhân cần được xác định và điều trị đúng mức.

374

375


Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
 Tình trạng gia tăng lượng kích thích tố nam testosterone gây
mọc lông nhiều ở mặt, nổi mụn, như trong bệnh Đa Nang
Buồng Trứng.

 Trong trường hợp suy tuyến yên hay tuyến thượng thận, da bị
thâm đen, lông mu và lông nách thưa thớt.

2. Rong Kinh
BS Nguyễn Quyền Tài

Định bệnh






Khám cơ thể trực tiếp.
Xét nghiệm Thụ thai.
Đếm số huyết cầu trong máu.
Xét nghiệm nước tiểu.
Đo lượng các kích thích tố: prolactin, follicle-stimulating
hormone (FSH), luteinizing hormone (LH), estradiol,
testosterone (nếu có biểu hiệu mọc lông quá nhiều), thyrotropin
(TSH) và thyroxine (T4).
 Siêu âm vùng chậu.
 Chụp hình não bộ.

Điều trị
Việc điều trị chứng Vô Kinh tùy thuộc vào nguyên nhân.
 Giải phẫu, trong trường hợp tắc nghẽn đường lưu thông ở tử
cung hay âm hộ, trong các trường hợp u bướu ở não, tuyến yên,
v.v.
 Điều trị xáo trộn nội tiết tố trong các trường hợp lượng

prolactin cao, bệnh cường giáp, bệnh thiểu giáp, bệnh suy
nhược tuyến yên hay tuyến thượng thận, v.v.
 Điều chỉnh chế độ vận động, ăn uống.
 Điều trị các bệnh tâm thần.
 Trong trường hợp không thể tái lập kinh nguyệt sau khi điều trị
nguyên nhân gây vô kinh: dùng một chất estrogen và một chất
progestin để thay thế các kích thích tố thiên nhiên.
 Trong trường hợp người bệnh không muốn thụ thai: dùng thuốc
ngừa thai để tái lập kinh nguyệt và ngừa chứng loãng xương.
Theo dõi
Người bị suy nhược buồng trứng được theo dõi trong việc điều trị
bằng kích thích tố, và những biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh
cũng có thể cần dùng thêm calcium và vitamin D để phòng ngừa
chứng loãng xương.
376

Rong kinh hay rong huyết là từ ngữ thông thường dùng để chỉ tình
trạng chảy máu nhiều hơn trong thời gian có kinh hay ngoài thời kỳ
kinh nguyệt bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28
ngày.
Nếu chu kỳ ngắn dưới 21 ngày, thời gian có kinh kéo dàì trên 7
ngày, chảy máu quá 80ml, hoặc chảy máu ở giữa chu kỳ bình
thường thì gọi là rong kinh.
Rong kinh thường là do thiếu điều hoà giữa các kích thích tố. Rong
kinh cần được phân biệt với những nguyên do khác gây chảy máu ở
âm đạo, như viêm nhiễm, u bướu, v.v. ở bộ phận sinh dục. Rong
kinh là một trong những vấn đề thường xảy ra nhất trong phụ khoa.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Trong 14 ngày đầu của chu kỳ, nội mạc tử cung dầy lên do ảnh
hưởng của kích thích tố estrogen. Trong thời kỳ này, lượng kích

thích tố FSH và LH tăng lên, khiến cho trứng rụng vào khoảng giữa
chu kỳ. Sau khi trứng rụng, lượng kích thích tố progesterone tăng
lên, làm cho nội mạc tử cung sẵn sàng tiếp nhận phôi thai. Nếu thụ
tinh không xảy ra, lượng estrogen và progesterone giảm xuống đột
ngột, khiến cho các động mạch nhỏ trong nội mạc tử cung teo lại,
nội mạc bị hư đi và tróc ra, gây chảy máu: đó là hiện tượng kinh
nguyệt hằng tháng.
Những điều cần biết khi đến bác sĩ khám bệnh
Đa số các trường hợp Rong Kinh xảy ra ở phụ nữ lúc mới bắt đầu có
kinh nguyệt hoặc trước và ngay sau khi mãn kinh. Một số trường
hợp Rong Kinh gây mất rất nhiều máu và có thể đưa đến trình trạng
suy tim mạch, hoặc gây tình trạng thiếu hồng huyết cầu (thường gọi
là “thiếu máu”) và thiếu chất sắt. Khi bị Rong Kinh, người bệnh cần
để ý đến các điều sau đây để trình bày với bác sĩ khi đi khám bệnh:
377


Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
1. So sánh lượng máu mỗi lần Rong Kinh với lượng kinh nguyệt
bình thường.
2. Cho biết ngày bắt đầu có vấn đề Rong kinh.
3. Cho biết những ngày kinh nguyệt lần cuối.
4. Có khi nào Hư Thai hay Phá Thai không?
5. Có khi nào chảy máu sau khi giao hợp hay không?
6. Đã từng thụ thai và sanh đẻ bao nhiều lần; đã có thụ thai ngoài
tử cung hay không?
7. Trước đó có nhiễm những bệnh nhiễm do quan hệ tình dục hay
không.

8. Những thuốc đang dùng, đặc biệt những thuốc có thể làm loãng
máu, kể cả thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc gia truyền,
dược thảo.
9. Những phương pháp ngừa thai đã dùng (thuốc, vòng ngừa thai,
v.v.).
10. Trước đó có bị bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh gan, sụt
cân, v.v., hay không.
11. Trong vòng những người thân thuộc, có ai dễ chảy máu hay bị
tím bầm ở da, hoặc thường chảy máu cam, v.v. hay không.

7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

Pô-líp Cổ Tử cung.
Chửa trứng.
Nang buồng trứng.
Bệnh Đa nang Buồng trứng.
Thụ thai ngoài Tử cung.
Bệnh Gan nặng.
Bệnh Cường Tuyến giáp và bệnh Thiểu Tuyến Giáp.
Những bệnh gây loãng máu.
Những thuốc gây loãng máu.

và một số bệnh khác.

Điều trị
Tùy mức độ chảy máu nhiều hay ít và tình trạng mất máu nặng hay
nhẹ, bác sĩ có thể cho người bệnh nhập viện để truyền máu và điều
trị theo căn bệnh, hoặc có thể chỉ định thuốc để người bệnh dùng ở
nhà. Những trường hợp chảy máu nhiều có thể cần đến phương
pháp giải phẫu. Những thuốc dùng để trị chứng Rong kinh là những
kích thích tố thuộc loại estrogen hay progesterone, dùng để điều hoà
lại lượng kích thích tố thiên nhiên.

Chẩn đoán

Theo dõi

Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để định rõ căn nguyên gây Chảy
máu:
1. Thử nghiệm để biết có thụ thai hay không.
2. Làm những thử nghiệm máu để biết có bị bệnh loãng máu hay
không.
3. Dùng Siêu Âm để tìm u bướu và những bất thường khác ở các
bộ phận sinh dục, đặc biệt độ dầy của nội mạc tử cung.
4. Nội soi tử cung và sinh thiết nội mạc tử cung.
5. Chụp hình CT hay MR vùng chậu.

Sau khi dùng hết đợt thuốc, người bệnh cần trở lại bác sĩ để được tái
khám, dù cho chứng chảy máu đã dứt, để làm lại các xét nghiệm
đếm hồng huyết cầu và đo lượng sắt và để biết có cần tiếp tục dùng
thêm thuốc hay không, hầu tránh bệnh tái phát.


Căn nguyên gây chảy máu tử cung
Ngoài tình trạng Rong kinh do Thiếu Điều hoà Kích thích tố (còn
gọi là “Chảy máu Tử cung do Xáo trộn Chức năng”), những trường
hợp chảy máu tử cung bất thường có thể do những bệnh sau đây:
1. Hư thai.
2. Tróc nhau.
3. Ung thư Tử cung và Ung thư Cổ Tử cung.
4. Viêm Cổ Tử cung; Viêm Âm đạo.
5. Lạc Nội mạc Tử cung.
6. U xơ Tử cung.
378

379


Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
Chẩn đoán: dựa vào

3. Bệnh Buồng Trứng
Đa Nang
BS Nguyễn Quyền Tài

 Bệnh sử.
 Khám vùng chậu.
 Xét nghiệm máu để đo lượng LH, FSH, testosterone, và những
kích thích tố khác.
 Siêu âm.
 Nội soi.

Điều trị

Buồng Trứng Đa Nang là tình trạng hai buồng trứng chứa nhiều
nang bất thường (nang là những túi trống, có thành mỏng, đựng một
chất lỏng). Thông thường, buồng trứng có những cái túi đựng trứng.
Hằng tháng, do ảnh hưởng của các kích thích tố, một cái nang di
chuyển đến bìa thành buồng trứng và vỡ ra, phóng xuất một cái
trứng. Trứng này di chuyển đến ống dẫn trứng để có thể thụ thai.
Trong trường hợp bệnh Đa Nang, nang ở buồng trứng không phóng
trứng ra khỏi buồng trứng mà lại ở mãi dưới thành buồng trứng. Lâu
ngày, hai buồng trứng chứa đầy nhiều nang như thế. Kinh nguyệt có
thể xuất hiện ở thời dậy thì, nhưng sau đó thưa dần và dứt hẳn. Bệnh
Đa Nang Buồng Trứng đưa đến tình trạng vô sinh và những biến
chứng do việc bài tiết nhiều kính thích tố nam.

 Những người muốn thụ thai có thể dùng một trong những thuốc
kích thích trứng rụng.
 Cắt bớt một phần buồng trứng có thể giúp cho trứng rụng.
 Trị bệnh tiểu đường.
 Những người không muốn có con có thể dùng thuốc ngừa thai
để giảm thiểu nguy cơ ung thư tử cung.
Phòng ngừa
Không có phương pháp phòng ngừa bệnh BTĐN.

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh BTĐN không được xác định, nhưng có thể
do di truyền. Cơ chế gây tình trạng đa nang có thể là do sự thiếu cân bằng
trong việc sản xuất hai kích thích tố của tuyến yên là LH (luteinizing
hormone) và FSH (follicle-stimulating hormone), hai kích thích tố này có
nhiệm vụ kích thích buồng trứng hoạt động.


Nếu không được điều trị, bệnh BTĐN có thể đưa đến ung thư tử
cung.
Triệu chứng






380

Nổi nhiều mụn.
Mọc nhiều lông ở mặt.
Không có kinh nguyệt, hoặc kinh nguyệt không điều.
Vô sinh.
Mập phì.
Có thể bị Bệnh Tiểu đường.
381


Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida

4. U Xơ Tử Cung
(Fibroid tumor of the uterus)
BS Nguyễn Quyền Tài
 U xơ tử cung là một bướu lành, thường mọc ở thành tử cung
trong thời kì người đàn bà có thể sinh sản.

 U Xơ Tử cung không làm gia tăng nguy cơ bị bướu độc và hiếm
có trường hợp nào u biến thành bướu độc.
 Nhiều phụ nữ có u xơ tử cung không được chẩn đoán, vì u không
gây triệu chứng hay biểu hiệu gì và chỉ được phát hiện khi được
siêu âm hay khám khi mang thai.
 U mọc từ lớp cơ nhẵn ở thành tử cung, có thể to lớn dần, nhưng
một số có thể ngưng phát triển hoặc teo nhỏ lại.

 Hai kích thích tố nữ estrogen và progesterone có nhiệm vụ điều
hành chu kì kinh nguyệt cũng có ảnh hưởng trong sự tăng trưởng
của U Xơ.
 Những người có thai và sanh con ít có nguy cơ bị U Xơ hơn là
những người không sinh sản.
 Những người dùng thuốc ngừa thai hằng ngày cũng ít có nguy cơ
bị U Xơ hơn, đặc biệt những người dùng thuốc ngừa thai chỉ với
progestin mà thôi. Tuy nhiên, thuốc ngừa thai và tình trạng mang
thai có thể kích thích U Xơ tăng trưởng.
Triệu chứng
 Ra máu nhiều, khi có kinh.
 Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
 Nặng ở vùng bụng dưới.
 Đau ở bụng dưới.
 Đi tiểu thường xuyên.

 Kích thước u có thể nhỏ hoặc to, cái nhỏ như hạt đậu và cái to có
thể lớn tới ngực.

 Không thể đi tiểu hết.

 U có thể chỉ có một cái hay nhiều cái.


 Đau lưng hay đau nhức ở chân.

 U có thể mọc ở trong thành tử cưng, hoặc dưới nội mạc tử cung
và lòi vào trong lòng tử cung

Định bệnh

 U cũng có thể mọc ở dưới lớp ngoài tử cung và lòi ra trong hốc
bụng.
 Trong những trường hợp u có cuống, u có thể xoắn ở cuống, làm
tắc mạch máu nuôi u, gây đau bụng dữ dội. Trong trường hợp
này cần được giải phẫu khẩn cấp.
 Những u xơ to có thể làm hẹp lòng tử cung và gây hư thai hay vô
sinh.
Nguyên nhân
 Nguyên nhân gây U Xơ Tử Cung chưa được biết rõ.
 Nếu phụ nữ có mẹ hay chị em bi U Xơ thì có nhiều nguy cơ bị U
hơn.

382

 Táo bón.

U Xơ Tử Cung có thể được chẩn đoán bằng cách khám trực tiếp ở
cửa mình, và có thể xác định bằng:
 Siêu âm
 Chụp hình CT
 Chụp hình MR
Điều trị

 Đa số các trường hợp u xơ tử cung chỉ cần được theo dõi nếu
không gây đau nhức hay biểu hiệu gì bất thường.
 U xơ có thể teo nhỏ lại sau khi mãn kinh một khi lượng kích
thích tố nữ đã giảm xuống.
 Những U xơ có cuống nên được cắt bỏ để tránh nguy cơ u bị
xoắn.
383


Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida

Phần IV: Sản Phụ Khoa

 Trong trường hợp chảy máu nhiều, khi có kinh nguyệt:
o Bác sĩ có thể cho dùng thuốc (*) để giảm thiểu lượng các kích
thích tố nữ và khiến cho U Xơ teo lại, gây nên tình trạng
tương tợ như ở thời kì tuyệt kinh.

5. Viêm Âm Đạo

o Bác sĩ cũng có thể đặt vòng trong tử cung có chất Progestin
hoặc cho dùng thuốc ngừa thai, giúp giảm chảy máu và đau
bụng nhưng không làm U teo lại.
 Trong những trường hợp cần đến giải phẫu, bác sĩ có thể:
o Cắt bỏ tử cung, khi người bệnh không còn muốn sinh sản nữa.
o Bóc U và không cắt bỏ tử cung, trong những trường hợp u có
kích thước nhỏ, để người bệnh có thể thụ thai sau khi mổ.

BS Nguyễn Quyền Tài
Nguyên nhân

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị nhiễm
 vi trùng (đa số các trường hợp do vi trùng Gardnerella), hoặc
 nấm Candida, hoặc
 Trichonomas.

o Làm tắc nghẽn mạch máu nuôi U Xơ khiến u teo nhỏ lại.
Phòng ngừa
 Hiện nay chưa có cách gì phòng ngừa được U Xơ Tử Cung.
 Phụ nữ trên 18 tuổi hoặc một khi đã bắt đầu quan hệ tình dục nên
được khám vùng chậu hằng năm để tìm khám phá những gì bất
thường ở cơ quan sinh dục, đặc biệt những U Xơ không gây triệu
chứng gì.
(*) Gonadotropin-releasing hormone (GnRH) agonists như Lupron
và Synarel

1. Viêm âm đạo do nhiễm vi trùng:
Triệu chứng và biểu hiệu:
 Viêm âm đạo do nhiễm trùng có thể không gây triệu chứng gì,
hoặc gây:
 Ngứa.
 Khí hư (huyết trắng) đặc, có bọt, màu trắng, không có mùi hôi,
dính vào thành âm đạo.
 Ít gây đau rát ở cửa mình (âm hộ).
Chẩn đoán:
 Soi tươi: cho thấy những tế bào từ thành âm đạo có dính vi
trùng (gọi là clue cells). Số vi trùng lactobacillus, thường có ở
âm đạo, bị giảm thiểu. Thường không có bạch huyết cầu.
 Thử nghiệm mùi hôi (Wiff test): Thử nghiệm này gây mùi tanh
cá trong trường hợp nhiễm vi trùng.
 Đo pH của dịch âm đạo: pH bất thường, trên 4.5 (vào khoảng

5.0-6.0)
 Cấy dịch âm đạo: thường không cần thiết. Nhuộm Gram dịch
âm đạo đã có thể nhận ra vi trùng gây bệnh.
Điều trị: bằng một trong những thuốc kháng sinh Metronidazole
hoặc Clindamycin.
2. Viêm âm đạo do nhiễm nấm candida:
Triệu chứng và biểu hiệu:
 Ngứa.
 Khí hư (huyết trắng) không đặc, màu trắng.
 Đau rát ở cửa mình, đau rát khi giao hợp, đau rát khi đi tiểu.

384

385


Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
 Có kèm vết nhiễm nấm ở cửa mình.
Chẩn đoán:
 Soi tươi: cho thấy những sợi nấm.
 Thử nghiệm mùi hôi (Wiff test): không gây mùi cá.
 Đo pH của dịch âm đạo: pH bình thường, dưới 4.5.
 Cấy dịch âm đạo: cần thiết trong những trường hợp bệnh tái
phát hay không trị dứt.
Điều trị: bằng thuốc kháng nấm Butoconazole, Clotrimazole,
Miconazole, Nystatin, Terconazole.
3. Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas:
Triệu chứng và biểu hiệu:
 Thường không gây triệu chứng ngứa hay rát.
 Nhiều Khí hư (huyết trắng), có màu trắng, xám, vàng hay xanh.

 Đi tiểu rát.
 Đau rát khi giao hợp.
Chẩn đoán:
 Soi tươi cho thấy có nhiều trichomonas.
 Thử nghiệm mùi hôi (Wiff test): có thể gây mùi cá.
 Đo pH của dịch âm đạo: pH bất thường, trên 4.5 (vào khoảng
5.0-7.0).
 Cấy dịch âm đạo: cần thiết khi không thể chẩn đoán bằng
những phương pháp kể trên.
Điều trị: bằng một trong các thuốc Metronidazole hoặc
Tinidazole.
Tiên lượng: Đa số các trường hợp viêm âm đạo có thể trị dứt.
Phòng ngừa
Người bạn tình cũng cần được điều trị trong những trường hợp
nhiễm trichomonas hay nhiễm vi trùng thường tái phát. Người bệnh
không nên quan hệ tình dục cho tới khi trị dứt bệnh. Nên dùng bao
cao su mỗi khi giao hợp nếu quan hệ tình dục khi chưa thành hôn.
Nên giữ kĩ vệ sinh mỗi khi quan hệ tình dục, tránh mang vi trùng từ
miệng và hậu môn vào âm đạo. Không nên xịt nước hay dung dịch
vào âm đạo để rửa.
Viêm âm đạo khi mang thai cần được điều trị sớm để tránh biến
chứng như sanh non, thai nhi thiếu cân. Viêm âm đạo cũng có thể
gây Viêm Vùng Chậu và Viêm Nội mạc Tử cung nếu không được
điều trị sớm.
386

Phần IV: Sản Phụ Khoa

6. Khám Thai
BS Đinh Đại-Kha

Đại cương
Trong lãnh vực y khoa, khám thai là danh từ thông thường ngắn gọn
nhưng bao quát mọi chi tiết về việc săn sóc tiền sản. Quá trình khám
thai theo dõi tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai và của bào
thai trong suốt thời kỳ thai nghén.
Y học đã áp dụng khám thai từ lâu rồi nhưng khoa này chỉ được
hệ thống hóa rõ ràng từ thập niên 1950. Tiếp tục sau đó, hệ thống
khám thai ngày một kiện toàn hơn, dựa theo những tiến triển của kỹ
thuật y khoa: các loại xét nghiệm mới, máy chiếu siêu âm, máy
Doppler nghe nhịp tim bào thai...
Mục đích
Mục đích chính khi khám thai là giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang
thai cùng bào thai. Rất nhiều sự kiện bất thường có thể xảy ra trong
thời kỳ thai nghén cho nên khám thai là phương pháp giúp y học
sớm phát hiện nguy cơ biến chứng để phòng ngừa chúng đừng xảy
ra và biết cách điều trị khi có biến chứng.
Thành quả của việc khám thai hệ thống hóa là giảm thiểu tử
vong phụ nữ mang thai và bào thai, phòng ngừa một số dị tật bẩm
sinh và tránh sinh con quá nhỏ khó nuôi. Những điều này được
chứng minh rõ ràng qua nhiều bản thống kê của nhiều quốc gia.
Hệ thống khám thai gồm khám lâm sàng, các thử nghiệm, chẩn
đoán hình ảnh. Ngoài ra còn một thành phần quan trọng khác của
săn sóc tiền sản là chỉ dẫn cho phụ nữ mang thai về vệ sinh thời kỳ
tiền sản: dinh dưỡng, dược phẩm, sinh hoạt trong mhà và ngoài xã
hội.
Thời biểu khám thai
Thông thường thì các bà bắt đầu đi khám thai khi biết chắc chắn
hoặc nghi ngờ mình đã cấn thai. Tiếp theo sau đó, lịch trình khám
thai được sắp đặt như sau đây:
 Mỗi tháng khám thai một lần cho tới khi thai được 28 tuần lễ.

387


Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
 Kế đó, 2 tuần khám thai một lần cho tới khi thai được 36 tuần
lễ.
 Tiếp theo, mỗi tuần khám thai một lần cho tới khi sinh con.
Theo thống kê, thời kỳ mang thai trung bình là 40 tuần lễ (9 tháng
10 ngày của thời xưa). Sở dĩ lịch trình khám thai thay đổi như trên
đây, càng gần ngày sinh con càng cận ngày khám là vì nguy cơ biến
chứng cũng gia tăng theo thời gian thụ thai.
Thể thức khám thai
Các thành phần của mỗi kỳ khám thai gồm có:
1) Khám lâm sàng:
a) Khám thể chất và ghi chú tiền sử: Khám thể chất từ đầu tới
chân tương tự như khi khám tổng quát. Tiền sử cần ghi rõ
trong kỳ khám thai đầu tiên. Thứ nhất là tiền sử gia đình,
chú trọng đến các bệnh có thể di truyền như bệnh tuyến giáp
trạng, một vài loại ung thư, bệnh nhồi máu cơ tim hay đột
quỵ xảy ra khi bệnh nhân còn trẻ, một vài loại dị tật bẩm
sinh... Tiền sử cá nhân ghi chú các bệnh hoa liễu, viêm gan
B, viêm gan C, các tật nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện
ma túy...
b) Đo huyết áp: Huyết áp của phụ nữ mang thai thường gia
tăng ít nhiều. Nếu huyết áp tăng quá độ, các bà cần phải
uống thuốc giảm huyết áp. Trong đa số các trường hợp này,
huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi các bà sinh con.
c) Theo dõi trọng lượng cơ thể: Các phụ nữ mang thai lên cân
vì tác dụng kích thích tố khiến cơ thể họ giữ nước, đồng
thời bào thai và nhau cũng ngày một lớn và nặng hơn.

Trong suốt thời kỳ thai nghén bình thường, phụ nữ mang
thai mạnh khỏe sẽ lên cân từ 10 tới 15Kg tùy thuộc khổ
người nhỏ bé hay cao lớn. Lên cân không đúng mức trên
đây có thể có hại cho bào thai.
d) Khám xương chậu: Khi các bà sinh con, tất nhiên thai nhi
phải chui qua xương chậu. Vì vậy khi khám thai cũng phải
khám vùng xương chậu vì khi xương này có hình dạng bất
thường hoặc kích thước quá hẹp, phụ nữ mang thai không
sinh thường được mà phải mổ tử cung mang thai nhi ra.
e) Theo dõi sự phát triển của tử cung: Khi thai được lối 4
tháng, bác sĩ khám bụng phụ nữ mang thai có thể nắn thấy
tử cung và đo từ đáy tử cung tới vành xương chậu để theo
dõi sự phát triển của tử cung. Nếu tử cung không phát triển
388

Phần IV: Sản Phụ Khoa
như dự liệu là báo hiệu bào thai hoặc lượng nước ối có điều
bất thường.
f) Theo dõi nhịp tim bào thai: Hiện nay, máy Doppler nghe
tim bào thai giúp ta phát hiện và theo dõi nhịp tim này khi
thai được lối 3 tháng. Nếu dùng ống nghe không có bộ phận
điện tử, phải tới lúc thai được 4 tháng rưỡi hay 5 tháng mới
nghe được tim bào thai.
g) Theo dõi vị thế bào thai: Trong 3 tháng đầu, bào thai nằm
trong xương chậu. Khi phát triển lớn hơn, bào thai trồi lên
trên và nằm ngang rồi tới gần ngày sinh nó sẽ xoay đầu trở
xuống và chui vào trong xương chậu. Tới lúc thai được 7
hoặc 8 tháng, nếu phát hiện sớm là bào thai xoay ngược,
đầu trên chân dưới, bác sĩ có thể thử đẩy cho nó xoay theo
đúng chiều hướng thông thường.

2) Xét nghiệm:
a) Xét nghiệm máu: Ngoài những xét nghiệm máu tổng quát;
thông thường, phụ nữ mang thai sẽ được xét nghiệm thêm
về nhóm máu, bệnh giang mai, bệnh HIV, bệnh viêm gan B
và C. Nếu phụ nữ mang thai không biết rõ khi trước mình
có bị bệnh thủy đậu và ban Đức (German measles) hay
không thì phải xét nghiệm thêm về 2 bệnh này. Tới khi bào
thai được 3 tháng, dùng các xét nghiệm máu đặc biệt có thể
phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh: dị tật bộ thần kinh và
bệnh Down (dáng người thấp bé, mặt tròn, mũi tẹt, mắt
xếch, trí thức chậm phát triển=Down syndrome).
b) Xét nghiệm nước tiểu: Một số hóa chất do bào thai sản xuất
có thể làm tổn hại chức năng thận của phụ nữ mang thai. Vì
vậy, mỗi kỳ khám thai luôn luôn phải thử nước tiểu, xác
định lượng đản bạch để kịp thời điều trị bệnh thận khi mang
thai.
Khi lượng đường trong nước tiểu gia tăng, cần xác định phụ
nữ mang thai có bị bệnh tiểu đường khi mang thai hay
không. Hiện có cách xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh
này.
c) Xét nghiệm nước ối, xét nghiệm nhau: Có một số trường
hợp đặc biệt cần lấy mẫu nước ối để xét nghiệm. Có khi
phải lấy mẫu sinh thiết (biopsy) nhau. Vì 2 loại xét nghiệm
này phải xâm nhập tử cung nên có nguy cơ nhẹ làm hư thai.
3) Chiếu siêu âm:
Thông thường, phụ nữ mang thai có thể được chiếu siêu âm
khoa sản khi thai được 20 tuần. Mục đích chiếu siêu âm khoa
sản là để:
389



Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
 Chẩn đoán có thai,
 Xác định trường hợp có nhiều bào thai,
 Chẩn đoán thai bất thường: hư thai, thai ngoại tử cung, thai
trứng,
 Xác định bào thai chậm phát triển hoặc có dị tật,
 Khảo sát tình trạng nước ối, cuống rốn,
 Tính ngày lâm bồn, trong trường hợp không biết chắc chắn
ngày hành kinh cuối cùng trước khi mang thai.
Chiếu siêu âm khoa sản đã được áp dụng từ nhiều thập niên và được
coi là tương đối an toàn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng chiếu
nhiều lần vì có một nhóm nghiên cứu tại nước Anh nhận thấy đa số
con của các phụ nữ mang thai chiếu siêu âm khoa sản nhiều lần
chậm học nói hơn các trẻ khác.
Vệ sinh thời kỳ tiền sản
Vệ sinh thời kỳ tiền sản bao gồm các điều chỉ dẫn về mọi chi tiết
sinh hoạt để giữ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và bào thai.
1) Dinh dưỡng:
Khi mang thai, các bà mẹ cần ăn nhiều hơn thường ngày để nuôi
bào thai. Tuy nhiên nên nhớ là khẩu phần tăng lên khoảng gấp
rưỡi chứ không gấp đôi lúc bình thường. Ngoài ra, phải bớt chất
mặn trong thực phẩm nghĩa là ăn lạt hơn thường ngày. Rượu và
thuốc lá tuyệt đối không dùng.
2) Dược phẩm:
Nói chung, các bà nên tránh uống thuốc trong thời kỳ mang
thai, ngoài những thuốc bệnh bắt buộc phải dùng. Lý do là y học
không hiểu biết bao quát tất cả các loại thuốc có khả nảng gây

dị tật bẩm sinh. Dùng các loại dược thảo (herbal medicines)
cũng có nguy cơ tác hại bào thai.
Đối lại, trong suốt thời kỳ mang thai, các bà cần uống
acit fôlic (folic acid) tối thiểu là 400mcg mỗi ngày để phòng
ngừa dị tật bộ thần kinh bào thai. Khi cần tới thuốc giảm đau
hoặc thuốc chống ói mửa, các phụ nữ mang thai có thể dùng
Tylenol và Gravol là những thuốc an toàn cho bào thai.
3) Sinh hoạt:
Nên vận động cơ thể trong khi mang thai. Các bà thường chơi
thể thao có thể tiếp tục môn thể thao đó miễn là đừng vận động
quá mạnh. Tất nhiên nên tránh các môn thể thao cần chạy
nhanh, nhảy, đụng chạm cơ thể, dễ ngã.

390

Phụ nữ mang thai hãy ngưng dùng đường hàng không khi
thai được 8 tháng vì có triển vọng các bà sẽ sinh con trên máy
bay.
Quan hệ nam nữ giữa vợ chồng có thể tiếp tục nhưng cần
chú ý hoạt động nhẹ nhàng hơn lúc bình thường, và cần đặc biệt
giữ gìn khi thai được 4 tháng là lúc dễ hư hơn hết.
Ngoài xã hội, phụ nữ mang thai có thể tiếp tục làm việc với
điều kiện là:
 Một tuần lễ làm việc tối đa 36 giờ, một ngày làm việc tối đa
10 giờ, thời gian đứng để làm việc tối đa 4 giờ một ngày,
 Không được mang sách đồ vật nặng,
 Không làm việc những nơi quá ồn ào hoặc trong phòng
lạnh, nơi phải tiếp xúc với nhiều hóa chất hay phóng xạ,
 Không làm những việc gây khẩn trương quá đáng.
4) Tiêm chủng:

Trong thời kỳ mang thai, việc tiêm chủng ngừa phong đòn gánh,
yết hầu, ho gà, cúm,...., cần có ý kiến của bác sĩ gia đình, hay
bác sĩ sản phụ khoa (xin đọc bài: Lịch Trình Chủng Ngừa, trong
phần Một).
5) Coi chừng dấu hiệu bất thường khi có thai:
Thông thường, phụ nữ mang thai có thể cảm nhận thấy bào thai
máy động khi thai được 4 tháng rưỡi. Nên thường xuyên chú ý
đến việc này.
Các dấu hiệu thai bất thường là: băng huyết, đau bụng dưới
từng cơn, bào thai không máy động trong 12 tiếng đồng hồ,
chảy nước ối ở âm đạo.
Kết luận
Tóm tắt lại, bộ môn khám thai đã được hệ thống hóa từ nhiều thập
niên, chỉ dẫn rõ ràng từng giai đoạn và chi tiết, để cho bác sĩ cùng
phụ nữ mang thai dễ dàng theo đó mà áp dụng. Vậy muốn bảo đảm
sức khỏe cho chính mình và cho bào thai, phụ nữ mang thai hãy
tuân hành đúng đắn những chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế khi
đi khám thai.

391


Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida

7. Nguy Cơ Bệnh Lý Khi
Mang Thai
BS Đinh Đại-Kha
Đại cương
Nói chung mọi người chúng ta đều cho rằng mang thai rồi sinh con
là chuyện bình thường trong đời người phụ nữ. Tuy nhiên kinh

nghiệm y khoa từ ngàn xưa truyền lại cho biết là có nhiều biến
chứng gây bệnh có thể xảy ra trong thai kỳ, kể từ lúc bà mẹ bắt đầu
cấn thai cho đến khi sinh con. Nguy cơ này cũng còn bao gồm thời
kỳ hậu sản nữa.
Bệnh lý khi mang thai nặng có, nhẹ có, thậm chí có khi gây tử
vong cho phụ nữ mang thai. Theo thống kê thì con số tử vong do
biến chứng khi mang thai cho tới nay (2012) vẫn còn vào khoảng 1
phần 10 ngàn.
Nguyên nhân bệnh lý khi mang thai có loại trực tiếp do cơ thể
phụ nữ mang thai bị biến đổi mà sinh ra và loại gián tiếp do ảnh
hưởng của bào thai bất bình thường, nhau bất bình thường, các biến
chứng khác khi sinh con.
Nguy cơ bệnh lý trực tiếp
Trong thời kỳ phụ nữ mang thai, biến dưỡng cơ thể có rất nhiều thay
đổi. Bệnh lý sẵn có của các bà mẹ thường bị ảnh hưởng của các thay
đổi biến dưỡng này mà thêm trầm trọng. Ngay đối với phụ nữ vô
bệnh, thay đổi biến dưỡng khi mang thai cũng có thể tăng lên quá
mức chịu đựng của cơ thể mà gây bệnh.
1. Huyết áp cao
Huyết áp cao là bệnh lý thông thường nhất trong khi mang thai.
Huyết áp cao gây biến chứng cho 2-3% các phụ nữ mang thai.
Huyết áp cao khi mang thai chia ra làm 2 loại: huyết áp cao mãn
tính và huyết áp cao do thai nghén gây ra.
a) Huyết áp cao mãn tính
Đây là bệnh lý sẵn có của phụ nữ trước khi cấn thai. Theo
định nghĩa, huyết áp cao mãn tính của phụ nữ mang thai là
392

Phần IV: Sản Phụ Khoa
huyết áp cao hơn số 140/90 hoặc sẵn có từ trước khi mang

thai hoặc phát hiện trước khi thai được 20 tuần lễ. Khoảng 1%
các phụ nữ mang thai bị bệnh huyết áp cao mãn tính. Một số
nhỏ các trường hợp này tiến triển tới một tình trạng nguy
hiểm cả cho người mẹ lẫn bào thai được gọi là tiền độc huyết
sản (preeclampsia).
b) Huyết áp cao do thai nghén gây ra
Các phụ nữ vô bệnh tới khi mang thai cũng có thể bị huyết áp
cao. Có khoảng 5-6% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh lý này.
Họ có huyết áp cao hơn 140/90, phát hiện khi thai được hơn
20 tuần lễ. Thông thường các bà này không cảm thấy triệu
chứng gì khác lạ.
Khoảng 30% các phụ nữ này sẽ tiếp tục có huyết áp cao sau
khi sinh con nghĩa là bị bệnh huyết áp cao mãn tính. Số 70%
kia sẽ trở lại vô bệnh sau khi sinh con. Một số trường hợp
huyết áp cao khi mang thai cũng tiến triển tới tình trạng tiền
độc huyết sản.
Tiền độc huyết sản là gi?
Khi người phụ nữ mang thai bị bệnh huyết áp cao trầm trọng, khởi
đầu các biến chứng nguy hại cho cả người mẹ lẫn bào thai, thì gọi
là tiền độc huyết sản. Bệnh lý này gây ra:
 Viêm nội mạc động mạch mọi nơi trong cơ thể nên hiệu năng
tuần hoàn kém đi, nói chung các mô đều thiếu ô-xy hơn lúc
thường.
 Nhiều thay đổi biến dưỡng khiến phụ nữ mang thai bị mập
phì, giảm hiệu năng in-su-lin, thử nghiệm chất béo trong máu
thấy tăng lượng LDL (low density lipoprotein) và TG
(triglyceride).
 Thay đổi hóa chất trong máu làm máu dễ đông đặc, gây nguy
cơ đọng cục máu tĩnh mạch.
Tình trạng tiền độc huyết sản gây triệu chứng như sau:

 Hoa mắt: nhìn thấy những tia chớp sáng hoặc những điểm
đen.
 Nhức đầu đa dạng: đau nhức bất kỳ chỗ nào trên đầu, có khi
đau nửa đầu.
 Đau bụng trên hoặc ở giữa hoặc ở bên tay phải.
 Sưng chi trên hoặc sưng mặt.
 Lên cân mau.
393


Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
Bệnh lý nói trên có thể tiếp tục tiến triển trở thành độc huyết sản.
Kết quả của độc huyết sản bao gồm
 Xuất huyết não, suy thận cấp tính, tổn thương gan.
 Bệnh nhân sẽ bị kinh giật, hôn mê có khi dẫn tới tử vong.
Trị liệu cấp thiết lúc này là hối thúc việc sinh con. Thai nhi là
nguyên nhân sinh ra biến dưỡng nguy hại, sinh ra rồi thì cơ thể
người mẹ rất mau bình phục.
2. Bệnh tiểu đường
Theo thống kê, khoảng 1% phụ nữ có thai bị bệnh tiểu đường trước
khi mang thai. Ngoài số này, những người bị đường huyết cao khi
mang thai lối từ 3% tới 10%. Cần phải trị liệu mọi trường hợp phụ
nữ mang thai bị đường huyết cao, để tránh biến chứng của thai kỳ.
Kinh nghiệm cho biết nếu không trị liệu, đường huyết phụ nữ mang
thai càng cao càng gây nhiều biến chứng, có khi tăng lên đến bốn
lần so với người có đường huyết bình thường.
Khi thai nghén bình thường, đường huyết của các bà xuống thấp
giữa các bữa ăn và khi ngủ. Lý do là bào thai tiêu thụ đường không
ngừng nghỉ để tự phát triển. Đồng thời, một số biến dưỡng của bào
thai làm giảm hiệu năng của in-su-lin nên tụy tạng của người mẹ

phải tiết ra thêm in-su-lin nhiều gấp rưỡi khi chưa có thai.
Trường hợp tụy tạng của phụ nữ mang thai không đủ khả năng
sản xuất thêm in-su-lin, đường huyết của người mẹ và của bào thai
đều tăng hơn bình thường. Kết quả là bào thai lớn mau hơn bình
thường nhưng hệ tuần hoàn lại kém hiệu năng gây ra tình trạng thiếu
ô-xy và dư hồng huyết cầu.
Ảnh hưởng đường huyết cao đối với phụ nữ mang thai:
 Gây bệnh võng mạc, nếu nặng có thể làm mù mắt.
 Gây bệnh thận, có thể làm suy thận.
 Gây huyết áp cao.
Ảnh hưởng đường huyết cao đối với thai nhi:
 Thai nhi quá lớn nên mang ra khó khăn và dễ bị chấn thương.
 Số tử vong sơ sinh tăng gấp đôi lúc thường.
 Thai nhi dễ bị vàng da sơ sinh vì dư hồng huyết cầu.
 Thai nhi có đường huyết thấp và thiếu can-xi.
 Chấn thương khi sinh ra: chấn thương vai, thần kinh chi trên,
thần kinh mặt, đóng cục máu dưới da đầu.

394

Phần IV: Sản Phụ Khoa
3. Băng huyết
Băng huyết trong khi mang thai hoặc khi sinh con có nhiều nguyên
nhân:
a) Thiếu tiểu cầu.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có thể có biến
chứng miễn nhiễm phá hư tiểu cầu gây ra xuất huyết.
b) Bào thai bất thường.
 Hư thai.
 Thai trứng.

 Thai ngoại tử cung.
c) Nhau bất thường.
 Nhau đóng thấp.
 Nhau tróc trước khi lâm bồn.
 Nhau không tróc.
d) Tử cung bất thường.
 Cơ tử cung co thắt không đủ mạnh để khép kín các tiểu
động mạch. Đó là trường hợp sinh nhiều lần (trên 4 lần
sinh con), hoặc thai nhi quá lớn, hoặc sinh song thai hay
đa thai.
 Tử cung bị nhiễm trùng nên nhau tróc quá sâu để lộ ra
nhiều tiểu động mạch tiếp tục xuất huyết.
4. Huyết nhiễm
Người phụ nữ mang thai có thể bị vi trùng nhiễm vào máu hoặc
trong thai kỳ hoặc sau khi sinh con.
Trong thời kỳ mang thai, vi trùng có khả năng xâm nhập nước
ối qua âm đạo rồi từ đó ngấm vào máu qua tuần hoàn nhau. Một
nguyên nhân huyết nhiễm nữa là qua trung gian nhiễm trùng đường
tiểu. Hư thai tự nhiên hoặc nạo thai cũng là một nguyên nhân huyết
nhiễm quan trọng.
Khi sinh con thông thường, nguy cơ nhiễm trùng có thể lên tới
2%. Còn khi cần mổ đẻ, con số nhiễm trùng có khi tăng lên tới 8%.
Huyết nhiễm khi có thai là một biến chứng trầm trọng dễ gây tử
vong.
5. Các biến chứng khác
Nhiều biến chứng khác của thai kỳ cũng không kém phần quan
trọng và có khả năng gây tử vong gồm có:
 Bể tử cung: đó là trường hợp tử cung bị căng quá độ rồi bị nứt
vỡ khi co thắt để sinh con. Lý do là bào thai quá lớn, hoặc quá
nhiều nước ối, hoặc sinh song thai hay đa thai. Một lý do khác

395


Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
làm bể tử cung khi sinh thường là vì tử cung có vùng bị yếu đi
sau khi mổ đẻ.
 Nước ối nhập tĩnh mạch: khi thai nhi vừa ra khỏi âm đạo, nước
ối có thể theo tĩnh mạch tử cung chạy vào tĩnh mạch chủ rồi
tiếp tục lưu thông gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi hay não.
 Đọng cục máu tĩnh mạch trung ương chi dưới. Cục máu này có
khả năng di chuyển giống như lượng nước ối nói trên và gây
biến chứng tương tự.

8. Thuốc Ngừa Thai Và Thuốc
Bổ Túc Kích Thích Tố Nữ Khi
Mãn Kinh
BSDS Phạm Tân

Kết luận
Theo những điều trình bày trên đây thì, dù mang thai là một hiện
tượng tự nhiên nhưng cũng kèm theo nhiều nguy cơ bệnh lý và có
khả năng gây tử vong nữa.
Nền y khoa hiện đại đã giảm thiểu được các nguy cơ này nhờ
nghiên cứu được các nguyên nhân gây bệnh và các phương cách
điều trị thích hợp. Và tổ chức khám thai hiện nay là để áp dụng lý
thuyết trên đây vào thực tế lâm sàng thường ngày.
Vậy điều đáng ghi nhớ đối với phụ nữ là cần trị liệu đúng đắn
bệnh huyết áp cao và bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Các bà

có thai rồi thì cần đi khám thai đều đặn đúng định kỳ để sớm phát
hiện các biến chứng của thai kỳ và để điều trị cho kịp thời.

Từ nhiều thập niên qua, các kích thích tố nữ đã được sử dụng trong
khoa trị liệu. Hai ứng dụng quan trọng của các loại dược phẩm này
là thuốc ngừa thai và thuốc bổ túc kích thích tố nữ khi mãn kinh.
Dưới đây là kiến thức tổng quát về các dược phẩm này cùng các
phản ứng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Cơ chế tác dụng của thuốc ngừa thai
Buồng trứng bắt đầu hoạt động khi phụ nữ tới khoảng 12 tuổi, do sự
điều động của não bộ qua trung gian hai kích thích tố do tuyến yên
tiết ra: FSH (follicle-stimulating hormone) và LH (luteinizing
hormone). Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, FSH và LH tác dụng tại
buồng trứng khiến cho một trứng phát triển, rụng khỏi buồng trứng
rồi chạy vào tử cung. Đồng thời, FSH và LH cũng làm cho buồng
trứng tiết ra các kích thích tố nữ estrogen và progestin.
Cơ chế thụ thai: Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, trứng
rụng vào khoảng giữa chu kỳ (ngày thứ 13, 14 hay 15). Đến thời
gian này, các kích thích tố nữ còn có tác dụng làm cho chất nhày ở
cổ tử cung loãng ra như nước khiến cho tinh trùng dễ nhập vào tử
cung. Các kích thích tố nữ còn làm cho nội mạc tử cung phát triển
dày lên và có nhiều rãnh nhỏ, sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh
để hoàn tất sự thụ thai. Trường hợp trứng không thụ tinh, nội mạc tử
cung sẽ bong ra làm xuất huyết tức là khi phụ nữ hành kinh.
Cơ chế ngừa thai: Thuốc ngừa thai làm tăng lượng estrogen và
progestin trong máu, có tác dụng kìm hãm không cho trứng phát
triển, đồng thời khiến cho chất nhày ở cổ tử cung thêm đậm đặc để
ngăn chặn tinh trùng lọt vào tử cung. Tóm lại, thuốc ngừa thai ngăn
ngừa trứng phát triển và chặn đường tinh trùng vào tử cung trong
trường hợp có trứng rụng.


396

397


Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida
Ngừa thai
Có nhiều cách ngừa thai,nhưng phương pháp phổ thông nhất là dùng
thuốc uống. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, khoảng 1/3 phụ nữ uống
thuốc ngừa thai khi ở lứa tuổi có thể thụ thai được. Mặc dầu uống
thuốc ngừa thai đúng cách, có một số ít phụ nữ vẫn thụ thai. Tính
hằng năm, tỷ số người thụ thai khi đang dùng thuốc là 3/1.000
(trong số 1.000 người dùng thuốc, có 3 người vẫn thụ thai). Trong
số các phụ nữ thỉnh thoảng quên uống thuốc ngừa thai, tỷ số nói trên
tăng lên thành 1/12.
Thông thường, viên thuốc ngừa thai là hỗn hợp 2 loại kích thích tố
nữ estrogen và progestin. Khi mới xuất hiện trên thị trường cách đây
hơn 60 năm, thuốc ngừa thai có liều lượng kích thích tố nữ rất cao
cho nên dễ gây ra phản ứng phụ. Hiện nay, đa số các thuốc ngừa
thai giảm liều lượng estrogen chỉ còn bằng 1/10 khi xưa và
progestin bằng 1/2 để giảm thiểu các phản ứng phụ.
Các bà mẹ đang cho con bú mà muốn uống thuốc ngừa thai sẽ dùng
một loại thuốc chỉ có progestin mà không có estrogen. Kích thích tố
progestin riêng biệt vẫn có đủ hiệu lực ngừa thai. Thuốc này không
dùng estrogen vì estrogen làm giảm lượng sữa tiết ra. Hằng năm tại
Hoa Kỳ có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh và 77% các bà mẹ này cho con
bú. Thuốc ngừa thai progestin thường bắt đầu sử dụng 6 tuần lễ sau

khi sanh.
Vỉ thuốc ngừa thai sắp xếp hoặc theo vòng tròn, hoặc theo hình chữ
nhật, hoặc theo 4 hàng ngang, thường có 28 viên thuốc dùng cho
một chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo, viên thứ nhất uống ngày bắt đầu
hành kinh, có ghi dấu rõ ràng. Trong 28 viên thuốc có 21 viên chứa
kích thích tố nữ và 7 viên thuốc giả, thuốc thật và thuốc giả khác
màu nhau. Cách dùng thuốc ngừa thai 28 viên là sau khi khởi đầu
rồi cứ uống tiếp hết vỉ này tới vỉ khác không nghỉ ngày nào hết.
Nói chung, trên thị trường hiện có 3 công thức thuốc ngừa thai.
 Công thức thứ nhất: liều lượng kích thích tố nữ trong viên
thuốc ngừa thai thường đồng nhất giống nhau từ viên số 1 tới
viên số 21 và chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo định sẵn là 28 ngày.
 Tuy nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt thiên nhiên thì lượng kích
thích tố nữ luôn thay đổi. Có một số thuốc ngừa thai dựa vào
điều hiểu biết này lập ra công thức thứ nhì: liều lượng kích
thích tố nữ trong viên thuốc không đồng nhất, tuần đầu liều
thuốc nhẹ, tuần kế liều thuốc cao hơn và tuần thứ ba liều thuốc
398

cao hơn nữa. Các nhà sản xuất hy vọng như vậy sẽ giảm thiểu
một số các phản ứng phụ. Điều này chưa được chứng minh qua
những đợt thử thuốc dài hạn và cho số đông.
 Từ nhiều năm gần đây còn có thêm loại thuốc ngừa thai theo
công thức thứ ba: thuốc này sắp xếp cho phụ nữ mỗi năm chỉ
hành kinh 4 lần, tiện dụng cho các chị em ngại bị phiền phức
khi hành kinh.
Các phản ứng phụ của thuốc ngừa thai
Thuốc ngừa thai có thể gây ra các phản ứng phụ như sau đây:
Phản ứng phụ nguy hiểm nhất là máu đóng cục đông đặc trong tĩnh
mạch chân. Cục máu này có thể di chuyển theo tuần hoàn chạy tới

tim, phổi, não, làm nghẹt một số động mạch gây ra biến chứng nguy
hại: cơn đau tim, đột quỵ, nghẹt thở. Vì vậy, thuốc ngừa thai tuyệt
đối không được dùng cho những người có tiền sử cá nhân hay gia
đình về bệnh đóng cục máu trong tĩnh mạch chân. Các phụ nữ bị
giãn tĩnh mạch chân cũng không được dùng thuốc ngừa thai.
Triệu chứng bệnh đóng cục máu trong tĩnh mạch chân gồm có: bắp
chân đau và sưng lớn, đau ngực, nhức đầu trầm trọng, khó thở, thở
gấp, ói mửa, lạc giọng, chóng mặt, cảm tưởng gần ngất xỉu. Nếu
một vài triệu chứng kể trên xảy ra khi đang dùng thuốc ngừa thai,
chị em phải tới bệnh viện hoặc gặp bác sĩ ngay vì cần điều trị cấp
cứu.
Nguy cơ đóng cục máu còn gia tăng đối với những người bị bệnh
mập phì hoặc mức độ mỡ trong máu quá cao hoặc nghiện thuốc lá.
Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và mỗi ngày hút từ 15 điếu thuốc lá trở lên
không được dùng thuốc ngừa thai.
Sau khi dùng thuốc ngừa thai được 5 năm, khoảng 5% phụ nữ sẽ bị
huyết áp cao. Đa số các bệnh nhân này sẽ trở lại có huyết áp bình
thường sau khi ngưng thuốc.
Thuốc ngừa thai có thể giữ nước trong cơ thể làm sưng chân, lên
cân.
Một số phản ứng phụ khác gồm có: nhức đầu, ói mửa, cảm tưởng vú
bị căng hay đau, dễ nóng gận, trầm cảm nhẹ. Những triệu chứng này
thường xảy ra trong thời gian ngắn rồi bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn
toàn mà không cần ngưng thuốc.
399


Phần IV: Sản Phụ Khoa

Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida

Phản ứng phụ ngoài da: có vết nám trên mặt. Triệu chứng này sẽ bớt
dần khi ngưng thuốc.
Phản ứng phụ gây bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt:
 Tử cung xuất huyết nhẹ khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt.
 Mất kinh trong nhiều tháng liền. Trường hợp xuất huyết nhẹ
hoặc mất kinh, có khi cần đổi thuốc.
 Mất kinh sau khi phụ nữ đã ngừng thuốc để sinh con. Triệu
chứng này chỉ xảy ra nhất thời, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại
bình thường sau ít tháng.
Có ít khảo cứu cho rằng thuốc ngừa thai có thể gây ung thư cổ tử
cung, nhưng kết quả này chưa được xác nhận.
Các kích thích tố nữ sử dụng khi mãn kinh
Thông thường phụ nữ đến lối tuổi 50 thì buồng trứng ngưng hoạt
động nên họ không hành kinh nữa. Sau khi ngưng hành kinh 12
tháng, phụ nữ mới thực sự mãn kinh. Trước khi mãn kinh một thời
gian, các kích thích tố nữ giảm dần gây ra chu kỳ kinh nguyệt bất
thường: chu kỳ này hoặc dài hoặc ngắn hơn khi trước, đồng thời
lượng hành kinh cũng thay đổi hoặc nhiều hoặc ít. Thời gian này gọi
là tiền mãn kinh và kéo dài khoảng 6 năm.
Mãn kinh là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, một thiểu số
phụ nữ mãn kinh có thể mắc phải các triệu chứng sau đây:

Các kích thích tố nữ sử dụng khi mãn kinh là do tinh chế kích thích
tố chứa trong nước tiểu ngựa cái hoặc chứa trong các thành phần
cây đậu nành.
Nếu chỉ có triệu chứng cục bộ trong âm đạo, cách trị liệu là dùng
estrogen bào chế thành hình thức kem để bơm vào âm đạo.
Ngoài hình thức thuốc uống, kích thích tố nữ dùng khi mãn kinh còn
có loại thuốc dán ngoài da và loại thuốc viên đặt trong âm đạo;
thuốc ngấm vào máu qua làn da hay qua màng nhày âm đạo.

Thông thường, thời gian dùng thuốc kích thích tố nữ khi mãn kinh
là 5 năm.
Đôi khi thuốc kích thích tố nữ khi mãn kinh cũng có thể gây phản
ứng phụ tương tự như thuốc ngừa thai. Khi dùng thuốc này dài hạn
trên 5 năm, nguy cơ ung thư vú cũng gia tăng nhẹ (khoảng 6%).
Tóm tắt
Các kích thích tố nữ dùng bào chế thuốc ngừa thai để kế hoạch hóa
gia đình và cũng sử dụng để điều trị các triệu chứng thời kỳ mãn
kinh.
Khi dùng các loại thuốc này, cần chú tâm quan sát các triệu chứng
trong trường hợp xảy ra phản ứng phụ để kịp thời tìm phương cách
điều trị.

 Cảm giác nóng bừng ở mặt và cổ, toát mồ hôi ban đêm, ớn lạnh
sau lưng, dễ mệt mỏi.
 Khó ngủ, nhức đầu.
 Âm đạo khô, ngứa, hoặc nóng bỏng, giảm tình dục, tiểu tiện
khó khăn.
 Tính tình bất ổn, dễ nóng nảy hoặc trầm cảm.
Nếu triệu chứng mãn kinh trầm trọng làm trở ngại sinh hoạt thường
ngày, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để tư vấn việc dùng thuốc bổ túc
kích thích tố nữ. Thông thường bệnh nhân sẽ uống phối hợp hai loại
thuốc viên chứa estrogen hoặc progestin, người nào đã cắt bỏ tử
cung thì dùng estrogen mà không cần progestin. Ngoài hiệu lực
chữa triệu chứng mãn kinh, thuốc bổ túc kích thích tố nữ còn ngăn
ngừa bệnh loãng xương là một chứng bệnh phổ thông khi mãn kinh.
400

401




×