Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đời sống và nguy cơ lấy nhiễm HIVAIDS của phụ nữ mại dâm sử dụng đá (crystal methamphetamine) tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 127 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài: Đời sống và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ mại
dâm sử dụng đá (crystal methamphetamine) tại Hà Nội
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hồ Thị Hiền, Phó trưởng Bộ môn Phòng
chống HIV/AIDS, trường Đại học Y tế Công cộng
3. Cơ quan thực hiện đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
5. Thư ký đề tài: Ths. Phạm Vân Anh, Giảng viên Bộ môn Phòng chống
HIV/AIDS, trường Đại học Y tế Công cộng
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- TS. Hồ Thị Hiền
- Ths. Phạm Vân Anh
- Ths. Phạm Thị Vinh Hoa
- Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bích
- CN. Nguyễn Hằng Nguyệt Vân
8. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 12 năm
2013

1


MỤC LỤC

PHẦN A – TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI .... 5 
PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CƯÚ ....................................................................................... 9 
1  ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 9 
2  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................ 13 
3  TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 14 
3.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu ................................................. 14 


3.2. Tổng quan các nghiên cứu về đá trong nhóm PNMD trên thế giới .............. 16 
3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng methamphetamine trên thế giới .................................. 20 
3.2.2. Hành vi lây nhiễm HIV trên đối tượng sử dụng ATS trên thế giới........................................... 22 

3.3. Tổng quan nghiên cứu về đá trong nhóm phụ nữ mại dâm tại Việt nam ..... 25 
3.3.1.Tình hình mại dâm tại Việt nam ............................................................................................... 25 
3.3.2. Tình hình sử dụng ATS tại Việt nam ........................................................................................ 28 
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng ATS trong PNMD tại Việt nam ...................................... 30 
3.3.4. Hành vi lây nhiễm HIV trên đối tượng sử dụng ATS tại Việt nam ............................................ 32 



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 33 
4.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 33 
4.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 33 
4.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 34 
4.4. Thu thập thông tin ......................................................................................... 35 
4.5. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................. 38 
4.6. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 38 



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 39 
5.1. Thông tin chung về PNMD tham gia nghiên cứu ......................................... 39 
5.2. Đặc điểm đời sống và các mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc sử dụng
đá của phụ nữ mại dâm ........................................................................................ 40 
5.2.1 Đặc điểm của PNMD sử dụng đá ............................................................................................. 40 
5.2.2. Đời sống và mối quan hệ của PNMD sử dụng ma túy đá ........................................................ 46 

5.3. Yếu tố cá nhân và môi trường nguy cơ ảnh hưởng đến sử dụng đá trong

nhóm PNMD ........................................................................................................ 55 
5.3.1. Yếu tố cá nhân............................................................................................................................... 56
5.3.2. Yếu tố môi trường ......................................................................................................................... 62

2


5.3. Bối cảnh của hành vi tình dục nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS dưới tác động
qua lại giữa hành vi mại dâm và sử dụng đá ....................................................... 75 
5.3.1. Hoàn cảnh thực hiện hành vi quan hệ tình dục ........................................................................... 75
5.3.2. QHTD không an toàn ................................................................................................................... 77
5.3.3. Quan hệ tình dục tập thể............................................................................................................... 81
5.3.4. Ép buộc tình dục, bạo lực tình dục............................................................................................... 84






BÀN LUẬN ................................................................................... 86 
KẾT LUẬN ................................................................................... 99 
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 101 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 102 
Tiếng Việt .......................................................................................................... 102 
Tiếng Anh .......................................................................................................... 103 

10  . PHỤ LỤC.................................................................................. 108 
Phụ lục 1: Mẫu phiếu sàng lọc đối tượng nghiên cứu ....................................... 108 
Phụ lục 2: Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu ........................................... 110 
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu PNMD ................................................... 111 

Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu đối tượng bảo kê .................................... 116 
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu khách hàng ............................................. 119 
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu bạn tình .................................................. 121 
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu đồng đẳng viên ...................................... 124 
Phụ lục 8: Phiếu cam kết tuân thủ đạo đức nghiên cứu ..................................... 126 
Phụ lục 9: Trang thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu ..................... 127 

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
ATS

Các chất kích thích dạng amphetamine (Amphetamine-Type
Stimulants)

BCS

Bao Cao Su

BKT

Bơm Kim Tiêm

MDĐP

Mại dâm đường phố

MDNH


Mại dâm nhà hàng

Meth

Methamphetamine

MTTH

Ma túy tổng hợp

MSM

Nam quan hệ tình dục đồng giới

PNMD

Phụ nữ mại dâm

QHTD

Quan hệ tình dục

QHTDTT

Quan hệ tình dục tập thể

SODC

Văn phòng thường trực phòng chống tội phạm và ma túy – Bộ
Công An (Standing Office for Drugs and Crime)


STIs

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục

TDTT

Tình dục tập thể

VAAC

Cục phòng, chống HIV/AIDS (Vietnam Administration for
HIV/AIDS Control)

UNODC

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc
(United Nations Drugs and Crime)
4


PHẦN A – TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả nổi bật của đề tài:
(a)

Đóng góp mới của đề tài
Đây là một đề tài có chủ đề mới, có ý nghĩa thực tiễn cao
trong bối cảnh dịch HIV có xu hướng dịch chuyển sang
nữ giới và xu hướng lây truyền qua đường tình dục tăng.
Sử dụng ma túy tổng hợp nói chung, đặc biệt là các chất

kích thích dạng amphetamine đang có xu hướng tăng
nhanh ở khu vực Đông Nam Á và Việt nam nói riêng. Đối
tượng phụ nữ mại dâm (PNMD) là đối tượng có nguy cơ
cao sử dụng ATS và lây nhiễm HIV ở Việt nam. Đây là
nhóm đối tượng ẩn, vì vậy thông tin về đời sống của
PNMD và các mối quan hệ của họ liên quan đến việc sử
dụng ATS, các yếu tố cá nhân và môi trường ảnh hưởng
đến sử dụng ATS cũng như các bối cảnh xảy ra hành vi
tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các
bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) còn quá ít ở
Việt nam.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu này đã phần nào bổ sung vào
khoảng trống thông tin nói trên, xây dựng một bức tranh
tương đối toàn diện về PNMD có sử dụng ma túy đá, các
đặc điểm đời sống và các mối quan hệ xã hội liên quan
đến ma túy đá của họ. Đặc biệt là, nghiên cứu đã chỉ ra và
phân tích các bối cảnh dẫn đến hành vi tình dục có nguy
cơ lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các bệnh STDs khác,
từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách và chương
trình có giải pháp phù hợp để can thiệp dự phòng lây

5


nhiễm HIV cũng như can thiệp giảm sử dụng, giảm tác hại
do ma túy đá gây nên đối với nhóm đối tượng này cũng
như mạng lưới xã hội liên quan đến sử dụng đá của họ.
(b) Kết quả cụ thể (sản phẩm cụ thể): Báo cáo nghiên cứu
cuối cùng
(c)


Hiệu quả về đào tạo
Các học viên và giảng viên trường Đại học Y tế Công
cộng đã được nâng cao năng lực nghiên cứu khi tham gia
dự án này. Việc tiếp xúc, phỏng vấn đối tượng phụ nữ mại
dâm đã mang lại kinh nghiệm quý báu trong việc tiếp cận
đối tượng nhạy cảm cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên
tham gia nghiên cứu với tư cách là nghiên cứu viên.

(d)

Hiệu quả về kinh tế
Đây là nghiên cứu công phu, được thực hiện trong khuôn
khổ hạn hẹp về kinh phí, song đã đưa ra được nhiều kết
quả nghiên cứu có chất lượng, có ý nghĩa thực tiễn cao.

(e)

Hiệu quả về xã hội
HIV và vấn đề lây nhiễm HIV trong nhóm PNMD, vấn đề
sử dụng ATS trong nhóm PNMD là vấn đề y tế và xã hội
đang được quan tâm. Hiểu được đời sống, các yếu tố môi
trường, bối cảnh và mạng lưới xã hội liên quan đến sử
dụng đá và nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác, giúp ích cho việc đề ra
các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm trong nhóm PNMD
sử dụng ma túy đá.

2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội


6


Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao. Đề tài đã cung cấp thông
tin quan trọng về đời sống, bối cảnh liên quan đến thực
hành sử dụng ma túy đá cũng như các hành vi nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS trong nhóm PNMD tại Hà nội, từ đó
đưa ra các đề xuất, giải pháp trong dự phòng lây nhiễm
HIV cho nhóm đối tượng phụ nữ mại dâm nói chung và
phụ nữ mại dâm sử dụng ATS nói riêng.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt.
a. Tiến độ:
• Đúng tiến độ

X

b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra:
• Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra

X

c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương:
• Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương

X

• Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương

X


• Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng

X

d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí: đã giải ngân toàn bộ kinh phí
của dự án phê duyệt
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 82.067.000 đồng.
- Trong đó Kinh phí sự nghiệp khoa học: 82.067.000 đồng.

7


4. Các ý kiến đề xuất:
Thời gian thực hiện đề tài là tương đối do nhóm nghiên cứu tiếp cận
nhóm đối tượng ẩn là phụ nữ mại dâm sử dụng chất kích thích dạng
amphetamine. Hơn nữa, nhiều đối tượng trong nghiên cứu cần được
phỏng vấn nhiều lần. Chúng tôi mong muốn có thêm thời gian để
phân tích số liệu sâu hơn nữa.
Kinh phí chi trả cho dự án theo định mức hiện hành là tương đối
hạn hẹp.

8


PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CƯÚ
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hơn một thập kỷ qua, xu hướng sử dụng amphetamine (Amphetamine
Type Stimulants – gọi tắt là ATS) không chỉ gia tăng ở các nước phát triển

mà cả ở những nước đang phát triển. Trong số 200 triệu người sử dụng ma
túy trên thế giới có đến hơn 35 triệu người sử dụng ATS. Con số này nhiều
hơn cả tổng số người sử dụng cocaine (13 triệu người) và heroin (16 triệu
người) cộng lại [46].
Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi ATS, với hơn 60%
số lượng ma túy bị bắt giữ trên toàn cầu xảy ra ở khu vực này. Trong các loại
ATS, methamphetamine dạng tinh thể (thường được gọi là đá) đã gây ra mối
lo ngại lớn nhất do việc sản xuất và buôn lậu loại ma túy này rất phố biến và
ngày càng có xu hướng tăng nhanh trong khu vực [46]. Theo Tổ chức phòng
chống ma túy và tội phạm liên hợp quốc (UNODC), số lượng viên
methamphetamine bị bắt giữ ở khu vực Đông Nam Á tăng nhanh, từ 32 triệu
(2008) đến 93 triệu (2009) và đến năm 2010 con số này lên tới 133 triệu [46].
Tại Việt Nam xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp dạng amphetamine
(Amphetamine Type Stimulants – ATS) đã tăng đáng kể từ năm 2003, đặc
biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng [47].
Tương tự xu hướng chung của khu vực, đá (crystal methamphetamine) là loại
ATS được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù, mới xuất hiện ở
nước ta vào năm 2007, theo báo cáo năm 2011, đá đã trở thành loại ma túy
được sử dụng phổ biến thứ hai sau heroin [47].
Sử dụng ATS làm tăng nguy cơ nhiễm HIV, đặc biệt là do quan hệ tình
dục (QHTD) không an toàn. Nghiên cứu tại Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia chỉ
ra rằng những người sử dụng ATS có tần suất hoạt động tình dục cao và tăng
nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục [33]. Đối với
amphetamine, người sử dụng thường có các hành vi tình dục nguy cơ cao
9


[53], như tăng tần suất quan hệ tình dục [40] và tình dục không an toàn [33].
Người sử dụng Methamphetamine (gọi tắt là meth) thường có nhiều bạn tình
[37], quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt [19], quan hệ tình dục với người

tiêm chích ma túy (TCMT) [19, 37], tình dục không an toàn qua đường âm
đạo [37], và đường hậu môn hơn những người không sử dụng ATS [22].
Ngoài ra, dùng chung bơm kim tiêm cũng đã được báo cáo là có liên quan
đến lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ATS [27]. Phụ nữ sử dụng Meth
trong nghiên cứu của Dreisback và cộng sự cũng báo cáo là họ có sử dụng
chung bơm kim tiêm với bạn tình của họ [25].
Sử dụng ATS gây ra nguy cơ cao lây nhiễm STIs bao gồm cả HIV trong
nhóm phụ nữ mại dâm. Phụ nữ mại dâm sử dụng ATS có nhiều nguy cơ lây
nhiễm STIs, bao gồm cả HIV. Một nghiên cứu ở Campuchia cho thấy sử
dụng ATS có tác động lớn tới việc hành nghề của phụ nữ mại dâm và xu
hướng bình thường hóa sử dụng ATS trong nhóm này [33]. Sử dụng ATS có
mối liên quan độc lập với STIs, sử dụng bao cao su không thường xuyên, và
tăng số lượng bạn tình trong nhóm phụ nữ làm việc tại nhiều tụ điểm [23,
38].
Trên thế giới, lây nhiễm HIV qua đường tình dục vẫn chiếm ưu thế. Cứ
4 trường hợp nhiễm HIV thì có ba trường hợp nhiễm qua đường tình dục.
Trong số trường hợp nhiễm HIV qua đường tình dục, 75% là qua đường tình
dục khác giới [51]. Phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương dó HIV, và tỉ lệ phụ nữ
nhiễm HIV cao ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Phụ nữ chiếm 29% số
người trưởng thành đang sống chung với HIV năm 2007, và 40% thanh niên
nhiễm HIV là phụ nữ [42].
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, phụ nữ Việt nam, đặc biệt là phụ
nữ mại dâm có nguy cơ nhiễm HIV ngày càng tăng. Theo số liệu giám sát
quốc gia, tỉ lệ phụ nữ nhiễm HIV ngày càng tăng, trong đó lây nhiễm qua
quan hệ tình dục khác giới chiếm ưu thế [4].
Phụ nữ mại dâm (PNMD) là một trong những nhóm có nguy cơ cao sử
dụng đá. Tỷ lệ sử dụng ATS trong nhóm dân cư nói chung tại khu vực Đông
Nam Á được ước tính là 0,6% [47]. Tuy nhiên, tỷ lệ PNMD đã từng sử dụng
10



đá được báo cáo tại một số nước trong khu vực là rất cao, gấp 30 đến 50 lần
con số tính chung cho cộng đồng. Nghiên cứu của Urada tại Philippines năm
2009-2010 công bố tỷ lệ PNMD đã từng sử dụng đá là 18% [52]. Tại Phnom
Penh, Cambodia, nghiên cứu của Couture và cộng sự thực hiện năm 20072008 trong nhóm PNMD trẻ cho thấy con số này là 23,1% [55]. Tại Việt
Nam, tỷ lệ PNMD đã từng sử dụng đá tại ba tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh được Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp
quốc (UNODC) năm 2010 báo cáo lên tới 57,8% [43].
Nhiều nghiên trên thế giới đã chỉ ra các hành vi nguy cơ nhiễm HIV,
trong đó có sử dụng ma túy, thường có đặc điểm và ý nghĩa khác nhau trong
bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau [16], [31]. Vậy, đối với PNMD - nhóm
người coi hành nghề mại dâm như một mục đích mưu sinh, hành vi sử dụng
đá, đời sống và các mối quan hệ xã hội liên quan đến sử dụng đá của họ như
thế nào? Các yếu tố cá nhân và môi trường ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
đá của nhóm đối tượng này là gì? Các yếu tố này tương tác với nhau như thế
nào? Đặc biệt là, những bối cảnh nào dẫn đến những nguy cơ về HIV/AIDS
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác của họ? Trả lời được các
câu hỏi trên góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách và chương
trình, những nhà nghiên cứu cũng như những người thực hiện chương trình
và cộng đồng hiểu rõ hơn về nhóm đối tượng này, để từ đó tìm ra giải pháp
phù hợp nhất để giảm sử dụng ma túy đá cũng như giảm các hành vi nguy
cơ liên quan đến sử dụng ma túy đá trong nhóm này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt nam về vấn đề nêu trên còn rất hạn
chế. Các nỗ lực cung cấp dịch vụ điều trị nghiện ATS cũng như các biện
pháp dự phòng, giảm hại hậu quả của loại ma túy này ở các nước trong khu
vực cũng vậy[47]. Các nghiên cứu về ATS nói chung và đá nói riêng trên
thế giới chủ yếu tập trung vào nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
(MSM). Tại Việt nam, một số nghiên cứu được thực hiện liên quan đến sử
dụng ATS nói chung trên các nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau chứ chưa
có nghiên cứu nào đi sâu vào ma túy đá nói riêng trong nhóm phụ nữ mại

dâm. Nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, còn ít nghiên cứu

11


sử dụng thiết kế định tính được áp dụng. Thêm vào đó, các thông tin về
hành vi nguy cơ HIV được cho là quan trọng thường khó tiếp cận đối với
nhà nghiên cứu, như các vấn đề mà người ta không cảm thấy thoải mái trao
đổi với người lạ, chẳng hạn như mối quan hệ tình cảm và những hành vi
không thể chấp nhận về văn hóa (hành vi lệch chuẩn). Do vậy, việc sử dụng
cách tiếp cận dân tộc học giúp khám phá những góc cạnh ẩn của thực tế xã
hội, đặc biệt trong các bối cảnh được đặc trưng bởi sự kỳ thị, phân biệt đối
xử. Thực tế chỉ ra rằng kết quả của nghiên cứu sử dụng thiết kế dân tộc học
góp phần xây dựng nền tảng cho việc xây dựng những chương trình phòng
chống HIV hiệu quả [21]. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, số lượng
nghiên cứu có sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học còn rất ít, đồng
thời, việc áp dụng các lý thuyết xã hội trong phân tích bối cảnh liên quan
đến nội dung nghiên cứu cũng còn hạn chế [16]. Nghiên cứu “Đời sống và
nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ mại dâm sử dụng đá (crystal
methamphetamine) tại Hà Nội” đã được thực hiện sử dụng phương pháp
điền dã dân tộc học nhằm mô tả bức tranh cụ thể về đời sống cũng như các
mối quan hệ xã hội của phụ nữ mại dâm sử dụng đá.

12


2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả đặc điểm đời sống và các mối quan hệ xã hội có liên quan đến
việc sử dụng đá của PNMD tại Hà Nội năm 2013.
2. Xác định các yếu tố cá nhân và môi trường nguy cơ ảnh hưởng sử

dụng đá trong nhóm PNMD tại Hà Nội 2013.
3. Phân tích bối cảnh của hành vi tình dục nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
dưới tác động qua lại giữa hành vi mại dâm và sử dụng đá ở PNMD tại Hà
Nội năm 2013.

13


3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu
Ma túy
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ
thể, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh lý người đó. Nếu
lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và
nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng [12].
Phân loại ma túy
Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành ba nhóm chính: Ma túy
tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
Ma túy tự nhiên: Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiện
hoặc nuôi trồng, và các chế phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các sản
phẩm của thuốc phiện như Morphin, narcotics, coca và các hoạt chất của nó
như cocain, cần sa và các sản phẩm của cần sa …[11]
Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự
nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là chất
MTTH từ morphin bằng cách acetyl hóa morphin…[11]
MTTH được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ
các hóa chất ban đầu (còn gọi là tiền chất). Một số loại MTTH điển hình như
Amphetamine, Methamphetamie, Ecstasy…Các chất MTTH có tác dụng
mạnh, nhanh hơn ma túy bán tổng hợp [11].
Trong nghiên cứu này, Amphetamine Type Stimulants (viết tắt là ATS)

với ba dạng chính là amphetamine, methamphetamine (Meth) và ecstasy, ở
Việt Nam thường gọi lần lượt là hồng phiến, methamphetamine, và thuốc lắc.
Đá là methamphetamine dạng tinh thể (crystal methamphetamine). Tại Việt

14


Nam, cả ba loại MTTH kể trên đều thuộc danh mục các chất cần kiểm soát và
bị cấm sử dụng [64].
Amphetamine và Methamphetamine có mối liên quan chặt chẽ với nhau
(Methamphetamine là một dẫn xuất amin của Amphetamine). Trước đây,
Meth/amphetamine thường xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng viên, được dùng
với hình thức cắn, nuốt. Ngoài ra, theo báo cáo của UNODC, dạng tinh thể
của Meth (Crystaline Methamphetamine) được phát hiện lần đầu tiên tại Hà
Nội năm 2008, người dân Việt Nam thường gọi là “đá” hay “ma túy đá” [46].
“Đá” là loại ma túy nguyên chất, có độ tinh khiết cao, có thể lên đến 99%
[14].
Phụ nữ mại dâm
Mại dâm được hiểu là dùng các dịch vụ tình dục để trao đổi tiền bạc
hoặc vật chất (quần áo, nữ trang, ma túy…). Trong nghiên cứu này, khái
niệm phụ nữ mại dâm được định nghĩa như sau: “Phụ nữ mại dâm (PNMD)
là nữ giới có quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc đường hậu môn với
nam giới với mục đích lấy tiền hoặc hiện vật” [15].
Tại Việt Nam, mại dâm là bất hợp pháp và được coi như một “tệ nạn xã
hội”. Chính vì bất hợp pháp nên hoạt động mại dâm tại Việt Nam diễn ra
dưới nhiều hình thức trá hình như nhân viên gội đầu, massage, tiếp viên nhà
hàng, karaoke… Trong nghiên cứu này, phụ nữ mại dâm được phân loại
thành hai nhóm chính căn cứ theo đặc điểm và tính chất công việc, gồm: mại
dâm đường phố (MDĐP) – làm việc trên các đường phố; và mại dâm nhà
hàng (MDNH) – làm việc trong các tụ điểm như quán karaoke, các điểm

massage… Hai nhóm trên có sự khác nhau cơ bản về nơi làm việc và kinh tế.
Phụ nữ MDĐP đa phần lớn tuổi hơn, bị coi là kém hấp dẫn hơn và có thu
nhập thấp hơn so với nhóm MDNH. Đồng thời, MDĐP cũng là nhóm có xu
hướng báo cáo nhiều hành vi nguy cơ hơn PNMD hoạt động trong các nhà
hàng, tụ điểm [15].
15


3.2. Tổng quan các nghiên cứu về đá trong nhóm PNMD trên thế giới
Ma túy đá thuộc nhóm các chất kích thích dạng Amphetamine. Theo
UNODC, các chất kích thích dạng Amphetamine (Amphetamine Type
Stimulants - viết tắt là ATS) là một nhóm các chất kích thích được tổng hợp
từ Amphetamine, bao gồm amphetamine, methamphetamine (Meth) và
ecstacy (thuốc lắc) [45]. (chư màu này là từ De cuong ats 2013)
ATS là loại ma túy được sử dụng phổ biến thứ hai trên thế giới, sau
cần sa. Ước tính số người sử dụng amphetamine và Meth năm 2010 khoảng
33 triệu người. Nếu tính cả số người sử dụng ecstacy thì số người sử dụng
ATS trên toàn thế giới lên đến gần 53 triệu người, lớn hơn rất nhiều so với
tổng số người sử dụng cocaine (16 triệu người) và thuốc phiện (16 triệu
người) gộp lại [45].
Đi cùng với xu hướng sử dụng đá gia tăng là những hậu quả nghiêm
trọng về sức khỏe của một bộ phận dân cư trong xã hội. Ma túy đá không
chỉ gây nghiện, mà còn kích thích mạnh đến thần kinh trung ương, gây ảo
giác, hưng phấn, tạo cảm giác bay bổng, dễ bị kích động. Đồng thời, đá
cũng khiến cho người sử dụng có nguy cơ cao nhiễm HIV đặc biệt do quan
hệ tình dục không an toàn. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, phụ nữ Việt
nam, đặc biệt là phụ nữ mại dâm (PNMD) có nguy cơ nhiễm HIV ngày càng
tăng. Theo số liệu giám sát quốc gia, phân bố nhiễm HIV theo giới có xu
hướng chuyển dịch trong những năm gần đây. Lây truyền do quan hệ tình
dục không an toàn ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm khác [3].

Đáng chú ý, trong khi số lượng amphetamine và ecstacy bị bắt giữ
không có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, số lượng Meth bị
tịch thu có xu hướng tăng mạnh. Năm 2010 lượng Meth bị bắt giữ trên toàn
thế giới lên đến 45 tấn, tăng 44% so với con số 31 tấn năm 2009 và gấp đôi
so với 22 tấn của năm 2008. Trong đó, dạng Meth được sử dụng chủ yếu trên
thế giới là ma túy đá [20]. Được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1919 [7], ma
16


túy đá (crystal methamphetamine) thực chất là methamphetamine (Meth) ở
dạng bột tinh thể có công thức là d- methamphetamine hydrochloride [20].
Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ATS nói chung
và Meth nói riêng, với 63% số lượng ATS bị bắt giữ trên thế giới xảy ra ở
khu vực này [45]. Số lượng Meth bị bắt giữ ở Đông Nam Á năm 2010 cũng
tăng hơn 25% so với năm 2009 và 74% so với năm 2008 [45]. Việc gia tăng
sản xuất và buôn bán đồng nghĩa với việc gia tăng số người sử dụng Meth
trong khu vực. Số người sử dụng Meth cư trú tại Đông và Đông Nam Á được
ước tính khoảng 16 triệu người, chiếm hơn một nửa số người sử dụng Meth
trên thế giới [36].
Trong các loại Meth, đá là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trong
khu vực, bởi việc sản xuất và buôn lậu loại ma túy này rất phổ biến và có xu
hướng gia tăng trong thời gian gần đây [45]. Đá là loại ma túy có độ tinh
khiết cao, hàm lượng Meth khoảng 80% đến 84%; cao hơn rất nhiều so với
con số 15% của Meth dạng viên [56]. Với hàm lượng Meth cao, khi vào cơ
thể đá kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra ảo giác hưng phấn, tỉnh táo,
tăng huyết áp, nhịp tim, thở gấp, sốt [30]. Sử dụng Meth trong thời gian dài
cũng có thể dẫn tới tiêu cơ vân và mắc một số vấn đề tim mạch [30]. Bên
cạnh đó, Meth cũng kích thích hệ thần kinh giao cảm gây ức chế hoạt động
của dạ dày và ruột làm giảm cảm giác thèm ăn [20]. Chính ảo giác hưng
phấn, hoạt động nhiều, không ăn, không ngủ trong khoảng thời gian dài do

loại ma túy này gây ra đã dẫn đến tình trạng kiệt sức, suy sụp cơ thể nhanh
chóng ở người sử dụng. Thêm vào đó, sử dụng Meth ở liều cao trong thời
gian dài có thể gây tâm thần, triệu chứng tương tự như tâm thần phân liệt:
hoang tưởng hình ảnh, hoang tưởng âm thanh, khứu giác [7].
Hầu hết các quốc gia có báo cáo về việc sử dụng đá đều khẳng định hút
là đường dùng chủ yếu của loại ma túy này [19], [66], [57], [59]. Tuy nhiên,
rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan giữa việc sử dụng

17


ma túy đá và tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục [66], [54], [23]. Bởi lẽ, một trong những đặc điểm không
thể không kể đến của Meth là làm tăng hưng phấn tình dục. Mặc dù có tác
dụng kích thích tình dục, Meth còn làm khô niêm mạc, làm giảm độ nhạy
cảm khu vực hậu môn và bộ phận sinh dục [39]. Điều này góp phần làm hành
vi quan hệ tình dục trở nên thô bạo, dễ làm rách niêm mạc và tăng khả năng
lây nhiễm HIV. Mặt khác, trong quá trình sử dụng Meth, cơ thể luôn ở trạng
thái bị kích thích và ảo giác, do vậy người dùng khó có thể kiểm soát các
hành vi của bản thân, thường xuất hiện nhiều hành vi QHTD bừa bãi, QHTD
không sử dụng bao cao su [37], [65].
Tỷ lệ sử dụng amphetamine và Meth trong cộng đồng dân cư tại khu
vực Đông Nam Á được ước tính là 0,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ PNMD đã từng sử
dụng ma túy đá được phản ánh trong các nghiên cứu tại một số nước trong
khu vực là rất cao, gấp 30 đến 50 lần con số tính chung cho cộng đồng. Bằng
chứng trong nghiên cứu tại Philippines, Lianne và cộng sự đã công bố tỷ lệ
PNMD đã từng sử dụng đá là 18%, và tỷ lệ vẫn tiếp tục sử dụng loại ma túy
này thường xuyên là 12% [48]. Tại Phnom Penh, Cambodia, nghiên cứu của
Marie và cộng sự cho thấy tỷ lệ đã dùng đá trong nhóm PNMD trẻ là 23,1%
và có sử dụng trong ba tháng gần đây là 13,6% [56]. Mặt khác, phụ nữ sử

dụng Meth thường có xu hướng dễ bị phụ thuộc, thời gian từ khi bắt đầu sử
dụng đến khi nghiện ngắn hơn ở nam giới [24]. Đồng thời, nữ giới sử dụng
meth cũng chịu ảnh hưởng của các bất lợi cá nhân và xã hội, gia tăng các
hành vi tình dục nguy cơ cao trong trạng thái tâm thần không tỉnh táo như
quan hệ tình dục với nhiều đối tác, cả những người không quen biết, quan hệ
tình dục không được bảo vệ [61]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan
giữa hành vi sử dụng Meth ở nữ giới và việc họ phải chịu bạo lực, tình dục
không an toàn, tổn thương thể xác từ bạn tình của mình [50], [18].

18


Mặc dù có xu hướng sử dụng tăng mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe người sử dụng, tuy nhiên, các nỗ lực cung cấp điều trị nghiện đá
cũng như các biện pháp dự phòng, giảm hại hậu quả do loại ma túy này gây
ra cho cộng đồng nói chung và nhóm PNMD nói riêng ở các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á vẫn còn hạn chế [44].
Hành vi sử dụng MTTH, đặc biệt là đá, thường tập trung ở những nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương như nhóm thanh thiếu niên, nhóm nam quan hệ
tình dục đồng giới và nhóm PNMD . Theo báo cáo về tình hình sử dụng ma
túy trên thế giới năm 2010 của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên
hợp quốc (UNODC) đã ước lượng số người trong độ tuổi từ 15-64 sử dụng
ma túy bất hợp pháp ít nhất một lần trong năm 2008 khoảng 155 đến 250
triệu người (chiếm từ 3,5% đến 5,7% dân số trong độ tuổi từ 15-49). Trong
đó, loại ma túy được sử dụng nhiều nhất là cần sa với 129-190 triệu người;
đứng thứ hai là MTTH dòng ATS với số người sử dụng dao động trong
khoảng 24,16 - 78,72 triệu người, xếp sau đó là chất dạng thuốc phiện và
cocaine
Nghiên cứu về việc sử dụng MTTH dạng tinh thể của phụ nữ MDĐP tại
Canada do Shannon và cộng sự tiến hành năm 2010 trên 225 phụ nữ MDĐP,

kết quả cho thấy có tới 78 đối tượng (chiếm 32%) báo cáo có sử dụng MTTH
dạng tinh thể/“đá” và 24% số đối tượng cho biết đã sử dụng “đá” hơn hai
năm tính đến trước cuộc điều tra (với 12% sử dụng bằng đường tiêm chích,
9% vừa tiêm chích vừa không tiêm chích và chỉ có 3% không sử dụng bằng
đường tiêm chích). Trong số các đối tượng có sử dụng “đá”, 40% cho biết lần
dùng ma túy “đá” đầu tiên là bằng đường tiêm, 47% dùng bằng đường hút và
13% nuốt/uống ma túy trong lần sử dụng “đá” đầu tiên [28].
Tại Phnompenh, Campuchia, Maher và cộng sự tiến hành một nghiên
cứu định tính vào năm 2010 trên 33 đối tượng PNMD độ tuổi 15-29 nhằm
tìm hiểu việc sử dụng ATS và một số hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

19


trong nhóm này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đối tượng PNMD ở đây chủ
yếu dùng “đá” dưới dạng viên và dạng tinh thể với giá rẻ. Việc sử dụng ATS
cũng phổ biến trong nhóm khách mua dâm, và có sự trao đổi về ma túy và
tình dục giữa PNMD và khách mua dâm [33].
3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng methamphetamine trên thế
giới
Một số nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng MTTH được các nghiên cứu đề cập đến bao gồm: (1) Các yếu tố
về đặc điểm nhân khẩu: tuổi, giới, tiền sử gia đình có người phạm tội hoặc sử
dụng chất gây nghiện… (2) Các yếu tố liên quan đến nhận thức về tác dụng
của MTTH; (3) ảnh hưởng của việc sử dụng các chất gây nghiện khác như
heroin, chất dạng thuốc phiện, thuốc lá, rượu. Cho đến nay, chưa có nghiên
cứu nào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đá nói riêng trong nhóm
PNMD.
Nghiên cứu tổng quan “Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sử dụng
methamphetamine ở giới trẻ” [41] được thực hiện bằng việc tổng quan 12 tài

liệu quan trọng được chọn ra từ 2376 tài liệu có liên quan qua hơn 40 cơ sở
dữ liệu nghiên cứu y học. Kết quả cho thấy trong số những thanh niên nguy
cơ thấp (thanh niên chưa khai báo việc sử lạm dụng chất gây nghiện, phần
lớn được tuyển chọn tại trường học), các yếu tố liên quan tới việc sử dụng
Meth là tiền sử của việc sử dụng heroin, dạng thuốc phiện (OR=29,3; 95%
CI: 9,8 – 87,8%); tiền sử gia đình sử dụng ma túy (OR = 4,7; 95% CI: 2,87,9); hành vi tình dục nguy hiểm (OR = 2,79; 95% CI: 2,25-3,46) và một số
rối loạn tâm thần. Ngoài ra, tiền sử sử dụng rượu và hút thuốc lá cũng liên
quan đáng kể tới việc sử dụng meth. Đối với nhóm thanh niên nguy cơ cao
(nhóm được tuyển chọn từ trại cai nghiện, đã có báo cáo về việc sử dụng ma
túy bất hợp pháp), các yếu tố liên kết với việc sử dụng meth là: tiền sử gia
đình có người phạm tội (OR=2,0; 95% CI: 1,2-3,3); gia đình có tiền sử sử

20


dụng ma túy (OR=4,7; 95% CI: 2,8-7,9), gia đình có tiền sử lạm dụng rượu
(OR=3,2; 95% CI: 1,8-5,6), và điều trị tâm thần (OR=6,8; 95% CI: 3,6-12,9)
[41].
Nghiên cứu “Đặc điểm xã hội và hành vi tình dục nguy cơ của những
phụ nữ sử dụng methamphetamine [60] được thực hiện nhằm mục đích mở
rộng kiến thức về đặc điểm cá nhân, xã hội, động cơ sử dụng, mô hình sử
dụng meth, các vấn đề y tế, xã hội liên quan đến việc sử dụng meth và các
mối quan hệ giữa việc sử dụng meth và hành vi tình dục nguy cơ cao. Nghiên
cứu được thực hiện trên 98 phụ nữ có HIV âm tính, có QHTD khác giới và sử
dụng meth tại San Diego, California. Kết quả về hoàn cảnh sử dụng meth của
các phụ nữ này cho thấy, họ thường sử dụng chủ yếu với một người bạn
(95%) hoặc một bạn tình (84%). Ngoài ra, người khác tham gia sử dụng meth
cùng họ bao gồm: người lạ mặt (33%), đồng nghiệp (18%), thành viên gia
đình (16%). Nơi sử dụng là nhà đối tượng nghiên cứu (45%), nhà một người
bạn (33%). Phụ nữ không thường xuyên sử dụng meth tại các địa điểm công

cộng như công viên. Lý do phổ biến nhất dẫn đến việc sử dụng meth của họ
bao gồm: để đạt được ảo giác sảng khoái (56%), tăng năng lượng (37%), đối
phó với tâm trạng (34%), giảm cân (29%), dự tiệc (28%), để giải tỏa stress
(27%). Bên cạnh đó, có 18% số người tham gia nghiên cứu cho rằng việc sử
dụng meth của họ nhằm tăng cường khoái cảm tình dục. Điều này phù hợp
với việc 41% các phụ nữ này đã đi đến một địa điểm cụ thể để tìm bạn tình
sau khi sử dụng Meth. Nơi họ tìm bạn tình thường là bữa tiệc tại một nhà
người bạn (n=16), quán bar (n=10) một góc phố (n=7). Nơi QHTD dưới tác
dụng của meth là tại nhà riêng của họ (65%), tại nhà bạn tình (51%), công
viên (12%), nhà bạn (7%).
Nghiên cứu “Lý do sử dụng ma túy trong giới trẻ”[35] gồm 364 người
trẻ tuổi sử dụng ma túy được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu hòn tuyết

21


lăn. Ngoài việc tìm ra cường độ, tần số và hình thức sử dụng rượu, cần sa,
cocaine, nghiên cứu cũng đề cập đến lý do sử dụng amphetamines và ecstasy.
3.2.2. Hành vi lây nhiễm HIV trên đối tượng sử dụng ATS trên thế giới
Có ít các nghiên cứu về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trên thế
giới tập trung chỉ riêng vào nhóm sử dụng đá. Vì vậy, trong phần này, chúng
tôi chỉ tổng hợp một số nghiên cứu về hành vi lây nhiễm HIV trong các nhóm
sử dụng ATS khác nhau.
Nghiên cứu “Sử dụng methamphetamine và hành vi quan hệ tình dục
khác giới nguy cơ” [49] khẳng định mối liên quan giữa việc sử dụng Meth và
hành vi QHTD nguy cơ. Thông tin được thu thập bằng việc phỏng vấn 703
người tiêm chích ma túy ở Bắc Carolina. Kết quả cho thấy Meth được sử
dụng trong 7% các lần quan hệ. Một trong hai đối tác hoặc cả hai sử dụng
meth làm tăng khả năng giao hợp qua đường hậu môn (OR = 2,41; khoảng tin
cậy (CI) 95%: 1,29 – 4,53); giao hợp qua âm đạo và hậu môn (OR=2,41; 95%

CI:1,09 – 3,61). Ngoài những hành vi trên, việc với hai đối tác cùng sử dụng
Meth có liên quan đáng kể đến hành vi QHTD không bảo vệ đối với bạn tình
mới (OR=5,2; 95% CI: 2,09 – 12,93); quan hệ không được bảo vệ qua đường
hậu môn (OR = 4,63, 95% CI: 1,69 – 12,7).
Nghiên cứu “Hành vi nguy cơ nhiễm HIV trong những người sử dụng
amphetamine ở Sydney, Úc” [39] được thực hiện nhằm khảo sát hành vi sử
dụng chung bơm kim tiêm (BKT) và QHTD nguy cơ cao trong số 231 người
sử dụng amphetamine tại Úc. Kết quả cho thấy, một nửa trong số đó thường
xuyên tiêm chích. Tỷ lệ sử dụng chung chung BKT và QHTD nguy cơ cao
trong nghiên cứu này là tương tự với các nghiên cứu gần đây tại Úc. Khoảng
1/3 số người đã từng tiêm chích dùng chung BKT. Sử dụng bao cao su (BCS)
với bạn tình thường xuyên và không thường xuyên đều thấp. QHTD nguy cơ
không liên quan đến việc dùng chung BKT và sử dụng amphetamine. Kết quả

22


này khẳng định vẫn còn đáng kể những người sử dụng hai loại ma túy trên có
hành vi sử dụng chung BKT và tình dục không an toàn.
Tại Trung Quốc, việc gia tăng tình trạng sử dụng các loại ma túy mới có
liên quan tới việc lây truyền HIV, đặc biệt là hành vi QHTD không an toàn.
Nghiên cứu “Thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp Methamphetamine và tỷ lệ
và các hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở PNMD tại Trung Quốc” với số liệu sử
dụng được lấy từ báo cáo của một phòng khám sản phụ khoa ở Jiaozhou, tỉnh
Shangdong, nơi khám chữa bệnh cho PNMD và khách hàng của họ trong hơn
5 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng Methamphetamine có liên quan
trực tiếp tới các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những PNMD có sử
dụng Meth có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 2,29 lần so với những PNMD
không sử dụng. Nghiên cứu đã nhấn mạnh tới việc can thiệp phòng ngừa sự
lây lan STIs và HIV nên tập trung vào nhóm PNMD sử dụng

Methamphetamine. Tuy nhiên, một trong những giới hạn của nghiên cứu là
chưa tìm hiểu được các hành vi tình dục liên quan đến tình dục an toàn (sử
dụng BCS) trong nhóm này [66].
Nghiên cứu thuần tập “Nghiện ma túy tổng hợp dạng Amphetamine và
những hành vi bạo lực của phụ nữ mại dâm ở Campuchia: những điều gợi ý
cho can thiệp lây nhiễm HIV” được thực hiện trên 220 PNMD từ các trung
tâm giải trí, nhà nghỉ, đường phố và công viên từ năm 2009 tới năm 2010, với
mục đích tìm hiểu thực trạng sử dụng ATS và mô tả những vấn đề bạo lực mà
PNMD gặp phải. Trong tổng số 220 PNMD tham gia nghiên cứu có tới
23,3% báo cáo có sử dụng ATS trong vòng 3 tháng trước nghiên cứu, 15%
nghiện nặng. Ở những PNMD sử dụng ATS, có 35,5% PNMD bị bạo lực thể
xác ở mức trung bình, 20,9% bị bạo lực thể xác ở mức nghiêm trọng, và có
tới 26,8% báo cáo bị bạo lực tình dục. Bạo lực về thể xác và tinh thần ở nhóm
nghiện ATS mức độ nặng cao hơn nhóm không nghiện. Đây là những yếu tố

23


ảnh hưởng tới sức khỏe và xã hội, trong đó vấn đề bạo lực tình dục là một
trong những yếu tố góp phần làm lây lan dịch HIV/AIDS [32].
Cũng trong nghiên cứu “Thực trạng sử dụng MTTH dạng Amphetamine
và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI ở PNMD trẻ tuổi tại Phnompenh,
Campuchia” nêu trên đã chỉ ra rằng, việc sử dụng MTTH làm cho PNMD
cảm thấy hạnh phúc hơn và không nghĩ đến việc dùng BCS. Những phát hiện
này chỉ ra rằng việc sử dụng MTTH dạng Amphetamine có liên quan tới việc
quyết định hành vi tình dục của PNMD trong nghiên cứu [33].
QHTD với nhiều bạn tình do ảnh hưởng của ATS cũng đã được chứng
minh là một hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Nghiên cứu về mối tương
quan giữa việc sử dụng MTTH dạng Amphetamine với các hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV trong nhóm PNMD trẻ tuổi tại Phnompenh, Campuchia do

Couture và cộng sự thực hiện đã chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa việc sử dụng ATS với số lượng bạn tình, trong đó, những PNMD báo
cáo sử dụng ATS có xu hướng có nhiều bạn tình hơn các PNMD không sử
dụng ATS. Việc QHTD với nhiều bạn tình cũng đồng nghĩa với khả năng lây
lan HIV/STI cao hơn, đặc biệt nếu đối tượng không sử dụng các biện pháp an
toàn khi QHTD. Ngoài ra, cũng trong nghiên cứu này, các tác giả còn tìm ra
được mối liên quan giữa việc sử dụng ATS của PNMD với các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (STIs) – một trong những yếu tố làm gia tăng khả
năng nhiễm HIV rất cao. PNMD sử dụng MTTH dạng Amphetamine có nguy
cơ mắc STIs cao gấp 4,25 lần so với những người không sử dụng loại ma túy
này) [34].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ
giữa hành vi tiêm chích ma túy và nguy cơ lây nhiễm HIV/STI, trong đó,
những người tiêm chích ma túy (đặc biệt những đối tượng có hành vi sử dụng
chung BKT hoặc dùng chung các dụng cụ pha chế ma túy) thường có tỷ lệ
nhiễm HIV cao hơn nhiều so với nhóm không tiêm chích ma túy [29]. Hành

24


vi tiêm chích MTTH dòng ATS ở PNMD cũng đã được báo cáo trong nhiều
tài liệu của các tổ chức như UNODC, Trung tâm kiểm soát ma túy và lạm
dụng ma túy Châu Âu (EMCDDA) [43]. Tại Việt Nam, báo cáo của UNODC
năm 2012 đã cho biết tỷ lệ tiêm chích ATS của PNMD Hà Nội là tương đối
cao so với các tỉnh/thành phố khác. Cụ thể, tỷ lệ PNMD dùng Meth dưới
dạng tiêm là 5,7%; với ma túy “đá”, tỷ lệ này là 1,8%; và tỷ lệ tiêm chích các
loại ATS khác dao động trong khoảng 4% [43]. Mặc dù tiêm chích không
phải là một hình thức được sử dụng phổ biến nhất đối với ATS, tuy nhiên,
việc PNMD có thực hiện hành vi này trong bối cảnh ATS đang được sử dụng
ngày càng nhiều và lan tràn mạnh mẽ dẫn tới những mối nguy cơ rất lớn đối

với việc lây nhiễm HIV/AIDS trong các nhóm PNMD sử dụng ATS nói riêng
và toàn cộng đồng nói chung.
3.3. Tổng quan nghiên cứu về đá trong nhóm phụ nữ mại dâm tại Việt
nam
3.3.1.Tình hình mại dâm tại Việt nam
Theo báo cáo Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phòng,
chống mại dâm giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ lao động, thương binh và xã
hội, năm 2010 cả nước ước tính có gần 31.000 PNMD [2]. Tuy nhiên, con số
này trên thực tế còn cao hơn rất nhiều do tính chất di biến động và trá hình
của hoạt động mại dâm tại Việt Nam [26]. Ngoài ra, báo cáo trên cũng cho
biết xu hướng tập trung cao của PNMD tại một số thành phố sầm uất đông
dân cư và các khu du lịch như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Cần Thơ [[2, 15].
PNMD tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang có xu hướng
trẻ hóa, tuổi hành nghề lần đầu đều giảm dần trong cả hai nhóm MDĐP và
MDNH [15]. Trong khi đó, kết quả điều tra hai vòng của Chương trình giám
sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI trên toàn quốc (IBBS)

25


×