Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nguyên tắc khi chăm sóc bệnh nhân bệnh cúm cần nhớ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.42 KB, 3 trang )

Nguyên tắc khi chăm sóc bệnh nhân bệnh cúm cần
nhớ
Bệnh nhân bị bệnh cảm cúm thường thì chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng
liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi
hẳn.
Nhưng người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm cần đảm bảo đúng theo 2 nguyên tắc:
– Chăm sóc để bệnh nhân cảm cúm nhanh chóng khỏi bệnh trong thời gian kể trên.
– Người chăm sóc không bị lây nhiễm cảm cúm.
1. Khi bị bệnh cúm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: sốt cao, có khi lên tới 39-40 độ c, thân
nhiệt không ổn định, có cảm giác ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi,
xổ mũi, ho, khàn tiếng…
2. Cần cách ly bệnh nhân bị cảm cúm với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình càng
nhiều càng tốt nếu có thể, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng biểu hiện, đặc biệt đối
với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức
khỏe không ổn định.

3. Người bệnh cảm cúm nên ở nhà cách ly để khỏi lây nhiễm cảm cúm cho người khác, trường hợp
bắt buộc phải ra khỏi nhà, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử
dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho những
người khác.


4. Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt
độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm
cúm khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.
5. Cho bệnh nhân cảm cúm uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ (như Paracetamol, cảm
xuyên hương…) và uống vitamin C liều cao. Còn đối với những người bị cảm cúm có tiền sử loét dạ
dày – tá tràng không được uống Aspirin, APC, vitamin C.
6. Cho bệnh nhân cảm cúm mặc áo quần thoáng mắt, trùm mền kín và xông các lá thơm (như lá
chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày lá (húng chanh), húng quế, ngũ trảo, từ bi,
long não, bồ bồ (thuỷ xương bồ) để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ


chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh
7. Hằng ngày, người bệnh bị cảm cúm nên nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn và uống 1 ly tỏi băm
nhuyễn pha nước ấm.
8. Người bị cảm cúm cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi,
cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em.
9. Bị cảm cúm thường nhưng sốt sau 7 ngày mà người bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt cần đến cơ
sở y tế ngay vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.
***
Lưu ý đối với người chăm sóc bệnh nhân bị cảm cúm:
– Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường
xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.
– Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm
gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi, gừng…), ăn nhiều rau quả trái cây tươi
chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh
cảm cúm.
– Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ
bị lây bệnh cảm cúm.
– Đồ dùng của người cảm cúm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén…) hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là
nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.
– Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.
– Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác.
– Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải
cách ly và khám, điều trị ngay.




×