Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thủy đậu, zona và thai kỳ – tổng hợp những thông tin cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.5 KB, 7 trang )

Thủy đậu, zona và thai kỳ – Tổng hợp những thông tin cần biết
Phần lớn những người trưởng thành đều đã từng tiếp xúc với thủy đậu từ nhỏ, tỉ lệ cao phát
hiện thấy kháng thể kháng virus thủy đậu (VZV IgG) trong cơ thể, đặc biệt như có đến 90% phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản có kháng thể này trong cơ thể. Chính vì vậy, rất ít khi xảy ra bệnh cảnh nhiễm
virus nguyên phát ở phụ nữ mang thai, tỉ lệ ước tính khoảng 2-3/1000 thai kỳ. Nếu như bạn mắc phải
bệnh lý này trong thai kỳ, dường như bạn sẽ hồi phục hoàn toàn được, tuy nhiên, một số biến chứng
nghiêm trọng có thể xảy ra trong một số nhỏ trường hợp. Nếu như bạn mang thai và chưa từng bị
thủy đậu trước đó (hoặc không chắc đã bị hay chưa) mà tiếp xúc với một ai đó bị thủy đậu hoặc
zona, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi có thể. Nếu như bạn không có miễn dịch chống lại
bệnh thì việc can thiệp điều trị có thể làm giảm nguy cơ cho cả bạn và em bé của bạn. Và một khi
phát hiện bệnh trong thời gian mang thai, hãy gặp bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị và theo dõi
thích hợp.
Thủy đậu và zona là gì?
Thủy đậu và zona là tình trạng nhiễm trùng gây ra do bởi virus varicella-zoster. Khi bạn bị thủy đậu,
hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra những phân tử protein gọi là kháng thể. Chúng chống lại virus và bảo vệ
cơ thể không bị bệnh sau này. Phần lớn mọi người đều được sinh miễn dịch từ việc tiếp xúc với
những người bị thủy đậu trong giai đoạn nào đó, nhưng đôi khi những đáp ứng đó không tạo đủ
kháng thể có đủ khả năng bảo vệ ở một số người trong lần tiếp xúc đầu tiên đó và do đó họ có thể
mắc phải chúng lần nữa. Sau khi mắc phải thủy đậu, những virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể và
chúng không gây hại cho người bệnh (trạng thái bất hoạt – ngủ đông). Chúng có thể xuất hiện lại về
sau trong đời và có thể gây ra tổn thương zona trên một vùng nào đó của cơ thể.
Phần lớn mọi người đã từng bị thủy đầu từ nhỏ (9/10 trường hợp). Có số ít người mới mắc phải
trong giai đoạn trưởng và khi đó, bệnh thường xảy ra nghiêm trọng hơn khi gặp phải ở trẻ em.
Những biến chứng thường xảy ra hơn, đặc biệt nếu như xảy ra trong thời gian bạn đang mang thai.
Bài viết này chủ yếu hướng đến những phụ nữ mang thai mà có tiếp xúc với những người bị thủy đậu
hoặc zona.
Tiếp xúc với những người bị thủy đậu hoặc mang thai có nghĩa là gì?
Thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh có tính lây lan rất cao, các virus lây lan qua không khí từ người sang người. Ví
dụ như khi bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn sẽ có khả năng cao bị lây bệnh một khi:



Bạn ở chung phòng với một ai đó bị thủy đậu lâu hơn 15 phút, hoặc



Bạn có tiếp xúc mặt đối mặt với một người nào đó bị thủy đậu như khi bạn nói chuyện trực
tiếp ít nhất trong 5 phút hoặc



Tiếp xúc thân mật với người bị thủy đậu

Có đến 9/10 những trường hợp trường hợp chưa bị thủy đậu sẽ bị bệnh nếu như tiếp xúc trong
những tình huống trên.


Thủy đậu có khả năng lây lan trước khi ban da xuất hiện 2 ngày cho đến khi chúng đóng vảy hoàn
toàn (thường mất khoảng 5 ngày sau khi ban xuất hiện). Do vậy, ví dụ như bạn nói chuyện với ai đó
vào ngày hôm qua mà họ phát hiện ban thủy đậu vào hôm nay thì bạn đang có nguy cơ mắc bệnh
nếu chưa miễn dịch trước đó.
Zona
Bệnh Zona gây ra bởi cùng tác nhân như trong thủy đậu, chúng có khả năng lây nhiễm khi ban xuất
hiện cho đến khi đóng vảy tiết hoàn toàn. Không giống như thủy đậu, những người bị zona không
thải virus qua đường hô hấp như trong khi ho hoặc hắt hơi. Virus chỉ được thải qua các ban da mà
thôi. Phần lớn người bệnh bị zona xuất hiện ban trên ngực hoặc bụng và chúng thường được che
phủ bởi áo quần hoặc băng lại.
Do đó, bạn sẽ có ít khả năng bị nhiễm thủy đậu từ một ai đó bị zona khi mà ban da được che phủ cẩn
thận. Khi tổn thương zona ở vùng mặt thì sẽ dễ lây nhiễm cho người khác hơn. Ở những người có hệ
miễn dịch bị suy yếu ( ví dụ như những người đang điều trị hóa trị mà bị zona) thì đào thải ra da
lượng virus nhiều hơn bình thường. Và khi mà tổn thương zona được che phủ thì tính lây nhiễm

không giống như là những tổn thương không được che phù, nên rất khó để định nghĩa như thế nào
là tiếp xúc với người bị zona. Nếu như bạn gặp phải vấn đề thắc mắc nào, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ
chuyên khoa.
Lưu ý: Bạn có thể bị thủy đậu nếu như tiếp xúc với ban zona khi mà bạn chưa từng miễn dịch với
thủy đậu. Tuy nhiên bạn sẽ không bị zona ngay khi mà tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc bị zona khi
tiếp xúc với người bị zona.
Tôi đang mang thai và có tiếp xúc với thủy đậu hoặc zona:
Nếu như bạn đã từng bị thủy đậu trước đó, bạn sẽ có khả năng miễn dịch và ít có nguy cơ hơn.
Bạn không cần lo lắng quá nhiều hoặc làm gì cả ngoài để ý theo dõi những bất thường xảy ra nhưng
có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Bởi vì có khoảng 9/10 trường hợp phụ nữ mang thai đã bị
thủy đậu khi nhỏ và có khả năng được miễn dịch.
Nếu như bạn chưa từng bị thủy đậu hoặc không chắc về điều này, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Xét
nghiệm có thể được làm để phát hiện kháng thể lưu hành trong máu của bạn.
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể đối với virus thủy đậu:


Nếu như có kháng thể hình thành trong máu bạn, điều này có nghĩa rằng bạn đã từng bị thủy
đậu trước đó hoặc được chủng ngừa thủy đậu. Khi đó không cần làm gì thêm nữa.



Nếu như xét nghiệm âm tính thì bạn có nguy cơ bị thủy đậu.

Tôi có thể làm gì nếu như tôi chưa có miễn dịch với bệnh?
Bạn sẽ được tiêm immunoglobulin có chứa kháng thể kháng virus thủy đậu. Điều này có thể phòng
ngừa thủy đậu xuất hiện hoặc làm chúng ít nghiêm trọng hơn khi bị bệnh. Tốt nhất việc này cần được
tiến hành trong vòng 4 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số khả năng



bảo vệ nếu như được sử dụng trong vòng 10 ngày sau khi tiếp xúc. ( thường mất khoảng thời gian ủ
bệnh từ 7-21 ngày (thường từ 10-14 ngày) để phát bệnh sau khi tiếp xúc)
Tầm quan trong của việc tránh bị thủy đậu trong giai đoạn thai kỳ?
Đối với mẹ


Thủy đậu thường nguy hiểm hơn khi mang thai, kể cả khi không có biến chứng. Chúng có xu
hướng nặng hơn khi xảy ra ở trẻ em.



Ngoài ra, có khoảng 1/10 phụ nữ mang thai bị thủy đậu sẽ có biến chứng viêm phổi do thủy
đậu. Đây là vấn đề rất nguy hiểm bởi vì có đến 1% những trường hợp này bị tử vong.



Viêm não và thất điều không thường gặp nhưng đây là biến chứng rất nghiêm trọng.



Những biến chứng nặng rất hiếm gặp khác như viêm gan, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm
ruột thừa, viêm tụy, viêm khớp và viêm những cấu trúc của mắt…

Đối với thai nhi


Có khả năng nhỏ trẻ được sinh ra có biểu hiện của hội chứng thủy đậu bào thai (fetal
varicella syndrome – FVS) với những bất thường nghiêm trọng như:
o


Những tổn thương dạng sẹo trên da

o

Các vấn đề về mắt

o

Thiểu sản chi hoặc xương

o

Những vấn đề trong phát triển não bộ của trẻ (teo vỏ não, động kinh, chậm phát
triển tâm thần….)

o

Các bất thường trong hệ thống thận tiết niệu (thận ứ nước, dị dạng bang quang), hệ
dạ dày ruột (trào ngược dà dày thực quản nghiêm trọng,..)


Trẻ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh (bào thai) nguồn: www.indianpediatrics.net


Nhưng thật may là FVS thường hiếm gặp, Nguy cơ cho trẻ khi bạn bị thủy đậu trong thai kỳ
như sau:
o

Nếu như bạn bị thủy đậu trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ thì có khoảng
1/200 khả năng trẻ sinh ra bị hội chứng thủy đậu bào thai.


o

Nếu bị bệnh trong thời gian tuần thứ 13 đến 20 thì có khoảng 2% khả năng trẻ sinh
ra bị FVS.

o

Nếu như bị thủy đậu từ sau tuần thứ 20, khả năng bị FVS là rất thấp và trong y văn
thế giới, chưa có báo nào về những trường hợp trẻ sinh ra bị FVS khi mà mẹ mang
thai bị thủy đậu từ sau tuần thứ 28 cả. Không có bằng chứng về sẩy thai sớm liên
quan đến thủy đậu ở trước tuần thai thứ 28.

o

Từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ, virus có thể tồn tại trong cơ thể của trẻ nhưng
không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Virus có thể được tái hoạt và gây ra zona trong
những năm đầu đời hoặc bất cứ khi nào.

o

Sau tuần thứ 36: Đây là thời gian mà đứa trẻ của bạn có nguy cơ cao nhất bị thủy
đậu. Nếu như bạn mắc phải thủy đậu trong vòng 7 ngày trước sinh hoặc sau khi sinh,
trẻ mưới sinh ra có thể mắc phải những dạng nghiêm trọng của thủy đậu. Đã có một
số trẻ tử vong vì nhiễm trùng chu sinh này. Đây là thời gian nguy hiểm nhất đối với
trẻ nhưng việc chủng ngừa miễn dịch và kết hợp điều trị, theo dõi tại bệnh viện có
thể giúp ngăn chặn điều này xảy ra.





Nếu như phụ nữ mang thai bị thủy đậu, có thể trẻ trong tử cung sẽ bị chứng trước khi chúng
được sinh ra. Những trẻ này sẽ xuất hiện các tổn thương zona ở bất kỳ thời điểm nào của
cuộc đời và đây là một dạng tái hoạt động của những virus được bắt nguồn từ khi trong tử
cung của mẹ.



Việc cho bú mẹ là an toàn nếu như bạn bị thủy đậu trong và sau thai kỳ, đảm bảo việc phòng
tránh tiếp xúc tốt. Nếu như tổn thương thủy đậu hoặc zona gần núm vú thì hãy vắt bỏ sữa
bên đó đi cho đến khi chúng đóng vảy hoàn toàn lại.

Điều gì tôi có thể làm khi bị thủy đậu trong thai kỳ?
Phần lớn những phụ nữ mang thai bị thủy đậu đều phục hồi hoàn toàn và trẻ được sinh ra
đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, như đã được thảo luận ở trên, bệnh có xu hướng khác thường và có một
số nguy cơ xảy ra biến chứng. Về ngắn hạn:


Hãy gặp bác sĩ ngay khi bạn nghĩ rằng mình bị thủy đậu khi đang mang thai hoặc trong vòng 7
ngày sau khi sinh.



Nếu như bạn bị thủy đậu, bạn (và bé mới sinh) cần được chăm sóc đánh giá mỗi ngày. Bạn
cần đến bệnh viện để đánh giá về những bệnh lý hô hấp đang có (hen phế quản, khí phế
thủng..) , hoặc là khi bạn có hút thuốc là hoặc sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn
dịch của cơ thể (như là các sterois trong vòng 3 tháng trở lại đây), mang thai từ tuần 20 trở
đi.. Nếu như bạn có bất kỳ một trong những biểu hiện sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay và có thể
sẽ cần được tiến hành điều trị ở bệnh viện:
o


Ban da xảy ra nghiêm trọng

o

Ban chảy máu

o

Những vấn đề về hô hấp như khó thở, đau ngực…

o

Lơ mơ

o

Nôn

o

Xuất huyết âm đạo



Thuốc kháng virus như là acyclovir là một lựa chọn để điều trị thủy đậu. Để có hiệu quả thì
chúng cần được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi ban da đầu tiên xuất hiện. Thuốc không
chữa được bệnh nhưng chúng có xu hướng làm cho bệnh nhẹ hơn. Chúng có thể giúp phòng
ngừa xảy ra những biến chứng ở mẹ và bé (đã mô tả ở trên) và một điều quan trọng, thuốc
cần được chỉ định bởi những bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện. Nếu như mang thai sau tuần

thứ 20, việc sử dụng acyclovir có thể cải thiện triệu chứng bệnh nhưng tính an toàn của nó
đối với thai nhi là chưa được chứng nhận và do đó cần cân nhắc sử dụng đối với thai kỳ
trước 20 tuần.



Bạn cũng cần được siêu âm tầm soát vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ, hoặc 5 tuần sau khi lành
bệnh nếu như bệnh xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Mục đích chính của việc kiểm tra này là
để tìm kiếm những dấu hiệu bất thường của hội chứng thủy đầu bào thai.




Nếu như bạn bị thủy đậu trong khoảng thời gian 7 ngày trước và sau sinh thì trẻ mới sinh có
thể được điều trị với immunoglobin (đã mô tả ở trên) nhằm mục đích phòng ngừa xuất hiện
thủy đậu ở trẻ. Những trẻ mới sinh bị thủy đậu có thể được điều trị với thuốc kháng virus
bởi bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện.



Cần tránh tiếp xúc với những phụ nữ mang thai hoặc những trẻ mới sinh khác cho đến khi
những tổn thương trên da của bạn đóng vảy tiết hoàn toàn.

Tôi cần làm gì khi xuất hiện zona trong thời gian mang thai?
Nếu như bạn bị zona trong thời gian mang thai thì đừng quá lo lắng lắm bởi vì chúng thường nhẹ và
không có nguy cơ ảnh hưởng đến bạn hoặc đứa trẻ của bạn cả.
Khi nào nên sinh khi bị thủy đậu trong thai kỳ?
Thời gian này tùy thuộc vào thai kỳ của bạn. Tốt nhất là đợi cho đến khi thủy đậu lành hẳn, bạn phục
hồi trở lại, tốt nhất là ít nhất 7 ngày từ sau khi xuất hiện ban da. Điều này cũng làm tăng khả năng
miễn dịch được truyền qua em bé của bạn. Nếu như tình trạng thủy đậu nặng, đặc biệt là khi xảy ra

bất kỳ biến chứng nào thì các bác sĩ sản khoa sẽ thảo luận với bạn liệu có nên cho trẻ ra đời sớm hơn
hay không.
Tôi có thể được miễn dịch chống lại thủy đậu không?
Có thể thực hiện được bằng cách tiêm chủng vaccine có hiệu quả để bảo vê chống lại virus thủy đậu.
Việc tiêm chủng được tiến hành bởi nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng…) ở những người mà chưa bị
thủy đậu trước đó và do đó không có đáp ứng để ngăn không bị thủy đậu. Nếu như bạn không chắc
chắn đã bị hay chưa, có thể làm xét nghiệm để kiểm tra kháng thể trong máu bạn. Những nhân viên y
tế chưa có miễn dịch chống lại thủy đậu cũng cần được tiêm chủng trước khi có ý định mang thai.
RCOG cũng khuyến cáo việc tiêm chủng phòng thủy đậu cần được cân nhắc tiến hành cho tất cả
những phụ nữ chưa có miễn dịch với thủy đầu trước khi họ mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Bạn có
thể tiếp tục cho con bú nếu như bạn được chủng ngừa vào thời gian sau sinh này. Nếu như sau khi
tiêm chủng, bạn xuất hiện ban trên da thì hãy phòng tránh tiếp xúc với những phụ nữ có thai và trẻ
em khác.
Lưu ý: Để cho vaccine có hiệu quả tốt, bạn cần đợi 3 tháng sau liều chủng ngừa thứ 2 mới sẵn sàng
để mang thai.
Cần làm gì khi tôi đã được tiêm VZIG và có tiếp xúc trở lại với nguồn bệnh?
Nếu như bạn đã được tiêm phòng với liều VZIG trước đó mà lỡ tiếp xúc trở lại với nguồn bệnh trong
thời gian sau 3 tuần kể tử mũi tiêm trước thì bạn cần được tiêm thêm một mũi nữa.

BS Trần Ngọc Nhân
Giảng viên bộ môn Da liễu – ĐH Y Dược Huế
Nguồn tài liệu tham khảo




Chickenpox contact and Pregnancy; Dr Tim Kenny, Document ID: 4406
(v42), o/health/chickenpox-contact-and-pregnancy




What are the risks associated with chickenpox and pregnancy? Yvonne Buttler
Tobah,MD; www.mayoclinic.org



Chickenpox and pregnancy; Published in June 2015 (next review date:
2018), www.rcog.org.uk



×