Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyen dong chat long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.98 KB, 12 trang )

MỤC TIÊU
• Phân biệt được các dạng vận chuyển vật chất qua màng tế bào và hiểu được động lực,
cơ chế của các quá trình này
• Biết được các qui luật của động lực học chất lỏng, các đặc điểm của quá trình tuần hoàn
máu trong cơ thể
• Biết được các cơ chế, đặc điểm của quá trình hô hấp và trao đổi khí trong cơ thể
I . Vận chuyển vật chất qua màng sinh vật
1. Các hiện tượng, qui luật vật lý liên quan đến vận chuyển vật chất ở mức độ phân tử
2. Phân loại các hình thức vận chuyển vật chất qua các màng trong cơ thể sống – cơ chế,
động lực
3. Các đặc điểm của các quá trình vận chuyển vật chất qua màng tiêu biểu trong cơ thể
1.Các hiện tượng, qui luật vận chuyển ở mức độ phân tử

Hiện tượng khuếch tán
Khái niệm KHUẾCH TÁN được gắn với sự vận chuyển một chất giữa hai vùng tiếp giáp
từ vùng có mật độ chất đó cao hơn đến vùng có mật độ thấp hơn . Có được là nhờ
chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử.
Các qui luật khuếch tán
Khái niệm Gradient :
• Giả sử có một đại lượng vô hướng nào đó có độ lớn biến thiên trong không gian (Ox ,
Oy , Oz) và được biểu diễn bởi hàm số f (x,y,z)
• Từ nay về sau ta chỉ xét trường hợp riêng trong đó f biến thiên chỉ theo trục tọa độ Ox
⇔ f(x,y,z) = f(x)


Với mỗi điểm trong không gian, toán tử gradient f ( kí hiệu là grad f hoặc ∇f) là một vector
được xác định như sau

grad f = f ’(x).ex - trong đó ex là vectơ đơn vị theo trục Ox
• Thí dụ : f(x) = kx  grad f = k .ex








Như vậy grad f đặc trưng cho mức độ tăng giảm của hàm f theo tọa độ x
Thuật ngữ gradient được dùng rộng rãi khi đề cập đến một thông số nào đó của môi
trường mà có giá tri không đồng nhất theo không gian. Thí dụ gradient T, nồng độ, áp
suất ,điện thế,…
Định luật Fick cho ta biết mật độ dòng vận chuyển tổng cộng của một chất tại một điểm
nào đó khi chỉ tính đến động lực duy nhất là gradient nồng độ. Nồng độ của chất đang
xét đến trong môi trường biến thiên theo trục Ox : C = f(x)
J = – D. gradC
J – mật độ dòng vận chuyển, có chiều từ nơi mật độ cao đến nơi mật độ thấp hơn=số
mol dM một chất được vận chuyển trong thời gian dt qua diện tích dS vuông góc trục Ox
D – hệ số khuếch tán. D phụ thuộc bản chất môi trường mà phân tử chuyển động nhiệt
và khuếch tán trong đó, phụ thuộc tính chất, kích thước của phân tử khuếch tán, phụ
thuộc nhiệt độ. Dấu trừ ( – ) trong biểu thức nói lên chiều vận chuyển ngược chiều vectơ
gradient nồng độ, nghĩa là vận chuyển từ nơi nồng độ cao đến nơi thấp

1


A loãng, B đặc 
A NHƯỢC TRƯƠNG so với B
B
ƯU TRƯƠNG
so với A
A và B tương đương nhau về nồng độ  A đẳng trương B


Áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu của một dung dịch được xác định khi so sánh dung dịch với nước tinh khiết,
trong sinh học khi nói đến áp suất thẩm thấu, dung môi được hiểu là nước

Số lượng tổng cộng các loại phân tử chất tan trong đơn vị thể tích dung môi càng lớn 
Giá trị áp suất thẩm thấu của dung dịch càng lớn.
• Π T T tỷ lệ thuận C ( nồng độ tất cả các phân tử tan trong dung dịch)
• Công thức Van’t – Hoff
Π T T = i .CM .R.T
R – hằng số khí lý tưởng ; T – nhiệt độ K


2


i – yếu tố Van’t Hoff, i – tỷ lệ giữa số các phần tử nhỏ nhất hình thành trong dung dịch so với
số các phân tử ban đầu được hòa tan vào nước. Thí dụ 1 phân tử NaCl tan trong nước tạo 2
ion Na+ và Cl• Giá trị của i trong một số trường hợp :
+ chất tan trong dung dịch không bị điện ly (thí dụ Glucose)  i = 1
+ chất tan trong dung dịch là các ion tạo nên do sự điện ly bởi nước (thí dụ các muối KCl,
NaCl) i > 1
+ chất tan trong dung dịch là các phân tử do hai loại phân tử gắn kết vào nhau tạo thành, (thí
dụ ethanoic acid hay benzoic acid trong benzene )  i < 1
• Áp suất thẩm thấu của dung dịch gồm nhiều chất tan là tổng các áp suất thẩm thấu riêng
phần do nồng độ từng loại chất tan tạo nên
• Áp suất thẩm thấu không phụ thuộc điện tích của các phần tử tan trong nước
Hồng cầu cần được bảo quản trong dung dịch huyết tương với tỷ lệ đặc trưng các muối và các
protein, sao cho nó đẳng trương so với hồng cầu
Thực tế huyết tương này trong đa số bệnh viện hơi ưu trương một chút so với hồng cầu


Hiện tượng Lọc





Lọc là quá trình vận chuyển nước qua các lỗ nhỏ của màng ngăn nhờ chênh lệch áp
suất thủy tĩnh giữa hai phía của màng ngăn
Trong quá trình lọc, các chất tan trong nước được vận chuyển cùng nếu chúng qua
được các lỗ.
Các chất tan được vận chuyển do nước cuốn theo, không do chuyển động nhiệt 
không tuân theo qui luật khuếch tán
Lưu lượng lọc qua một màng

dV ∆P
=
dt
R

R – sức cản thủy động của màng đối với chất lỏng, phụ thuộc số lỗ, thiết diện lỗ, chiều
dày màng, độ nhớt chất lỏng
Các ví dụ của lọc trong cơ thể:
Siêu lọc ở cầu thận
Xét 3 loại áp suất ở cầu thận.
- Áp suất máu trong mao mạch P1 = 70 mm Hg
- Áp suất thuỷ tĩnh của dịch trong bọc Bowman P2 = 14 mm
Hg.
Chênh lệch hai áp suất thủy tĩnh này đẩy chất lỏng đi từ mao
mạch vào bọc Bowman

- Áp suất thẩm thấu keo trong mao mạch cầu thận tạo ra do
nồng độ protein hòa tan trong huyết tương P = 32 mm Hg. Áp
suất này đẩy chất lỏng đi từ bọc Bowman vào mao mạch
 Áp suất tổng cộng P = P1 – P2 – P = 24 mm Hg  đây
chính là áp suất thủy tĩnh trội hơn áp suất thẩm thấu keo

hướng từ mao mạch vào bọc Bowman.
 Vậy khi qua búi mao mạch cầu thận, nước và các chất
từ
máu qua màng lọc vào bọc Bowman nhờ quá trình lọc và
tạo ra nước tiểu sơ cấp. Các đại phân tử như protein, hồng cầu không thể đi qua màng
lọc và bị giữ lại trong máu
Áp suất thẩm thấu keo là gì?


3


Hai dung dịch được ngăn cách bởi màng bán thấm tức là các lỗ màng có kích thước cho một
số chất tan của hai dung dịch đi qua và một số không cho đi qua. Không quan trọng là hai dung
dịch đó để riêng có áp suất thẩm thấu là bao nhiêu, khi bị ngăn bởi màng, sự vận chuyển nước
qua màng được quyết định bởi tương quan giữa số các phần tử chất tan lớn, lơ lửng (dung
dịch keo) ở 2 bên không đi qua được màng. Động lực đó là áp suất thẩm thấu keo
Ở bọc Bowman ta thấy, hồng cầu, các protein lớn trong máu không qua được màng lọc sẽ tạo
ra áp suất thẩm thấu keo hút nước từ bọc Bowman vào mao mạch.
VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO
Cấu trúc màng tế bào
~ 50% lipid (chủ yếu phospholipid; ở tế bào động vật cholesterol chiếm khoảng 1/3
lượng này)
~50% protein


2 ĐUÔI – KỊ NƯỚC
1 ĐẦU – ƯA NƯỚC

TÍNH THẤM CỦA MÀNG TẾ BÀO
• Màng bán thấm chỉ cho một số ít các chất đi qua.
• Chắn phần lớn các chất được tổng hợp một cách hữu cơ bên trong tế bào
• O2, CO2, H2O đi qua tốt trong khi các ion gần như không thể đi qua do tính chất kị nước
của đuôi phospholipid ở giữa màng
CÁC KÊNH PROTEIN
• Màng tế bào dày khoảng 7 nm, lớp vỏ phospholipids kép gần như không cho các ion
qua.
• Nhưng màng được “rải”, “cắm” dày đặc các protein với những chức năng đa dạng.
• Một số các protein này tạo nên các lỗ trên màng  các “kênh” cho các chất hóa học tan
trong nước đi qua qua màng
• Có nhiều loại “kênh” phụ thuộc bản chất các protein cấu thành. Thí dụ có loại “kênh”
dành cho nước, đủ rộng cho các phân tử nước nhưng đủ hẹp để ngăn các chất khác
như rượu.
• Một số “kênh” chỉ cho những ion đặc thù đi qua được gọi là “kênh ion”, thí dụ là các kênh
Kali, kênh Natri. Các kênh ion đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sống của
cơ thể
VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG
• Trong cơ thể sống tồn tại 4 loại gradient cơ bản: gradient nồng độ; gradient áp suất thẩm
thấu; gradient áp suất thủy tĩnh; gradient điện thế
• Tương ứng với các gradient này là 4 cơ chế vận chuyển: khuếch tán; thẩm thấu; lọc; vận
chuyển ion bởi điện trường
• Vận chuyển thụ động là vận chuyển tự nhiên nhờ sự có mặt các gradient
Khuếch tán qua màng tế bào
• Khuếch tán qua màng chia thành hai cơ chế: khuếch tán đơn giản và khuếch tán được
hỗ trợ

4










Khuếch tán đơn giản là sự vận chuyển tự nhiên của các chất qua màng theo 2 cách –
qua lớp phospholipid kép và qua các kênh do protein tạo thành.
Qua phospholipid kép thường là các chất hữu cơ lơ lửng không tan trong nước nhưng
tan được trong lipid
Qua các kênh thường là các chất vô cơ tan trong nước như các ion, …
Nước qua cả lớp phospholipid kép vừa qua các kênh dành cho nước
Khuếch tán được hỗ trợ phải nhờ có gradient nồng độ nhưng chính xác ra không phải là
khuếch tán vì các phân tử đi qua màng không nhờ chuyển động nhiệt mà được hỗ trợ
bởi “chất mang”.
Các phân tử đi qua màng tế bào nhờ được một phân tử protein “chất mang” bắt lấy ở
một phía màng tế bào và nhả ra ở phía kia. Sự vận chuyển bởi “chất mang” thụ động
không tiêu hao năng lượng trao đổi chất
Sự vận chuyển thụ động bởi chất mang thường là cần một điều kiện nào đó kích hoạt
chất mang. Thí dụ cần có insulin gắn vào protein nhất định trên màng thì protein vận
chuyển glucose mới hoạt động

VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
• Trong nhiều trường hợp tế bào phải vận chuyển các chất chống lại gradient nồng độ tức
là từ nơi mật độ thấp đến nơi mật độ cao. Điều này gắn liền nhu cầu tích lũy các chất mà

tế bào cần trong một mật độ cao thí dụ như một số ion nhất định, glucose, amino acids.
• Sự vận chuyển các chất từ nhu cầu của tế bào theo hướng chống lại xu thế khuếch tán
được gọi là vận chuyển chủ động.
• Ngược với vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động đòi hỏi tế bào tiêu tốn năng
lượng trao đổichất bên trong nó, từ sự thủy phân ATP.
• Có 3 dạng vận chuyển chủ động ở tế bào: 1 – thực hiện bởi các protein trên màng (các
“bơm”) 2 – nhập bào (bao gồm thực bào và ẩm bào) 3 – xuất bào .
Các ví dụ của vận chuyển chủ động:
Bơm K-Na
• Sự vận chuyển K+ vào trong tế bào và Na+ ra ngoài tế bào chống lại gradient nồng độ
được thực hiện bởi protein chất mang đặc biệt (còn được gọi là bơm K-Na).
• Quá trình “bơm” liên tục Na+ ra và “hút” K+ vào tạo ra sự chênh lệch nồng độ lớn giữa
môi trường trong và ngoài tế bào đối với từng loại ion.
Bơm proton hay là bơm H+
Các ion H+ được “bơm” từ trong các tế bào ở thành dạ dày ra ngoài, kết hợp với Cl- để tạo
ra HCl trong dạ dày.
Lưu ý: Cần thận trọng với nhóm thuốc được gọi là “chữa” đau dạ dày thực chất là các hóa
chất ức chế các bơm proton này, không chỉ ức chế bơm proton, còn ức chế sự tiết các men
tiêu hóa khác như pepsin,.... Kết quả, không tiêu hóa được thức ăn và nhiều tác dụng phụ
rất nghiêm trọng nếu dùng lâu dài như loãng xương,...
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TIÊU BIỂU TRONG
CƠ THỂ
VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA THÀNH MAO MẠCH
• Mao mạch là các mạch máu nhỏ nhất nối động mạch nhỏ với tĩnh mạch nhỏ. Nơi diễn ra
sự trao đổi oxy, carbonic, dưỡng chất, chất thải giữa máu và các mô.
• Thành mao mạch được cấu tạo bởi một lớp tế bào liên kết với nhau, bao phủ bởi lớp
màng nền
5



Phụ thuộc cấu trúc thành mao mạch và màng nền (độ rộng khe liên kết giữa các tế bào
thành mao mạch và giữa các phân tử protein màng nền) mà ta có tính thấm ở các đoạn
mao mạch khác nhau
• Thành mao mạch không cho hồng cầu qua, có thể cho qua một số cao phân tử, protein
tùy cấu trúc loại mao mạch,
• Nước, môi trường hòa tan các chất trong huyết tương và trong dịch mô, được vận
chuyển qua thành mao mạch nhờ vận chuyển thụ động, quyết định bởi các gradient áp
suất thủy tĩnh và áp suất thẩm thấu. Tổng các gradient áp suất thủy tĩnh và thẩm thấu
quyết định chiều vận chuyển tổng cộng của nước
Các hình thức vận chuyển qua thành mao mạch
• Sự vận chuyển các chất tan trong máu và dịch mô qua thành mao mạch có 3 cách chính:
khuếch tán, theo dòng nước và vận chuyển chủ động
• Theo dòng nước là sự vận chuyển theo cả hai chiều nhờ được chất lỏng cuốn theo. Sự
vận chuyển như thế không phụ thuộc gradient nồng độ của từng chất mà chỉ phụ thuộc
thành mao mạch cho qua chất nào
• Khuếch tán đặc biệt quan trọng trong vận chuyển chất khí O2, CO2, các chất tan trong
chất béo
• Vận chuyển chủ động chưa được hiểu rõ lắm nhưng có bằng chứng cho thấy trong quá
trình lọc máu ở thận có sự vận chuyển này
Vận chuyển nước và các chất theo dòng qua thành mao mạch
• Nước được vận chuyển nhờ hai loại động lực: chênh lệch áp suất thẩm thấu và chênh
lệch áp suất thủy tĩnh giữa máu và dịch mô.
• Áp suất thủy tĩnh của máu trong mao mạch giảm dần theo chiều từ đầu phía động mạch
nhỏ đến đầu phía tĩnh mạch nhỏ, cao hơn so với dịch mô ở đoạn đầu (∆P máu-dịch ≈
40mmHg) và gần bằng so với dịch mô ở đoạn cuối (∆P máu-dịch ≈ 10mmHg).
• Áp suất thẩm thấu của máu trong mao mạch lại cao hơn so với dịch mô và tăng nhẹ theo
chiều dài mao mạch từ đầu phía động mạch nhỏ đến đầu phía tĩnh mạch nhỏ (∆Π máudịch ≈ 25mmHg).
• Chiều vận chuyển chất lỏng tại vị trí đoạn mao mạch xác định phụ thuộc tương quan
giữa các gradient áp suất thẩm thấu và áp suất thủy tĩnh.
• Đoạn đầu phía động mạch nhỏ, lọc > thẩm thấu  chất lỏng từ máu vào dịch mô 

glucose, các acid amin, ion đi vào dịch mô theo dòng nước
• Đoạn cuối gần tĩnh mạch nhỏ, thẩm thấu > lọc  chất lỏng từ dịch mô vào máu (quá
trình còn được gọi là tái hấp thụ) nước, các ion, chất thải từ quá trình trao đổi chất từ
lại từ dịch mô vào máu theo dòng nước
Chú ý: Từ những phân tích trên ta thấy áp suất tĩnh của máu trong mao mạch phải đủ lớn thì ở
đoạn đầu mao mạch mới có thể xảy ra hiện tượng lọc làm cho nước hòa tan các chất dinh
dưỡng vào dịch mô. Áp huyết thấp dẫn đến sự nuôi dưỡng các mô kém do đó cơ thể yếu, cả về
trí lực lẫn thể lực


3. Các qui luật của động lực học chất lỏng. Các đặc điểm của sự tuần hoàn
máu trong cơ thể

6


Phương trình Bernoulli
(bỏ qua ma sát)

Thí dụ với ống nằm ngang, thiết diện ống càng lớn  vận tốc dòng chảy càng nhỏ  áp suất
thủy động là ρ.ν2/2 càng nhỏ  P càng lớn (xem hình dưới)

7


Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn
Máu chảy liên tục trong các động mạch theo hướng nhất định là nhờ
• Tim: co bóp tạo áp lực đẩy máu từ tim vào động mạch chủ và tiếp đến hệ động mạch lớn
nhỏ
• Hệ thống van: giữa các buồng tim và trong lòng các đoạn mạch, chức năng là chỉ cho

phép máu đi theo một chiều nhất định
• Tính đàn hồi của thành động mạch: chức năng làm cho dòng máu chảy liên tục không
đứt quãng ngay cả khi không có áp lực bơm máu của tim (kì tâm trương)
Máu chảy liên tục trong các tĩnh mạch theo hướng nhất định là nhờ
• Các cơ trơn trên thành mạch: làm co giãn lòng mạch, góp phần vào việc bơm máu ở tĩnh
mạch
• Sức ép của các cơ xương lên tĩnh mạch, các chuyển động hô hấp
Tính đàn hồi của thành mạch. Nhịp đập của động mạch

8


Sự giảm áp suất trên hệ mạch

Nhĩ phải

Tĩnh mạch
nhỏ và lớn

Mao mạch

Thất trái



Động mạch
nhỏ







Áp suất máu ở động mạch chủ khoảng 115 ÷130 mmHg rồi giảm dần theo chiều dài của
hệ mạch.
Đến đầu các động mạch nhỏ áp suất máu là 70 ÷ 80 mmHg
Đầu các mao mạch chỉ còn 20 ÷ 40 mmHg. Cuối các mao mạch khoảng 8 ÷ 15 mmHg,
Ở tĩnh mạch chủ đổ vào tim, áp suất máu có giá trị âm so với áp suất khí quyển.
Áp suất giảm dần do máu chuyển động trong lòng mạch có lực nội ma sát (công thức
Poiseuille). Năng lượng bị hao hụt do tiêu hao để thắng sức cản của hệ mạch ngoại vi
Sức cản hệ mạch phụ thuộc các yếu tố hình học của hệ mạch và độ nhớt của máu

Độngmạch



ÁP HUYẾT và ĐO ÁP HUYẾT
Áp suất tâm thu và áp suất tâm trương trong động mạch nào đó có thể đo trực tiếp bằng kim tiêm nối với
khí áp kế. Tuy nhiên cách đo áp huyết được dùng rộng rãi trong cơ sở y tế tại nhà như sau.
Thiết bị: gồm một túi vải kín nối với bơm bóp tay = cao su để bơm không khí vào túi. Áp suất khí trong
túi được hiển thị trên khí áp kế. Ống nghe.
Cách đo: Túi khí kín này (khi xẹp) được quấn khít quanh tay giữa vai và cùi chỏ và dán chặt lại. Sau đó
bằng bơm tay ta nén khí vào trong túi này, túi căng phồng lên và ép chặt vào tay tức là ép chặt vào động
9


mạch vai nằm gần sát da. Kết hợp đặt ống nghe vào vị trí động mạch này gần chỗ gập của tay và nghe
(cho bản thân hoặc cho người khác). Đến khi áp suất trong “cổ tay áo” (thuật ngữ chỉ túi khí) đủ lớn, nó
sẽ ép lên động mạch làm cho máu không thể chảy qua, thể hiện ở việc qua ống nghe ta không nghe thấy
dòng chảy và mạch đập. Trong trường hợp cơ thư giãn, áp suất khí trong túi khí có thể coi là áp suất ép

lên thành động mạch từ phía ngoài. Lưu ý rằng, chỉ số áp suất trên khí áp kế thực chất là hiệu áp suất
khí trong túi khí trừ đi áp suất khí quyển.
Mở van túi khí, rất từ từ xả bớt khí trong túi ra, vẫn liên tục nghe tiếng động mạch. Áp suất trong túi khí
giảm dần đến một giá trị mà áp suất tâm thu vừa đủ thắng được áp suất ép từ túi khí, lòng mạch đang bị
bít kín được hé ra, dòng chảy được khôi phục và mang tính chất mạnh, xoáy do khe hẹp. Âm thanh
đầu tiên của dòng chảy trong động mạch có thể dễ dàng nghe thấy bằng ống nghe. Ta ghi lại số đo
trên khí áp kế thời điểm đó, giá trị này là áp suất tâm thu.
Tiếp tụ từ từ xả khí, máu vẫn chảy xoáy nhưng đến một thời điểm khi lòng mạch đã mở hết, áp suất
máu thấp nhất và dòng chảy trở nên mang tính chất chảy thành lớp, đặc trưng bởi sự yếu đi đột
ngột tiếng dòng chảy ta nghe được. Áp suất máu khi dòng chảy thành lớp được phục hồi (bằng với áp
suất khí trong túi ghi nhận được vào thời điểm đó) là áp suất tâm trương.

Vận tốc máu trên các đoạn mạch
• Tổng tiết diện của các mao mạch bằng 200 ÷ 400 lần tổng tiết diện của các động mạch
nhỏ.
• Từ phương trình liên tục vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, một điều thuận lợi cho
hoạt động trao đổi chất giữa mao mạch và mô
• Tốc độ chảy của máu ở động mạch chủ là 10 ÷ 20 m/ s, động mạch cổ là 5,2 m/ s. Lúc
xuống mao mạch, tốc độ chỉ còn là 1 mm/ s
Cơ chế và các đặc điểm của sự thở và trao đổi khí
Khoang màng phổi
Là khoảng kín giữa hai màng mỏng (là một nhưng tạo thành túi 2 lớp) bao bọc phổi, màng
ngoài gắn với thành ngực, màng trong gắn với các cấu trúc như phế nang, mạch máu, các tế
bào thần kinh, các phế quản nhỏ
• Trong khoang màng phổi luôn có một ít chất lỏng để giảm ma sát giữa hai lớp màng
• Áp suất trong khoang màng phổi luôn là áp suất âm hơn một chút so với áp suất khí
quyển.
10



Khi hít vào, các xương sườn giãn ra kết hợp cơ hoành hạ xuống làm cho màng ngoài
giãn ra. Vì 2 lớp màng phổi luôn gần như “dính” vào nhau do áp suất ở khoang màng
phổi là âm nên màng ngoài giãn ra kéo theo màng trong giãn theo  các phế nang giãn
theo  V phế nang tăng P phế nang giảm xuống thấp hơn áp suất khí quyển  không
khí từ ngoài tràn vào phế nang.
• Khi các phế nang giãn để hít không khí, mặc dù áp suất trong phế nang cũng âm so với
áp suất khí quyển nhưng vẫn còn lớn hơn áp suất khoang màng phổi  phế nang giãn
không bị cản trở bởi áp suất khoang màng phổi ép vào
• Khi bị tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi, áp suất khoang màng phổi tăng lên
gây khó khăn cho việc hít vào
• Thở ra đơn giản hơn: các xương sườn và cơ hoành ép màng ngoài và đồng thời màng
trong vào phổi V phổi (tức là V các phế nang) giảm P phế namg tăng  không khí đi
ra
Trao đổi khí giữa mao mạch phổi và phế nang
• O2 từ không khí trong các phế nang khuếch tán vào máu đồng thời CO2 từ máu khuếch
tán vào không khí trong phế nang qua lớp màng gồm thành mao mạch và thành phế
nang. Lớp màng này chỉ dày 0,2 - 0,4 micromét nên O2, CO2 có thể khuếch tán qua
màng này


Áp dụng các định luật cân bằng trong cơ học phân tích hoạt động hệ cơ xương
khớp

11


Năng lượng tiêu hao do hoạt động của cơ
Khi cơ co và thay đổi chiều dài, cơ đã thực hiện được công là A = F. S, công này kéo
theo sự tiêu thụ năng lượng của cơ thể
 Trong nhiều trường hợp, cơ co nhưng không thay đổi độ dài tức là có lực kéo nhưng

không thực hiện công A = F. S , lúc đó cơ thể vẫn tiêu tốn năng lượng để duy trì trương
lực cơ.
 Năng lượng dùng trong hoạt động co cơ được lấy từ phản ứng thủy phân ATP thành
ADP.
 ATP phải được tổng hợp lại từ ADP, thường là phản ứng này cần glucose và oxi nhưng
trường hợp cần ATP rất nhanh và nhiều thì còn có thể theo cách sau
ADP + creatin phosphate  ATP + creatin
(sản xuất ATP tức thời ~ 20 s đầu tiên khi hoạt động thể chất đột ngột, mạnh. Creatin
phosphate có trong tế bào cơ)


12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×