Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dien va co the song tai lieu danh cho SV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.95 KB, 4 trang )

Cơ chế dẫn truyền tín hiệu qua synap
Trước synap phải là axon.
Trong các chồi của axon có các hình cầu nhỏ bao bọc bởi màng phosphorlipid
kép (giống màng tế bào) gọi là các nang synap.
Trong các nang chứa các neurotransmitter – các phân tử dẫn truyền thần kinh.
Từ nay về sau chúng ta sẽ dùng thuật ngữ neurotransmitter cho ngắn gọn. Các
nang này “cập bến” gần màng trước synap.

Nang synap

Chất dẫn truyền thần kinh –
neurotransmitter
Bơm tái hấp thu
neurotransmitter

++

Kênh Ca
cổng điện áp
Thụ cảm
thể – kênh
ion cổng
phối tử

Trước synap Chồi axon

Khe synap
Sau synap – thân hoặc
cành neuron, cơ, …

Trong chồi trước synap:


 Khi xung điện thế hoạt động lan đến màng trước synap điện thế màng thay
đổi (đảo phân cực) làm một số kênh Ca++ cổng điện áp mở cho các ion Ca ++
tràn vào trong tế bào.
 Nồng độ ion Ca++ tăng cao này lại kích hoạt các protein nhạy cảm với Ca++
đang bám vào các nang synap và làm cho quá trình sau đây diễn ra (sự xuất
bào).
 các protein này thay đổi hình thái và làm màng các nang đang “cập bến” hòa
nhập với màng trước synap.
 Tiếp theo một lỗ hổng xuất hiện thông bên trong nang với khe synap. Các
neurotransmitter từ nang phóng ra khe synap và khuếch tán tới màng sau
synap hoặc thoát khỏi khe synap
Trên màng sau synap:
 các neurotransmitter bị “bắt “ bởi các receptor (thụ cảm thể) là các protein
phân bố trên màng sau synap.
 Các thụ cảm thể là các kênh ion có cơ chế cổng – cổng phối tử. Sau khi
“bắt” các neurotransmitter, thụ cảm thể thay đổi trạng thái sẽ mở ra cho ion
nhất định đi qua.
 Dòng ion đi qua kênh được mở sẽ gây nên sự biến đổi tại chỗ điện thế màng
sau synap , tăng hoặc giảm tùy thuộc thụ cảm thể là kênh ion loại nào, dấu
và chiều ion đi qua màng.




Nếu là kênh Na+, dòng Na+ tràn vào tế bào sau synap làm cho điện thế
màng tăng lên (bớt âm hơn hay gọi là màng bị khử cực). Nếu là kênh K+
hoặc Cl- thì dòng K+ đi ra hoặc dòng Cl- đi vào đều làm điện thế màng giảm
xuống (trở nên âm hơn hay gọi là màng bị phân cực vượt mức)

Yêu cầu : Sinh viên cần phải hiểu được các dòng ion nào đó đi vào hay đi ra dẫn

tới sự tăng hay giảm điện thế màng
Có hai loại synap: hưng phấn và ức chế
Synap hưng phấn: xung điện động truyền tới làm màng sau synap bị khử
cực, điện thế hoạt động dễ phát sinh hơn (màng dễ bị kích hoạt hơn).
 Synap ức chế: xung điện động truyền tới làm màng sau synap bị phân cực
vượt mức, điện thế hoạt động khó phát sinh hơn (màng khó bị kích hoạt hơn)
Tóm lại:
 Xung điện thế hoạt động trước synap đã gây ra một đáp ứng nhất định
của điện thế màng sau synap – thông tin đã được lan truyền.
 Thay đổi điện thế màng sau synap không phải là điện thế hoạt động và chỉ
có tính chất tại chỗ đối diện khe synap. Thay đổi có thể làm sự phát sinh
điện thế hoạt động dễ xảy ra hay khó xảy ra hơn
Sau khi các thụ cảm thể bắt các chất dẫn truyền thần kinh
 các neurotransmitter dần dần lại thoát ra khỏi các receptor và trôi ra xa.
Các neurotransmitter này, hoặc được tái hấp thu vào các chồi và được
đóng lại trong các nang, hoặc sẽ bị phân hủy bởi các enzyme đặc biệt
trong khe synap.
 Sau khi bị phân hủy, thành phần chính của neurotransmitter sẽ được tái
hấp thụ vào chồi trước synap và được tổng hợp lại thành neurotransmitter
mới và được đóng vào các nang
 Quá trình này có mục đích sống còn rõ ràng: nếu các neurotransmitter
vẫn còn trong khe synap thì chúng lại tiếp tục bị “bắt” bởi các thụ cảm thể,
các kênh ion lại mở và điện thế màng sau synap lại thay đổi mặc dù
không có điện thế hoạt động ở màng trước synap  có thể gây ra hiệu
ứng sinh lý bất thường



Trường hợp riêng: Synap thần kinh vận động – sợi cơ






Thần kinh vận động liên kết với sợi cơ bằng synap. Tín hiệu điều khiển sự
co cơ là xung điện động theo axon thần kinh vận động truyền đến synap
Synap thần kinh vận động – sợi cơ là loại synap hưng phấn với thụ cảm
thể là các kênh Na+ và các neurotransmitter là achetylcholine, viết tắt là
Ach Xung điện động trên màng trước synap gây ra sự khử cực tại màng
sau synap
Nếu điện thế màng sau synap đạt đến ngưỡng khử cực thì điện thế hoạt
động sẽ phát sinh trên màng sau synap và sẽ lan truyền theo sợi cơ  …
kết quả là sợi cơ co






Nếu điện thế màng sau synap tăng lên chưa đến ngưỡng khử cực thì trên
màng sau synap không xuất hiện điện thế hoạt động  cơ không co 
các bệnh lý khác nhau về rối loạn vận động
Lượng Na+ đi vào qua các kênh Na+ là các thụ cảm thể quyết định đến
biên độ tăng điện thế màng sau synap và quyết định điện thế hoạt động
có phát sinh trên màng sau synap hay không
Lượng Na+ đi vào và cũng có nghĩa là biên độ thay đổi điện thế màng sau
synap phụ thuộc:
1. Số thụ cảm thể bắt ACh và mở ra cho Na+ đi vào (số ACh phóng vào
khe synap + số thụ cảm thể nói chung + số thụ cảm thể bắt được ACh)
2. Thời gian các thụ cảm thể mở (ACh gắn vào, tách ra thụ cảm thể và bị

bắt lại có thể làm tăng thời gian mở vai trò enzyme phân hủy ACh:
số lượng, mức độ hoạt động)




Từ những phân tích trên  nguyên nhân và cách giải quyết các bệnh lý
rối loạn vận dộng
Thí dụ: chất Curare trong tên độc của người da đỏ phong tỏa các thụ cảm
thể làm cho ACh không gắn vào thụ cảm thể được cơ không co được
mặc dù có xung điện động truyền đến synap thần kinh – cơ. Hóa chất
chống enzyme phân hủy ACh  cơ co giật không điều khiển, nhưng
ngược lại giúp điều trị bệnh nhược cơ do có quá ít thụ cảm thể.

Hoạt động của tim – cơ chế điều khiển bản chất điện







Trong tim có hệ các mô cơ cấu thành từ các tế bào cơ tim “đặc biệt” :
nút SA, nút AV, hệ thống dẫn truyền xung điện động gồm bó His và các
sợi Purkinje
Các tế bào cơ “đặc biệt” có khả năng tự kích hoạt đồng loạt đều đặn
không nghỉ.
Các nút SA và AV có thể độc lập tự kích hoạt theo nhịp riêng tự nhiên của
mình .
Điện thế màng tế bào cơ tim « đặc biệt » không có giai đoạn điện thế nghỉ

rõ ràng mà luôn thay đổi một cách tự phát, khử cực tái phân cực nối tiếp
nhau. Nguyên nhân là do sự đóng mở hai loại kênh K+ và Ca++ dẫn đến
tính thấm của màng đối với 2 ion này thay đổi liên tục nhưng lệch pha
nhau(Hình dưới)
Lưu ý rằng nồng độ Ca++ ngoài tế bào tim cao hơn bên trong nhiều, kênh
Ca++ mở dẫn đến Ca++ đi vào tế bào

Yêu cầu : Sinh viên cần phải hiểu được các dòng ion nào đó đi vào hay đi ra
dẫn tới sự tăng hay giảm điện thế màng








Tế bào cơ tim thường :
Cần có xung điện từ ngoài truyền tới để kích hoạt tế bào cơ tim thường.
Điện thế hoạt động của nó kéo dài hơn nhiều so với tế bào thần kinh, đến
0.3 s
Sự kéo dài này do các kênh Ca++ trên màng tế bào mở (dòng Ca++ vào)
kéo dài hơn thời gian mở các kênh Na+  sự đảo phân cực duy trì lâu
(xem hình dưới)
Trên các hình gNa+, gK+, gCa++ là tính thấm của màng đối với các ion



×