Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sự thật sau những cơn đau ở gót chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.28 KB, 3 trang )

Sự thật sau những cơn đau ở gót chân
Gót chân là một phần rất nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu tải trọng cho
phần lớn cơ thể, vì vậy, khi bị đau ở gót chân thì có nguyên nhân liên quan tới các
bộ phận khác và có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Gót chân là một phần rất nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu tải trọng cho phần lớn cơ thể,
vì vậy, khi bị đau ở gót chân thì có nguyên nhân liên quan tới các bộ phận khác và có thể sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Các triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân
Đau ở gót chân là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với
những người ở độ tuổi trung niên trở lên.
Đau gót chân thường bắt đầu với những cơn đau nhẹ ở một bên chân và nếu không được điều
trị nhanh chóng, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đau gót chân có thể kéo theo phù chân,
cơn đau lan rộng sang các khu vực khác quanh mắt cá chân.
Một số người bị đau gót chân còn cảm thấy vô cùng đau đớn khi đứng dậy và bước đi hoặc sau
khi ngồi hoặc nằm xuống. Một số người khác lại có thể cảm thấy đau buốt khi đứng quá lâu.

Đau gót chân có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Nguyên nhân gây đau ở gót chân
Lưu thông máu kém
Đây là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau ở gót chân. Nó thường được kết hợp
với một vết thương cũ có thể đã xảy ra ở phần dưới của cơ thể (ví dụ như ở thắt lưng, hông,
chân...). Nếu chấn thương này không được điều trị hiệu quả triệt để, nó có thể gây ra tình trạng
lưu thông máu kém, thậm chí là tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng
đến việc cung cấp máu đến gót chân, gây đau ở gót chân.
Nếu bị đau gót chân do tắc nghẽn lưu thông máu trong cơ thể, cơn đau sẽ tăng lên lúc bạn đứng
dậy sau khi ngồi hoặc nằm xuống sau khi đứng lâu. Trong trường hợp nặng, cơn đau có thể xuất
hiện ở toàn bộ gót chân chứ không phải tại một điểm nào đó.
Yếu thận


Theo Đông y, thận có mối liên hệ tới gót chân, thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống


khắp bàn chân, cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Khi thận bị suy yếu, năng lượng
của thận không đủ để cung cấp máu tới chân, hậu quả kéo theo là bàn chân và gót chân bị đau.
Cơn đau này sẽ tăng lên nếu bạn đứng hoặc đi bộ lâu và sẽ giảm đi nếu bạn để cho chân được
nghỉ ngơi.
Đau gót chân do nguyên nhân tại chỗ
Tùy vào vị trí đau có thể chia đau gót chân thành hai nhóm chính: đau vùng dưới gót và đau
phía sau gót. Đau bên dưới gót chân thường gặp nhất do các nguyên nhân: viêm cân gan chân,
gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại... Các
nguyên nhân hay gặp nhất của đau vùng sau gót chân bao gồm viêm gân gót (viêm gân Achille)
và viêm bao hoạt dịch gân gót.
Gai xương gót
Là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót
chân. Gai xương gót thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau ở gót chân vì nhiều
người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương mà lại
không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.
Hội chứng đường hầm cổ chân
Do chèn ép dây thần kinh chày sau dẫn đến đau hay rối loạn cảm giác như tê rát, tê cóng, căng
chặt vùng bàn chân hay gót chân, có thể nhầm với viêm cân gan chân. Nguyên nhân chèn ép có
thể do gãy xương sau chấn thương, hạch, khối u lành hay ác tính...
Viêm gân gót
Hay gặp ở vận động viên hoặc những người trước kia là vận động viên các môn như điền kinh,
bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis... hay vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi
trung niên. Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn
thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên
thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân. Triệu chứng: đau
dọc vùng gân gót hoặc tại điểm bám của gân vào xương gót. Sưng đau vùng gót chân, gân gót
sưng rõ, có thể nóng đỏ, sờ thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực
cản thì đau tăng.
Viêm cân gan chân
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây đau gót chân. Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các

ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân. Khi hoạt động các động tác dồn lực nhiều lên
gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu
gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Cũng có thể cân gan chân bị kéo
căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ
dẫn đến hình thành gai xương gót.
Suy tĩnh mạch chi dưới làm đau gót chân
Biến chứng của bệnh này có thể gây viêm tắc ở vùng gót chân. Ngoài triệu chứng đau nhức gót
còn kèm theo triệu chứng đau bắp chân, đau đầu gối. Khi bị viêm tắc, sự ứ nghẽn sẽ làm tăng
áp lực xương gót gây căng tức, khó chịu ở người bệnh.
Các nguyên nhân khác
Một trong những nguyên nhân khác gây đau gót chân là do chấn thương trực tiếp tại vùng gan
chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, giẫm phải sỏi đá... làm tổn thương trực tiếp lên mô
mỡ đệm ở gan chân. Thường chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là hết, thuốc giảm đau thông thường
hay chống viêm giảm đau cũng có tác dụng tốt.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa đau gót chân mọi người cần tránh để thừa cân béo phì, tạo áp lực lên chân và
hệ cơ xương khớp. Khi vận động nên khởi động kỹ. Tập thể dục thích hợp cho phần dưới của
cơ thể để cải thiện lưu thông máu và ổn định. Chữa trị các vết thương cũ trong khi đang điều trị
đau ở gót chân. Đi giày đế mềm. Với phụ nữ, nên hạn chế đi giày không đúng kích cỡ, đi giày
quá cao... Hàng ngày nên massage chân để máu lưu thông tốt. Khi có các triệu chứng của đau
gót chân thì cần đi khám sớm để được chữa trị kịp thời.




×