Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phòng đau khớp như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.49 KB, 4 trang )

Phòng đau khớp như thế nào
Người từ 50 tuổi trở lên, nhiều bệnh tật có thể xuất hiện, trong đó đau khớp là một
trong những bệnh thường gặp nhất. Nên làm gì để hạn chế chứng bệnh này?
Tại sao hay bị đau khớp?
Khi đã trên 50 tuổi, mọi chức năng trong cơ thể đều dần dần suy giảm. Trong đó, nội tiết tố suy
giảm đáng kể ảnh hưởng lớn đến sự điều tiết các thành phần và chức năng khác của cơ thể. Vì
vậy, chức năng tạo khớp cũng không thể thoát khỏi hiện tượng suy giảm này. Khi cấu tạo của
khớp thay đổi theo chiều hướng xấu dần đi, chức năng của khớp cũng thay đổi theo, do đó tế
bào khớp bị thoái hóa, gân, dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, dịch khớp sẽ ít dần làm cho khớp
ngày càng ít, khớp trở nên khô, cử động nghe tiếng kêu lục cục. Vì vậy, khớp kém linh hoạt, dẻo
dai, giảm sự co giãn, sức chịu đựng bởi các tác động của trọng lực cơ thể yếu dần cho nên dễ bị
tổn thương. Sụn, tổ chức dưới sụn trở nên đục màu, xơ hóa, dịch khớp ít dần, từ đó dẫn đến
thoái hóa khớp gây đau mỗi khi cử động nhất là leo trèo, lên xuống cầu thang, bưng bê vật
nặng.

Khi thấy có biểu hiện đau nhức khớp nào nên làm nóng khớp đó bằng cách xoa, bóp, nhất là có
dầu làm nóng
Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng đau khớp là thoái hóa cột sống (cột sống lưng, cột sống thắt
lưng, khớp cùng cụt), thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối, khớp cổ chân (nhất là dạng có gai
xương, mỏ xương), bệnh gút và biến chứng của bệnh gút làm biến dạng khớp gây khó khăn cho
vận động và gây đau nhiều. Ngoài ra, các bệnh lao cột sống, đặc biệt là ung thư cột sống gây
đau khớp triền miên. Khi đã mắc các bệnh về khớp, mỗi khi thời tiết chuyển mùa (mưa, ẩm ướt,
gió mùa tràn về hoặc mưa kéo dài) càng dễ làm đau nhức khớp.
Đau khớp ở người có tuổi còn có thể liên quan đến các dị tật bẩm sinh (cong vẹo cốt sống…)
hoặc do gặp chấn thương khớp (trật khớp, bong gân, gãy xương, rạn nứt xương…) từ khi còn


nhỏ hoặc lúc còn trẻ. Đau khớp còn có thể gặp ở người có tuổi thừa cân, béo phì, lười vận
động.
Khi bị đau khớp nên lưu ý điều gì?
Nếu bị đau khớp cơ năng (chỉ đau một lúc rồi khỏi hẳn, không lặp lại) có thể do vận động sai tư


thế nhất thời, đứng hơi lâu, ngồi hơi lâu, điều đó không có gì đáng lo ngại lắm. Tuy vậy, mỗi khi
thấy có bất thường ở khớp cần lưu ý, đó là khi thấy khớp đau, co duỗi khó khăn vào buổi sáng
lúc vừa ngủ dậy, nhất là hai khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay hoặc thấy khớp sưng, nóng, đỏ, đau
kéo dài vài ba ngày không đỡ, đặc biệt là ban đêm, có thể đó là dấu hiệu của viêm khớp hoặc
biểu hiện của bệnh gút (nhất là khớp ngón chân cái, khớp gối, cổ chân và sau khi ăn nhiều thịt
nội tạng động vật, hải sản, uống rượu bia) hoặc do biểu hiện bước đầu của viêm bao hoạt dịch,
viêm dây chằng, tổn thương sụn khớp. Ngoài ra, người có tuổi thấy khi thời tiết chuyển mùa
(mưa, ẩm ướt, nắng thất thường, nóng, lạnh đột ngột), xuất hiện các cơn đau nhức khớp… nên
đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp càng sớm càng tốt. Với mục đích là xác định
xem mình đau khớp do nguyên nhân gì, nhất là có phải bệnh gút hoặc thoái hóa khớp hay
không, trên cơ sở đó sẽ được bác sĩ khám bệnh chỉ định điều trị và tư vấn.


Cần ăn các loại thức ăn có nhiều canxi như: tôm, cá bé để ăn được cả xương
Ảnh hưởng xấu của đau khớp là gì?


Đau khớp ảnh hưởng xấu không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, nhất là người
có tuổi. Đó là cảm giác khó chịu, đau nhức, tê buốt tại các khớp xương, đặc biệt là các khớp
xương bị tác động nhiều bởi trọng lực cơ thể (khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp cổ chân,
bàn chân…) và nhất là bị hành hạ nhiều về ban đêm ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của người
có tuổi. Từ việc đau khớp làm rối loạn giấc ngủ, làm cho nguồi bệnh luôn cảm thấy lo lắng, buồn
phiền và ngại cử động dẫn tới các khớp dễ trở thành cứng khớp (khớp gối) và ngày càng đau
nhức khớp nặng thêm. Chính vì thế, việc phòng tránh bệnh là điều cần thiết hàng đầu cần thực
hiện.
Điều trị
Tất nhiên là nên điều trị càng sớm càng tốt, vì vậy, khi bị đau khớp nên đi khám bệnh, nếu cần
điều trị, bác sĩ khám bệnh sẽ có chỉ định và tư vấn những điều cần thiết nhất. Người bệnh không
nên tự mua thuốc để điều trị hoặc nghe theo sự mách bảo của người không có chuyên môn về y
học tư vấn hoặc bán thuốc cho mình, nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi, thậm chí

nặng thêm và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, ví dụ, tự động mua corticoid (prednisolon,
dexamethason…), thuốc không steroid (piroxicam, tilcotil, voltagen…).
Phòng đau khớp như thế nào?
Để hạn chế các tác hại và hậu quả của đau khớp người có tuổi cần chú ý đến chế độ sinh hoạt,
chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Khi thấy có biểu hiện đau nhức khớp nào, nên làm nóng khớp đó bằng cách xoa, bóp, nhất là có
dầu làm nóng (dầu cao sao vàng, dầu gió, dầu tràm…) hoặc dùng khăn có nước ấm đắp lên.
Nếu có điều kiện nên dùng máy rung cơ đùi, bắp chân, cơ lưng, bả vai… để nhằm mục đích tạo
cho máu đến khớp nhiều hơn. Khi đã hết cơn đau nên co duỗi chân nhịp nhàng, đều đặn, từ từ.
Khi đau khớp nhưng chưa bị thoái hóa có thể đi bộ chậm, đi trên nền phẳng, đi dày có đế mềm
không nên đi nhanh hoặc chạy hoặc leo cầu thang.
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với người có tuổi, cần ăn các loại thức
ăn có nhiều canxi như: tôm (loại tôm bé để ăn được cả vỏ) hoặc cá bé để ăn được cả xương (cá
cơm). Tốt nhất là uống sữa có chứa nhiều canxi và các chất khoáng khác có lợi cho cơ thể.
Người có tuổi cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1,5
- 2,0 lít) bao gồm cả lượng nước có trong rau, canh, trái cây.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU



×