Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hướng dẫn cắt cơn nghiện và điều trị lạm dụng chất gây nghiện của CDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 68 trang )

Hướng Dẫn Nhanh
Dành cho Bác Sĩ Lâm Sàng

Dựa trên TIP 45
Cắt Cơn Cai Nghiện Và
Điều Trị Lạm Dụng Chất
Gây Nghiện
Cắt Cơn Cai Nghiện

Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

Phác Đồ
Cải Thiện
Điều Trị

TIP

45
·

PHỐ HỒ CHÍ
M
NH
I


BA

ID

ỦY



S

NH

T

DETOXIFICATION

N

PH

ÒN G CHỐ

NG

A


Quick Guide
For Clinicians
Based on TIP 45
Detoxification and
Substance Abuse Treatment
Detoxification and
Substance Abuse Treatment

A Treatment
Improvement

Protocol

TIP

45
·

U.S. DEPARTMENT OF HEALTH AND HUMAN SERVICES
Substance Abuse and Mental Health Services Administration
Center for Substance Abuse Treatment
www.samhsa.gov

DETOXIFICATION

DETOXIFICATION

U.S. DEPARTMENT OF HEALTH AND HUMAN SERVICES
Substance Abuse and Mental Health Services Administration
Center for Substance Abuse Treatment
www.samhsa.gov


Hướng Dẫn Nhanh
Dành Cho Bác Sĩ Lâm Sàng

Dựa trên TIP 45
Cắt Cơn Cai Nghiện Và
Điều Trị Lạm Dụng Chất
Gây Nghiện


PHỐ HỒ CHÍ
M
NH
I


BA

ID

ỦY

S

NH

T

DETOXIFICATION

N

PH

ÒN G CHỐ

NG

A



Hướng Dẫn Nhanh
Dành Cho Bác Sĩ Lâm Sàng

Dựa trên TIP 45
Cắt Cơn Cai Nghiện Và
Điều Trị Lạm Dụng Chất
Gây Nghiện

Cuốn Hướng dẫn nhanh này hoàn toàn dựa vào những thông tin
có trong TIP 45 xuất bản năm 2006 và những thông tin mới nhất
được cập nhật tính đến thời điểm tháng 1 năm 2006. Không có
nghiên cứu bổ sung nào được thực hiện để cập nhật về chủ đề
này từ khi xuất bản TIP.


LỜI CẢM ƠN
Cuốn tài liệu này là kết quả của sự nỗ lực hợp tác giữa
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Ủy ban
phòng chống AIDS TP.HCM. Chúng tôi mong muốn được
bày tỏ lòng biết ơn tới các chuyên gia trong lĩnh vực Điều
trị nghiện và các đồng nghiệp đã góp sức giúp hoàn
thành tài liệu. Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao sự đóng
góp của Tiến sĩ Kevin P.Mulvey, Cố vấn cao cấp về Điều
trị Lạm dụng Ma túy của PEPFAR và ông Peter Mahomet,
Cán bộ cao cấp của CDC tại Việt Nam.
Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới tổ chức PEPFAR, CDC đã
hỗ trợ Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM về tài chính
và kỹ thuật cho việc thực hiện phát triển tài liệu này tại
Việt Nam. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Văn phòng

Quản lý các dịch vụ Y tế và Lạm dụng Ma túy của Chính
phủ Hoa Kỳ (SAMHSA) đã cho phép chúng tôi được dịch
và xuất bản tài liệu này tại Việt Nam.
Bộ tài liệu này do Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM
thực hiện dưới sự chỉ đạo của TS.BS.Lê Trường Giang,
Phó Chủ tịch Thường trực, Ủy ban phòng chống AIDS
TP.HCM. Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới: Chị Vũ Thị Tường
Vi, Chị Nguyễn Thị Thúy Ngà và các thành viên Phòng hỗ


trợ Điều trị Nghiện & Tái hòa nhập cộng đồng, Ủy ban
phòng chống AIDS TP.HCM đã đóng góp ý kiến, hỗ trợ
trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình biên dịch và xuất bản sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn.

Mọi ý kiến của quý vị xin vui lòng gửi về:
Ủy Ban Phòng Chống AIDS TP.HCM
121 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại: (08).39.309.309
Fax: (08).39.309.090
E-mail:


Mục Lục
Tại Sao Xem Đây Là Hướng Dẫn Nhanh?..............2
Tip Là Gì?............................................................3
Giới Thiệu............................................................4

Các Mức Độ Chăm Sóc
Và Sắp Xếp Phân Loại Bệnh Nhân........................9
Các Vấn Đề Y Sinh Và Tâm Lý Học
Xã Hội............................................................... 11
Các Phương Pháp Giúp Bệnh Nhân
Tham Gia Và Hồi Phục.......................................18
Các Nguồn Trợ Giúp Và Liên Hệ.........................21
Sàng Lọc Và Đánh Giá Về
Mặt Sinh Học Tâm Lý Xã Hội..............................24
Các Dịch Vụ Giải Độc Đối Với Từng Loại
Lạm Dụng Chất Gây Nghiện Cụ Thể..................27


2

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

TẠI SAO XEM ĐÂY LÀ HƯỚNG DẪN NHANH?
Cuốn Hướng dẫn nhanh này được xây dựng kèm theo với
cuốn Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây
Nghiện, số 45 trong loạt tài liệu về Phác đồ cải thiện điều trị
do Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện (CSAT)
và Cơ quan Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức
khoẻ Tâm thần (SAMHSA) xuất bản. Những thông tin nêu
trong cuốn sách này hoàn toàn dựa theo nội dung của TIP
45 nhưng được cô đọng nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng
không có nhiều thời gian nghiên cứu có thể dễ dàng tiếp
cận những thông tin cần thiết.
Cuốn Hướng dẫn nhanh này được chia thành 9 mục (xem
Mục lục) nhằm giúp độc giả nhanh chóng xác định vị trí

những thông tin cần tìm. Để biết thêm thông tin về các chủ
đề trong cuốn Hướng dẫn nhanh này, độc giả có thể tham
khảo trực tiếp trong TIP 45.

Lưu ý
Cuốn Hướng dẫn nhanh này không thể sử dụng thay thế
cho những hướng dẫn lâm sàng trong việc kiểm soát quá
trình giải độc. Cuốn sách này chỉ cung cấp một cái nhìn
khái quát ngắn gọn về những đặc tính chung của quá trình
giải độc. Những chi tiết cần thiết cho việc kiểm soát lâm
sàng đối với những bệnh nhân trầm uất được đề cập đầy
đủ hơn trong TIP 45.


TIP là gì?

3

TIP* LÀ GÌ?
TIP bắt đầu xuất bản từ năm 1991. Việc xuất bản loạt tài
liệu TIP nhằm phổ biến những hướng dẫn đã được nhất
trí và xác thực liên quan đến việc điều trị lạm dụng chất
gây nghiện, hiện đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn
xã hội.
Dựa trên TIP 45 Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm
Dụng Chất Gây Nghiện:
• Cung cấp những thông tin và diễn biến mới nhất về
những vấn đề thường phát sinh trong quá trình tiến hành
các dịch vụ giải độc.
• Tập trung vào những vấn đề bác sĩ lâm sàng cần biết

và cung cấp những thông tin đó theo một cách dễ tiếp
nhận.
Để biết thông tin liên hệ đặt mua TIP 45 và các TIP khác,
vui lòng xem mặt sau bìa sách.

(*) TIP: Treatment Improvement Protocol – Phác đồ cải thiện điều trị


4

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

GIỚI THIỆU
Trước những năm 1970, việc say rượu ở nơi công cộng
thường được xem là một tội hình sự. Những người bị bắt
vì tội say rượu thường bị giam giữ ở những nhà giam đặc
biệt gọi là “những xà lim say xỉn”. Tại những nhà giam
này, họ thường trải qua những triệu chứng trầm uất nhưng
lại không nhận được bất kỳ sự can thiệp về y tế nào. Tuy
nhiên, xã hội đã phát triển theo hướng ủng hộ quan điểm
nhân văn hơn đối với những người mắc chứng rối loạn sử
dụng chất gây nghiện, chính vì thế một số phương pháp
giải độc đã được nghiên cứu và phát triển.
Mô hình y tế của việc cắt cơn giải độc đặc trưng bởi sự
tham gia của các bác sĩ, y tá kết hợp với sử dụng thuốc
trong việc trợ giúp người bệnh vượt qua giai đoạn trầm uất
an toàn. Mô hình xã hội chủ yếu phụ thuộc vào môi trường
hỗ trợ ngoài bệnh viện hơn là điều trị bằng thuốc nhằm
giúp bệnh nhân vượt qua trầm uất dễ dàng hơn.
Định Nghĩa:


Cắt cơn giải độc là một loạt các can thiệp nhằm kiểm
soát các tình trạng nhiễm độc và trầm uất cấp tính.
Cắt cơn giải độc chính là loại bỏ các chất độc ra khỏi
cơ thể, thường được áp dụng đối với người bệnh bị
nhiễm độc cấp tính và/hoặc lệ thuộc vào việc lạm
dụng chất gây nghiện. Giải độc nhằm giảm thiểu
những tổn hại về mặt thể chất gây ra bởi việc lạm
dụng chất gây nghiện.


Giới thiệu

5

Cắt cơn giải độc chỉ là một phần không phải là toàn bộ
quá trình điều trị và hồi phục đối với các rối loạn sử dụng
chất gây nghiện.

Việc đánh giá bao gồm kiểm tra sự hiện diện của các chất
lạm dụng trong máu, đo nồng độ các chất đó và kiểm tra
sàng lọc các tình trạng tâm sinh lý diễn ra đồng thời. Ngoài
ra, việc đánh giá cũng bao gồm một đánh giá toàn diện về
tình trạng y tế, tâm lý, và xã hội của người bệnh.
Ổn định bao gồm các quá trình y tế và tâm lý xã hội nhằm
giúp người bệnh vượt qua giai đoạn nhiễm độc và trầm
uất cấp tính để đạt được một trạng thái không chất gây
nghiện, ổn định về mặt y tế, và được hỗ trợ đầy đủ.
Thúc đẩy người bệnh tham gia điều trị bao gồm việc chuẩn
bị cho người bệnh bước vào quá trình điều trị bằng cách

nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi các diễn
tiến liên tục hoàn chỉnh của quá trình chăm sóc.

Các Nguyên Tắc Hướng Dẫn/Các Giả Định
Các giả định sau đây đã được nhóm chuyên gia soạn thảo
TIP 45 tán thành và sử dụng làm nền tảng xây dựng tác
phẩm.
1.Chỉ một mình quá trình giải độc không thể chữa trị hoàn
toàn tình trạng lệ thuộc chất gây nghiện. Giải độc chỉ là


6

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

một phần của một quá trình chăm sóc liên tục đối với
các rối loạn liên quan đến chất gây nghiện.
2.Quá trình giải độc bao gồm 3 bước sau:
• Đánh giá
• Ổn định
• Thúc đẩy người bệnh tham gia điều trị
Theo Uỷ ban đồng thuận, một quá trình giải độc không
bao gồm đầy đủ 3 bước chính nêu trên được xem là không
hoàn chỉnh và không đầy đủ.
3.Việc giải độc có thể được tiến hành theo nhiều hình thức
đa dạng khác nhau và trong mỗi hình thức lại có nhiều
mức cường độ khác nhau. Chính vì thế việc sắp xếp phân
loại cần phải phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân.
4.Mọi người bệnh tham gia giải độc cần phải được tiến
hành đầy đủ 3 bước của quá trình giải độc nêu trên bất

kể loại hình và cường độ điều trị.
5.Tất cả mọi người có nhu cầu điều trị rối loạn sử dụng
chất gây nghiện đều phải được điều trị một cách phù
hợp triệt để, với chất lượng như nhau. Sau quá trình giải
độc người bệnh nên được sắp xếp liên hệ với chương
trình điều trị rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
6.Về căn bản, tổng chi phí bảo hiểm cho toàn bộ quá trình


Giới thiệu

7

giải độc và các điều trị tiếp nối sau đó hoàn toàn có
hiệu quả chi phí. Trong trường hợp hệ thống thanh toán
không chi trả cho toàn bộ quá trình giải độc, bệnh nhân
có thể ngưng giải độc trước thời hạn, dẫn đến những
trầm uất không được kiểm soát về mặt y tế và xã hội.
7.Những bệnh nhân có nhu cầu giải độc có thể xuất thân
từ các nền văn hóa và dân tộc khác nhau, họ cũng có
những nhu cầu riêng về sức khoẻ và có hoàn cảnh sống
khác biệt. Các tổ chức cung cấp dịch vụ giải độc cần
phải đảm bảo có sẵn các phương thức tiêu chuẩn để
đáp ứng sự đa dạng văn hoá của bệnh nhân.
8.Mức độ thành công của một quá trình giải độc có thể
được đánh giá một phần dựa trên việc liệu người bệnh
có tham gia, gắn bó và tuân thủ phác đồ điều trị trong
điều trị lạm dụng chất gây nghiện hoặc chương trình hồi
phục sau giải độc không.


Nguyên Tắc Về Chăm Sóc Bao Quát Trong Các
Dịch Vụ Cắt Cơn Giải Độc
• Dịch vụ cắt cơn không nhằm cung cấp việc điều trị rối
loạn sử dụng chất gây nghiện mà chỉ là bước đầu tiên
của việc hồi phục và là cánh cửa đầu tiên người bệnh
cần bước qua để tham gia vào điều trị.
• Rối loạn sử dụng chất gây nghiện hoàn toàn có thể chữa
được và có hy vọng hồi phục.


8

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

• Rối loạn sử dụng chất gây nghiện là những rối loạn
trong não bộ và hoàn toàn không liên quan đến việc
thiếu đạo đức.
• Người bệnh cần được đối xử với thái độ tôn trọng, ôn
hoà và nghiêm chỉnh trong suốt mọi thời điểm của quá
trình.
• Người bệnh cần được đối xử với thiện ý giúp đỡ và
không kèm thái độ xét đoán.
• Việc xây dựng kế hoạch giải độc cần dựa trên mối quan
hệ với bệnh nhân, với mạng lưới hỗ trợ xã hội của họ
bao gồm gia đình, các nguồn hỗ trợ xã hội hoặc cơ quan
nơi họ làm việc.
• Tất cả các chuyên gia sức khoẻ tham gia vào việc chăm
sóc người bệnh sẽ giúp gia tăng tối đa cơ hội hồi phục
và các hoạt động duy trì của người bệnh, đồng thời giúp
liên hệ người bệnh với việc điều trị lạm dụng thích hợp

sau giai đoạn giải độc.
• Khuyến khích việc tham gia chủ động từ phía gia đình
hoặc các hệ thống hỗ trợ tuy nhiên vẫn đảm bảo tôn
trọng quyền riêng tư và bảo mật của người bệnh.
• Bệnh nhân nên được đối xử dựa trên sự cân nhắc về
các yếu tố cá nhân liên quan đến xuất thân, văn hoá, sở
thích, khuynh hướng tình dục, khiếm khuyết, tổn thương
và thế mạnh riêng


Các mức độ chăm sóc và Sắp xếp phân loại bệnh nhân

9

CÁC MỨC ĐỘ CHĂM SÓC VÀ SẮP XẾP
PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN
Bên cạnh tiêu chí chung về sắp xếp trong điều trị rối loạn
liên quan đến chất gây nghiện, Tiêu chí sắp xếp phân loại
bệnh nhân, tái bản lần 2, đã hiệu đính (viết tắt là PPC-2R)
của Hội Y khoa về Nghiện ma tuý Hoa Kỳ (ASAM) đã đưa
ra phiên bản thứ hai về tiêu chí sắp xếp. Phiên bản này
chính là phần nội dung chính mà TIP 45 và cuốn Hướng
dẫn nhanh này chú trọng vào, bao gồm 5 cấp độ phân
loại “giải độc cho người trưởng thành” cho việc chăm sóc
ở hướng 1 (ASAM 2001). Các cấp độ “giải độc cho người
trưởng thành” trong chăm sóc bao gồm:
1.Cấp độ I-D: Giải độc ngoại trú không bao gồm giám sát
mở rộng tại chỗ (ví dụ: tại phòng khám của bác sĩ, cơ
quan chăm sóc sức khoẻ tại nhà). Cấp độ chăm sóc này
là một dịch vụ điều trị ngoại trú có tổ chức, có sự giám

sát tại những thời điểm ngắt quãng giữa các giai đoạn
được xác định trước.
2.Cấp độ II-D: Giải độc ngoại trú có giám sát mở rộng tại
chỗ (ví dụ: dịch vụ ngày tại bệnh viện). Cấp độ chăm
sóc này được giám sát bởi những y tá được chứng nhận
và cấp phép phù hợp.
3.Cấp độ III2-D: Giải độc tại nhà có sự quản lý lâm sàng
(ví dụ: loại hình giải độc không dùng thuốc, giải độc xã
hội). Cấp độ này nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của những


10

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

thành viên khác trong nhóm cũng như của xã hội, được
chỉ định cho những bệnh nhân nhiễm độc và /hoặc mắc
chứng trầm uất đòi hỏi phải có sự hỗ trợ suốt 24 giờ.
4.Cấp độ III7-D: Giải độc nội trú có giám sát y tế (ví dụ:
trung tâm giải độc tự lập). Không giống như cấp độ III2D, cấp độ này cung cấp dịch vụ giải độc có giám sát y tế
suốt 24 giờ.
5.Cấp độ IV-D: Giải độc nội trú cường độ cao có giám sát
y tế (ví dụ: trung tâm điều trị nội trú bệnh viện tâm thần).
Cấp độ này cung cấp việc chăm sóc 24 giờ cho các
trường hợp nội trú cấp tính.
Cần lưu ý, tiêu chí PPC-2R của ASAM chỉ là những hướng
dẫn không kèm theo bất cứ phác đồ thống nhất nào để xác
định việc người bệnh sẽ được sắp xếp phân loại vào cấp
độ chăm sóc nào. Để biết thêm thông tin chi tiết về việc
sắp xếp bệnh nhân, độc giả nên tham khảo thêm trong

TIP 13, Vai trò và hiện trạng của các tiêu chí bố trí bệnh
nhân trong việc điều trị những rối loạn do sử dụng chất
gây nghiện (CSAT 1995)


Các vấn đề y sinh và Tâm lý học xã hội

11

CÁC VẤN ĐỀ Y SINH VÀ TÂM LÝ HỌC
XÃ HỘI
Giải độc đưa ra một cơ hội để can thiệp vào thời kỳ khủng
hoảng của người bệnh nhằm động viên họ thay đổi theo
hướng có lợi cho sức khoẻ và hồi phục. Do đó, mục tiêu
chính của các nhân viên giải độc chính là xây dựng mối
quan hệ điều trị và khuyến khích người bệnh tham gia điều
trị. Quá trình này nên bắt đầu khi người bệnh đang trong
tình trạng ổn định về mặt y tế.

Triệu Chứng Và Dấu Hiệu Của Tình Trạng Cần
Sự Chăm Sóc Y Tế Tức Thời
• Trạng thái tâm thần thay đổi
• Gia tăng cảm giác lo lắng
• Ảo giác
• Nhiệt độ tăng trên 100,4oF (tương đương 38oC) (những
bệnh nhân có triệu chứng này nên được xem là có nguy
cơ lây nhiễm)
• Tăng hoặc/và giảm huyết áp và nhịp tim đáng kể
• Mất ngủ
• Đau bụng

• Xuất huyết dạ dày ruột trên và dưới
• Thay đổi mức độ phản ứng của đồng tử


12

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

• Phản xạ gân sâu tăng, chứng giật gân mắt cá chân,
dạng phản xạ đập ở bàn chân khi bị ép thẳng đứng, làm
cho thần kinh trung ương bị kích thích mạnh hoặc có
nguy cơ tai biến ngập máu

Nhu Cầu Sức Khoẻ Tâm Thần Tức Thời
Sau đây là danh mục các vấn đề về sức khoẻ tâm thần đòi
hỏi sự chăm sóc tức thời:

Tự sát
• Bệnh nhân tham gia dịch vụ giải độc cần được đánh giá
về nguy cơ tự sát.
• Trong suốt giai đoạn nhiễm độc và trầm uất cấp tính,
việc cung cấp một môi trường hạn chế tối đa mọi nỗ lực
tự sát của người bệnh là rất quan trọng.
• Nên tiến hành kiểm tra an toàn thường xuyên.
• Các bệnh nhân có khả năng tự sát cần được đặt dưới sự
giám sát của các nhân viên.
Hung hăng và tức giận
• Tất cả các bệnh nhân bị nhiễm độc thường được xem là
có khuynh hướng bạo lực.
• Các triệu chứng liên quan đến việc gia tăng nguy cơ bạo

lực bao gồm ảo giác, hoang tưởng, lo lắng, trầm cảm.
• Việc kiềm chế thân thể người bệnh chỉ nên được sử
dụng như một phương án cuối cùng.


Các vấn đề y sinh và Tâm lý học xã hội

13

Đánh Giá Y Sinh Và Tâm Lý Học Xã Hội
Bước Đầu
Những đánh giá ban đầu sẽ giúp nhân viên giải độc dự
đoán những khả năng khiến tình trạng trầm uất ở người
bệnh diễn tiến phức tạp. Sau đây là danh sách các đánh
giá về y sinh học và tâm lý học xã hội có thể gây ảnh
hưởng đến tình trạng ổn định của người bệnh:

Đánh giá y sinh học:
• Tiền sử sức khoẻ tổng quát: Tiền sử bệnh hoặc giải
phẫu? Có bất ổn nào về sức khoẻ hoặc tâm thần không?
Có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào không? Có tiền sử về
tai biến ngập máu không?
• Trạng thái tinh thần: người bệnh có được chuẩn bị sẵn
về mặt tâm lý không? Có cảnh giác không? Có hợp tác
không? Suy nghĩ của người bệnh có thống nhất không?
Có bất kỳ dấu hiệu nào của rối loạn tâm thần hoặc tư
tưởng tiêu cực không?
• Đánh giá thể chất tổng quát bằng hình thức kiểm tra
thần kinh: loại hình kiểm tra này giúp xác minh tình trạng
sức khoẻ tổng quát của người bệnh và xác định các rối

loạn tâm thần và sức khoẻ cần sự chăm sóc tức thì.
• Thân nhiệt, mạch, huyết áp (cần được kiểm tra trong
suốt quá trình giải độc)
• Những chi tiết về việc lạm dụng chất gây nghiện: người
bệnh sử dụng chất gây nghiện lần cuối cùng khi nào?


14

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

Lạm dụng loại chất gây nghiện nào? Lượng chất gây
nghiện đã sử dụng, tần suất sử dụng là bao nhiêu?
• Xét nghiệm sàng lọc nước tiểu và độc tố thông dụng
trong lạm dụng chất gây nghiện.
• Các điều trị lạm dụng chất gây nghiện hoặc quá trình
giải độc đã từng tham gia trước đây.

Đánh giá tâm lý học xã hội:
• Đặc điểm nhân khẩu học: thu thập thông tin về giới tính,
lứa tuổi, dân tộc, văn hoá, ngôn ngữ và trình độ giáo dục
của người bệnh.
• Điều kiện sống: người bệnh có phải là người vô gia cư
hoặc đang sống trong các nhà tạm? Có các nguồn hỗ
trợ sống cùng không? Nếu có họ có thể giám sát an
toàn được không?
• Nguy cơ bạo lực và tự sát: bệnh nhân có hung hăng
không? Có chán nản không? Có mất hy vọng không?
Bệnh nhân có tiền sử bạo lực không?
• Vận chuyển: người bệnh có đầy đủ phương tiện để đến

nơi hẹn không? Có cần bất kỳ sự thu xếp vấn đề nào
khác không?
• Tình hình tài chính: người bệnh có khả năng chi trả tiền
thuốc và thức ăn không? Người bệnh có việc làm và thu
nhập đầy đủ không?


Các vấn đề y sinh và Tâm lý học xã hội

15

• Trẻ em phụ thuộc: người bệnh có khả năng chăm sóc
con cái, chăm lo cho chúng đầy đủ và đảm bảo sự an
toàn cho chúng?
• Tình trạng pháp lý: người bệnh có phải là thường trú hợp
pháp không? Họ có các vấn đề pháp lý nào đang chờ
giải quyết? Có phải điều trị theo lệnh toà án không?
• Khuyết tật về thể chất, cảm giác hoặc nhận thức: người bệnh
có bất kỳ một khuyết tật nào cần được xem xét không?

Những Cân Nhắc Đối Với Những Nhóm Đặc Thù
Thanh thiếu niên
• Thanh thiếu niên là những đối tượng có nhiều khả năng
sử dụng một lượng lớn chất cồn chỉ trong một khoảng
thời gian ngắn. Chính điều này làm cho các nhân viên
cần phải cảnh giác khi thấy mức độ cồn trong máu cao.
• Thanh thiếu niên có nhiều khả năng sử dụng những chất
gây nghiện nhưng lại không thể xác minh được về các
chất đó. Họ sử dụng kết hợp các chất gây nghiện này
với chất cồn, dùng những chất gây nghiện không được

xác minh và cũng không sẵn sàng tiết lộ việc họ sử dụng
chất gây nghiện.
• Việc sử dụng các câu hỏi mở và các thuật ngữ đường
phố có thể có ích trong việc xây dựng quan hệ và nắm
bắt được những thông tin về tiền sử sử dụng chất gây
nghiện.


16

Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

Cha mẹ có trẻ em phụ thuộc
• Việc đảm bảo cho các trẻ em của những bệnh nhân tiếp
nhận dịch vụ giải độc có một nơi an toàn để trú ngụ là
cực kỳ quan trọng.
• Trao đổi với người bệnh để biết được những người bạn
hoặc gia đình hỗ trợ có thể giúp tìm ra nguồn hỗ trợ
trông nom trẻ em tạm thời.
• Khi việc chăm sóc trẻ em chưa được quyết định chắc
chắn thì việc tư vấn hoặc giới thiệu đến các cơ sở điều trị
của các dịch vụ xã hội trong khi người bệnh đang trong
tiến trình giải độc sẽ được tiến hành theo chỉ định.
Những nạn nhân của bạo lực gia đình
• Nhân viên cần nhận biết các dấu hiệu của việc bạo lực
gia đình và sẵn sàng theo đuổi những thủ tục nhằm đảo
bảo sự an toàn cho người bệnh.
• Những nhân viên đã qua huấn luyện có thể giúp nạn
nhân xây dựng một kế hoạch an toàn dài hạn hoặc ít
nhất có thể giới thiệu họ tìm những nguồn hỗ trợ thích

hợp.
• Tất cả những thông tin bệnh nhân cung cấp bằng văn
bản về bạo lực gia đình cần phải được nguỵ trang, và
bệnh nhân không nên giữ những văn bản thông tin đó
sau khi đã rời khỏi các cơ sở an toàn.


Các vấn đề y sinh và Tâm lý học xã hội

17

• Trong suốt quá trình giải độc, điều quan trọng chính
là đảm bảo việc những người bị lạm dụng không được
phép trò chuyện với những người lạm dụng.

Người bệnh có văn hoá đa dạng
• Sự nhạy cảm về văn hoá đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
• Những mong đợi ở quá trình giải độc, những cảm nghĩ
về hệ thống chăm sóc sức khoẻ nói chung, cấu trúc
cộng đồng, xã hội sẽ khác biệt tuỳ theo xuất xứ văn hoá.
• Các bác sĩ nên tránh việc xác định người bệnh dựa
trên yếu tố văn hoá của họ. Ngoài ra việc nhấn mạnh
quá mức hoặc dưới mức về chủng tộc hoặc dân tộc của
người bệnh cũng có thể gây ra những tác hại.
• Để biết thêm về danh sách các câu hỏi hướng dẫn bác
sĩ hiểu rõ hơn về cấu trúc văn hóa của người bệnh, hãy
xem sơ đồ 3-4 trong TIP 45.


18


Cắt Cơn Cai Nghiện Và Điều Trị Lạm Dụng Chất Gây Nghiện

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP BỆNH NHÂN
THAM GIA VÀ HỒI PHỤC
Điều cần thiết các bác sĩ lâm sàng cần làm chính là gợi
được ở người bệnh sự hy vọng và mong muốn hồi phục.
Trong suốt quá trình giải độc, các nhân viên cần thống
nhất trong nội dung trao đổi với người bệnh rằng giải độc
chỉ là bước khởi đầu của quá trình điều trị và các hoạt động
hồi phục và duy trì là cần thiết để đạt được sự hồi phục
bền vững.

Giáo Dục Người Bệnh Về Diễn Tiến Trầm Uất
• Trong suốt giai đoạn nhiễm độc và trầm uất, việc cung
cấp các thông tin về diễn tiến trầm uất điển hình gây ra
bởi việc lạm dụng các loại chất gây nghiện cụ thể là rất
hữu ích.
• Việc cung cấp thông tin liên quan đến các triệu chứng
trầm uất có thể giúp làm giảm sự khó chịu cũng như khả
năng người bệnh đơn phương chấm dứt việc giải độc
trước thời hạn cho phép.
• Những tiến trình thường xuyên gây ra trầm uất cho người
bệnh cần có những tài liệu bằng văn bản đề cập đến các
ảnh hưởng của thuốc và tình trạng trầm uất do các loại
thuốc cụ thể gây ra. Những tài liệu này nên được công
bố rộng rãi đặc biệt cho cả những bệnh nhân không biết
tiếng anh.



Các phương pháp giúp bệnh nhân tham gia và Hồi phục

19

Sử Dụng Hệ Thống Hỗ Trợ
• Việc sử dụng những nguồn trợ giúp của người bệnh
trong việc can thiệp vào ý định chấm dứt điều trị sớm là
một phương pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy việc duy trì
điều trị.
• Những người đến thăm nên nhận được những hướng
dẫn về tầm quan trọng của việc góp phần trợ giúp người
bệnh giải độc và điều trị lạm dụng chất gây nghiện.
• Nếu tình trạng đã ổn định và điều kiện cho phép, người
bệnh có thể tham gia vào các chương trình 12 bước tại
chỗ hoặc các buổi gặp gỡ với các nhóm hỗ trợ khác
trong khi vẫn tiếp tục tiếp nhận dịch vụ giải độc.

Duy Trì Môi Trường Không Chất Gây Nghiện
• Việc duy trì một môi trường an toàn không chất gây
nghiện rất cần thiết để người bệnh gắn bó với quá trình
giải độc
• Những nhà cung cấp dịch vụ giải độc cần cảnh giác đối
với hành vi tìm kiếm chất gây nghiện.
• Khu vực dành cho khách đến thăm bệnh nhân nên bố trí
thuận tiện cho việc giám sát của nhân viên.
• Giải thích rõ cho người bệnh và khách đến thăm biết lý
do tại sao không cho phép mang thuốc vào trong khuôn
viên cơ sở.



×