Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm gì khi trẻ sốt cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.25 KB, 3 trang )

Làm gì khi trẻ sốt cao?
Trẻ sốt cao nếu không được điều trị hạ sốt kịp thời sẽ gây nên các bệnh nhiễm
khuẩn phổ biến thường gặp ở trẻ như: viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa,
tiêu chảy…

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, ngoài việc điều trị bằng thuốc, vấn đề chăm sóc và nuôi
dưỡng đúng cách cũng rất quan trọng, giúp sức khỏe trẻ em nhanh chóng hồi
phục.
Nếu trẻ sốt nhẹ và vừa (thân nhiệt từ 37,5 độ C đến dưới 39 độ C), có thể chưa
cần dùng đến thuốc hạ nhiệt, cho trẻ nằm nơi thoáng mát và nới bớt quần áo,
đắp khăn ướt lên trán.
Một số trường hợp trẻ sốt cao có thể bị co giật. Khi đó, nên dùng khăn nhúng
vào nước mát hoặc nước hơi ấm lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn
và trán.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nếu không uống được thì dùng viên đặt hậu môn với
hàm lượng thuốc tùy thuộc cân nặng, đồng thời cho uống nhiều nước. Tuyệt đối
không được ủ kín trẻ.
Khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn
10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Vì vậy, chế độ ăn trong thời gian
trẻ sốt vẫn phải đảm bảo đầy đủ thành phần cung cấp năng lượng (chủ yếu là
dầu, mỡ và đạm).

/>

Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất
vitamin qua phân, nước tiểu… nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng
tăng lên rất nhiều.
Mặt khác, khi sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế nên trẻ thường chán ăn, phải
cho trẻ ăn những món vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ những nhu cầu
đặc biệt của giai đoạn này.
Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu


hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi
dùng thìa cho trẻ uống.
Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung), nên tăng thêm số bữa trong ngày với các loại
thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Thay đổi thức ăn, làm những món hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích
sự thèm ăn. Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu
cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm,
bột.
Đặc biệt chú ý đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng khi nhiễm khuẩn nặng và kéo
dài. Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi, hoặc ăn thêm hoa
quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt.
Cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất
vitamin A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối
với trẻ suy dinh dưỡng.
Những trẻ bị viêm phổi nặng cần bổ sung vitamin A liều cao (tùy thuộc vào tuổi
theo hướng dẫn của Chương trình Phòng chống thiếu máu, vitamin A).
Nên cho trẻ ăn cả mỡ lẫn dầu, đặc biệt là mỡ gà (vì mỡ gà có tới 18% acid béo
chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ). Các loại thực phẩm giàu chất đạm là sữa
mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt cá…
Các sai lầm thường gặp trong nuôi dưỡng trẻ sốt nhiễm khuẩn


Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.



Nấu loãng hơn bình thường khiến trẻ lúc này đã ăn ít hơn lại càng bị thiệt thòi
về chất.




Không cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt tiêu chảy.



Không cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho vì sợ trẻ ho nặng thêm. Sự lo sợ
này là hoàn toàn không có cơ sở khoa học vì thịt gà không gây ho cho trẻ.
/>



Không cho ăn cá, tôm, cua khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. Thực ra,
chỉ trong trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy (hiếm gặp) thì
mới cần ăn kiêng.



Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ kịp thời (khi trẻ bắt đầu sốt từ 39 độ C) khiến
trẻ bị co giật, dẫn đến những tổn thương ở não, gây chứng động kinh sau này.

/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×