Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tú Xương nhà thơ trào phúng yêu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.87 KB, 45 trang )

I.

Khái quát về nhà thơ Trần Tế Xương
Thời đại
Tú Xương ra đời lúc thực dân Pháp đã đánh chiếm xong Nam Kì và bắt đầu tiến
1.

ra Trung Kì và Bắc Kì.
Năm Tú Xương ba tuổi (1873) Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam
Ðịnh.
Năm mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước ta cho
giặc. Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về
những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần.
Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong
trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.
Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là
ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực
dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc
địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ
đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện
tâm trạng của mình.
=> Như vậy: Tú Xương là một nhà nho không gặp thời, sống trong hoàn cảnh
nho học suy tàn đang chuyển sang Tây học. Ông là người có tài, chữ tốt văn hay
nhưng trí óc ngang tàng, không thể ép mình vào cái quy chế cổ hủ, bó buộc của
khoa trường cũ rich nên bước khoa cử cứ lận đận và cuộc đời cũng gặp nhiều khó
khăn như chính những người dân Việt Nam lúc bấy giờ dưới chế độ thực dân nửa
phong kiến.

2.

Cuộc đời




Ông Trần Tế Xương, hiệu là Vi Thành, tên chữ là Tử Thịnh, người làng Vị
Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông sinh năm Canh Ngọ đời vua Tự Đức
thứ 23 (1870).
Tú Xương xuất thân trong một gia đình nho học nghèo ở thành thị đã tiểu tư
sản hoá. Cha ông là Trần Duy Nhuận có đi thi nhưng không đỗ đạt sau ra làm tự
thừa ở dinh Đốc học. Ông là con trưởng trong một gia đình đông con có chín anh
em. Tú Xương vốn là người có tài, thông minh, tính tình phóng khoáng, ăn nói có
duyên, có khiếu hài hước, hay châm biếm trào lộng người khác.
Tú Xương lập gia đình năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn
người Hải Dương. Bà Tú là một mẫu người tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam
xưa kia với bản tính đảm đang, tháo vát, thương chồng, thương con, nhẫn nại
quên mình. Bà đã trở thành nhân vật điển hình trong sáng tác thơ ca của Tú
Xương.
Tú Xương đi học sớm và nổi tiếng thông minh giỏi thơ phú nhưng suốt đời
lận đận trong thi cử.
Năm 15 tuổi ông bắt đầu đi thi, cuộc đời thi cử của Tú Xương trải qua tám lần, đó
là các khoa Bính Tuất (1885), Mậu Tý (1888), Tân Mão (1891), Giáp Ngọ
(1894), Đinh Dậu (1897), Canh Tý (1900), Quý Mão (1903), Bính Ngọ
(1906), đều đặn ba năm một lần người ta đều thấy có mặt Tú Xương ở trường thi
không sót một khoa nào. Mãi đến năm 24 tuổi Tú Xương mới đỗ tú tài khoa Giáp
Ngọ (1894). Song với mảnh bằng tú tài Tú Xương cũng không làm được quan
chức gì, nhà thơ lại cậy cục vác lều chõng đi thi. Đối với Tú Xương, thi cử đã để
lại một dấu ấn không thể phai mờ trong cuộc đời ngắn ngủi của ông. Nhà thơ đã
tự phản ánh trong thơ mình nhiều chuyện về thi cử của cá nhân ông. Tú Xương
hỏng thi “tám năm chưa khỏi phạm trường quy” là do “văn chương ngoại hạng
không quan chấm” nhưng thực chất đó là do sự phá vỡ, kèn cựa của chế độ xã hội
đương thời với cá tính của một nghệ sĩ phóng khoáng, tài hoa. Những thứ phép



tắc gò bó của trường thi thực dân bán phong kiến đã khiến cho tài năng nhà thơ bị
vùi lấp. Thi cử không đỗ đạt đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và tâm lí của nhà thơ
tạo ra sự chán nản, trào lộng ngông nghenh với cuộc đời.
Mặt khác, cuộc sống sinh hoạt của gia đình ông cũng gặp nhiều khó khăn,
nghèo túng. Sống ở giữa thành thị nhưng gia đình Tú Xương quanh năm sống
trong cảnh túng thiếu. Tú Xương là một trí thức nhưng lại thất nghiệp không giúp
được gì cho gia đình, nguồn sống chỉ trông cậy vào sự đảm đang, tháo vát của bà
Tú. Cuộc sống “ăn bám” vợ, không lo nổi cho gia đình luôn ám ảnh trong ông và
có lúc nhà thơ đã tếu táo, trào lộng mình một cách chua xót. Ngày rằm tháng
Chạp năm Bính Ngọ, tức ngày 20/1/1907, Tú Xương về quê ngoại ăn giỗ, đi
đường gặp mưa, trời lại rét, ông bị cảm nặng và mất ngay đêm ấy ở nhà họ ngoại
thuộc làng Đại Tứ, lúc ấy nhà thơ mới 37 tuổi đời.
=> Tóm lại: Cuộc đời của Tú Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ long đong, lận
đận trên con đường thi cử và ngay trong cuộc sống gia đình ông cũng gặp nhiều
trắc trở. Cuộc sống ở thành thị (Thành Nam) với bao bộn bề, xô bồ đã làm nên
nét cốt cách, tâm hồn phong phú trong con người nhà thơ. Một Tú Xương tự do
phóng khoáng vượt mình ra khỏi những phép tắc nho gia để sống với bản ngã của
mình. Bên cạnh con người với “cái tôi” tự khẳng định, Tú Xương đã dựng lên
được những hình tượng đặc sắc làm nên bức tranh sinh động của xã hội trong
buổi giao thời và chính hiện thực khắc nghiệt ấy đã tạo điều kiện cho hồn thơ Tú
Xương bay lên. Để kết lại cuộc đời thơ Tú Xương, nhà thơ cùng thời Nguyễn
Khuyến đã viết: “Kìa ai chín suối Xương không nát, Có lẽ nhìn thu tiếng vẫn
3.

còn”.
Sự nghiệp
Tú Xương mất sớm, ông chưa đi trọn con đường sáng tác của mình. Những tác
phẩm của Tú Xương để lại có tác dụng như một bản cáo trạng đanh thép lên án
xã hội thực dân nữa phong kiến trong giai đoạn nữa cuối thế kỷ XIX.



Sự nghiệp thơ văn của Tú xương nổi tiếng với thơ trào phúng. Vì nó là tấm
gương soi chiếu cuộc đời nên cuộc đời có gì thì nó hiện lên, không phân biệt đề
tài lớn, nhỏ. Hễ chúng đụng vào tâm hồn, trái tim, tư tưởng của Tú Xương thì ông
đều tìm ra tiếng cười đả kích. Tuy nhiên, nhìn một cách hệ thống, ta có thể hình
dung về hai mảng đề tài lớn trong thơ trào phúng Tú Xương.
+ Trước hết là cảnh đời, xã hội khách quan. Ở đó, ông tìm ra những điều trái đạo
lý như chuyện nhà sư phá giới, tằng tịu với đệ tử, chuyện những kẻ dốt nát lại
được làm quan, việc thi cử và thái độ ngạo mạn của bọn thực dân, những suy vi
thoái trào của đạo học và nền nếp Nho giáo
+ Mảng đề tài thứ hai khá nổi bật trong thơ Tú Xương là tinh thần trào lộng, tự
giễu cợt. Biết tự cười mình luôn là bản lĩnh rất lớn và ngạo nghễ của những người
có cá tính. Với Tú Xương, ông tự thấy bản thân có những nghịch lý để tự trào.
Ông là người thông minh, có tài thơ văn, nhưng thi mấy lần cũng chỉ đỗ đến tú
tài, đạt được cái bằng cũng không dùng để đi làm mà chỉ là thứ ghi nhận một nấc
thang học vấn. Qua đó cho thấy, trong những nghịch lý này có lỗi của thời đại, xã
hội.
Cái hay ở Tú Xương là đằng sau việc ông tự giễu ông nhà Nho, ta thấy cả một
đạo học suy vi. Thời trước là “duy hữu độc thư cao”, chỉ người đọc thánh hiền
mới đáng được coi trọng, thì bây giờ không còn như vậy nữa. Thậm chí có lúc
ông coi mình như một thứ ăn hại, như đứa con trong số những đứa con bà Tú
phải nuôi. Không ai lấy chồng cộng với con thành một nhóm như Tú Xương đã
viết trong bài Thương vợ. Ông tổ của thơ trào phúng
Tú Xương xuất hiện trong hai tư cách: nhà thơ trữ tình và nhà thơ trào phúng. Lẽ
dĩ nhiên, không thể phủ nhận phần đóng góp rất lớn của ông ở mảng thơ trữ tình,


nhưng cái làm quần chúng nhớ tới ông nhiều hơn chính là tư cách nhà thơ trào
phúng.

Để đánh giá về thành công của một tác giả thơ, có thể có nhiều tiêu chí, nhưng
việc có những người bắt chước cách viết của nhà thơ ấy cũng có thể coi là một
trong những tiêu chí nhận diện. Như vậy để thấy sức ảnh hưởng rất lớn của Tú
Xương đã thúc đẩy sự ra đời của cả một dòng thơ trào phúng hiện đại, khởi đầu là
Tú Mỡ. Việc tìm ra tình huống hài hước và tìm ra ngôn ngữ miêu tả đắc địa
những tình huống ấy đều là những sở trường của dòng thơ trào phúng xuất phát
từ Tú Xương. Cố nhiên sau này có rất nhiều biến hóa, có thêm đóng góp của các
nhà thơ hiện đại, đương đại, nhưng cú hích đầu tiên là ở Tú Xương. Và hiện nay,
ít người nhắc tới tên thật, tên ghi trong khai sinh của ông là Trần Kế Xương (hay
Trần Tế Xương) mà thường gọi là Tú Xương, đó là cách gọi đại chúng, cũng như
cách ta gọi những ông tuần, ông cử, ông phủ, đó là cách gọi của dân gian.
II.

Cơ sở lí luận

Khái niệm trào phúng, thơ trào phúng
a) Khái niệm trào phúng
Trào phúng là một từ gốc Hán có hai từ: trào là cười nhạo, giễu cợt, phúng là
1.

mượn lời bóng bẩy để cảm hóa người khác, nói mát, nói thác đi một chuyện nào
đó khiến cho đối tượng biết lỗi và sửa đổi. Trào phúng là nói ví để cười nhạo,
dùng lời nó có tác dụng gây cười nhằm châm biếm phê phán. Trong thói quen
ngôn ngữ, trào phúng bao hàm cả hai yếu tố đan trộn lẫn nhau: yếu tố tiếng cười,
cái cười và yếu tố răn đấu tranh chống lại điều xấu, cái xấu.
Trào là cười chế giễu, phúng là dùng để cảm hoá. Trong sáng tác văn học, có tiểu
thuyết trào phúng, kí sự trào phúng, thơ trào phúng, tiểu luận trào phúng. Đó là
những sáng tác viết ra để chế giễu, đả kích những thói hư, tật xấu, những con
người và sự việc tiêu cực bằng cách gây cho người đọc cái cười mang tính chất
chê bai, phê phán, răn bảo.



b)

Khái niệm thơ trào phúng
Từ điển Văn học định nghĩa trào phúng là “Một loại đặc biệt của sáng tác
văn học đồng thời là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố
của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được
sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa,
lỗi thời, độc ác trong xã hội”. Trong lĩnh vực văn học trào phúng gắn liền
với phạm trù mỹ học, cái hài với cái cung bậc hài hước, châm biếm đó là khái
niệm bao trùm lĩnh vực văn học gây nên tiếng cười. Những cung bậc của tiếng
cười từ hài hước đến mỉa mai châm biếm, đả kích, được tạo nên bằng thủ pháp
gây cười như phóng đại khoa trương được vận dụng một cách phổ biến.
Trào phúng là một khái niệm rất phức tạp về mặt lý thuyết, khái niệm này
rất khó định nghĩa. Trong văn học phương Tây người ta không sử dụng khái niệm
“trào phúng” mà sử dụng khái niệm “Cái hài”. Arittop cho rằng: “Ðiểm tựa của
đời sống thẩm mĩ là cái đẹp. Người ta dựa vào tiêu chuẩn cái đẹp để định giá tất
cả. Khi cái đẹp bị xâm phạm, bị tiêu diệt, bị thất bại thì sinh ra cái bi. Cái bi là
nước mắt răn đời. Khi cái xấu bị đánh lộn sòng với cái đẹp thì sinh ra cái hài. Cái
hài là tiếng cười phủ nhận cái xấu, khẳng định cái đẹp”. Cơ sở của cái hài là
những mâu thuẫn vốn có trong đời sống, mâu thuẫn giữa cũ và mới, hình thức và
nội dung; là sự vi phạm những chuẩn mực của đời sống, vi phạm quy luật của cái
đẹp. Những cái đó gây ra tiếng cười.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất trào phúng là nghệ thuật gây ra
tiếng cười. Thơ trào phúng là thơ chủ yếu dùng nhiều nghệ thuật khác nhau mang
ý nghĩa phản ánh xã hội để gây ra tiếng cười trào phúng, tiếng cười hài hước đây
là tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay. Lấy tiếng cười làm phương tiện để
biểu hiện một đối tượng và mục đích nhất định.
2. Sự phát triển của thơ trào phúng Việt Nam

a) Từ giữa TK XIX trở về trước


Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, với sự suy tàn của
giai cấp thống trị đã làm nảy sinh trong xã hội những kiểu người lố bịch, xấu xa,
giả dối, đã chà đạp lên các giá trị truyền thống. Chính điều này làm nổi bật lên
dòng văn học trào phúng với những tên tuổi tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Tú
Xương,

Học

Lạc,

Phan

Điện,

Nguyễn

Thiện

Kế,



Mỡ,…

Thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và dữ dội của những mâu
thuẫn chất chứa từ trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Khởi đầu là những
ông vua “Khoanh tay rũ áo” như Lê Dụ Tông, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê

Hiển Tông, những ông chúa ăn chơi hưởng lạc như chúa Trịnh Cương, Trịnh
Giang, Trịnh Sâm. Chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao nhất dưới triều Lê
Thánh Tông (XV) thì dần dần đi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái. Nội chiến
phong kiến Lê – Mạc; Trịnh – Nguyễn phá hoại nguyên trọng sự thống nhất đất
nước. Thế kỉ XVIII nội chiến không còn, nhưng thỉnh thoảng có một vài mâu
thuẫn đáng kể giữa Lê, Trịnh, hoặc ngay nội bộ họ Trịnh cũng có những lục đục
tranh quyền đoạt vị. Đàng Trong nạn quyền thần Trương Phúc Loan cũng gây
chém giết đổ máu không ít .Đất nước không nơi đâu yên ổn. Năm 1789, phong
trào Tây Sơn – Nguyễn Huệ nổ ra với sức mạnh chưa từng thấy đã đạp tan tập
đoàn vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ở Đàng Trong thống nhất đất
nước, rồi sau đó tiếp tục đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh. Năm 1802, nhà
Nguyễn dựa vào thế lực bọn địa chủ và sự giúp sức của nước ngoài lật đổ triều
Tây Sơn còn non yếu, dựng nên một chính quyền cực kì phản động so với nhà Lê
trước đó.
Những biểu hiện của sự khủng hoảng, về lĩnh vực chính trị ngoại giao: giai cấp
phong kiến càng trở nên phản động. Lê Chiêu Thống đang tâm rước giặc ngoại
xâm về giày xéo quê hương đất nước.


Lĩnh vực giáo dục, thi cử tệ hại. Có thể dùng tiền mà mua chức vị: “cứ tứ phẩm
trở xuống, ai nộp 600 quan thì được thăng chức một bậc. Còn những người chân
trắng mà nộp 2800 quan thì được bổ tri phủ, 1800 quan thì được bổ tri huyện”
(Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim).
Chính sách thi cử đã làm cho xã hội trở nên nhễu loạn. Đó là một xã hội mà
người có tiền là có quyền cai trị, đạo đức và tài năng nghiễm nhiên bị xem
thường ,mọi mặt trong đời sống xã hội đều suy thoái trầm trọng, quan lại xu nịnh,
tàn bạo, trở thành tai họa cho nhân dân. Các nhà cầm quyền phong kiến chỉ biết
tranh giành quyền lợi và lao vào cuộc sống hưởng thụ. Kinh tế kiệt quệ, nông
nghiệp không phát triển là hậu quả của những cuộc phân tranh và vì thế nạn đói
tràn lan. Người dân phải gánh chịu hậu quả ghê gớm của gần mọt thế kỉ chiến

tranh, rồi lại còn phải oằn lưng trước gánh nặng sưu thuế cho bạn quan tham ô lại
,đã đau thương vất vả lại trăm nghìn đau thương vất vả hơn nữa.
Sự biến chuyển hệ tư tưởng phong kiến và sự xuất hiện của tầng lớp thị dân đánh
dấu sự xuất hiện mãnh mẽ cái tôi cá nhân trong văn học.
Thế kỉ XVII, do sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa giản đơn và do mở rộng
việc buôn bán với các thương nhân phương Tây, Trung Quốc và nhật Bản, Hà
Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp mà sự lưu thông trao đổi hàng hóa đã
được tăng cường và tiền tệ đã bắt đầu có vai trò quan trọng trong đời sống. Xuất
hiện tầng lớp mới: tầng lớp thương nhân, thợ thủ công…
Sinh hoạt mua bán đã li khai quan hệ sản xuất phong kiến. Cuộc sống của tầng
lớp này là đi đây đi đó tiếp xúc nhiều kể cả với người ngoại quốc nên tư tưởng
của họ tương đối tự do phóng túng hơn những ng khác . Họ bắt đầu thấy lễ giáo
phong kiến là lạc hậu, Nho giáo phong kiến là trái tự nhiên, là kiềm kẹp, bất công
với con người.


Sự có mặt của tầng lớp thự dân cũng như sự phát triển của đô thị phong kiến thời
kì này là mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, và cũng là mọt trong số
những nhân tố trực tiếp tác động đến xu hướng chống phong kiến đòi quyền
sống, đòi quyền tự do cá nhân và quyền thể hiện bản ngã, khẳng định cá tính của
con người xã hội lâu nay bị đè nén, bức bối nặng nề . Đây chính là nhân tố góp
phần làm thay đổi ý thức, tư tưởng xã hội.
Sự thay đổi ý thức, tư tưởng xã hội thể hiện ở sự phá sản chưa từng thấy của hệ ý
thức phong kiến Nho giáo: bao nhiêu nguyên tắc đều bị vi phạm trắng trợn trước
hết từ trong cung vua phủ chúa, nơi ngự trị những khuôn vàng thước ngọc của
chính quyền phong kiến “tam cương, ngũ thường” của Nho giáo bị suy sụp một
cách thảm hại: tôi giết vua, con hại cha, tớ phản thầy, anh em giết lại nhau vì ngôi
báu, tước vị…
Sự khủng hoảng về lí tưởng của tầng lớp nho sĩ phong kiến: hầu hết các nho sĩ
quý tộc có tài năng, đạo đức chân chính đều mang một tâm trạng bế tắc, cho thấy

một sự khủng hoảng về lí tưởng (Nguyễn Du, Cao Bá Quát…)
Thời kì này bắt đầu thấy bóng dáng cái tôi của cá tính trong tư cách ngang tàng,
phóng túng (Phạm Thái, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…)
=> Tóm lại, sự khủng hoảng ý thức, cộng với sự xuất hiện của tầng lớp thị dân đã
tạo điều kiện thức tỉnh cái tôi cá nhân khá mạnh mẽ. Sự thức tỉnh cái tôi cá nhân,
cùng với việc nhận thức được giá trị bản thân, khao khát đòi hỏi sự tự do, đã nhận
ra được bản chất kìm kẹp con người của hệ tư tưởng phong kiến, đồng thời cảm
thấy khó chịu, bất mãn trước những loại người xấu xa, đồi bại – những sản phẩn
của mọt xã hội đang trên đà sụp đổ. Đó chính là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ
của bút pháp trào phúng vào thời kì này.


b)

Từ cuối TKXIX – đầu TKXX phát triển thành một khuynh hướng
văn học

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đứng từ nền văn hoá nông thôn nhìn sang
văn hoá thành thị, người ta dễ thấy mọi cái mới đều là lố bịch; ngược lại, từ nền
văn hoá thành thị nhìn về văn hoá nông thôn, người ta dễ thấy những cái cũ là lạc
hậu, là lỗi thời, và do đó, lố lăng. Chính vì vậy, có một thời đối tượng chế nhạo
trong văn học trào phúng là những thầy thông, thầy phán “sáng rượu sâm banh,
tối sữa bò” và những phụ nữ, nói như Tú Xương, “chí cha chí chát khua giày
dép / đen thủi đen thui cũng lượt là”. Một thời khác, nhất là từ khoảng đầu thập
niên 30 của thế kỷ 20 trở đi, khi xu hướng hiện đại đã thắng thế, đối tượng chế
nhạo của văn học trào phúng lại là những ông xã, ông lý áo dài khăn đóng và
răng đen và tóc búi ngơ ngác giữa các đô thị.
Sự phát triển của văn học trào phúng, đến lượt nó, đã có những tác động tích cực
đến quá trình phát triển của văn học nói chung. Trước hết, nhờ tiếng cười, tính
chất nghiêm trang biến mất, óc cuồng tín và mê tín cũng biến theo, con người dễ

trở thành bao dung trước cái mới lạ hơn. Sau nữa, văn học trào phúng phải dựa
trên, hơn nữa, càng ngày càng củng cố, mối quan hệ gần gũi giữa người viết và
người đọc. Văn học trào phúng là để đọc ngay, tạo ra hồi âm ngay, chứ không
phải là thứ để dành trong ngăn kéo, cho mai hậu. Điều này dẫn đến một số hệ quả
quan trọng: một, đề tài văn học trào phúng phải có tính thời sự, gắn liền với cuộc
sống xã hội chung quanh; hai, chất liệu phải là những gì cụ thể và nhiều kịch
tính; ba, ngôn ngữ phải giản dị để người đọc có thể lĩnh hội ngay tức khắc; và
bốn, kết cấu tác phẩm phải khéo léo để có thể làm bật lên tiếng cười vào chính
cái lúc tác phẩm kết thúc. Có thể nói chính văn học trào phúng đã góp phần đắc
lực trong việc làm sụp đổ lối văn chương bát cổ mà một số nhà nho cấp tiến


muốn đoạn tuyệt, và cũng chính nó là tiền thân của xu hướng hiện thực chủ nghĩa
trong văn học Việt Nam sau này.
3.

Đặc điểm thơ trào phúng

Thơ trào phúng gồm ba yếu tố: thơ, trào, phúng. Thơ là loại thể văn vần mang
đặc trưng của thể loại trữ tình, khác với các thể loại tự sự như truyện, kí, tiểu
thuyết, kịch… Trào – tiếng cười là yếu tố cơ bản định vị loại hình thể loại, làm
cho thơ trào phúng mang đặc điểm loại hình tư duy phân tích lí trí với cái nhìn
khách thể hóa chứ không hoàn toàn là sự thể hiện nội tâm chủ thể. Yếu tố thứ ba
– phúng làm cho thơ trào phúng có điểm gần giống với lối văn ngụ ngôn, giáo
huấn đậm chất đạo đức, xã hội, hướng tới đối tượng số đông. Như vậy thơ trào
phúng là loại tác phẩm hợp nguyên các trạng thái hết sức trái ngược nhau: những
rung động cảm xúc – sáng tạo, sự phê phán, giáo huấn và tiếng cười. Xét về mặt
định vị thể loại, thơ trào phúng mang tính phức hợp, pha trộn nhiều loại hình thể
loại – vừa trữ tình vừa tự sư mang cả chất kịch. Trong đó tiếng cười là yếu tố cơ
bản quyết định những loại hình thơ văn trào phúng khác nhau.

thơ trào phúng mang những đặc điểm của thơ trữ tình như hình tượng, cảm xúc,
giọng điệu, vần, nhạc điệu,… nhưng do mục đích phúng thích xã hội nên thơ trào
phúng có điểm tiện cận với một số thể loại không vần khác . Cái khác biệt cơ bản
của thơ trào phúng và thơ trữ tình trước hết ở quan niệm là đối tượng phản ánh
của tác phẩm. Thơ trữ tình thuần túy coi thế giới nội tâm, tình cảm, cảm xúc,
những điều liên quan đến đời sống tinh thần làm đối tượng phản ánh chủ yếu còn
thơ trào phúng lại thiên về phản ánh thế giới bên ngoài những thói hư tật xấu
đáng cười, đáng lên án trong xã hội. Cái khác biệt thứ hai là đối tượng thưởng
thức. Thơ trữ tình chủ yếu viết ra để thỏa mãn nhu cầu muốn tâm sự giãi bày
chia sẽ của chủ thể. đối tượng hướng tới của thơ trào phúng phức tạp hơn. Một
mặt viết ra cho những người đồng quan điểm với mình có chung cái nhìn với tác


giả, mặt khác viết cho đối tượng của tiếng cười – những con người bất đồng với
tác

giả

về

nhiều

mặt

trên

nhiều

phương


diện



thể

đối

lập.

Như vậy thơ trào phúng là hình thức thơ trữ tình đặc biệt khác thơ trữ tình thuần
túy ở hai yếu tố - yếu tố cười và yếu tố khuyên răn cảnh tỉnh người đời trong đó
tiếng cười là yếu tố chính tạo nen đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm.
III.

Những yếu tố ảnh hưởng tới thơ trào phúng Trần Tế
Xương
1.

Hiện thực xã hội

Tú Xương ra đời vào lúc thực dân Pháp đã đánh chiếm xong Nam Kì và bắt đầu
tiến ra Trung Kì và Bắc Kì. Tú Xương trưởng thành và làm thơ vào lúc phong trào
Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động đã bị dẹp tan.
Chính sách khai thác của thực dân Pháp kết quả làm cho thủ công Việt Nam bị phá
sản, nông dân bị mất ruộng đất phải chạy ra thành thị lập thành đội quân thất nghiệp
rất tiện lợi cho công việc kinh doanh của thực dân Pháp.
Để phục vụ cho bộ máy nhà nước, thực dân Pháp đã đào tạo ra một đội quân công
chức Việt Nam mỗi ngày một đông thêm. Đội quân này tuy lương bổng quá ít ỏi so
với công chức Pháp, nhưng những công chức cao cấp cũng đủ tiền cần thiết để có

thể : tối rượu sâm banh, sang sữa bò, một phần nào có thể làm cho nhiều người them
thuồng, khao khát.
Sau khi đánh bại phong trào Cần Vương, thực dân Pháp vẫn còn chế độ thi cử cũ, vì
thấy chế độ này vẫn chưa có hại cho chúng. Nhưng dần dần chúng đem chế độ thu
cử cũ sửa đổi đi: món kinh nghĩa và thơ phú bị bãi bỏ để thay vào đó là những bài
luận quốc văn, hay các câu hỏi về địa lí, về sinh học, về toán pháp và cả một bài dịch
chữ Pháp.


Tóm lại xã hội thời Tú Xương là một xã hội đang chuyển biến và mọi cơ cấu xã hội
đều thay đổi hẳn đi. Phong trào Cần Vương do giai cấp phong kiến lãnh đạo mỗi
ngày một lùi dần dưới gót giày thực dân xâm lược; thuế khóa mỗi ngày một nhiều và
ngày một nặng thêm; nhân dân mỗi ngày một cơ khổ thêm và thất nghiệp thêm; địa
vị của nhà nho mỗi ngày một co lại và bấp bênh thêm; những thầy phán, thầy không,
thầy kí, cậu bồi…con của chế độ mới ngày một vênh vang thêm.
2.

Tình yêu nước và ý thức cá nhân của nhà thơ

Tú Xương có một nỗi u hoài kín đáo của một nhà Nho trước vận nước đổi thay. Ông
không trực tiếp tham gia vào công cuộc giải phóng của các Nho sĩ Cần Vương. Ông
cũng không nghĩ đến việc rút lui về ở ẩn một nơi hẻo lánh nào đó để cứu vớt thanh
danh, vì thời cuộc và hoàn cảnh không còn cho phép người ta riêng hưởng đặc ân
như thế. Hơn nữa vì thi hỏng nên ông cũng không bị vướng chân trong sự ràng buộc
đối với hạng nhà Nho hợp tác.
Tuy vậy Tú Xương vẫn giữ được một lòng nhiệt thành đối với quốc gia dân tộc.
Ta thấy ông thắc mắc, lo âu trước những tai biến như hạn hán, bão lụt làm cho non
nước tiêu điều, nhân dân điêu đứng. Than nước lụt cũng là một cơ hội để ông ám chỉ
đến hoàn cảnh xã hội bị xáo trộn, kẻ tiểu nhân ra mặt hoành hành:
Thử xem một tháng mấy lần mưa

Ruộng hoá ra sông, nước trắng bừa
Bát gạo Đồng Nai kinh chuyện cũ (1)
Con thuyền quí tị nhớ năm xưa (2)
Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ ?
Tôm tép văng mình đã sướng chưa !
Nghe nói miền Nam trời đã hạn
Sao không san sẻ nước cho vừa ?


(Than nước lụt)
Ta thấy nhà thơ còn ẩn chứa niềm tâm sự u hoài khi chứng kiến sự đổi thay của sơn
hà:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
(Sông lấp)
Bài thơ mở đầu bằng một sự thông báo, con sông Vị Hoàng thơ mộng đã không còn
mà thay vào đó là “chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai”, vật đổi sao rời, “thương
hải biến vi tang điền ” (bãi bể biến thành ruộng dâu). Con sông Vị Hoàng xưa là nơi
giao thương tấp nập, song từ khi thực dân Pháp xâm lược, chúng mở cảng Hải
Phòng thì bến Vị Hoàng không còn được sử dụng, đất bồi lên thành “sông lấp”. Nhà
thơ đau xót trước cảnh quê hương, đất nước bị giày xéo, đổi thay dưới gót giày thực
dân.
Nỗi ưu tư, trăn trở, day dứt, bâng khuâng của tác giả càng nặng sâu hơn nữa trong
hai câu kết bài thơ:
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Vẳng nghe” để “giật mình”, âm thanh - một của hiện tại, một của những hoài niệm
quá khứ… làm thức tỉnh những tấm lòng nhớ nước. Nỗi buồn ấy không phải chỉ

buồn vì mất một dòng sông gắn bó mà lớn hơn là nỗi buồn mất nước. Nỗi niềm ấy
cứ da diết, khắc khoải, thường trực để rồi như lúc nào cũng là tiếng gọi đò bên sông.
IV.

Nội dung thơ trào phúng Trần Tế Xương
1.

Tự trào


Trần Lê Văn nói Tú Xương: “Khi cười khi khóc khi than thở”. Tú Xương là nhà
thơ trào phúng Việt Nam, sống cuộc đời nghệ sĩ:
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái gì hay cái ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Như đã đề cập ở trên mảng đề tài thứ hai khá nổi bật trong thơ Tú Xương là tinh
thần trào lộng, tự giễu cợt. Biết tự cười mình luôn là bản lĩnh rất lớn và ngạo
nghễ của những người có cá tính. Tú Xương chửi thẳng, chửi độc không dè dặt
nhưng chửi vậy rồi làm gì được nó ? Tú Xương đành quay lại tự chửi mình vậy.
“Cốt lõi của sự việc không phải không có nhưng khoa trương thì rất mực” (Giáo
trình văn học trung đại Việt Nam). Thôi thì ông Tú có đủ các thứ xấu. Xấu từ cái
tướng đi : “Mắt thời thao láo, mặt thời xanh”, “Râu rậm như chổi”. Xấu cái ăn
diện : “Quanh năm phong vận, áo hàng tàu, khan nhiễu tím, ô lục soạn xanh…”,
cái nét phong lưu : “Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi”. Xấu cái tài ỷ lại : “Tiền
bạc phó cho con mụ kiếm”, cái tài trễ nải : “Cứ việc ăn chơi chẳng học hành” …
Thế mà vẫn tự đắc : “Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất. Nọ khách phong lưu bậc thứ
nhì”. Có ai sinh ra mà đã tự ghét mình cớ chứ. Tự cười mình đó nhưng đó là cái
cười không phải là giận mà là thương. Thương cho mình phải chịu cảnh bất lực,
vô tài. Cho nên cái cười mấp mé cái khóc, có vẻ chua chat, xót xa.

Nhắc đến Tú Xương ta vẫn không thôi buồn man mác về một nhà thơ lỡ thời,
cuộc sống với ông là những thất vọng, bất công, nghèo khổ vì miếng cơm, manh
áo, xót xa vì nỗi khổ tâm cho bản thân, gia đình và vận mệnh của dân tộc. Vậy
mà ông không hề lên tiếng trách đời, trách người, ngược lại ông vẫn nhìn cuộc
đời một cách thản nhiên bằng những tiếng cười hóm hỉnh nhưng nhiều khi cũng
là tiếng cười rơi nước mắt. Những điều ông nói ra bằng giọng khôi hài, trào
phúng như để nhạo báng bản thân mình hay để che lấp vẻ thảm thiết, ảo não của
một tâm hồn đau đớn.Tú Xương được xem là bậc thầy và là người khai sáng ra


dòng thơ trào phúng trong bộ phận văn học viết nói chung và của văn chương nhà
nho nói riêng qua kiểu tự trào đầy bản ngã.
Ta thấy được điều này bởi lẽ ông sống trong buổi giao thời lại chịu ảnh hưởng
sâu sắc của hoàn cảnh xã hội nên ông đã dùng thơ văn của mình để ghi lại những
nét đặc biệt của xã hội Việt Nam trong thời kì đó.
Hơn nữa, ông là một là một nhà văn có khuynh hướng hiện thực rất rõ rệt, cho
nên trong thơ văn của ông thường không diễn đạt những khía cạnh nghệ thuật có
tính phi không gian, thời gian mà đặc biệt chú trọng tới sự ghi chú lại những sự
thực điển hình của một thời đại trong một hoàn cảnh nhất định. Chính vì thế khi
đến với thơ, văn của ông ta có cảm tưởng như nhìn vào một tấm gương lớn, một
cuốn phim thời sự có đầy đủ mọi gác cạnh có thể phản chiếu lại toàn diện những
nét đặc biệt chung của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Nếu như Nguyễn Khuyến với kiểu tự trào ý nhị, kín đáo thông qua hình ảnh để
nói về mình tiểu biểu như một số bài: Vịnh tiến sĩ, Vịnh Kiều, Tạ người tặng
hoa trà, Thân già và Ông phỗng đá:
Ông đứng làm chi đó hỡi ông
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày giữ gìn cho ai đó
Non nước đầy vơi ông biết không?
Tú Xương tự trào một cách trực tiếp, không hề giấu giếm tật xấu của mình. Trong

kiểu tự trào phủ định, Tú Xương có một lối trào lộng vô cùng độc đáo. Đó là bức
chân dung kí họa về hình dung của chính bản thân mình. Trước hết đó là một
hình dung xấu xí khác thường:
Râu rậm bằng chổi
Đầu to tày đình
(Thầy đồ dạy học)
Biết tự cười mình luôn là bản lĩnh rất lớn và ngạo nghễ của những người có cá
tính. Với Tú Xương, ông tự thấy bản thân có những nghịch lý để tự trào. Ông là
người thông minh, có tài thơ văn, nhưng thi mấy lần cũng chỉ đỗ đến tú tài, đạt
được cái bằng cũng không dùng để đi làm mà chỉ là thứ ghi nhận một nấc thang
học vấn.


Và rồi ông lôi tất cả những tật xấu của mình ra để mà tự giễu. Đó là sự ăn diện,
nét phong lưu, tài ỷ lại. Ông không tiếc lời để nói về những tật xấu của mình:
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lầu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường
Ở phố Hàng Nẫu có phỗng sành
Mắt thời thao láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó,
Quắc mắt khinh đời, cái bồ anh
Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè, trai giá đủ tam khoanh
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
Ông lôi tất cả những cái xấu của bản thân mình ra mà phô bày với thiên hạ,
không một chút giấu giếm. Qua những vần thơ của ông, bản thân ông hiện lên là
một người với đầy đủ tật xấu, nào là thích bài bạc, rượu chè, chỉ lo hưởng thụ cho

bản thân mà không chịu học hành. Hết kể những tật xấu của mình ra ông lại
mang cả những sở thích của bản thân ra mà cười cợt:
Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu,
Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống long
Quanh năm phong vận, áo hàng Tàu,
khăn nhiễu tím, ô Nhật Bản xanh
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ,
bít tất tơ, giày Gia Định bóng
(Phú hỏng thi)
Bằng giọng điệu trào phúng, mọi khía cạnh của bản thân ông đều trở nên xấu xí
để làm đối tượng trào lộng. Hết những ăn chơi ông quay sang kể dến những sự
dốt nát của bản thân để cợt nhả:
Có một thầy,Dốt chẳng dốt nào,
Chữ hay chữ lỏng
Sách vở mập mờ
Văn chương lóng ngóng
(Phú hỏng thi)
Ý hẳn thầy văn dốt vũ dát,


Cho nên thầy luẩn quẩn loanh quanh
(Phú thầy đồ)
Tấp tểnh người đi tớ cũng đi
Cũng lều cũng chõng cũng đi thi
Tiễn chân cô mất ba đồng chẵn,
Sờ bụng thấy không một chữ gì
(Đi thi)
“Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” (Buồn hỏng thi), Tú Xương đã hăm hở,
những mong đem tài năng và sức lực của mình để phục vụ non sông đất nước.
Với mong muốn:

"Mở mặt để cho vua chúa biết.
Lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ"
Thế nhưng, giấc mộng cao cả ấy không thành, ông cảm thấy chán nản, thất vọng.
Và những bài thơ tự trào ra đời. Ông trách bản thân mình, cười vào tài năng của
mình để vơi đi nỗi buồn hỏng thi đó. Nhưng sự thật, chúng ta biết, Tú Xương
không phải là kẻ bất tài, mà do tính cách của ông ngang tàng, không chịu ép mình
vào những khuôn sáo rỗng.
Trong cuộc đời của mình, một niềm may mắn lớn đã đến với ông. Ông đã lấy
được bà Tú – bà Trần Thị Mẫn, một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, hếtmực
yêu chồng thương con. Bà là người phụ nữ điển hình cho người phụ nữ Việt Nam
“biết hi sinh nên chẳng nhiều lời”. Bà gánh trên vai gánh nặng “năm con với một
chồng” , lo cho gia đình đủ ăn, lại phải có tiền để ông Tú đi thi, mặc sức ăn chơi,
phong lưu. Biết vợ mình “lặn lội thân cò” vất vả toan lo, Tú Xương không thể
làm gì cho vợ. Ông đã giễu đức ông chồng vô tích sự, là một “thứ con cao cấp”
của vợ:
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm trở lại bàn
(Quan tại gia)
Ngồi đấy chả hơn gì chú Cuội
Nói ra thì thẹn với ông Tơ
(Ta chẳng ra chi)


Thậm chí, ông đã cất lên một tiếng chửi đổng:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
(Thương vợ)
Đó là tiếng chửi đời, hay cũng chính là tiếng chửi chính bản thân mình khi trở
thành gánh nặng trên đôi vai gầy guộc, yếu ớt cần biết bao sự che chở của người
vợ đáng thương, bản thân ông phải nhận những đồng tiền mà vợ mình phải toan

lo khó nhọc mới có được. Thế nhưng ông cũng đành bất lực. Chửi vậy thôi nhưng
đâu có thay đổi được gì, có bớt được gánh nặng cho vợ được đâu. Tuy nhiên, việc
Tú Xương cất lên câu chửi như vậy đã lòng cho bà Tú biết bao.
Làm thỏa rằng “ăn lương vợ” với những cuộc ăn chơi của mình, nhưng có những
lúc Tú Xương nhận ra cảnh nghèo của bản thân của gia đình mình:
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông,
Tưởng rằng ốm dậy hóa ra không.
Một đàn rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
Là trụ cột trong gia đình thế mà ông đành phải đứng nhìn vợ con mình cực khổ
thậm chí hi sinh cho mình quá nhiều. Nghèo đến nỗi chỉ có mỗi một chiếc áo
bông, thậm chí thời tiết oi bức vẫn phải mặc áo bông, mọi người thấy thế lại
tưởng ông bị ốm, nhưng không, do nghèo khổ quá đấy thôi. Nhà đã nghèo lại gặp
cảnh đông con:
Gạo cứ lệ ăn đong bữa một
Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi
Ông không chỉ tự trào chân dung của bản thân mình mà ông còn cười nhạo sự bất
lực trước thời cuộc của mình trong tư cách một người công dân:
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rông
(Giễu người thi đỗ)


Lạ thật, sao ông không giễu những kẻ thi hỏng mà lại đi nhạo báng những người
thi đỗ. Rõ ràng có nguyên nhân cả đấy! Những kẻ đỗ đậu nào phải do bản thân họ
có tài mà do chế độ khoa cử bất bình đẳng, người ta thi đỗ vì có tiền, có quyền,
có địa vị xã hội, còn ông có gì nào! Có tài thì thay đổi được cả một nền khoa cử
cố hữu sao? Thật chua xót quá!

Lôi thôi sĩ tử đeo vai lọ,
Âm vị quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra
(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)
Tú Xương tả thực những cảnh đối chọi nhau chan chát: cái váy đối với cái lọng,
cái đít vịt của mụ đầm đối với cái đầu rồng của ông cử. Như vậy thật là tuyệt xảo,
hai từ “ngoi” và “ngỏng” đối nhau thật sướng vô cùng và cũng thật đau xót làm
sao. Hình ảnh “váy lê quét đất” chốn quan trường lúc bấy giờ, khi có hình ảnh bà
đầm xuất hiện đã làm mất hết tính chất uy nghiêm của trường thi. Không những
thế, cảnh tượng bi hài ấy, trong hình ảnh “ông cử”, “sĩ tử” ấy có cả nhà thơ trong
“đàn hỏng đứng mà trông”. Chế giễu đám “ông cử”, “sĩ tử” cũng chính là Tú
Xương tự giễu cợt sự bất lực, kém cỏi của chính ông.
Tự cảm thấy không phải với vợ con và với chính mình nhà thơ đã dùng tiếng
cười tự trào để giải thoát cho mình, tự khẳng định nhân cách của mình. Ông tự
trào bằng cách tự chế giễu cái xấu của bản thân, tiếng cười của ông có mục đích,
đối tượng rõ ràng. Ông chế giễu cái dốt nát, nhếch nhác, thảm hại của nhà nho
phong kiến, chế giễu tính ăn bám của đức ông chồng trong chế độ gia trưởng
phong kiến, chế giễu sự hèn kém của một kẻ sĩ trong tư cách công dân của một
nước nô lệ. Bằng kiểu tự trào phủ định, Tú Xương đã chế giễu, đã phê phán tính
chất hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và phủ nhận cả những khuôn phép lỗi thời của
xã hội phong kiến. Không chỉ hết lời tự giễu mình, trong kiểu tự trào khẳng định
ta thấy xuất hiện một hình ảnh Tú Xương hoàn toàn khác:
Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất,
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì


Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế,
Giang hồ cho biết bạn tương tri
(Tự đắc)

Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo,
Cũng nhiều lúc chơi liều chơi lĩnh, tự đốm, tam khoanh
Nhà lính tính quan: ăn rặt những thịt quay, lạp xường,
mặc rặt những quần vân, áo xuyến;
Đất lề, quê thói: chỗ ngồi cũng án thư, bàn độc, ngoài
hiên cũng cánh xếp, mành mành.
(Phú thầy đồ)
Đâu phải thơ ông chỉ toàn cười cợt, mỉa mai. Trong thơ ông ta vẫn nhận thấy một
nỗi lòng đau đáu, thương vợ mà chỉ biết đứng nhìn, trên cương lĩnh một người
chồng ông thiết tha bày tỏ lòng mình cùng vợ:
Mình đi tu cho thành tiên thành Phật, để rong chơi nơi Lãng Uyển, Bồng hồ
Tớ nuôi con cho có dâu có rể, để trọn vẹn đạo chồng, nghĩa vợ
(Văn tế sống vợ)
Trên thực tế không phải ông bất lực trước cuộc đời mà chán nản. Thơ ông vẫn ẩn
chứa một niềm lạc quan, mong muốn thay đổi được số phận.
Năm nay ta học năm sau đỗ,
Chẳng những Lương Đường đỗ thủ khoa
(Than thân chưa đạt)
Qua những lời thơ trên,hình ảnh Tú Xương hoàn toàn mới khác với bức chân
dung kí họa ở trên, Tú Xương đã khắc họa hình ảnh một con người đầy bản ngã.
Một con người với những phẩm chất tốt đẹp, những ý trí và hoài mộng thiết tha
muốn làm nên sự nghiệp phục vụ nước nhà. Mặc dù những hoài mộng không
thành, Tú Xương chỉ có thể cất lên tiếng chửi đời, bó tay bất lực trước thời cuộc,
nhưng với bản ngã ấy Tú Xương đã thực sự khẳng định được mình.
Ông tự phô mình trong mọi góc cạnh, Tú Xương đã phác họa nên một chân dung
của chính mình một cách độc đáo và đặc sắc. Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý rằng
không nên đồng nhất giữa tác phẩm và tiểu sử của nhà thơ bởi trên thực tế ta
không có một Tú Xương ăn chơi, bất cần đời như vậy. Ta cần lưu ý đến quy luật
sáng tác của văn học. Việc cường điệu, nói quá sự ăn chơi của mình rõ ràng là



dụng ý của nhà thơ một mặt nhằm đạt hiệu quả trào phúng cho thể loại này, mặt
khác để bày tỏ sự khinh bỉ của ông trước thực tại xã hội đen tối. Và ông đã thực
sự thành công khi độc giả đến với thơ ông mà không hề thấy khinh ghét những tật
xấu của ông, không thấy coi thường sự nghiệp công danh “ăn lương vợ”, cũng
không oán trách ông bất lực trước hoàn cảnh gia đình và xã hội mà từ đó người ta
có cái nhìn đúng đắn hơn về thời cuộc, hiểu được tấm lòng, con người của Tú
Xương trong một thời đại đầy biến động như vậy.

Thế trào
a) Trào phúng xã hội
Nhà thơ cười cợt trước sự tha hóa của xã hội, lên tiếng chế giễu đả kích sự
2.



thối nát của bộ máy cai trị, sự chi phối của đồng tiền.
Đối với khoa cử thời buổi suy tàn:
Trong bối cảnh đất nước rơi vào tay bọn giặc xâm lược, xã hội loạn lạc, những
giá trị truyền thống đã dần bị mai một, trong đó có chế độ khoa cử. Trần Tế
Xương đã thể hiện trên từng trang thơ bộ mặt ô hợp của bọn quan lại, sĩ tử vô học
đua nhau chức quyền, danh lợi phù phiếm.
Bức tranh trường thi hiện lên với cảnh tượng thật nhốn nháo, lộn xộn. Khoa thi
Hương gợi cảm giác đau xót trước hiện thực đất nước:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”

(Vịnh khoa thi hương)
Thi cử vốn là việc quan trọng của quốc gia, tuyển chọn những con người tài giỏi
ra giúp nước nhưng ở đây nó không còn là cảnh trịnh trọng, thiêng liêng nữa.
Trường thi từ nơi giúp nhà vua kén chọn nhân tài ra giúp nước, giúp dân, nơi có
thần linh đất trời chứng giám nay biến thành “cái chợ” đầy ô hợp. Sĩ tử thì “lôi


thôi”, trường thì “ậm ọe” cố mà phình to cái bụng trống không của thân phận bù
nhìn, còn bao nhiêu lễ nghi bày ra bằng “lọng cắm rợp trời” thì dành cho những
thằng thực dân và “mụ đầm”, chúng nó to hơn cả vua, cả trời đất, quỷ thần.
Tiếng cười chua chát của nhà thơ trước cảnh tượng đáng buồn “Đó là nụ cười
bọt trắng nổi lên mặt từ một nỗi uất hận cuồn cuộn của xoáy nước sâu bên dưới
đáy vực”(Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam, tr 332).
Ông chế giễu sâu cay những kẻ chạy theo trường lớp do bọn thực dân mở ra:
“Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi!
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì”
(Ðổi thi)
Thật là ê chề trước thực trạng của sĩ tử không quan tâm đến nỗi đau nước mất,
nhà tan, sĩ khí tiêu điều, lòng người oan thán, những truyền thống và vẻ đẹp tôn
nghiêm của thi cử nho học bị vùi lắp mà lại dễ dàng thờ ơ “Vứt bút lông đi, giắt
bút chì”.
Có đau đớn xót xa thì mới có thể cất lên tiếng sầu cười ra nước mắt đắng nghẹn,
Tú Xương than thở cho số phận của một ông Nghè, ông Cống. Họ là những
người được kính trọng trong xã hội cũ nhưng nay chẳng bằng một đám Phán
quèn, phàm phu tục tử nhưng đầy ú “sâm banh, sữa bò”.
“Nào có gì lạ cái chữ nho
Ông nghè, ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm ông Phán

Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”
(Chữ nho)
Tiếng cười giễu cợt ấy, ta thấy được tấm lòng của nhà thơ với vận mệnh của đất
nước, lo đấy, nhưng càng lo thì càng thấy đau đớn vì bất lực trước hiện tượng thối
nát của khoa cử. Trong các kì thi, nhân tài không còn, chỉ còn những kẻ cúi đầu
quỳ trước bọn giặc Tây, nhục nhã hơn khi họ quỳ lạy “mụ đầm”, hơn nữa cái đạo


chữ Nho cũng không còn. Như vậy làm sao mà không đau?
Lên án xã hội đồng tiền:


Sự suy đồi của xã hội kéo theo sự đi xuống chữ của Người. Nếu như trong
“Truyện Kiều” Nguyễn Du viết: “Có ba trăm lạng việc này mới xong” thì đến với
thơ Tế Xương sức mạnh đồng tiền ghê gớm không kém, nó điều khiển tất cả, nó
như một thế lực vô hình đang ăn mòn giá trị con người. Tú Xương đã mắng nhiếc
cái xã hội đã hỗn loạn lên vì đồng tiền:
“Người bảo ông điên ông chẳng điên
Ông thương ông khổ hoá ra phiền
Kẻ thương người ghét hay gì chữ
Đứa trọng, thằng khinh chỉ vị tiền”.
(Thói đời)
Xã hội bị tha hóa nghiêm trọng, mọi giá trị con người, qui chuẩn đạo đức, quan
hệ xã hội đã thay đổi theo trường phái “chỉ vị tiền” bao trùm một màu tiền đen tối
lên mọi ngõ ngách xã hội.
“Ở phố Hàng Song thật lắm quan
Thành thì đen kịt, độc thì lang
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
Ðậu lại quan xin nọ chú Hàn”
(Phố Hàng song)

Vì đồng tiền, con người lừa gạt lẫn nhau để mà sống, đối xử với nhau không ra
gì. Tình nghĩa cha con, vợ chồng, tình yêu, tình bạn bè đều bị chà đạp bởi thế lực
của đồng tiền.
Ông cũng nhận ra sức mạnh vạn năng của đồng tiền, le lỏi trong đó là sự giả dối,
lừa đảo:
“Ví khiến trong tay tiền bạc có
Nói giơi nói chuột khối người khen”
(Vì tiền)
Không những với từng cá nhân con người, thế lực đồng tiền còn tàn phá nặng nề
vận mệnh đất nước. Cảnh nhốn nháo của nơi thi cử uy nghiêm, trang trọng không
còn, đồng tiền bẻ công công lý, xáo trộn trật tự qui tắc xã hội:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.”


(Năm mới chúc nhau)
Thật đau xót cho một xã hội không còn kỉ cương, lề lối và cũng thật đáng cười
cho những con người đánh mất bản ngã của mình vì tiền. Tiếng cười giễu cợt
mang nổi niềm rất Tú Xương, cười đó nhưng đau xót lắm trước cảnh con người


mất dần cả tính người, tình người chỉ vì đồng tiền.
Cái lố lăng của xã hội mới:
Thời đại mà nhà thơ đương sống rơi vào bế tắc bởi sự “bảo hộ” của Pháp. Giai
đoạn mà xuất hiện những thứ lố lăng, rởm đời:
“Sơ khảo khoa bày bác cử Nhu
Thực là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu”.
(Bác cử Nhu)
“Bác cử Nhu” chỉ là một tên có học vấn tầm thường, dốt nát nhưng lại đỗ cử
nhân, cũng chính những kẻ như hắn mà một người tài cao kiệt xuất như Tú
Xương phải chịu cảnh “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy ”. Những kẻ bất
tài như vậy mà cầm trịch chốn quan trường thì có lẽ nhân tài của đất nước sẽ bị
vùi dập chẳng còn một ai. Xã hội sẽ ngày càng tha hoá, chìm ngập trong những
thói hư, tật xấu. Bi kịch cuộc đời Tú Xương cũng từ đó mà ra, vì lẽ đó mà tiếng
cười châm biếm ông dành cho bọn quan lại bất tài này vô cùng sâu cay. Sự dốt
nát và ngỗ ngược của chúng đã làm cho bức tranh xã hội Việt Nam thấm đẫm một
màu xám xịt bởi những trò lố lăng, ngu ngốc. Chúng quay lưng với đất nước, tiếp
tay cho giặc để bóc lột nhân dân. Không còn sự công bằng liêm chính của cái gọi
là “quan phụ mẫu”.
Xưa nay nói tới việc quan ăn tiền hại dân thì Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến nói đã
hay nhưng Tú Xương lại có cách nói của riêng mình như bài Đùa ông Phủ:
Tri phủ Xuân Trường được mấy viên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên
Chữ y, chữ chiểu không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ tiền


×