Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bệnh nấm phổi ở gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.1 KB, 8 trang )

1. Bệnh nấm phổi
NGUYÊN NHÂN: - Aspergillus fumigatus và A. flavus là 2 tác nhân chính gây bệnh,
thuộc nấm mốc, lớp nấm bất toàn, họ Moniliaceae. Sinh sản bằng bào tử trần. Tất cả các loài gia cầm đều mắc bệnh nhưng vịt và ngỗng cảm thụ mạnh nhất rồi
đến gà tây. Gà và gà sao cũng mắc bệnh nhưng kém phổ biến hơn.
TRIỆU CHỨNG:
- Thời gian nung bệnh 3-10 ngày. Thể cấp tính thường thấy ở gà con 1-3 tuần tuổi, tỷ lệ
chết khoảng 10-50%. Thể mãn tính thường thấy ở gà trưởng thành, tỷ lệ mắc bệnh và
tỷ lệ chết thấp.
a. Cấp tính : gà không lớn, chán ăn, khát nước, thường đứng riêng hay nằm một chỗ.
Gà khó thở, ngáp, nhịp thở nhanh, gà ốm nhanh và tiêu chảy ở giai đoạn sau. Từ mũi,
mắt chảy ra chất nhớt, gà hôn mê, kiệt sức rồi chết. Trước khi chết có các cơn động
kinh do trúng độc như: té xuống, ưỡng cong người, liệt…Gà chết bắt đầu từ ngày tuổi
thứ 5 và đỉnh cao vào lúc 15 ngày tuổi. Một số con bị nhiễm bệnh chết trong vòng 24
giờ.
b. Mãn tính: thở khó kéo dài, ốm yếu, mào, tích nhợt nhạt, có thể chết do ngộ độc mãn
tính.
BỆNH TÍCH:
a. Thể cấp: phổi viêm có thể có những vùng hóa gan, phù, tụ máu đỏ, thỉnh thoảng có
những đám hoại tử. Niêm mạc khí quản xung huyết, nhiều dịch nhờn. Túi khí dày đục.
b. Thể mãn : thành túi khí dày, xoang hẹp lại vì chứa nhiều mủ và fibrin. Ngoài ra còn
thấy hạt nấm mọc ở gan, lách, tim, phúc mạc, màng treo ruột. Niêm mạc dạ dày và ruột
viêm đỏ.
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
* Phòng bệnh:
-Chuồng trại khô ráo, tránh ẩm ướt, thường xuyên thay chất độn chuồng.
- Không dùng thức ăn cũ, lâu ngày, bị mốc.
- Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp, nước uống
bằng 1 trong 2 chế phẩm sau PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
- Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống
giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress.
* Điều trị:


-Dùng các hóa chất diệt nấm như: crystal-violet, brillian green, iodua-kali 0,8%, dung
dịch CuSO4 1/2000 cho uống làm giảm sự lan truyền bệnh.
- Dùng các kháng sinh: Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin. Không dùng
các kháng sinh có nguồn gốc từ nấm: Penicillin, Streptomycin,…
- Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống
giúp tăng sức đề kháng mau phục hồi sức khỏe.
-Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 lần/ngày bằng 1 trong 2 chế
phẩm PIVIDINE hoặcANTIVIRUS-FM
1


Bệnh nấm phổi có thường gặp ở gà không? Có phải đây là bệnh ho hen không? Làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết và điều trị được
bệnh
Nguồn trích: 100 Câu hỏi đáp dành cho CB thú y và CN Gà. File đính kèm:
Trả lời:

Định nghĩa bệnh:
Bệnh nấm phổi ở gà là một bệnh ho hen truyền lây gây viêm đường hô hấp do một loài nấm Aspergillus
gây ra. Bệnh thấy ở tất cả các lứa tuổi gà nhưng nặng nhất và thường xuyên thấy ở gà con dưới 1 tháng
tuổi.
Bệnh có tên chính thức Aspegillosis Avium.
Dịch tễ bệnh:
Loài nấm gây bệnh ở gà gồm 3 loại :
Aspergilluss fumigatus: Nấm xanh
Aspergilluss Flavus: Nấm vàng
Aspergillus Niger: Nấm đen.
Chúng phát triển tốt trong các nơi có độ ẩm cao như máy ấp máy nở, thức ăn, chất độn đặc biệt là sự có
mặt các chất hữu cơ và hơi nước. Chúng có khả năng sinh ra độc tố làm tổn thương đến các hoạt động
của các hệ thần kinh, hô hấp và tiêu hóa. Sau khi phát triển, chúng tạo thành các bào tử và tồn tại hàng
năm trong môi trường thiên nhiên có độ ẩm thích hợp. Chúng dễ bị tiêu diệt bởi nước sôi 100 0, 2%

foocmôn, 3% NaOH, 8% CuSO4 trong vòng 10 phút đến 24h.
Chúng đồng thời là nguyên nhân gây nấm phổi ở vịt, ngan, ngỗng, gà Tây.
Gia cầm bị nhiễm nấm chủ yếu qua đường hô hấp, nguy hiểm nhất là nấm có trong máy ấp máy nở có thể
gây bệnh cho gà con ngay sau khi xuống chuồng nuôi với số lượng lớn. Nấm cũng rất dễ phát triển ngay
trên vỏ trứng, đây là nguồn bệnh nguy hiển cho chính những gà nở ra từ những trứng giống đó. Vì thế, khi
đưa trứng vào ấp buộc phải khử trùng bằng cách xông Foocmôn và thuốc tím.
Sự bùng phát bệnh nấm phổi gắn liền với các yếu tố stress có hại, nhất là trong thức ăn không đủ vitamin
A.
Cơ chế gây bệnh.
Qua đường hô hấp hay đường miệng, nấm aspergillus thâm nhập vào cơ thể. Tại nơi đó chúng gây viêm,
chỗ viêm nhanh chóng bị hoạI tử. Nấm phát triển rất nhanh nhưng không tạo thành cây. Lúc đó nếu sức
khỏe gà tốt thì bệnh có thể không xảy ra. Nhưng nếu sức khỏe kém lại có các yếu tố và gây bệnh bất lợi
tác động thì nấm mọc thành cây, tiết ra vô số những ổ viêm hoại tử. Nếu số lượng nấm lớn thì khối lượng
độc tố cũng cao nhập vào đường huyết và đương nhiên bệnh sẽ ngày một nặng, gà bị rối loạn cả chức
năng của hệ thần kinh, tiêu hóa

Triệu chứng lâm sàng.
2


Bệnh có 2 thể biểu hiện. Cấp tính và mãn tính.

Thể cấp tính: thể cấp tính chỉ xảy ra ở gà con đến 1 tháng tuổi, đặc biệt là gà con mới nở 2 – 7 ngày tuổi.

Gà con xù lông, kém ăn, ủ rũ.

Uống nhiều nước và tiêu chảy.

Thở nhanh, thở dốc (khó thở) gà phải há mồm rộng, rướn cổ để hít khí.


Ho đau, ho rên rỉ, và có những tiếng lạo xạo trong phế nang.

Chảy nước mũi, gà bị viêm não nên hay nằm nghiên hoặc đi loạng choạng run rẩy.

Thể trạng suy nhược do tiêu chảy mạnh, đôi khi phân lẫn máu.

Gà bệnh chết nhanh, tỷ lệ chết rất cao 60 – 80% và chết ồ ạt trong vòng 3 – 7 ngày.

Thể mãn tính: Thể mãn tính thường thấy ở gà lớn hơn 1 tháng tuổi với các biểu hiện như ở thể cấp tính,
nhưng nhẹ hơn nhiều, số gà ốm ít, tỷ lệ chết thấp – không đáng kể. Nhưng do chứa nhiều độc tố trong cơ
thể, nên những gà bệnh thể mãn tính sau này bị tích nước xoang bụng, sẽ bị chết do viêm phúc mạc,
viêm dính túi khí với các cơ quan khác hoặc do tiêu chảy kéo dài mà cơ thể bị suy nhược.

Mổ khám bệnh tích.

Có nhiều trường hợp bệnh tích dễ dàng nhìn thấy ở phổi hoặc túi khí.

Phổi bị thùy thũng, có nhiều nốt vàng xanh (ổ nấm) hoặc vàng trắng xám xanh - bị viêm rất nặng và bị gan
3


hóa.

Túi khí đục, dầy, trên bề mặt có khá nhiều các cục nấm hình đĩa có bờ bám vào màng túi khí, khi quan
sát kỹ chúng có hình xoáy ốc. Ở thể mãn tính các cục nấm có thể liền với nhau tạo ra các ổ viêm lớn
không vỏ bọc, thời gian trôi đi chúng bị canxi hóa thành thối rữa.

Niêm mạc đường hô hấp trên cũng bị viêm dồn máu nên niêm mạc bị đỏ tấy, phủ một lớp dầy thẩm xuất
chứa nhiều hạt nấm, khi xoa nhẹ thẩm xuất đó bằng hai đầu ngón tay ta thấy gợn gợn, lạo xạo hạt nấm


Ruột bị viêm nặng do nấm phát triển mạnh tạo nên vô số nốt vàng xanh đến 1mm.

Có một số trường hợp khi mổ khám thiếu vắng các bệnh tích tạo cục nấm điển hình ở phổi, túi khí và não.
Song phổi luôn bị thùy thũng cả lá phổi hoặc cả phổi.

Chẩn đoán phân biệt.

a. Bệnh bạch lỵ: có một số trường hợp cũng xuất hiện các ổ viêm hoại tử ở phổi. Song ở bệnh lỵ luôn kèm
theo lách sưng to và ở các cơ thể này hay cá thể khía có các điểm hoại tử trắng ngà trên gan mà bệnh
nấm phổi không có.

b. Bệnh lao gà:

Bệnh lao gà cũng có nhiều ổ viêm hoại tử bị can xi hóa ở phổi giống như nấm phổi. Song chỉ thấy ở gà
lớn, chứ không xuất hiện ở gà con và các ổ lao còn thấy phần đông ở gan, lách, ruột...hơn là ở phổi.

Điều trị bệnh nấm phổi

Bệnh nấm phổi rất dễ chữa, nhưng làm sạch nấm trong cơ sở chăn nuôi luôn là vấn đề khó.

Điều trị nấm phổi theo những cách sau đây:
4


Cách 1: Dùng 0,5% dung dịch K1: 10ml phun sương cho 1m 3 không gian chuồng đóng kín cửa 40
phút/lần/ngày và làm như vậy 6 – 7 ngày liên tục.

Cách 2:

- T.Fungicid. Thái


- T.Stimulan

10gr

1 thìa canh đầy

Thuốc trộn vào thức ăn dùng cho 100 kg gà trong ngày đêm và dùng liên tục 5-6 ngày, bệnh chắc chắn sẽ
khỏi.

Cách 3: Có thể dùng các chất nguyên liệu như:

Nystatin

Mycostatin

Tiabendazol

Liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Phòng bệnh.

Trứng làm giống phải được bảo quản nơi khô ráo, nếu bẩn thì dùng dẻ khô để lau chùi, cấm không được
rửa trứng. Trước khi ấp phải xông trứng trong phòng kín bằng Foocmôn và thuốc tím (KmnO4)

5


125g KMnO4 + 30ml foocmôn +25ml nước cho 10m3 không khí, sau 1 giờ thì có thể đưa vào ấp.


Máy ấp, máy nở cũng phải được xông foócmôn với thuốc tím như trên (chú ý khi xông máy ấp và máy nở
phải xông luôn các khay đựng trứng, các dụng cụ soi trứng…

Chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị phải khử trùng bằng 1-1,5% thậm chí 2% foócmôn ít nhất 2 lần.

Thức ăn dùng cho gà con phải giàu (có đủ, thậm chí hơi cao một chút) Vitamin A.

Chất độn chuồng và nền chuồng gà lúc nào cũng phải giữ thật khô ráo

Bệnh nấm phổi gia cầm
thứ ba, 21 tháng 8 2012 03:31

I. ĐỊNH NGHĨA: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm con, có bệnh số và tử số cao. Thể mãn tính trên gà trưởng thà
bệnh là hình thành những u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi khí.
II. CĂN BỆNH:
- Aspergillus fumigatus và A.

flavus là 2 tác nhân chính gây bệnh, thuộc nấm mốc, lớp nấm bất toàn, họ Moniliac
tính bằng bào tử trần. Bệnh thường sẽ kéo dài, u nấm hiện trên phổi, sản xuất độc tố aflatoxingây chết có thể trên 50%
giảm kháng thể, gây bệnh tích hoại tử.

- Sức đề kháng: đề kháng mạnh với nhiệt độ và hóa chất. Hấp khô 120 độ C trong 1 giờ hoặc đun sôi 5 phút mới giế
chất hóa học phải có nồng độ cao như: Formol 2,5%, a.Xalixilic 2,5%.

III. TRUYỀN NHIỄM HỌC:

- Tất cả loài cầm và chim đều mắc bệnh nhưng vịt và ngỗng cảm thụ mạnh nhất, rồi đến gà tây. Gà và gà sao cũng bị m
kém phổ biến hơn.
- Lứa tuổi cảm thụ thường từ 1 – 3 tuần tuổi nhưng cũng có khi tới 6 – 7 tuần tuổi. Gà trưởng thành thì ít thấy.


- Stress lạnh, NH3 cao, môi trường dơ, cũng như viêm kết mạc mắt do vaccine ND sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh và
hơn.

- Nguồn truyền nhiễm: Bào tử có mặt ở khắp nơi ở thực vật thối rữa, đất, hạt ngũ cốc gia cầm bệnh, trứng bệnh, thức ă
6


ấp trứng… sẽ làm cho gà con 1 ngày tuổi mắc bệnh do hít phải bào tử.

- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp : bào tử được phát tán khắp nơi, chủ yếu từ ổ rơm, thức ăn bị nấm mốc, nền
cầm khỏe hít vào sẽ bị bệnh. Gia cầm nuôi nhốt bị bệnh nặng hơn phổ biến hơn nuôi thả ở gia đình.

- Bệnh còn lây qua trứng: nấm có thể mọc trong trứng hay lớp giữa vỏ cứng và vỏ lụa nên gà con mới nở ra đã bị bệnh.
- Bệnh còn có thể lây qua đường tiêu hóa.
- Cơ

chế sinh bệnh: bào tử xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp hoặc tiêu hóa, sau đó theo máu đến địa điểm k

và phát triển thành sợi nấm. Tạo những u nấm to nhỏ màu trắng xám hoặc vàng ở phổi, thành các túi khí và 1 số cơ quan
nấm gồm: sợi nấm, bào tử, tế bào khổng lồ, tế bào lympho, dịch xuất. Trong quá trình sinh sản tế bào nấm sản xuất các sản

đó là các men phân giải protein làm phá hoại mô bào, ngoại độc tố gây nhiễm độc huyết từ đó xuất hiện trúng độc toàn thân
vật bị chết.
IV. TRIỆU CHỨNG:
- Thời gian nung bệnh: 3 – 10 ngày. Thể cấp thường thấy ở gà con 1 – 3 tuần tuổi, tỷ lệ chết khoảng 10 –>50%. Thể
nhất ở gà lớn, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp.


Cấp tính: gà bệnh lúc đầu có triệu chứng chung là: gà không lớn, uể oải, lim dim, chán ăn, khát nước thường đứng riê


chỗ. Gà khó thở, ngáp, nhịp thở nhanh, gà ốm đi 1 cách nhanh chóng và tiêu chảy ở giai đoạn sau. Từ mũi và mắt chả

nhớt (giống như huyết thanh), gà hôn mê, kiệt sức rồi chết. Trước khi chết có các cơn động kinh do trúng độc như thấ

động, té xuống, ưỡn cong người, liệt… Gà chết bắt đầu từ ngày tuổi thứ 5 và đỉnh cao của sự chết là lúc 15 ngày tuổi
tuần tuổi. Một số con bị nhiễm bệnh chết trong vòng 24 giờ.


Mãn tính: tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết không cao, bệnh nhẹ, thở khó kéo dài, ốm yếu, mào yếm nhợt nhạt, có thể bị ch
mãn.

V. BỆNH TÍCH

U nấm (caseous nodules) kích thước : < 1mm – 5-10mm đường kính. U nấm to, nhỏ màu trắng hoặc màu xám, vàng tr
các túi khí. Gồm 2 thể: u hạt và u tràn lan.
U hạt: u có giới hạn rõ ràng, nổi rõ trên bề mặt tổ chức, thường thấy ở thể cấp.
U tràn lan: không thể đếm được, u không có giới hạn rõ ràng, mọc khắp các tổ chức, thường thấy ở thể mãn.

- Thể cấp: phổi viêm có thể có những vùng gan hóa, phù, tụ máu đỏ, thỉnh thoảng có những đám hoại tử, sợi nấm mọ
phổi. Niêm mạc khí quản xung huyết, nhiều dịch nhờn. Túi khí dày đục, tỉnh thoảng có chất tiết ra gelatin hoặc có nhớt ở
ống thở.

- Thể mãn: thành túi khí dày, xoang hẹp lại vì chứa nhiều mủ và fibrin. Ngoài ra, còn thấy hạt nấm mọc ở gan, lách
màng treo ruột. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.
VI. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh đường hô hấp khác.
7


- Chú ý tiếng thở: đối với bệnh IB và ILT thở khó với tiếng ồn: ọc ọc, khò khò, hay kêu quang quác. Còn bệnh nấm

tiếng ồn (no sound).
2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
- Làm trong u nấm bằng Lactophenol hoặc KOH 20% rồi xem sợi nấm dưới hình hiển vi.
- Nuôi cấy phân lập.
- Tìm kháng nguyên bằng phản ứng ELISA.

VII. ĐIỀU TRỊ:
Giảm ăn và cho gà ăn cám chất lượng cao trong thời gian điều trị.
- Cho uống hỗn hợp đường Dextrose + Đạm đơn + Giải độc gan thận + Vitamin, điện giải liên tục suốt q
giúp nâng sức khỏe, giải độc, loại thải độc tố.
- Uống dung dịch CuSO4: 1g/ 2 lít nước (1/2000) trong 2 giờ/ ngày/ 3 ngày liên tục.
- Hoặc Nystatin 100 ppm: trộn TĂ 7-10 ngày.
- Hoặc Gentiel-Violet 100cc/ 80 lít nước hay 20 gram/ 100 lít nước, 3-5 ngày.
- Chú ý bổ sung các Vitamin, điện giải trong suốt quá trình điều trị.
- Các hóa chất diệt nấm như: Crystal-violet, Brillian green, Iodine – kali 0,8 khi cho uống cũng làm giảm sự lan truyền bệnh.
- Các kháng sinh khác như: Amphotericin B, Mycostatin, Nystatin, Triconycin cũng có thể dùng.
- Tăng cường thêm vitamin A.
Cần chú ý: Không dùng những kháng sinh có nguồn gốc từ nấm như: Penicillin, Streptomycin,...sẽ làm bệnh nặng hơn.
VIII. PHÒNG BỆNH:
- Dinh dưỡng phải đầy đủ dưỡng chất.

- Vệ sinh thú y phải chặt chẽ: phải thường xuyên thay chất độn chuồng, thay ổ rơm. Chuồng phải thoáng và khô ráo

ẩm ướt. Có thể làm giảm sự ô nhiễm của chất độn chuồng bằng cách trộn chất độn chuồng với CuSO 4. Hàng ngày phải rửa s
dụng cụ đựng thức ăn và nước uống để hạn chế sự nhiễm trùng.
- Dùng thuốc sát trùng FARMCARE

– 3, giúp diệt nấm mốc và bào tử trong chuồng nuôi.

- Không dùng thức ăn cũ, lâu ngày, bị mốc.

- Phải vệ sinh máy ấp và máy nở, không ấp trứng gà bệnh, xông máy ấp bằng formol 40 ml/m3/24 giờ.

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×