Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.06 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BÔI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Nguyễn Thị Thu Hường

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hưng
Yên

Luận văn Thạc sĩ

Hà Nội - 2005


MỤC LỤC

Mở đầu........................................................................................................

2

Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và
nhỏ..............................................................................

6

1.1. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và vùng lãnh thổ
trên thế
giới................................................................................................

6


1.2. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam.......................................

34

Chương 2. Thực trạng hỗ trợ doanh nghịêp vừa và nhỏ tại Hưng
Yên

60

2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội đối với sự phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Hưng
Yên...........................................................

60

2.2. Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hưng Yên trong
những năm gần đây............................................................................. 68
2.3. Những tồn tại yếu kém và những vấn đề đặt ra trong hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Hưng
Yên.........................................................

90

Chương 3. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Hưng Yên trong thời gian
101
tới........................
3.1. Phương hướng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và mục tiêu hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và

nhỏ.....................................................................

1

101


3.2. Một số giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh
Hưng Yên trong giai đoạn 2006 - 2010.............................................. 109
Kết luận...................................................................................................... 122
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................... 126
Phụ lục........................................................................................................ 130

2


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. DNVVN:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3. CNH, HĐH:
4. TW:


Trung ương

5. HTX:

Hợp tác xã

6. DN:

Doanh nghiệp

7. XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

8. UBND:

Uỷ ban nhân dân

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Hưng Yên mới được tái lập từ 01/01/1997, là một tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc, nằm giữa tam giác Kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Hưng Yên có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) về giao thông, cơ sở hạ tầng sản
xuất, các cụm doanh nghiệp đã và đang hình thành, lực lượng lao động dồi dào,
nền nông nghiệp hàng hóa đang từng bước phát triển có sự chuyển đổi cơ cấu kinh
tế mạnh mẽ... Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng

Yên thuộc loại hình DNVVN, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các
vấn đề kinh tế - xã hội mà Đảng và chính quyền địa phương đã đề ra như xoá đói
giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập, “đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phấn đấu từ
nay đến năm 2010 trở thành một tỉnh khá trong cả nước” [10, tr.1].
Trong quá trình phát triển đó, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành
thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc trên con đường phát triển DNVVN. Ở Hưng Yên,
các DNVVN hiện nay vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trở ngại về thị
trường, mặt bằng sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ, vốn, thông tin, nguồn
nhân lực nên sản xuất - kinh doanh kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong
nước, hội nhập khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế. Để tạo điều kiện cho các
DNVVN phát huy hết tiềm năng, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hưng Yên cần phải có những hỗ trợ tích cực,
toàn diện và đồng bộ. Vì vậy, việc chọn đề tài: “Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và

4


nhỏ tại tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sỹ kinh tế là có tính cấp thiết cả về lý
luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề DNVVN ở nước ta đã có nhiều đề tài
thực hiện, chẳng hạn: Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triển
DNVVN ở Việt Nam đến năm 2010 (của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - MPI); phát
triển DNVVN - Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNVVN ở Việt Nam (của
Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hòa)... Đề tài này không chỉ nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của Chính Phủ, các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu, các nhà khoa học
trong nước mà còn có sự hỗ trợ tích cực của tổ chức phí Chính phủ (NGOS), các
tổ chức quốc tế như: DNVVN Việt Nam trên đường đi đến phồn vinh (Leika
Website, MPDE 1999); Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô

và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN
tại Việt Nam (Dự án US/VIE/95/004); DNVVN - Hiện trạng và những kiến nghị
giải pháp (viện Friendrich Ebert, 2000). Những nghiên cứu này đã góp phần rất
quan trọng vào việc nhận thức đầy đủ hơn về DNVVN. Nhiều kiến nghị và giải
pháp đã được trình Chính phủ làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách
kinh tế quan trọng nhằm khuyến khích phát triển các loại hình DNVVN. Bên
cạnh đó, đã có một số công trình tập trung nghiên cứu về chính sách phát triển
DNVVN như: Chính sách hỗ trợ DNVVN ở Việt Nam (PGS.TS. Nguyễn Thị
Cúc); giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam (của GS.TS Nguyễn Đình
Hương). Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên chưa thể coi là kết luận cuối
cùng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đang đẩy nhanh tiến
trình hội nhập khu vực và thế giới.
Đặc biệt, việc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về hỗ trợ phát
triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến nay vẫn chưa được đáp ứng. Hơn
nữa, thực trạng phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong suốt thời

5


gian gian qua đang tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi Uỷ ban nhân dân tỉnh
và các Sở, Ban, Ngành phải tập trung tháo gỡ. Vì vậy, đề tài: “Hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Hưng Yên” sẽ góp phần làm rõ thêm những chính
sách, chương trình hỗ trợ phát triển một cách có hiệu quả và vững chắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn hỗ
trợ phát triển DNVVN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay. Đồng thời nghiên cứu thực trạng hỗ trợ DNVVN trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên, trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm tiếp
tục hỗ trợ DNVVN phát triển tương xứng với vị trí vai trò và tiềm năng vốn có

của nó.
* Nhiệm vụ của luận văn
- Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của DNVVN, sự
cần thiết phải hỗ trợ DNVVN ở Việt Nam nói chung và ở Hưng Yên nói riêng.
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và địa
phương trong nước về hỗ trợ DNVVN để vận dụng vào Hưng Yên.
- Phân tích thực trạng hỗ trợ DNVVN trên địa bản tỉnh Hưng Yên và các
vấn đề đặt ra cho DNVVN trong quá trình tồn tại và phát triển.
- Luận giải những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hỗ trợ
DNVVN tại Hưng Yên phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu sự hỗ trợ DNVVN trong khu vực kinh tế tư nhân tại Hưng
Yên từ khi tái lập tỉnh đến nay nhằm xác định tính cấp thiết, phương hướng và
giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hỗ trợ phát triển DNVVN trong thời gian
tới.

6


Luận văn tập trung nghiên cứu các DNVVN trong khu vực kinh tế tư
nhân, bao gồm các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, Công ty trách
nhiệm hữu hạn, Công ty hợp doanh, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể, tiểu chủ.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát
triển DNVVN. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp các tài
liệu lý luận khoa học, khảo sát thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Kết
hợp phương pháp logic - lịch sử; phương pháp phân tích với phương pháp thống
kê, so sánh để giải quyết các vấn đề của đề tài.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thực trạng hỗ trợ DNVVN tại Hưng Yên trong
thời gian qua, từ đó phát hiện những mâu thuẫn, hạn chế đang đặt ra trong các
chính sách hỗ trợ DNVVN hiện hành.
Đề xuất những phương hướng và giải pháp trong việc hoạch định và hoàn
thiện các chính sách tiếp tục hỗ trợ sự phát triển DNVVN ở Hưng Yên.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc giảng dạy,
nghiên cứu vấn đề về DNVVN, đồng thời có ý nghĩa tham khảo thiết thực đối
với các cơ quan hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn phát triển DNVVN
tại Hưng Yên.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, với 7 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hưng Yên

7


Chương 3: Phương hướng, giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong thời gian tới tại Hưng Yên

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và vùng lãnh thổ

trên thế giới
1.1.1. Quan niệm, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nói đến DNVVN là nói đến cách phân loại DNVVN dựa trên độ lớn hay
quy mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại DNVVN phụ thuộc vào một số
tiêu chí thể hiện quy mô, giới hạn của các doanh nghiệp gắn với điều kiện cụ thể
của từng nước. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm DNVVN giữa các nước
chính là việc lựa chọn các tiêu chí ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù
có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các tiêu thức phân
DNVVN, song khái niệm chung nhất về DNVVN có nội dung như sau:
DNVVN là những cở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh
doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn
nhất định tính theo: vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong
từng thời kì theo quy định của từng quốc gia.
Qua nghiên cứu các tiêu chí phân loại DNVVN ở các nước có thể nhận
thấy một số tiêu chí chung, phổ biến nhất thường được sử dụng trên thế giới là:
- Số lao động thường xuyên.
- Vốn sản xuất.
- Doanh thu.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ Hưng Yên (6/2004), Bản tin nội bộ, số 69.

2.


Báo cáo quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Hưng Yên 2000 - 2005, (10/2005).

3.

Báo cáo quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Hưng Yên 2000 - 2005, (10/2005).

4.

Báo cáo quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Hưng Yên 2000 - 2005, (10/2005).
5.

Báo Hưng Yên (2005), Tạo việc làm cho CNH, HĐH, số 1252.
6.

7.

Công Báo (2001), số 2567.

Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2004), Niên giám thống kê 2003, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.

8.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ
XVI, 6/ 2005.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Tài liệu phục vụ Hội Nghị BCH TW 5

khoá IX.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh uỷ Hưng Yên (12/ 2005), Văn kiện trình
đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh uỷ tỉnh Hưng Yên, Dự thảo báo cáo chính
trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh uỷ Hưng Yên (2005), Văn kiện trình Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

10


15. Đặng Minh Đức (3/2003), “Thúc đẩy khả năng cạnh tranh cho DNVVN ở
một số nước chuẩn bị gia nhập liên minh Châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu.
16. Nguyễn Đắc Hưng (6/2002), “Tài trợ xuất khẩu cho các DNVVN”, Tạp chí
Ngân Hàng.
17. Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát
triển DNVVN, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Báo cáo kết quả điều tra doanh
nghiệp năm 2004.
19. Học viện Tài chính - Bộ Tài chính (8/2002), Giải pháp kinh tế - tài chính hỗ
trợ và thúc đẩy kinh tế tư nhân, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.
20. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Văn Linh (2002), “Phát triển kinh tế tư nhân - thực trạng và giải

pháp”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (347).
22. Liên Minh HTX tỉnh Hưng Yên, Báo cáo thực trạng và quy hoạch phát
triển làng nghề nông nghiệp nông thôn 2006 -2010.
23. Ngô Thắng Lợi (2004), DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2010, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Dương Thị Bình Minh - Vũ Thị Minh Hằng (2002), “Hệ thống ngân hàng
thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ cho các DNVVN ở Việt Nam”, Tạp
chí Ngân Hàng, (12).
25. Nguyễn Minh Phong (chủ biên) (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà
Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Minh Phong (6/2005), “Thị trường ngách cho các DNVVN trong
hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động và xã hội, (20).

11


27. Phòng Thương mại và Công nghiệp thương mại (2005), Phát triển Kinh tế
địa phương.
28. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2004), Tạo môi trường
thuận lợi để phát triển DNVVN nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế đi đôi
với xoá đói giảm nghèo.
29. Nguyễn Trần Quế (7/2003), “Các thành phần kinh tế ở Việt Nam, chính
sách và thực tiễn thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Kinh tế thế giới.
30. Quy định Pháp luật về quản lý kinh tế đối với các doanh nghiệp dân doanh
(1999), Nxb Thống kê, Hà Nội.
31. Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tổng kết năm
2004.
32. “Sở giáo dục tỉnh Hưng yên với công tác giáo dục đào tạo nghề cho CNH,
HĐH” (2005), Báo Hưng Yên, (1245).
33. Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên (7/ 2005), Báo cáo phát triển cơ

sở sản xuất kinh doanh và kết quả thực hiện chủ trương dồn thửa đổi ruộng.
34. Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường Tỉnh Hưng Yên (2004), “Hợp tác
đầu tư với sự nghiệp CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”,
Tạp chí chuyên đề, quý I/2004.
35. Nguyễn Công Tạn (2003), “Vị trí chiến lược của DNVVN trong sự phát
triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (67).
36. Nguyễn Tiến Thuận (2004), Giải pháp huy động vốn cho DNVVN, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
37. TS. Vũ thị Bạch Tuyết - TS. Nguyễn Tiến Thuận - ThS. Vũ Duy Vĩnh
(2004), Giải pháp huy động vốn cho DNVVN.
38. UNIDO (2002), Tài liệu số 5 - hỗ trợ cho các DNVVN tại Việt Nam.
39. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (2000), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã
hội năm 2000 -2020.

12


40. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (2000), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã
hội năm 2000 -2010.
41. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (2002), Quy hoạch phát triển tổng thể tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2002 - 2010.
42. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (2005), Quy hoạch phát triển công nghiệp
và xây dựng tỉnh Hưng Yên 2005 -2010.
43. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (2000), Quy hoạch phát triển công nghiệp
và xây dựng giai đoạn 2000 - 2020.
44. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (3/ 2005), Báo cáo kế hoạch phát triển
DNVVN giai đoạn 2006 - 2010.
45. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên - Sở Lao động và Thương binh xã hội
(2004), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2003, Nxb Thống kê, Hà
Nội.

46. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên, Dự thảo báo cáo kế hoạch phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010.

13



×