Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.97 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền văn học Việt Nam là sản phẩm của tinh thần Việt Nam, bên cạnh các đặc điểm
chung thì mỗi vùng miền lại có những nét độc đáo và bản sắc riêng tạo nên một nền văn
học đa dạng và thống nhất. Nền văn học nước nhà chia ra thành hai bộ phận văn học: văn
học dân gian và văn học viết. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử thì nền văn học ấy vẫn
tồn tại và phát triển theo thời gian trở thành những giá trị tinh hoa của dân tộc lưu truyền
qua nhiều thế hệ. Riêng văn học dân gian ra đời sớm hơn là những sáng tác truyền miệng
của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời
kì lịch sử cho đến ngày nay. Dù ra đời sớm hơn văn học viết nhưng những giá trị của nó
về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ luôn tồn tại theo năm tháng và phát triển song
song với văn học viết, tác động đến sự hình thành và phát triển của văn học viết. Qua đó,
tác giả dân gian muốn nhắn gửi những tâm tư tình cảm, quan niệm đạo đức và niềm tin về
cuộc sống công bằng hạnh phúc.
Văn học dân gian là một thành phần quan trọng của nền văn hóa của một quốc gia.
Nếu như Châu Âu tự hào về nền văn học cổ đại Hy Lạp điển hình là thần thoại Hy Lạp,
thì Việt Nam tự hào có nền văn học dân gian mang đậm bản săc văn hóa dân tộc, là di sản
tinh thần của người Việt. Với sự đa dạng phong phú về nội dung và thể loại, văn học dân
gian đã góp phần phản ánh nhiều chiều, mọi mặt cuộc sống và lí tưởng xã hội, đạo đức
truyền thống của các tầng lớp nhân dân lao động qua các thời kì lịch sử. Và trong đó
truyện cổ tích là một thể loại quan trọng của văn học dân gian, mang trong mình nhiều giá
trị tư tưởng tốt đẹp, trong đó triết lí “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là tư tưởng xuyên
suốt trong thể loại này. Truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy nhưng định hình và
phát triển trong xã hội có giai cấp. Truyện phản ánh hiện thực đời sống của nhân dân ta
thời xưa một cách chân thực và sâu sắc.
Thế giới cổ tích là nơi có những câu chuyện về những nhân vật gắn liền với tuổi thơ
của mỗi người, ở đó có những nhân vật không còn xa lạ trong hồi ức của mỗi con người
Việt Nam, những mẩu truyện cổ tích như một món ăn tinh thần không thể nào thiếu đối
với mỗi chúng ta. Thể loại này là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy chất thơ, chất
trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị rất đời thường. Mỗi câu
chuyện là một bài học sâu sắc về lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, của những con


người cần cù chịu khó, những con người vốn bản tính hiền lành, hay đó chính là ước mơ
khát khao hạnh phúc của nhân dân. Đọc truyện cổ tích, ta sẽ hiểu thêm về cách suy nghĩ
của con người thời xưa, những quan niệm đạo đức mà họ muốn hướng tới, về một niềm
1


tin về thế giới công bằng hạnh phúc. Nơi đó có những người mồ côi cha mẹ, người em,
người nông dân nghèo, người dũng sĩ…, tuy bất hạnh đến mấy họ vẫn sống ngay thẳng và
luôn hướng về tương lai. Điều này vẽ ra một thế giới với biết bao nhiêu điều tốt đẹp, đó
chính là điều ước mơ mà mỗi người luôn muốn hướng đến.
Chính nội dung tư tưởng của truyện cổ tích truyền tải một cách sâu sắc, phản ánh
đúng hiện thực đời sống của nhân dân lao động, cùng với những triết lí nhân sinh quan
tích cực đã tạo nên một kho tàng truyện cổ tích phong phú và đa dạng gắn liền với nền
văn học nước nhà. Các lí do trên đã phần nào đem lại nguồn cảm hứng và động lực để
người viết tìm hiểu về những khía cạnh của truyện cổ tích Việt Nam. Tuy trên bước hành
trình tìm tòi, khám phá những giá trị đặc sắc của những câu chuyện cổ tích, cũng như rút
ra được những kinh nghiệm mà người xưa đã đúc kết vẫn còn lắm khó khăn do khả năng
người viết có giới hạn. Nhưng với niềm say mê khám phá, trân trọng và giữ gìn, phát huy
những đạo lí mà cha ông ta để lại, đồng thời nhận thức được những đặc trưng của truyện
cổ tích nên người viết đã chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt
Nam để làm đề tài nghiên cứu niên luận này.

2. Lịch sử vấn đề
Truyện cổ tích là thể loại gần gũi và có giá trị trong đời sống con người Việt Nam.
Các mẩu truyện cổ tích đưa ra những thông điệp, bài học ý nghĩa rõ ràng, phản ánh một
thế giới rộng lớn, chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người cần tìm tòi, khám phá. Vì vậy,
cùng với sự hấp dẫn của truyện cổ tích mà các nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều công
trình nghiên cứu có giá trị. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
Trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Lê Chí Quế (chủ biên) cũng điểm qua
một vài biểu hiện về đề tài, nhân vật của truyện cổ tích: “Hệ thống này bao gồm các

truyện kể về những sinh hoạt gia đình như quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, quan hệ
xã hội như giữa chủ và tớ, nông dân với phú thương, tăng lữ… Bên cạnh đó có một số
truyện về chàng ngốc và người thông minh” [12;128].
Trong quyển Truyện cổ tích dưới mắt nhà khoa học, tác giả Chu Xuân Diên đã có
nhận định về sức hút của truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích có khả năng di chuyển
từ dân tộc này sang dân tộc khác, vượt qua mọi ranh giới về ngôn ngữ, về lãnh thổ… của
các quốc gia. Có thể nói ở một mức độ nhất định truyện cổ tích là một biểu tượng của sự
thống nhất của các dân tộc trên toàn bộ hành tinh của chúng ta” [4;66]. Bên cạnh đó,
ông còn nhấn mạnh: “truyện cổ tích chiếm kỉ lục về sức phổ biến rộng rãi, điều đó có
nghĩa là nó có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều đó có nghĩa là nó có khả năng thâm
nhập sâu rộng vào tất cả mọi người thuộc các lứa tuổi, tầng lớp xã hội, trình độ văn hóa
khác nhau, ở tất cả các thời đại khác nhau” [4;64].
2


Tác giả Nguyễn Bích Hà trong quyển Giáo trình văn học dân gian đã nói lên chân
dung người lao động Việt Nam trong truyện cổ tích: “Truyện cổ tích Việt Nam là sản
phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Trên mảnh đất nắng lắm mưa nhiều này con người
cần cù và vất vả “đổi bát mồ hôi lấy bát cơm”. Họ “sống ngâm da, chết ngâm xương”,
thâm canh, chuyên canh trên mảnh ruộng của mình suốt đời. Hiện thực đời sống đã hình
thành nên tính cách của người Việt Nam chăm chỉ nhẫn nại có tính chịu đựng cao. Hiện
thực đó cũng đi vào truyện cổ tích và tạo ra kiểu truyện về người nông dân, người đi ở,
người làm thuê” [7;86].
Cũng trong quyển này, tác giả cũng đã đưa ra những nhận định về nghệ thuật trong
truyện cổ tích: “Thông qua những sáng tạo nghệ thuật, tác giả dân gian – những người
lao động Việt Nam và thế giới đã gửi gắm vào đó quan niệm nghệ thuật về thế giới và
nhân sinh, thể hiện ý thức thẩm mĩ gắn liền với tinh thần nhân văn của mình. Chính quan
niệm nghệ thuật đó đã chi phối và lựa chọn những phương tiện nghệ thuật mà nó cần sử
dụng để biểu đạt. Từ đó, khi nghiên cứu hệ thống cốt truyện cổ tích cụ thể, có thể ngược
dòng tìm về những quan niệm nghệ thuật chi phối việc sáng tạo nó” [7;102].

Đồng thời, tác giả còn nói ra công thức kết cấu trong truyện cổ tích: “Truyện cổ tích
cũng thường dùng công thức kết cấu lặp đi lặp lại 3 lần (còn gọi là công thức tam bội).
Các khó khăn thử thách mà nhân vật truyện gặp phải thường diển ra chỉ ba lần, nhân vật
được thần tiên trợ giúp thường cũng chỉ ba lần, nhân vật được tặng báu vật nhiều nhất
cũng đến lần thứ ba, nếu có hình thức hóa thân thì cũng chỉ ba lần… Sự lặp lại không
quá ba lần – “sự bất quá tam” có hầu khắp các truyện cổ tích đã tạo nên nét quen thuộc,
hấp dẫn, đặc thù của truyện” [7;102].
Ngoài ra, tác giả cũng đã có những chiêm nghiệm về cổ tích Việt Nam, nói lên số
phận của những người nông dân trong xã hội xưa: “Nhân vật chính là những người lao
động nghèo, người nông dân, sống cuộc sống bần cùng vất vả, bị lừa gạt và bốc lột thậm
tệ. Họ nhẫn nại chịu đựng cuộc sống vất vả đó và cố gắng, thầm lặng vươn lên bằng
chính khả năng lao động của mình” [7;87]. Có thể thấy, tác giả Nguyễn Bích Hà đã trình
bày khái quát các vấn đề của truyện cổ tích một cách rõ nét và đầy đủ.
Trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam – văn học dân gian, tác giả Đinh Gia Khánh
đã đề cập tầm quan trọng của truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là bộ phận quan
trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian. Truyện cổ tích có phần dị biệt hơn so với
những thể loại truyện dân gian khác” [9;64].
Ở tác phẩm này, tác giả cũng nhận định những khó khăn trong việc phân loại truyện
cổ tích: “Truyện cổ tích phản ánh mọi mặt của đời sống. Chủ đề của truyện cổ tích phong
3


phú, nội dung phức tạp. Vì vậy, khi phân loại truyện cổ tích ta gặp nhiều sự rắc rối và
càng muốn đi đến tỉ mỉ thì càng bế tắc” [9;94].
Trong quá trình thu thập tài liệu, có thể nói đây là một số công trình tiêu biểu của
các tác giả khi nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Các
công trình hầu như đều tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về nội dung, nghệ thuật,
nhân vật,… của truyện cổ tích. Những tài liệu này đã góp phần đem lại những nguồn ý
kiến, những nhận định quý báu làm phong phú hơn cho kho tài liệu văn học dân gian.
Đồng thời, qua việc tìm hiểu công trình nghiên cứu của các tác giả trên, người viết nhận

thấy đề tài của mình chưa được khai thác triệt để. Trên cơ sở kế thừa kết hợp kiến thức
của bản thân, người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu cụ thể từng khía cạnh quan trọng của vấn
đề để làm nổi bật lên những đặc điểm về Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích
Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích, người viết từng
bước khám phá một phần nào đó về thể loại được ví là viên ngọc quý của dân tộc (truyện
cổ tích), từ đó trải mình vào cuộc sống của người dân lao động, tìm hiểu thêm nền văn
học dân gian nước nhà, cũng như tìm về với cội nguồn dân tộc.
Bên cạnh đó, đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu rõ hơn về khái
niệm hình tượng và hình tượng nhân vật còn rất mơ hồ và trừu tượng vốn được nhắc
nhiều trong các tác phẩm văn học. Đồng thời, người viết có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn
về một đề tài ít ai tìm hiểu đến và trao dồi thêm kiến thức cho quá trình học tập sau này.
“Văn học là nhân học”, câu nói của nhà văn lừng danh người Nga - Macxim Gorki
được xem như một chân lí về tính khái quát về đặc trưng của văn học – một loại hình
nghệ thuật đặc biệt, sử dụng chất liệu ngôn từ và hình tượng nhân vật làm phương tiện để
phản ánh hiện thực cuộc sống trong đó con người là trung tâm. Dù quá trình hình thành và
phát triển các dòng văn học không hề giống nhau, nhưng các dòng văn học lại có một
điểm chung là đều quan tâm đến vấn đề con người. Và tất nhiên có sự giống nhau của các
hình tượng nhân vật. Đây là quy luật hiển nhiên của việc sáng tạo nghệ thuật. Xuất phát từ
quy luật ấy mà hình tượng người nông dân được khai thác rất nhiều trong các tác phẩm
văn học qua các thời kì. Truyện cổ tích cũng không ngoại lệ. Hình tượng nhân vật người
nông dân là nhân vật trung tâm xuất hiện trong thể loại cổ tích. Chính vì thế, khi thực hiện
niên luận người viết muốn góp phần cung cấp thêm kiến thức, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn
về đề tài này.
Đi vào phân tích Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích, người viết muốn
có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của con người trong thời đại trước, qua đó có thể
4



hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được đề cập trong thể loại dân tộc này.
Cái nhìn triết lí về cuộc sống và những quan niệm đạo đức mà cha ông ta ngàn đời nay
muốn gìn giữ và phát huy.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Truyện cổ tích là một bức tranh phơi bày hiện thực xã hội. Thể loại này không rời xa
hiện thực mà thường bắt rễ từ hiện thực, nhưng điểm sáng nổi bật chiếu dội từ những tác
phẩm văn học dân gian này chính là trình bày những ước mơ kì diệu, bay bổng, vượt xa
thực tại. Đó chính là sự phản ánh thực tế độc đáo nhất, mà ở đây phản ánh đủ loại người
trong xã hội. Thế nhưng, do giới hạn của đề tài niên luận, nên người viết chỉ tập trung vào
tìm hiểu Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích. Đồng thời, sưu tầm những câu
chuyện có liên quan đến đặc điểm, số phận người nông dân trong kho tàng cổ tích Việt
Nam để làm rõ vấn đề.
Đề tài đi sâu tìm hiểu Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích. Tư liệu mà
người viết dùng để khảo sát chủ yếu là quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – tập 1,2,
tác giả Nguyễn Cừ, nhà xuất bản Văn học. Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêm
một số tài liệu có liên quan đến đề tài trên các sách báo, tạp chí và internet.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài niên luận này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số
phương pháp khác nhau như:
Phương pháp khảo sát – phân loại: Trước tiên, người viết tiến hành khảo sát, thu
thập một số tài liệu có liên quan đến đề tài. Sau đó, tiến hành phân loại sao cho phù hợp
với đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích để làm nổi bật lên vấn đề mà
mình nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, người viết đi sâu
vào phân tích, lí giải để làm rõ vấn đề mà đề tài hướng đến hoặc khai thác thêm những
khía cạnh mới đang còn tiềm ẩn.
Phương pháp liệt kê – tổng hợp: Phương pháp này giúp người viết dẫn chứng được

câu chuyện liên quan để làm nổi bật lên đối tượng muốn hướng đến và trình bày nội dung
bài viết một cách logic, mạch lạc. Đồng thời, tổng hợp lại những bản chất, đặc điểm của
vấn đề đang nghiên cứu, góp phần làm tăng thêm tính thuyết phục và lập luận chặt chẽ
hơn cho bài viết của mình. Sau cùng, để trình bày kết quả thu được, người viết còn kết
hợp cả hai phương thức diễn dịch và quy nạp.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH
1.1. Hình tượng nhân vật và chức năng của nó trong tác phẩm
1.1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật
Macxim Gorki đã từng khẳng định “Văn học là nhân học”, đó là nghệ thuật miêu tả
biểu hiện con người. Con người góp phần quan trọng tạo nên một tác phẩm văn học. Dù
miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật…, hay các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con người
nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng đến. Hình ảnh con người được các
tác giả xây dựng, tái tạo lại, thể hiện bằng các phương tiện riêng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Hình tượng nhân vật được miêu tả trong tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ. Nhân vật
có thể là con người hoặc là hình ảnh ẩn dụ về con người. Mỗi nhân vật mang những đặc
điểm khái quát của một giai cấp nào đó và thể hiện tất cả các tư tưởng, tình cảm… của tác
giả. Hình tượng nhân vật trong văn học khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc khi
được tạo nên bằng ngôn ngữ và có thể tác động vào trí tưởng tượng của người đọc. Không
cần tái hiện cụ thể bên ngoài của sự vật chỉ cần tái hiện tác động của nó vào con người và
phản ánh cảm xúc của con người với nó.
Có thể thấy, đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người
luôn luôn giữ vai trò trung tâm. Những sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống xã hội,
những bức tranh thiên nhiên, những mảnh đời,…đều góp phần tạo nên sự phong phú đa
dạng cho tác phẩm văn học, nhưng cái để cho độc giả có ấn tượng về tác phẩm đó chính

là việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Hình tượng nhân vật là sự kết hơp giữa tính tạo hình và tính biểu hiện. Tạo hình sẽ
làm nhân vật khái quát được chính xác hình thái và có được những cái nhìn cụ thể. Biểu
hiện là làm cho nhân vật bộc lộ bản chất, tư tưởng, tình cảm của mình ra bên ngoài. Nhân
vật là do tác giả tạo nên mang tính hư cấu. Nó có thể đại diện cho cả lớp người nào đó. Từ
đó, nhân vật có chức năng kể lại cuộc sống, suy nghĩ và ước mơ của con người.
Khi đọc một tác phẩm văn học, cái đọng lại sâu sắc nhất đối với người đọc đó là số
phận, hoàn cảnh, tình cảm… của nhân vật được thể hiện trong tác phẩm. Trong tác phẩm
văn học, quan trọng nhất vẫn là hình tượng nhân vật. Văn học chính là tấm gương phản
chiếu hiện thực cuộc sống. Những con người ấy từ cuộc đời, hình dáng và số phận được
nhào nặn trở thành nhân vật trong tác phẩm.
Đôi khi nhân vật văn học lại là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, thể hiện
con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Những con
6


người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một
lần hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không
ảnh hưởng lắm đến tác phẩm.
Ngoài ra, nhân vật còn là phương tiện để tác giả thể hiện những tư tưởng, tình cảm
của mình đối với từng loại người trong xã hội. Đồng thời, dẫn dắt người đọc đi sâu vào
những thế giới riêng với đủ khát vọng cùng những yêu thương hay lòng căm giận. Sức
sống của nhân vật được thể hiện qua việc mô tả nội tâm, ngoại hình, ngôn ngữ và hành
động của nhân vật và những cái làm cho nhân vật có sức sống lâu bền đối với người đọc.
Đề cập đến hình tượng nhân vật, Hà Minh Đức khái quát như sau: “Nhân vật trong
văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi
tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển
hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…” [5;126]. Qua đó có thể thấy, nhân vật đóng vai
trò quan trọng không thể thiếu trong văn học. Đọc bất kì tác phẩm nào cũng đều có thể
thấy được hình tượng nhân vật. Bởi lẽ, nhân vật là hình thức cơ bản qua đó nhà văn miêu

tả con người một cách hình tượng và là công cụ để nhà văn thể hiện tâm tư và tình cảm
của mình trong tác phẩm.

1.1.2. Chức năng của hình tượng nhân vật văn học
Hình tượng nhân vật văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong một tác phẩm văn
học. Nhà văn Tô Hoài đã nhận định tầm quan trọng của nhân vật văn học: “Nhân vật là
nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [17]. Chính vì
thế, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung
giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một nhà văn, một tác phẩm phụ thuộc rất
nhiều vào việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Nhân vật là nơi thể hiện nên cái hồn của tác phẩm, đọc bất cứ tác phẩm nào điều
đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tính cách, cảm xúc suy
tư của những con người được nhà văn thể hiện. Nhân vật văn học rất đa dạng, đó có thể là
những nhân vật như: Tấm, Cám, Thạch Sanh, Lí Thông, Lục Vân Tiên…,có khi nhân vật
văn học lại không có tên như: dì ghẻ, ông Bụt, lính hầu, anh lái buôn…Hay có khi chỉ
hiện ra qua một đại từ nhân xưng như: tôi, chàng, thiếp, mình, ta… Nhưng trong nhiều
trường hợp, nhân vật lại không phải là con người mà có khi chỉ là “bông hoa” biết nói,
một “con cóc” biết kiện trời, thậm chí có thể là ma, quỷ, thần tiên nữa. Những sự vật, đồ
vật này được nhân tính hóa cũng mang tâm hồn, tính cách như con người, mang ý nghĩa
biểu trưng cho số phận, tư tưởng, tình cảm của con người. Có thể nói nhân vật là phương
tiện phản ánh đời sống, khái quát hiện thực.
7


Sáng tạo ra nhân vật nhà văn muốn thể hiện những con người trong hiện thực xã hội,
và quan niệm của các nhân vật đó trong các quan hệ xã hội. Nhân vật sẽ là công cụ để nhà
văn nói lên tiếng lòng của bản thân về con người, cuộc đời và thế giới nhân sinh. Đọc một
tác phẩm ta có thể hình dung được số phận, cuộc đời của một bộ phận con người trong xã
hội. Ngoài ra, nhân vật còn là hình ảnh đại diện cho giai cấp, tầng lớp nào đó trong xã hội,
thông qua đó, giúp người đọc hiểu hơn về những bất công, khúc mắc trong cuộc sống.

Chẳng hạn, khi đọc Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du, chúng ta sẽ hiểu biết hơn về
cuộc đời bất hạnh đầy gian truân của Kiều, thể hiện cho số phận của người phụ nữ trong
xã hội cũ. Đọc Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, ta hình dung được thân phận của anh Chí
và sự bất công của xã hội trước cách mạng tháng tám, cuộc sống của con người trong xã
hội không lối thoát,…Sức sống của một nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả còn
chính là ý nghĩa điển hình mà nó khai quật. Những nhân vật xây dựng thành công và có
sức sống lâu bền đều là những nhân vật có vai trò điển hình sâu sắc. Những nhân vật đó
không chỉ được phản ánh trên những trang sách mà còn sống dậy phản ánh thế giới thực
tại, đưa tên tuổi của nhà văn trở thành bất tử.
Có thể thấy, hình tượng nhân vật đóng vai trò quan trọng trong một tác phẩm văn
học, nó là cái hồn của một tác phẩm và đóng vai trò không thể thiếu.

1.2. Khái quát chung về truyện cổ tích
1.2.1. Định nghĩa truyện cổ tích
Một trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và phổ biến rộng rãi là thể
loại truyện cổ tích. Trong kho tàng truyện dân gian người Việt cũng như nhiều dân tộc
khác trên thế giới, truyện cổ tích là bộ phận phát triển và tồn tại lâu dài nhất, có nội dung
và hình thức nghệ thuật phong phú đa dạng và cũng là thể loại gây nhiều khó khăn trong
việc định nghĩa.
Trong quyển Giáo trình văn học dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn Bích Hà có
nêu ra một khái quát: “Cổ có nghĩa là cũ, tích là dấu vết còn để lại. Như vậy, cổ tích là
những truyện từ xưa còn truyền lại. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, một số nhà
nghiên cứu đã hiểu truyện cổ tích như vậy mà mở khái niệm này ra rất rộng, nó bao hàm
toàn bộ kho tàng truyện cổ dân gian” [7;75] , nếu như thế thì khái niệm này còn rất mơ
hồ và khá nhọc nhằn trong việc phân biệt với các thể loại khác trong văn học dân gian.
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất của những nhà nghiên về khái niệm truyện cổ
tích. Tuy nhiên ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu tương đối thống nhất về những đặc điểm
cơ bản của truyện cô tích:
Xét về đối tượng phản ánh thì thần thoại chủ yếu hướng về các hiện tượng tự nhiên,
truyền thuyết chủ yếu hướng vào các sự kiện lịch sử, còn cổ tích chủ yếu hướng vào các

8


hiện tượng, những xung đột trong đời sống thường nhật của con người trong xã hội nhằm
phản ánh lí giải những mâu thuẩn, những quan hệ riêng tư nhưng có tính phổ biến của xã
hội.
Trong quyển Một vài vấn đề về văn học dân gian, nhóm tác giả Hoàng Tiến Tựu,
Nguyễn Hữu Sơn, Phan Thị Đào, Võ Quang Trọng sưu tầm, giới thiệu đã đưa ra định
nghĩa truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ
thời kì cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành
của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề
cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân đặc biệt là những
xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó
dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù
khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm
mĩ, giáo dục và giá trị cho nhân dân trong những thời kì hoàn cảnh lịch sử khác nhau của
xã hội có giai cấp” [15;64].
Tác giả Nguyễn Bích Hà trong quyển Giáo trình văn học dân gian Việt Nam có
đoạn: “Dựa trên những nghiên cứu về truyện cổ tích, chúng ta tạm nêu định nghĩa như
sau: Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường kì ảo. Nó ra đời từ sớm
nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua những số
phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí
tưởng và ươc mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằn, dân chủ, hạnh phúc”
[7;75].
Đối với Vũ Tiến Quỳnh trong Bình luận văn học – văn hóa dân gian Việt Nam, tác
giả đã nêu lên khái niệm truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân
gian ra đời từ thời cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy,
hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội” [13;46].
Với quyển Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Bùi Văn Nguyên đã đưa ra
định nghĩa: “Truyện cổ tích là một truyện xã hội từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớp bình

dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng chiếm phần quan trọng. Có thể có yếu tố hoang
đường kì diệu hoặc không” [11;121]. Thông qua đây, tác giả đã khái quát rất dễ hiểu về
khái niệm truyện cổ tích, để từ đó giúp cho chúng ta dễ tiếp cận hơn về thể loại này.
Theo Từ điển văn học thì cho rằng: “Truyện cổ tích nảy sinh từ thời nguyên thủy
phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, chủ đề của nó là chủ đề của xã hội. Nó biểu
hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại đồng thời nói lên những quan
điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn
cuộc sống hiện tại. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân
9


dân; yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản
ánh hiện thưc và ước mơ” [16;122]. Qua nhận định này, ta thấy được nội dung truyện cổ
tích muốn phản ánh và đặc điểm của thể loại này.
Hay trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi có định nghĩa như sau: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian
nảy sinh từ thời xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với
chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau
của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tư sản, có gia
đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt” [6;250].
Có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm, nhận định và đánh giá
chung về truyện cổ tích. Các nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về: nguồn gốc, nội dung, nghệ
thuật, đặc điểm của thể loại truyện cổ tích. Tuy nhiên, các khái niệm này chưa được sự
thống nhất chung của các nhà khoa học làm cho độc giả còn nhọc nhằn trong việc nghiên
cứu. Song với những gì các nhà nghiên cứu đưa ra trong các bài viết của mình đó là cả
tâm huyết và nổ lực. Thông qua các khái niệm khác nhau về truyện cổ tích ta có thể khái
quát được về truyện cổ tích như sau: đây là một thể loại truyện kể dân gian bằng văn xuôi
tự sự, có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng và hư cấu các sự vật, sự việc nảy
sinh từ đời sống, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật đặc trưng tạo nên những giá trị
trong tác phẩm và qua đó thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.2. Đặc điểm truyện cổ tích
Rất khó để nói lên một cách dứt khoát đặc điểm của thể loại truyện cổ tích Việt
Nam, bởi vì tất cả mọi loại hình tự sự dân gian đều được sáng tạo bằng cảm quan nghệ
thuật của quần chúng, vì vậy đều mang những kết cấu khá thống nhất, có những mô-típ
tương đối ổn định. Thêm vào đó, nhân dân lại sáng tác, chỉnh lí và truyền tụng bằng
miệng nên cũng ảnh hưởng qua lại với nhau một cách mật thiết. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu
sâu, chúng ta có thể phân biệt được những vấn đề cơ bản giữa thể loại truyện cổ tích với
các thể loại khác.
Truyện cổ tích là thể loại nằm trong loại hình tự sự của văn học dân gian, xuất hiện
sau thể loại thần thoại và truyền thuyết. Truyện cổ tích phát triển trong xã hội có giai cấp
nên chủ đề chủ yếu là về xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống muôn
màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng trong thời kì chế độ tư hữu tư sản, có gia
đình riêng, có mâu thuẩn và đấu tranh giai cấp.
Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn là thể loại truyền miệng, thường có nhiều dị bản. Sự
dị bản tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những đặc điểm
10


chung về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt. Đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp
sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên của từng dân tộc.
Khác với thần thoại phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên nhiên thì truyện cổ tích lại
chú trọng phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội nhiều hơn. Truyện cổ tích trình bày
những vấn đề nảy sinh trong xã hội có giai cấp. Mâu thuẫn xã hội trong truyện cổ tích
được phản ánh qua số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh: người mồ côi, người
lao động nghèo, con riêng, người nông dân…Truyện cổ tích thường miêu tả cuộc đấu
tranh xã hội như là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Cái ác lúc đầu bao giờ cũng
mạnh hơn, cái thiện bao giờ cũng yếu hơn nhưng trong quá trình diễn biến của truyện, cái
ác suy yếu dần, cái thiện lớn mạnh dần và sau cùng dành được chiến thắng.

Truyện cổ tích phản ánh đời sống nhân dân, đồng thời phản ánh thế giới quan của
con người. Qua đó phản ánh hiện thực, phản ánh nguyện vọng cải tạo hiện thực của con
người. Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn tố cáo sự bất công của chế độ phong kiến, đồng
thời cổ vũ nhân dân đấu tranh cho một xã hội công bằng và nhân đạo hơn.
Truyện cổ tích thường thể hiện ước mơ và lí tưởng xã hội của nhân dân cùng với
những triết lí, những bài học kinh nghiệm đối nhân xử thế và những lời khuyên dạy, răn
đe về việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của con người trong cuộc sống. Vì thế nên bao giờ
truyện kết thúc cũng mở ra một tương lai tốt đẹp cho nhân vật thiện. Những ước mơ đó
thể hiện tinh thần lạc quan cao cả và tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhân dân lao động.
Ngoài ra, truyện cổ tích còn quan tâm đến sự thay đổi địa vị và quyền lợi của các
nhân vật bé nhỏ. Số phận con người được chú ý nhiều hơn nhất là đối với những con
người có thân phận thấp kém trong xã hội. Qua đó, nói lên sự đồng cảm, bênh vực cho
những tầng lớp nhỏ bé này, số phận của họ dần được thay đổi một cách rõ rệt và ta có thể
khẳng định truyện cổ tích mang đậm tính nhân dân và luôn hướng đến con người.
Không gian trong truyện cổ tích là không gian của cuộc sống trần thế và không gian
kì ảo phi trần thế. Không gian trần thế đem lại cho thế giới cổ tích hơi ấm dân sinh và
màu sắc dân tộc dân dã. Còn không gian kì ảo đa dạng hơn gồm: không gian thiên phủ,
không gian thủy phủ và không gian âm phủ. Thời gian trong truyện cổ tích là thời gian
của quá khứ luôn luôn là thời gian của “ngày xửa ngày xưa” không vận động cũng không
biến đổi. Tất cả mọi hành động của nhân vật mọi diển biến của sự việc, tình tiết đều gói
gọn trong cái khoảng thời gian của quá khứ xa lắc xa lơ ấy.
Truyện cổ tích bao giờ cũng kể theo một tuyến thẳng, cuộc đời nhân vật được kể
theo một chiều từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành, sự kiện xảy ra ở địa điểm này xong rồi
mới chuyển sang địa điểm khác. Nhân vật trong truyện cổ tích thường chỉ dừng lại ở mức
điển hình cho một loại người, một kiểu người nhất định mà thôi. Bên cạnh đó nhân vật
11


trong truyện cổ tích là con người trong các mối quan hệ xã hội, mang diện mạo cá nhân,
là những con người bình thường nhỏ bé chưa có cá tính mà chỉ mang tính đại diện. Họ đại

diện cho một lối sống, phát ngôn trong một quan niệm đạo đức nhất định.
Yếu tố kì ảo hoang đường đóng vai trò quan trọng trong truyện cổ tích nó góp phần
thể hiện khát vọng về sự công bằng, niềm tin của nhân dân. Nhờ vào yếu tố thần kì này
làm cho truyện cổ tích thêm li kì hấp dẫn đối với mọi thế hệ độc giả. Đồng thời làm cho
truyện cổ tích hết sức thơ mộng, lãng mạn, trong sáng góp phần cấu trúc nên tâm hồn
phong phú và lành mạnh cho bao thế hệ.
Truyện cổ tích là một bức tranh đời sống xã hội thu nhỏ. Truyện bao giờ cũng tồn tại
hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện, một bên đại diện cho những con người hiền
lành luôn phải cúi đầu cam chịu sự áp bức bốc lột, còn một bên đại diện cho những con
người mưu mô xảo huyệt luôn lấy lợi ích cá nhân đặt lên trên hết.
Những đặc điểm trên có thể nói là nhũng đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích. Qua
đó, phần nào giúp chúng ta phân biệt được thể loại truyện cổ tích với những thể loại khác
của văn học dân gian.

CHƯƠNG 2
BỨC CHÂN DUNG NGƯỜI NÔNG DÂN
12


TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
2.1. Số phận của người nông dân
Truyện cổ tích Việt Nam là sản phẩm văn hóa của nền nông nghiệp lúa nước. Trên
mảnh đất lắm nắng mưa nhiều, con người cần cù và vất vả “đổi bát mồ hôi lấy bát cơm”,
chuyên canh trên đồng ruộng của mình suốt đời. Chính hiện thực cuộc sống đã hình thành
nên tính cách người Việt Nam chăm chỉ, nhẫn nại, có tính chịu đựng cao. Hiện thực đó
cũng đi vào truyện cổ tích và tạo ra kiểu truyện về người nông dân.
Truyện đã vạch rõ sự đối lập giữa cảnh giàu có xa hoa của tầng lớp địa chủ với cảnh
bần hàn cùng khốn của nông dân (sự tích Chim hít cô, sự tích con khỉ, thạch sùng còn
thiếu mẻ kho, sọ dừa…). Truyện cổ tích thường miêu tả bọn địa chủ, phú ông như những
kẻ gian ác nhưng lại ngu dốt, giàu có nhưng lại tham lam, hóng hách, hèn nhát. Đối lập

lại, người nông dân thì chất phác mà thông minh, nghèo nàn mà liêm khiết, hiền lành mà
dũng cảm. Sống trong xã hội có sự phân chia giai cấp, người nông dân trong truyện cổ
tích đã chịu rất nhiều bi kịch. Đó là bi kịch về cuộc sống nghèo khổ, chịu nhiều đắng cay
thiệt thòi và thân phận thấp bé chịu sự áp bức bốc lột của giai cấp thống trị.

2.1.1. Cuộc sống nghèo khổ, chịu nhiều đắng cay thiệt thòi
Truyện cổ tích là một bức vẽ nhân sinh phong phú nhất về cuộc sống của nhân dân.
Truyện đã phơi bày xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái, ở đó người nông dân đã
chịu biết bao đắng cay, khổ cực. Không những thế do thân phận thấp bé, họ còn chịu sự
áp bức bóc lột của những lão địa chủ tham lam, vua quan độc ác. Truyện cổ tích đã vẽ lên
bức chân dung về người nông dân trong xã hội phong kiến thật rõ nét, đồng thời thể hiện
thái độ và ước mơ của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp và công bằng xã hội.
Trong truyện cổ tích, đa số tầng lớp quan lại, địa chủ, cường hào là những người trực
tiếp thực hiện hành vi bóc lột đối với nhân dân, khiến cho cuộc sống của họ ngày càng trở
nên cơ cực. Hình ảnh người nông dân trong truyện Cây tre trăm đốt đã lên án điều đó.
Câu chuyện kể về anh nông phu tên Khoai vì gia đình nghèo khó nên anh phải đi ở nhà
một phú ông tính rất keo kiệt, hắn có rất nhiều mánh khóe để bòn công mà không phải trả
thêm tiền. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa có vợ, hắn vờ vịt “Mày chịu khó làm lụng
với tao cho thật giỏi, thức khuya, dậy sớm, siêng năng, rồi tao gả cô út cho mày” [8;56].
Người nông dân hiền lành chất phác lại lắm nỗi đọan trường tuy đã cố gắng làm giàu cho
nhà chủ nhưng rồi bi kịch lại đến. Anh Khoai đã bị tên phú ông tham lam keo kiệt lừa và
bao nhiêu công việc khó khăn, nặng nhọc anh đều làm hết vì tin lời hứa của lão. Thế
nhưng, phú ông đời nào lại chịu gả con gái cho hạng người như anh. Lão đã nhận lời hỏi
cưới con cho một nhà giàu ở làng bên cạnh vừa mang trầu cau đến chạm ngõ “Được ba
13


năm, cô gái út bấy giờ đã lớn lắm rồi. Nhân trong vùng có một cai tổng khét tiếng giàu có
đến hỏi cô con gái cho con trai ông ta. Lão trưởng giả nhận lời chuẫn bị làm lễ cưới linh
đình” [8;56]. Phú ông lật lọng và đòi anh Khoai phải tìm được cây tre có trăm đốt mới

chịu làm đám cưới. Thế là anh lên rừng tìm những bụi tre cao nhất mà chặt, nhưng mỗi
lần đốn hạ là anh lại thất vọng vì cây cao ngất ngưởng thì chỉ bốn mươi đốt là cùng.
Người nông dân trong câu chuyện đã chịu nhiều đắng cay thiệt thòi tuy làm lụng vất vả
trong ba năm vì tin Phú ông sẽ giữ lời hứa với mình, nhưng rồi hi vọng càng nhiều thì thất
vọng lại càng to lớn bấy nhiêu. Qua câu chuyện, ta đã thấy được số phận của những con
người thấp cổ bé họng trong xã hội, không làm chủ được hạnh phúc, chịu sự chèn ép của
giai cấp thống trị.
Không gian gia đình là nơi truyện cổ tích đi sâu phản ánh, chính trong không gian ấy
đã xảy ra hầu hết mọi vấn đề của cuộc sống như: mâu thuẫn của các thành viên, cách đối
nhân xử thế,… Truyện Tấm Cám là câu chuyện tiêu biểu cho những mâu thuẫn trong gia
đình, một sân khấu thu nhỏ của đời người trong xã hội xưa. Truyện kể về nàng Tấm là
con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm mất từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha
Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt,
cuộc sống của Tấm là những chuỗi ngày cơ cực và cô đơn: “Tấm phải làm lụng luôn tay,
hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không
hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày
quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng” [2;15]. Thế nhưng nỗi khó khăn vất vả của
cô thiếu nữ nông dân không dừng ở đó. Chính trong không gian gia đình này đã mang
nhiều nỗi bất hạnh cho nàng. Một hôm, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ
bảo ra đồng bắt tôm tép. Mụ hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một
cái yếm đỏ!” [2;15]. Thế nhưng lại bị em Cám lừa trút hết cá tôm qua giỏ của mình. Lúc
này nàng chỉ biết ôm mặt khóc và lần đầu tiên Bụt xuất hiện giúp đỡ Tấm. Với bản tính
độc ác cùng sự ghen ghét, đố kị, mẹ con mụ dì ghẻ tìm đủ mọi cách hãm hại cô gái đáng
thương: bắt cá bống mà Tấm nuôi ăn thịt; bảo lựa thóc ra thóc gạo ra gạo rồi mới cho đi
trẩy hội; chặt cây cau khiến nàng Tấm chết. Hành động tàn độc của mẹ con Cám đã cướp
đi mạng sống của Tấm. Tuy nhiên, cái ác vẫn không ngừng tay, sau khi Tấm chết biến
thành chim Vàng Anh vẫn bị giết; lông chim biến thành hai cây xoan đào thì bị chặt làm
khung cửi; và sau đó đốt luôn cả khung cửi. Tội ác của mẹ con Cám ngày càng chất
chồng, và tiếp diễn lên đến đỉnh điểm. Cái ác không thể mãi lộng hành mà cần phải bị
trừng trị thích đáng. Kết thúc tác phẩm, Tấm đã tuyên chiến với mẹ con Cám để bảo vệ

những giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy niềm tin về công bằng xã hội. Đây
chính là triết lí nhân sinh sâu sắc trong truyện cổ tích “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
14


Cũng trong sân khấu gia đình thì truyện Hai cây khế là bi kịch cuộc sống của người
lao động nghèo, chịu nhiều đắng cay thiệt thòi hiện lên qua câu chuyện về một gia đình có
hai anh em sớm mồ côi mẹ, ở với cha từ nhỏ. Người cha vì làm lụng vất vả nên thường
xuyên đau yếu, không đủ sức làm việc gì mấy. Nhà lại nghèo, không có gì ngoài hai cây
khế và cái sân nhỏ bằng chiếc chiếu của ông bà để lại. Người anh thì rất lười biếng, suốt
ngày chỉ ăn rồi lại ngủ. Mọi việc đều dồn lên vai người em:“ Người em phải cày thuê,
cuốc mướn đầu tắt mặt tối suốt ngày mà vẫn không đủ gạo nuôi cha và người anh lười
biếng” [14;84]. Người nông dân rơi vào khó khăn túng quẫn: “Thấy cha già lâm bệnh
càng lúc càng nguy kịch, người em đánh bạo chờ đến đêm ra đồng cắt trộm lúa, đào trộm
khoai, đem về bán lấy tiền chạy chữa thuốc thang cho cha. Nhưng rồi một hôm, người
cha sắp khỏi bệnh thì người em út bị bắt quả tang vì trộm lúa phải đi tù” [14;84], người
em hiếu thảo rơi vào vòng lao lí, chính hoàn cảnh khó khăn đã đẩy người nông dân rơi
vào bước đường cùng. Người anh túng kế đi ăn xin bỏ mặc cha già không ai săn sóc.
Chừng nửa năm sau, anh ta đến kinh thành và xin được một chân lính hầu ở hoàng cung,
nhờ có tài nịnh hót đươc vua ban cho một chức quan. Thế nhưng, dẫu giàu có nhưng
người anh vẫn bỏ mặc cha già và người em. Người cha già ở quê nhà nhờ bà con hàng
xóm chăm sóc bữa khoai, bữa cháu kéo dài cuộc sống khốn khó được hai năm thì chết,
người em vật vã khóc xin về quê để hỏa táng cha, trên đường về nghe tin người anh làm
quan huyện gần đấy định bụng ghé báo tin nhưng lại bị anh xua đuổi “Trên đường về
nhà, nghe tin anh mình làm quan huyện gần đấy, bèn ghé vào thăm anh định bụng báo tin
cha chết cho anh mình hay. Nhưng khi vào định gặp thì người anh bất nghĩa sợ anh đến
nhờ vả, không nhận em và sai quân hầu quát tháo đuổi đi” [14;85]. Truyện đã lên án
những con người có bản chất xấu xa, ca ngợi các phẩm chất tốt đẹp và nói lên nỗi bất
hạnh của người nông dân. Những con người thật thà chịu khó nhưng lại vấp phải muôn
vàn khổ cực, chính xã hội phong kiến đã đẩy họ vào cuộc sống bế tắc. Nhân dân đã chấp

cánh cho truyện cổ tích những ước mơ rồi người tốt sẽ được hạnh phúc, người tham lam
độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng, bảo vệ những giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy
niềm tin về công bằng xã hội như chính kết thúc của truyện Hai cây khế khi người anh
phải trả giá đắt cho sự tham lam của mình.
Truyện cổ tích là bức tranh chân thực về cuộc sống của người nông dân trong xã hội
xưa. Trong đó, người lao động nghèo bị đè nén bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần, phải
làm việc cực nhọc ngày qua ngày, năm qua năm nhưng luôn phải chịu hoàn cảnh đói khổ,
đó là hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện: Thạch sanh , Chàng Lùn, Con mụ Lường,
Mồ côi đừng chết, Bà chủ và người đi cày,…
15


Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có một cuộc sống khốn khó từ
thuở nhỏ. Cha mẹ mất từ sớm, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc
đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Người nông phu ấy còn bị Lý
Thông âm mưu lừa gạt hết lần này đến lần khác. Lý Thông tuy không có phép thần biến
hóa nhưng hắn lại rất nham hiểm, xảo trá. Đầu tiên, hắn giả vờ kết nghĩa anh em với
Thạch Sanh, rồi lợi dụng để lừa chàng đối đầu với trăn tinh để thế mạng thay cho mình
"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh
trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm" [3;6]. Đến
khi chàng chém được đầu trăn tinh đem về thì hắn đã nảy sinh ra lòng tham, lừa đuổi
chàng đi để muốn cướp công. Sau khi cướp được, và hưởng vinh hoa phú quý hắn vẫn
không từ bỏ lòng tham và dã tâm của mình. Hắn lại tiếp tục lợi dụng lòng tốt của Thạch
Sanh để lập công lớn hơn thế nữa, nhằm để có được địa vị và danh vọng cao hơn. Đồng
thời, âm mưu đẩy Thạch Sanh vào chỗ chết. Mặc dù đã được thần linh giúp đỡ, nhưng
trong trận chiến tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh vẫn là người đơn độc. Chàng phải tự lực là
chính. Với tài trí phi thường, lòng quả cảm vô song và ý chí tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh
đã chiến thắng giòn giã để bảo vệ những giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy niềm
tin về công bằng xã hội.
Con người trong xã hội xưa có cuộc sống túng quẫn và bế tắc, họ không biết làm

cách nào để thoát khỏi cuộc sống khó khăn. Chàng mồ côi trong truyện Mồ côi đừng chết
rơi vào số phận nghèo khó, cơ cực: “mồ côi nghèo lắm. Ngày ngày phải vào rừng kiếm
củi kiếm ăn, áo không đủ mặc, phải lấy lá ráy dại che thân” [2;134]. Vì tủi thân số phận
nghèo khổ mà chàng vào rừng tìm đến cái chết, tự giải thoát cho chính mình khi lâm vào
bế tắc. Thế nhưng, chàng mồ côi được ông tiên ngăn lại không cho chết. Kết thúc tác
phẩm, chàng mồ côi sống với nàng Mùi Phin hạnh phúc và sung sướng. Điều này thể hiện
quan niệm của nhân dân về niềm tin về cuộc sống. Chàng trai tên Phấn trong Tiếng kêu
bìm bịp có một cuộc sống vô cùng cơ cực, nghèo khó và dù làm việc vất vả nhưng cuộc
sống của chàng vẫn không đổi khác: “Ở một vùng núi hẻo lánh trên thượng nguồn sông
Mã, có một chàng trai tên Phấn. Cha mẹ chết sớm, nhà nghèo, ngày ngày Phấn phải lên
rừng hái củi, đào củ mài và làm nương rẫy” [2;203]. Hay trong truyện Anh chàng ngốc
người vợ của chàng ngốc lâm vào hoàn cảnh éo le: “Xưa kia, trong một ngôi nhà nhỏ tỉnh
Bắc Ninh, có một người con gái nghèo, đẹp, thông minh và đảm đang. Cha mẹ nàng làm
quần quật quanh năm suốt tháng mà vẫn không đủ ăn, nợ mỗi ngày một chồng chất.
Không còn cách nào khác, cha mẹ nàng phải gả nàng cho con trai một phú ông trong
làng để trừ nợ” [2;225]. Con người trong xã hội phong kiến không thể tự tìm cho mình
hạnh phúc, hôn nhân chỉ là sự đổi chát để trừ nợ. Qua đó, người xưa còn ao ước được tự
16


do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của đời mình. Ước mơ này là chính đáng,
bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặc biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà
khắc như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “nam nữ thụ thụ bất thân”, “tam tòng tứ
đức”. Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất thường trực quan trọng đối với
người xưa. Đó là sự giải phóng về tinh thần với họ.
Và truyện cổ tích Chử Đồng Tử đã nói lên ước mơ của người xưa về tự do hôn nhân.
Nhưng hành trình chàng Chử đến với nàng công chúa Kim Dung đã vấp phải muôn vàn
cách trở. Bởi vì gia đình Chử Đồng Tử rất nghèo, không xứng đáng với nàng công chúa
cao sang, kiều diễm. Có lẽ trên thế gian này chưa có ai nghèo như bố con họ Chử, nghèo
đến mức cả nhà chỉ có một chiếc khố dùng chung. Suốt ngày, hai người ngâm mình dưới

nước đánh bắt cá, mỗi lần có việc phải tiếp xúc với người ngoài hoặc đi chợ bán cá, mua
gạo thì cha nhường con, con nhường cha mặc khố lên bờ:“Thời xưa, ở làng Chữ Xá, có
hai cha con Chử Đồng Tử và Chử Cù Vân, nhà nghèo đến nỗi hai cha con phải cùng
nhau chung một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng” [8;36]. Tuy thân phận cao quý, nhưng
nàng công chúa Kim Dung lại chấp nhận mất hết tất cả vì tình yêu. Nàng bán hết ngọc
ngà châu báu đổi lấy bộ quần áo nâu sồng, quyết định trở thành một cô gái nơi quê mùa
cùng Chữ Đồng Tử xây dựng tổ ấm. Con đường vươn đến hạnh phúc thật lắm cách trở và
con người lao động hết lần này đến lần khác rơi vào bi kịch cuộc đời. Đó là số phận
chung của người lao động xưa. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ họ
vẫn giữ bản chất lương thiện, trung thực, dũng cảm và dám tự mình giành lấy hạnh phúc.
Với mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân dân đã xây dựng những giấc mơ cổ
tích, trong những giấc mơ ấy người lao động thực thi lý tưởng, mong ước của mình. Đó là
lí tưởng về sự công bằng trong cuộc đời. Người hiền lành, lương thiện được hưởng hạnh
phúc sung sướng, kẻ xấu xa ác độc bị trừng trị, xã hội được sắp xếp lại theo trật tự hợp lí.
Người lao động làm chủ, kẻ bóc lột bị tước bỏ mọi quyền vị. Một cuộc sống tốt đẹp cho
những cuộc đời cùng khổ, đó không còn là viễn cảnh trong tương lai mà đã trở thành một
sự thực trong hiện tại ở mỗi câu chuyện cổ tích.

2.1.2. Thân phận thấp bé, chịu sự áp bức bốc lột của giai cấp thống trị
Từ khi xã hội có giai cấp, con người đặt quyền lợi cá nhân lên trên hết. Đó là lí do xã
hội có mâu thuẫn, xung đột và tranh giành chiếm đoạt của cải để sinh tồn, làm giàu cho
bản thân. Trên thực tế, những người giàu có nắm trong tay quyền lực nhằm để đàn áp
thống trị, bóc lột những người nghèo khổ, thấp cổ bé họng. Và trong xã hội phong kiến,
ách áp bức và bốc lột của bọn địa chủ là nguồn gốc chính của moi tai họa đối với nhân
dân.
17


Trong truyện cổ tích, giai cấp thống trị luôn là đối tượng bị đả kích. Trong đại đa số
trường hợp thì những nhân vật phản diện thường là bọn địa chủ, phú ông ở nông thôn,

bọn phú thương và bọn quan lại cấp dưới. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi đối với nhân dân lao
động thì bọn này trực tiếp đàn áp bóc lột nhiều hơn. Bọn quan lại cao cấp và nhất là vua ít
bị vạch tội, vì chúng ở xa và ít tiếp xúc với nhân dân
Hàng loạt các câu chuyện đã đề cập đến sự bóc lột của giai cấp thống trị đối với
những thân phận thấp bé – nông dân như truyện: Cây tre trăm đốt, Đón quan, Ai mua
hành tôi,… Trong truyện Đón quan, tác giả dân gian đã xây dựng hình ảnh một ông quan
tham lam, bòn rút của cải của dân: “Hằng năm, theo lệ quan Mưng lần lượt đi chơi, ăn
tiệc khắp các bản làng trong vùng, mỗi nơi một lần. Mỗi lần như vậy, dân tốn kém không
biết bao nhiêu mà kể” [14;65]. Quan huyện đã bòn rút của dân làm cho cuộc sống của họ
đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn: “Gần quan mất nhà, gần Nha mất trâu” [14;65].
Với quyền hành trong tay, kẻ bề trên có thể thao túng tất cả, cướp đi những gì quý giá
nhất của những đối tượng thấp bé.
Nếu truyện Đón quan khắc họa hình ảnh ông quan tham lam, bòn rút của dân thì
truyện Ai mua hành tôi lại là một tên vua độc ác, trắng trợn cướp vợ của anh hàng hành,
lấy đi hạnh phúc bình dị của anh chàng tốt bụng. Nhờ cây hành kì lạ “dọc bằng đòn gánh,
củ bằng bình vôi” [1;118] mà anh tìm lại được vợ, trừng trị tên vua độc ác, ngu ngốc và
lên làm vua…Tác giả dân gian đã giành lại hạnh phúc cho người bình dân thời xưa bằng
việc xây dựng những giấc mơ đẹp trong truyện cổ tích. Tác phẩm văn học nào cũng là sự
thể hiện của những mơ ước, khát vọng. Chỉ có điều ở truyện cổ tích những mơ ước, khát
vọng đã được thực thi một cách triệt để, đã biến thành hiện thực như trong mong mỏi của
nhân dân. Và để xây dựng một hiện thực như vậy, người lao động đã dùng trí tưởng tượng
của mình mà tạo nên biết bao điều kỳ diệu.
Ngoài ra, còn không ít những thân phận có cuộc sống lam lũ, nghèo khổ chịu đắng
cay muôn phần, sống trong cảnh cùng cực về thể xác lẫn tinh thần. Dù cô Tấm trong
truyện Tấm Cám hiền lành chăm chỉ nhưng luôn bị mẹ con Cám chà đạp. Mẹ con Cám
đại diện cho những kẻ áp bức, Tấm là người bị áp bức. Tuy là chuyện trong gia đình
nhưng chính là vấn đề phổ biến trong xã hội đầy bất công thuở ấy. Nàng Tấm phải ở
chung với hai mẹ con mụ dì ghẻ độc ác luôn nhăm nhe làm hại mình. Sự áp bức, đối xử
bất công hiện lên qua việc bắt tép để thưởng cái yếm đỏ, Tấm bị em Cám lừa trút hết tôm
tép vào giỏ, khi niềm hạnh phúc còn lại đặt hết vào con cá bống cũng bị mẹ con Cám bắt

ăn thịt,… hết lần này đến lần khác Tấm bị mẹ con Cám đày đọa, ức hiếp. Vì đố kị, ghen
ghét nên mẹ con Cám đã không từ thủ đoạn ra tay với nàng Tấm nhiều lần sau đó. Như
vậy, diễn biến của các sự việc cho ta thấy được sự phát triển từ thấp đến cao của mâu
18


thuẫn dẫn đến xung đột giữa mẹ con Cám và Tấm. Mẹ con Cám tàn nhẫn độc ác và quyết
tâm muốn chiếm tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. Về phía
Tấm lúc đầu ở thế bị động, yếu ớt chỉ biết khóc, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ và cuối
cùng cũng đã vùng lên chiến đấu và tiêu diệt kẻ thù.
Cùng chung số phận bất hạnh như nàng Tấm, anh Khoai trong truyện Cây tre trăm
đốt đã phải chịu làm thuê cho một địa chủ giàu có nhưng ích kỉ, tráo trở. Anh trai cày
không tấc đất, do nhà nghèo đã phải chịu làm thuê cho lão địa chủ giàu. Tính anh Khoai
ngay thẳng, thật thà lại làm việc chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó ngại khổ nên anh
được nhiều người quý mến. Tay địa chủ thuê anh vốn là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt.
Biết anh Khoai được nhiều người để ý, có thể bị một địa chủ khác mời chào nên hắn nghĩ
ra một kế để giữ chân anh Khoai ở lại lâu dài với hắn. Hắn hứa sẽ gả cô con gái út cho
anh khi cô con gái đến tuổi lấy chồng nếu như anh đồng ý làm việc chăm chỉ trong
mấy năm tới: “- Mày chịu khó ở với tao làm lụng cho thật giỏi, thức khuya, dậy sớm,
siêng năng, rồi tao gả cô út cho mày. Anh Khoai nghe nói tưởng thực, mừng lắm, từ đó
anh làm việc gấp năm mười lần” [8;56]. Anh Khoai thật thà tin tưởng lời hứa đó và mỗi
ngày đều cố gắng làm hết mọi việc thật tốt cho tên địa chủ. Nhưng lão địa chủ đời nào
chịu gả con gái cho anh, chỉ vì anh chỉ là phận tôi tớ. Hình ảnh anh thợ cày siêng năng,
không phàn nàn về thân phận của mình, còn bị chủ lừa lọc trắng trợn hiện lên thật đáng
thương đáng quý. Lão phú ông hứa gả con gái cho anh đó chỉ là lời nói dối, lời đường mật
để lừa người lao động làm việc không công cho chúng. Thực tế này đã làm bật nổi bản
chất gian ác, ngu dốt, keo kiệt của bọn cường hào địa chủ ở địa phương. Kết thúc tác
phẩm, anh Khoai, cô Tấm tất cả đều giành lại được hạnh phúc cho bản thân mình. Người
lương thiện rồi sẽ qua cơn khổ nạn, kẻ ác cuối cùng cũng sẽ phải nhận lấy sự trừng phạt
thích đáng.

Tiếp nối số phận tôi tớ đầy khổ cực, đắng cay như anh Khoai trong truyện Cây tre
trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích khỉ đít đỏ cũng lắm khó khăn, chua xót. Dù làm lụng
vất vả nhưng bữa cơm cô gái chỉ là một nắm cháy hẩm, không xứng đáng với công sức
của cô đã bỏ ra, vất vả đến nỗi người trở nên xấu xí. Qua số phận người đi ở trong cổ tích,
ta càng thấy rõ mặt trái của xã hội khi phân chia giai cấp. Người nghèo, thân phận thấp bé
bị áp chế trong đau thương. Cái ác ngự trị là nguyên nhân gây nên mọi đau khổ trong
cuộc đời. Vẫn còn rất nhiều số phận con người bị áp bức bóc lột, nhân vật chính trong
truyện cổ tích thường là những người thuộc tầng lớp dưới, chịu nhiều thiệt thòi trong xã
hội. Qua đó, ta càng cảm thương, quý mến những người nông dân bất hạnh. Cuộc đời của
họ đầy mồ hôi, máu và nước mắt, nhưng vẫn là những con người lao động chân chính có
bao phẩm chất tốt đẹp.
19


Các nhân vật chính trong truyện cổ tích thường là tầng lớp nghèo khổ trong xã hội
cũ. Những con người đó có đạo đức, thật thà, chăm chỉ nhưng lại bị giai cấp thống trị áp
bức bóc lột thậm tệ. Đây là thực trạng chung của con người khi sống trong xã hội phân
hóa giai cấp. Và chỉ khi nào xã hội này được xóa bỏ, con người mới thật sự được sống
hạnh phúc. Thế nên, truyện cổ tích đã vẽ ra những ước mơ táo bạo đó là tinh thần lạc
quan yêu đời và sự bất diệt của nhân dân lao động. Nhưng ước mơ cũng chỉ là ước mơ
không thể nào có được trong cuộc sống hàng ngày, mà chúng chỉ có thể hiện thực nhờ lực
lượng thần kì, siêu nhiên như: thần, bụt,…đó chính là tính chất lãng mạn trong truyện cổ
tích. Chính nhờ vào những ước mơ đẹp mà truyện cổ tích đã trở thành niềm an ủi, là một
nguồn động viên cho nhân dân. Đó là nguyên nhân mà truyện cổ tích có giá trị trường tồn
cho đến ngày nay.

2.2. Vẻ đẹp phẩm chất tính cách
2.2.1. Phẩm chất tốt đẹp tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh
Với ý thức và cảm quan thẩm mỹ lành mạnh về phẩm chất con người mà tác giả dân
gian hướng đến trong truyện cổ tích thường bộc lộ quan niệm cho rằng sự thật nhất định

sẽ thắng dối trá, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, cái tích cực trước sau sẽ đè bẹp cái
tiêu cực. Chính vì thế, truyện cổ tích ca ngợi sự thông minh, tài trí, lòng thủy chung, ngay
thẳng, tính cương trực hành động vì lẽ phải,... Đồng thời cũng chỉa mũi nhọn vào những
thế lực hắc ám, tàn ác, những thói hư tật xấu của con người. Thông qua đây ta có thể thấy
nhân dân muốn hướng đến những phẩm chất tốt đẹp. Chính vì thế, nhân vật trong truyện
cổ tích đều được xây dựng nên một vẻ đẹp phẩm chất đáng quý.
Hàng loạt các nhân vật trong truyện cổ tích tuy sống nghèo khổ, bị áp bức nhưng họ
vẫn là những con người hiền lành tốt bụng, vẻ đẹp phẩm chất vượt lên trên mọi hoàn
cảnh. Nhân dân xây dựng nên theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Đó là những con người dù
bị khinh rẻ trong gia đình và xã hội nhưng hội đủ phẩm chất đạo đức, tài năng. Những
người như thế phải có một kết thúc đẹp. Yếu tố kì ảo xuất hiện và tham gia vào như một
phần không thể thiếu vào cốt truyện để có thể từ việc miêu tả hiện thực cuộc sống dẫn đến
một kết thúc có hậu.
Mỗi nhân vật trong truyện cổ tích có những hoàn cảnh khác nhau góp phần khẳng
định những phẩm chất tốt đẹp hiện hữu trong mỗi con người. Trong truyện Tấm Cám, dẫu
bị dì ghẻ đối xử tệ bạc nhưng Tấm vẫn lễ phép với bề trên. Cuộc sống bị đè nén bóc lột
nhưng nàng vẫn siêng năng, cần cù chưa một lần than trách bê trễ trong công việc: “Hằng
ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo;
đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc” [2;15]. Ngoài ra, nàng là một người có
tấm lòng lương thiện và khoan dung khi bị Cám lừa hết lần này đến lần khác nhưng
20


không hề oán trách em mà chỉ biết ôm mặt khóc cho số phận hẩm hiu của mình. Vì bản
tính thật thà nên Tấm đã nhiều lần bị mẹ con Cám hại chết. Trải qua những thử thách với
nhiều lần hóa thân, Tấm ngày càng trưởng thành và giành được hạnh phúc thuộc về mình.
Có thể thấy, con người lương thiện đặt trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ vững phẩm chất tốt
đẹp. Điều này thể hiện rất rõ trong truyện Cây tre trăm đốt . Hình ảnh anh Khoai hiền
lành, thật thà, chăm chỉ đặt niềm tin vào lời hứa của lão phú ông: “- Mày chịu khó ở với
tao làm lụng cho thật giỏi, thức khuya, dậy sớm, siêng năng, rồi tao gã cô út cho mày.

Anh Khoai nghe nói tưởng thực, mừng lắm, từ đó anh làm việc gấp năm mười lần”
[8;56]. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không quản nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ
cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão rất nhiều thóc
lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa. Lòng tốt của anh Khoai bị lợi dụng đến đỉnh
điểm, bụt đã hiện lên và chỉ cách cho anh Khoai trừng trị thế lực xảo quyệt, lấy lại công
bằng, giành lại hạnh phúc cho những người xứng đáng.
Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân còn được thể hiện qua truyện Cây Khế, truyện
kể về người em hiền lành, không tranh giành thiệt hơn. Đối lập lại người anh lại tham lam
chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại: “Khi ra ở riêng, vợ chồng
người em được người anh chia cho một căn nhà lá lụp xụp, trước nhà có một cây khế
ngọt. Dù không vui nhưng vợ chồng người em không phàn nàn một lời. Không có đất
ruộng cày cấy, vợ chồng hết vào rừng đốn củi đi ra chợ bán, lại đi gánh nước, làm thuê
rau cháu nuôi nhau” [8;92]. Mặc dù bị đối xử không công bằng nhưng người em rất siêng
năng, cần cù, không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc
mướn nuôi thân: “Mặc dù làm lụng vất vả, nhưng hai vợ chồng người em rất yêu quý cây
Khế, bởi đó là kỉ niệm của cha để lại và là tài sản duy nhất của họ” [8;92]. Tấm lòng
không tham của cải của người em út còn được thể hiện trong lần chim thần trả ơn khi ra
đảo lấy vàng. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim thần bảo lấy thêm, người em
cũng không lấy. Xong xuôi, chim chở người em quay trở về. Dù cho hoàn cảnh khó khăn
nhất người em út trong truyện vẫn giữ gìn các phẩm chất tốt đẹp, luôn lạc quan về cuộc
sống. Vẻ đẹp hiền hòa nhân hậu của người em đại diện cho những người lương thiện
trong gian khó vẫn luôn có ý thức vươn lên để đón nhận niềm tin, hạnh phúc từ cuộc sống
muôn màu muôn vẻ này.
Trong truyện Quả dưa dại, hình ảnh chàng trai tên Lịa được khắc họa với tuổi mới
lớn, tính tình vui vẻ, chất phác, khỏe mạnh và chăm chỉ nhất làng. Đặt trong hoàn cảnh
nghèo khó nên “Lịa phải thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả” [2;41]. Từ đó ta thấy
được ý thức vươn lên của con người trong xã hội xưa. Hay truyện Sự tích khỉ đít đỏ, hình
ảnh cô gái bố mẹ chết sớm không nơi nương tựa, phải đi ở cho nhà giàu, trong gian khó
21



phẩm chất tốt đẹp của nhân vật hiện lên. Đó là một cô gái tốt bụng, biết thương kẻ nghèo
khó và lễ phép với người già khi tên nhà giàu đuổi đánh bà lão xin ăn thì: “Cụ già bị
đánh, tập tễnh men theo bờ suối vào trong rừng. Cô gái đi ở thấy cụ già bị đánh thì
thương xót lắm. Cô bèn giấu gói cơm cháy phần của mình đi theo và đưa cho cụ già”
[2;199]. Và lòng tốt được khắc họa tiếp theo đó là “cô gái khi ở trong nhà mãi mà không
thấy nhà giàu về, sau khi biết lũ chúng biến thành khỉ, cô bèn lấy thóc, ngô, lợn, gà…
chia cho người nghèo, chỉ để lại một ít cho mình” [2;201]. Cô gái trong truyện là con
người sống sẽ chia, yêu thương mọi người, không ngoảnh mặt làm ngơ khi gặp những
mảnh đời khó khăn, bất hạnh.
Ngoài ngợi ca phẩm chất hiền lành, tốt bụng truyện cổ tích còn ca ngợi những con
người có lòng dũng cảm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ những giá trị tốt đẹp. Và
chàng nông phu trong truyện Thạch Sanh hiện lên là người hiền lành, nhưng cũng rất
dũng cảm, gan dạ hơn người, khi liên tiếp giết trăn tinh để bảo vệ dân làng và giết chết đại
bàng để cứu công chúa. Sự dũng cảm của chàng được khắc họa trong đoạn giết trăn tinh
như sau: “Nửa đêm, giữa khu rừng rậm, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt,
trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh.
Sanh bình tĩnh, hóa phép đánh nhau với trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hóa
thành một con trăn lớn” [3;6]. Không những thế khi biết tin công chúa bị đại bàng bắt cóc
Thạch Sanh đã lần theo dấu vết đến giải cứu cho nàng: “Thạch Sanh bèn lấy thuốc mê,
bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Đoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây, ra
hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Xong, chàng sửa soạn lên theo, nhưng Lý Thông
đã ra lệnh cho quân lính lấp kín hang lại mất rồi. Giữa lúc đó thì đại bàng tỉnh lại. Thấy
mất công chúa, lại có người lạ mặt ở trong hang, hắn nổi trận lôi đình gầm lên, vách đá
ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hóa phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng
bị giết chết” [3;7]. Qua hai đoạn miêu tả, Thạch Sanh hiện lên là một con người trượng
nghĩa, lương thiện và có lòng dũng cảm không nao núng trước thế lực gian ác.
Đến với truyện Ai mua hành tôi, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân hiện lên là
con người nhân hậu, yêu lao động, chăm chỉ cần cù sống bằng nghề làm ruộng. Chàng trai
hàng hành là người tốt, biết thương yêu con người và động vật: “Một ngày nọ anh xách

búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha
một con chim sẻ tới đậu trên một phiến đá ở gần chỗ mình làm việc. Nhìn thấy thế, anh
bỗng động lòng thương con chim bé bỏng sắp sửa lọt vào miệng loài ác điểu, Anh bèn
nhặt hòn đá ném con quạ. Quạ giật mình bỏ mồi vỗ cánh bay lên” [1;119]. Chính nhờ
lòng tốt, anh đã được vật đền đáp một lọ nước thần. Người vợ của anh vô tình lấy nước
thơm tắm đã trở nên xinh đẹp. Ngoài ra, anh hàng hành còn là một con người chung thủy,
22


trước sau như một với vợ mình. Dù vợ chàng xinh đẹp hay xấu xí: “chật vật mãi anh
chàng mới cưới được vợ. Vợ anh cũng con nhà nông, quanh năm chân lấm tay bùn, nên
đen đủi, xấu xí. Nhưng hai vợ chồng rất thương yêu nhau” [1;119]. Kết thúc tác phẩm,
anh hàng hành lên làm vua và ở với vợ hạnh phúc trọn đời. Điều này thể hiện triết lí “Ở
hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Mặc cho hoàn cảnh khó khăn phẩm chất của những con
người lao động vẫn cứ tỏa sáng phải chăng đó chính là quan niệm về phẩm chất đạo đức
của nhân dân “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”.

2.2.2. Tinh thần phản kháng vượt lên nghịch cảnh với sự lạc quan về cuộc
sống
Truyện cổ tích đã phản ánh số phận người nông dân đã chịu biết bao đắng cay khổ
cực. Không những thế do thân phận thấp bé, họ còn chịu sự bốc lột của giai cấp thống trị,
đó chính là những lão địa chủ tham lam, lão vua độc ác trắng trợn và ngu dốt,… Cuộc đời
rơi vào bi kịch, thế nhưng dẫu có những khó khăn, khổ cực đến mấy, các nhân vật trong
truyện cổ tích vẫn mang trong mình những ước mơ, hoài bão, tinh thần phản kháng vượt
lên nghịch cảnh với sự lạc quan về cuộc sống.
Có thể thấy, nhân vật trong truyện cổ tích là những hình mẫu lí tưởng của nhân dân,
mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, cần cù lao động chân chính và hơn hết họ bền
bỉ đấu tranh vươn lên trước hoạn nạn, số phận để giành lấy hạnh phúc, tự do.
Tinh thần phản kháng vượt lên nghịch cảnh với sự lạc quan về cuộc sống được phản
ánh trong truyện Tấm Cám, như minh chứng đầy thuyết phục cho ước nguyện trên của

người xưa. không dừng lại ở kết thúc phổ biến mà đó chỉ là nửa chặng đường của cuộc
đời nhân vật , Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác hãm hại. Cô Tấm lương
thiện, hiếu thảo trèo cau, hái quả cúng cha đã bị mẹ con Cám chặt cây giết chết. Cô Tấm
hiền lành, ngây thơ đã gục xuống, một cô gái mạnh mẽ, quyết liệt hơn sống dậy, hóa thân
về với cuộc đời, công khai chống lại cái ác đòi lại hạnh phúc. Có thể thấy hết lần này đến
lần khác cái ác lấn lướt, không chịu buông tha mà sự tàn bạo lên đến đỉnh điểm, Tấm thảo
hiền bị dì ghẻ chặt cây sát hại mà không cam chịu chết. Cô hóa vàng anh, bay vào cung
vua báo hiệu sự có mặt của mình trong lời nhắc nhở: “Giặt áo chồng tao, thì giặt cho
sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao” [2;21],
vàng anh bị giết chết. Tấm hóa cây xoan đào (khung cửi), tuyên chiến với kẻ thù trực tiếp
và dữ dội hơn “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra” [2;22], khung cửi bị
đốt cháy. Từ đống tro tàn chết chóc, Tấm hóa cây thị (quả thị) trở lại với đời. Trong sự
hóa thân ấy có sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Phải chăng trong nhân vật Tấm đã hội tụ
sự dịu dàng và tính cách bất khuất của phụ nữ Việt Nam từ xa xưa. Tấm đã hóa thân, cái
thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm
23


mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay
gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa thiện với ác, đồng thời cũng thể hiện sức sống
mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. Chính sự kiên trì đấu tranh không khuất
phục nên Tấm đã giành được thắng lợi cuối cùng.
Chàng Sọ Dừa trong truyện cổ tích cùng tên trải bao nhọc nhằn trong cách nhìn một
phía của người đời. Mọi người ai cũng khinh miệt Sọ Dừa khi chàng mang hình thù dị
dạng, xấu xí: “Đủ chín tháng mười ngày thì bà đẻ một cục thịt tròn long lóc có hình
dáng như một cái sọ, có đủ mắt, mũi, mồm, tai, nhưng không có mình mẩy chân tay gì
cả” [2;111], nhưng Sọ Dừa dám vượt lên nghịch cảnh, nắm bắt lấy hạnh phúc. Khi với
hình dạng khác thường như thế nhưng Sọ Dừa vẫn không mặc cảm mà còn tự mình đi
chăn dê cho nhà phú ông: “Mẹ ơi, con chăn được. Con chăn được đấy, mẹ cứ vào nói với
phú ông đi!” [2;112] và chủ động giành lấy hạnh phúc cho bản thân mình khi hỏi cưới

một trong ba người con gái của phú ông làm vợ: “-Phú ông có ba người con gái, mẹ cố
kiếm lấy buồng cau vào xin một cô cho con” [2;113]. Dù lâm vào hoàn cảnh khốn khó
nhưng chàng Sọ Dừa vẫn có ý chí vươn lên không chấp nhận nghịch cảnh số phận với sự
lạc quan về cuộc sống, và sự lạc quan chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai hạnh
phúc.
Đồng thời, tinh thần phản kháng vượt lên nghịch cảnh với sự lạc quan về cuộc sống
thể hiện qua truyện Cây tre trăm đốt. Do thật thà chàng nông dân tên Khoai tin vào tương
lai tươi sáng rằng mình sẽ cưới được con gái phú ông như lời phú ông đã hứa: “-Mày
chịu khó ở với tao làm lụng cho thật giỏi, thức khuya, dậy sớm, siêng năng, rồi tao gã cô
út cho mày” [8;56]. Và từ đó cố gắng làm việc vì anh tin rằng bằng chính nỗ lực của bản
thân sẽ khiến phú ông chấp nhận cuộc hôn nhân này. Ngoài ra niềm tin ấy không vụt mất
khi phú ông bảo lên rừng tìm cây tre trăm đốt mới chịu gả con gái, anh nông phu dẫu biết
rằng sẽ rất khó tìm được như lời phú ông nói: “Mày chịu khó lên rừng tìm lấy một cây tre
có một trăm đốt, mày gánh về đây để vót đũa dùng trong cỗ cưới thì tao cho mày cưới cô
út ngay” [8;57], nhưng chàng trai hiền lành vẫn quyết tâm vào rừng tìm tre trăm đốt, mà
chính anh cũng biết là không thể. Ở người nông dân, tinh thần phản kháng khi anh không
chịu chấp nhận cho số phận sắp đặt. Đến khi đã đi qua nhiều cánh rừng mà không tìm
được tre trăm đốt lúc này rơi vào vô vọng và Bụt đã hiện lên để giúp đỡ anh. Nhân dân đã
sáng tạo nên hình ảnh ông Bụt đầy phép nhiệm màu có thể làm thay đổi cuộc đời của mỗi
nhân vật trong hiện thực đời sống chưa thể có điều kiện đổi thay. Đó chính là niềm lạc
quan về cuộc sống mà nhân dân ta đã gửi gắm vào truyện cổ tích.
Không những có tinh thần phản kháng vượt lên nghịch cảnh, truyện cổ tích còn nói
lên khát vọng thay đổi quan hệ hôn nhân trong xã hội phong kiến. Truyện Chử Đồng Tử
24


là tiếng nói mạnh mẽ cho điều đó, truyện kể về chàng trai nông dân nghèo đánh cá – kết
duyên với công chúa con vua. Rõ ràng ở đây là khát vọng phản kháng, trong xã hội phong
kiến người nông dân có thân phận thấp cổ bé họng:
“Con vua thì lại làm vua,

Con sãi ở chùa lại quét lá đa…”
Việc kết hôn với công chúa của vương triều là điều không thể, thế nhưng vượt qua
mọi rào cản chàng trai họ Chử và nàng công chúa Kim Dung lại đến được với nhau. Điều
này cho thấy nhân dân đã có quan niệm tiến bộ: hôn nhân đẹp là giữa hai con người mang
trong mình phẩm chất chứ không cần bất cứ điều kiện gì khác: “- Thiếp với chàng là tự
trời se duyên, việc gì mà từ chối” [8;37]. Thế là Đồng Tử, Tiên Dung mới lấy nhau. Hai
con người, một hiếu thảo, một tự do, phóng khoáng. Chử Đồng Tử chỉ là một chàng trai
đánh cá nghèo ở dưới đáy cùng của xã hội. Còn nàng công chúa Tiên Dung là cành vàng
lá ngọc sống vương giả nơi đỉnh cao của giàu sang. Họ đã vượt qua bức tường giai cấp, đã
bỏ qua ràng buộc, mọi luật lệ hà khắc để đến với nhau. Họ đã tiến đến hôn nhân bằng sự
cảm thông về cuộc đời của nhau, bằng tiếng gọi trái tim, tiếng nói của tình yêu sơ khai
nguyên thủy. Và hơn thế nữa, Tiên Dung lại là người đề nghị cưới Đồng Tử. Điều đó vừa
cho thấy sự táo bạo ở nàng, vừa khẳng định vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân. Tư
tưởng này thật tiến bộ, vượt xa quan niệm đạo đức lạc hậu của phong kiến. Phải chăng đó
là tinh thần phản kháng mạnh mẽ, dám đấu tranh vì hạnh phúc.
Ngoài ra, cuộc sống của người lao động trong xã hội xưa vấp phải muôn vàn khó
khăn vì luôn bị thiên tai, áp bức chiến tranh, bị đè nén bóc lột của giai cấp thống trị cả về
vật chất lẫn tinh thần. Họ phải làm việc cực nhọc ngày qua ngày, năm qua năm nhưng
luôn phải chịu đói khổ cực nhọc như anh nông dân nghèo Thạch Sanh… luôn bị khinh
thường, rẻ rúng; bị tước đoạt quyền được yêu thương, quyền làm người như cô Tấm, Sọ
Dừa… Thế nhưng điểm chung của họ là niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai. Người em
trong truyện Cây khế là một minh chứng, dù bị người anh tham lam chiếm hết ruộng
vườn, nhà cửa, trâu bò của bố mẹ để lại khi qua đời: “Khi ra ở riêng, vợ chồng người em
được người anh chia cho một căn nhà lá lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Dù
không vui nhưng vợ chồng người em không phàn nàn một lời. Không có đất ruộng cày
cấy, vợ chồng hết vào rừng đốn củi đi ra chợ bán, lại đi gánh nước, làm thuê rau cháo
nuôi nhau” [8;92]. Dẫu cho cuộc sống khó khăn khi bị giành hết tài sản thế nhưng người
em vẫn không một lời than trách mà siêng năng làm lụng, vợ chồng sống rất hạnh phúc.
Bởi con người có niềm tin vào một tương lai tươi sáng khi bản thân mình ra sức cố gắng
phấn đấu.

25


×