Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận về thực trạng và giải pháp về ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.05 KB, 24 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ KIM MI
LỚP

: K15404

MSSV

: K154040234

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
VIỆT NAM


2
Mục lục
Phần 1: Mở
đầu………………………………………………………………...1
1. Lí do chọn đề
tài………………………………………………………..1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn…………………………………
1
3. Mục đích nghiên
cứu…………………………………………………...1
Phần 2: Kiến thức cơ


bản……………………………………………………...2
1. Khái niệm xã hội
học…………………………………………………..2
2. Lịch sử ra đời và phát triển của xã hội
học…………………………….2
3. Điều kiện và tiền đề của sự ra đời xã hội
học………………………….3
3.1. Điều kiện ra đời của xã hội học………………………………...3
3.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội…………………………………….3
3.1.2. Điều kiện chính trị-xã hội…………………………………..4
3.2. Tiền đề ra đời của xã hội học…………………………………..5
4. Những nhà xã hội học tiền bối…………………………………...........5
4.1. Auguste Comte…………………………..…………………....…..5
4.2. Karl Marx…………………………………………………………5
4.3. Herbert Spencer…………………………………………….……..5
4.4. Emile Durkheim…………………………………………………..6
4.5. Max Weber……………………………….……………………….6
5. Đối tượng, chức năng của xã hội học………………………….
………..6
5.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học……………………………..6
5.2. Chức năng của xã hội học…………………………………………7
6. Mối quan hệ giữa xã hội học và các Khoa học xã hội
khác…………….8
Phần 3: Kiến thức vận dụng ………………………………………………….9
1. Môi trường là gì………………………………………………………10
2. Ô nhiễm môi trường là
gì……………………………………………..10


3

2.1.
2.2.

2.3.
2.4.

Thực trạng môi trường ngày nay………………………....……12
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường………………………….
….14
Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trên sức khỏe……………
15
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường………………..
…....15

Phần 4: Kết luận………………………………………………………………
16

1.

2.
3.
4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xã hội hoc đại cương
Bộ giáo dục đào tạo-Viện đại học mở Hà Nội
Tác giả: GS. Phạm Tất Dong, PGS. Nguyễn Anh Huy, Đỗ Nguyên
Phương
Một số vấn đề cơ bản trong xã hội học

Viện đại học mở Hà Nội
Tác giả: GS. Đoàn Văn Đức
Thông tin những vấn đề lí luận –Số 17/1997
Viện Đại học Mở Hà Nội
Nguồn internet: moitruongdeal (thứ năm 04/09/2014)
Môi trường nông thôn ( chủ nhật 13/03/2016)
Bộ tài nguyên và môi trường Tổng cục môi trường (13/09/2009)


4


5
Phần 1: Mở đầu
1.

Lí do chọn đề tài

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những
phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo thống kê tính đến nay Việt
Nam có 758 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí minh, cả nước có 5 đô thi trực thuộc TW và 10 đô thị loại I. Dân số ở các
đô thị theo đó cũng ngày càng tăng.
Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự
tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những
khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại nhiều hạn chế đó là gây áp lực đối với môi
trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị
và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng tăng nhanh có nơi
đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con

người.
Các ô nhiễm thường gặp trong các đô thị là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi
trường nước, tiếng ồn và ô nhiễm chất thải. Ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt
Nam đang ở mức báo động đỏ, yêu cầu cấp bách đặt ra là Việt Nam phải có
những giải pháp thiết thực nhanh chóng nhằm giảm thiểu tình trạng trên.
Là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi rất muốn nghiên
cứu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường
đáng báo động như hiện nay thông qua những hiểu biết, kiến thức cơ bản của
môn xã hội học. Từ đó, tìm ra giải pháp góp phần cải thiện môi trường, nâng
cao chất lượng sống.
2.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

-Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các lí
thuyết xã hội học và mối quan hệ của xã hội học với các ngành khoa học
khác như: triết học, kinh tế học, tâm lí học, đạo đức học, văn hóa học, dân tộc
học,…
- Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra những nghiên cứu về thực trạng và giải pháp khắc
phục vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam, đóng góp chút sức lực
vào công cuộc đưa đất nước trớ thành bạn bè với các cường quốc năm châu.


6
3.

Mục đích nghiên cứu

-Tổng hợp lại kiến thức nền-cơ bản nhưng rất quan trọng về xã hội học, nắm
chắc được khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, ý nghĩa cũng như

mối quan hệ tác động qua lại giữa xã hội học và các môn khoa học khác.
-Chỉ ra thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến mức báo động của
tự nhiên ở mọi mặt: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí…
-Phân tích nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường tác động xấu đến
sức khỏe của con người.
-Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa đồng thời cải thiện tình
trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng hiện nay; góp phần làm thức tỉnh trách
nhiệm sống của tất cả công dân Việt Nam ý thức bảo vệ cuộc sống của họ,
chính là phải bảo vệ “màu xanh” của mẹ thiên nhiên.

Phần 2: Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm xã hội học
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và
đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt
lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các
quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và
các dân tộc.
Xã hội học là hệ thống các quan hệ xã hội diễn ra giữa người với người được
thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống: chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức,
phong tục, tạp quán, lối sống, tôn giáo, thẩm mĩ, nghệ thuật…
Xã hội học là môn khoa học xã hội còn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng có
một lịch sử phát triển riêng biệt. Trước thế kỷ XIX, xã hội học chưa tồn tại
như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác
như nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và
đặc biệt là triết học - môn khoa học của mọi khoa học.


7
Cho đến năm 1839, Auguste Comte lần đầu tiên đưa ra khái niệm xã hội học,

điều này đã tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống, nó trở thành môn
khoa học
quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Với nội dung tư tưởng,
xã hội học luôn hướng con người và xã hội con người tới chân- thiện- mĩ,
luôn nhắc nhở con người không nói, không nghe, không xem, không làm điều
trái lẽ. đặc biệt trong xã hội hôm nay, cá nhân cần nhận thức quá trình học tập
của mình là học để làm người, học để hiểu biết, học để cùng chung sống, học
để cùng tồn tại.
2. Lịch sử ra đời và phát triển của xã hội học
Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ
những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ XVIII (thời
kỳ Khai sáng).
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên
cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc
cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII
đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học.
Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử
xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín mùi các điều
kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn
trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất
là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã
hội.
Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức
phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê
gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên
những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai
cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội
ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động
không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái
đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế

cổ truyền,... Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là
cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ
luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực
khác nhau trên bề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó
thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội


8
đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynh hướng
phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi.
Emile Durkheim - một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học đã phát
biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong
tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn
những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Và mãi cho đến nửa sau của
thế kỷ XIX, xã hội học mới xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc
lập có đối tượng, chức năng và phương pháp riêng biệt.
3. Điều kiện và tiền đề của sự ra đời xã hội học
3.1 Điều kiện ra đời của xã hội học
3.1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội
Đây là điều kiện cơ bản nhất, quan trọng nhất, đó là sự phát triển của
nền kinh tế xã hội, của lực lượng sản xuất, là sự ra đời và phát triển của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là cuộc cách mạnh công nghiệp
bùng nổ giữa thế kỉ XVIII (1750), đặc biệt từ sau cách mạng công nghiệp
nước Anh. Cuối thế kỉ này, khi máy hơi nước Giêm-oat ra đời đã thúc đẩy sản
xuất, dẫn đến sự xuất hiện những đô thị, siêu đô thị hiện đại, các trung tâm
thương mại-dịch vụ và các trung tâm sản xuất khác, hình thành các tầng lớp
dân cư mới, các nhóm xã hội và các cộng đồng xã hội khác nhau.
Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII đã làm lay
chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó.
Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự

bành trướng của thương mại và công nghiệp. Sự tác động của tự do hóa
thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổ
chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức
xã hội hiện đại. Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy,
xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra
thành thị làm thuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng
lớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản.
Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự
xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã
hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu
thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải
quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong
bối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi
xã hội và lập lại trật tự xã hội.


9
Nền kinh tế xã hội phát triển dẫn đến sự thay đổi chung về cơ cấu xã hội làm
cho xã hội nông thôn thời phong kiến bị tan dã dẫn tới sự phân hóa giàu
nghèo, bất bình đẳng,
Do sự phát triển của đô thị, các trung tâm, của nền kinh tế đã dẫn tới sự khác
biệt giữa thành thị -nông thôn, lao động chân tay và lao động trí óc.
3.1.2 Điều kiện chính trị-xã hội
Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hội
quan trọng góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và
các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không chỉ
mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay
thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản.
Công xã Paris năm 1871 - Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã
hội và nhất là giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm

làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ
XIX; và sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản
của xã hội học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ
chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội.
Thông qua cách mạng tư sản, đặc biệt Pháp, quyền lực đã chuyển sang giai
cấp tư sản, giai cấp này đã đập tan chế độ quân chủ chuyên chế, kết thúc đêm
trường trung cổ của phong kiến châu Âu, từ đó xuất hiện một loạt vấn đề xã
hội mới mẻ: tự do, bình đẳng, bác ái…
Đó là những vấn đề chính trị-xã hội quan trọng nhằm giải quyết vấn đề hiện
tại, dự báo cho tương lai.
3.2 Tiền đề ra đời của xã hội học
Đó là sự phát triển tri thức của nhân loại, của lực lượng sản xuất của
khoa học, trong đó có khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như toán học của
Pittago, hình học Ê-clip, lí học của Acsimet đã từng bước khôi phục sau đêm
trường trung cổ. Đồng thời những tư tưởng tiến bộ của Aritot, Platony, Đecac cũng từng bước được kế thừa và phát huy.
Tóm lại, trên đây là ba điều kiện và tiền đề cho xã hội học phát triển, là
những diễn biến, biến động trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội
của đời sống, là cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ tạo ra sự thay đổi toàn
bộ đời sống xã hội.


10
4. Những nhà xã hội học tiền bối
4.1 Auguste Comte (1798-1857)
Ông là nhà vật lý học, toán học, thiên văn học và triết học người Pháp.
Ông nổi tiếng về "quy luật ba trạng thái" nhằm giải thích sự vận động và phát
triển của xã hội. Ông chia xã hội ra thành hai phần "tĩnh học xã hội" (statical
society) và "động học xã hội" (dynamic society). Ông cũng đúc kết ra lý
thuyết "nhận thức thực chứng" khởi đầu cho xã hội học thực nghiệm. Ông

được coi không chỉ là người đặt tên mà còn thực sự đặt những viên gạch lý
thuyết đầu tiên cho ngành khoa học này.
Các tác phẩm chính của ông là: Giáo khoa về triết học thực chứng (18301842), Hệ thống xã hội thực chứng (1851-1858)
4.2 Karl Marx (1818-1883)
Nhà triết học, kinh tế học người Đức. Lúc sinh thời Karl Marx không
coi mình là nhà xã hội học, nhưng những tư tưởng trong di sản đồ sộ của ông
đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của xã hội học. Dường
như tất cả các nhà xã hội học hiện đại khi giải thích xã hội đều tiếp cận bằng
lý thuyết mâu thuẫn và xung đột của K. Marx. Các nhà xã hội học "đều vay
mượn của Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết
thúc bằng cách bài bác Marx như là sai lầm và bị lịch sử vượt qua". K.Marx
chủ yếu sử dụng lý thuyết mâu thuẫn để làm sáng tỏ biến chuyển xã hội. Đó
là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa hai giai cấp
cơ bản kiến tạo nên xã hội. Các vấn đề như: phân tầng xã hội, tội phạm, biến
chuyển xã hội,... đều được các nhà xã hội học đương đại xem xét dưới ánh
sáng lý thuyết mâu thuẫn của Marx.
Các tác phẩm chính: Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1846), Sự
khốn cùng của triết học (1847), Tư bản(1875).
4.3 Herbert Spencer (1820-1903)
Nhà triết học và xã hội học người Anh. Ông được coi là cha đẻ của
triết học tiến hóa. Herbert Spencer đã dùng lý thuyết này để giải thích sự biến
đổi xã hội. Mặc dù một vài quan điểm của ông bị phê phán nhưng vai trò của
ông vẫn có những ảnh hưởng lớn tới các nhà xã hội học hậu thế.
Các tác phẩm chính: Thống kê xã hội (1950), Nghiên cứu xã hội học (1837),
Các nguyên tắc của xã hội học (1876), Xã hội học mô tả (1873-1881).
4.4 Emile Durkheim (1858-1917)


11
Nhà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp. Các

lí thuyết xã hội học trên thế giới ngày nay đều ảnh hưởng rất nhiều lối tiếp
cận cấu trúc-chức năng của ông. E.Durkheim đã cố gắng tách các sự kiện,
hiện tượng xã hội ra khỏi sự chi phối của con người và yêu cầu xem xét
chúng như các "vật thể" để không áp đặt vào chúng những định kiến đã có
sẵn. Ông cũng là người sáng lập ra "Niên giám xã hội học" nhằm tập hợp các
công trình khoa học của các nhà xã hội học đương thời. Ông là người có công
lao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại.
Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các quy tắc của
phương pháp xã hội học (1897), Tự tử (1897),Các hình thức cơ bản của đời
sống tôn giáo (1912).
4.5 Max Weber (1864-1920)
Nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớn
nhất đầu thế kỷ XIX. Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là hành động xã hội.
Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì giờ nghiên cứu về đạo Tin lành,
về tổ chức quan liêu, về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản,... Những tư tưởng
của ông đã để lại khá đậm nét cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về
lý thuyết mà còn các phương pháp tiếp cận xã hội.
Các tác phẩm chính: Những tiểu luận phương pháp luận (1902), Đạo đức Tin
lành và tinh thần của CNTB (1904), Kinh tế và xã hội (1910-1914), Xã hội
học tôn giáo (1916).
5. Đối tượng, chức năng của xã hội học
5.1Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
"Xã hội học là khoa học nghiên cứu chủ yếu về các khuôn mẫu của các
tương tác con người trong xã hội". Các tương tác đó diễn ra trong từng quan
hệ xã hội giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội tổng thể)
diễn ra trong các hoạt động xã hội (sản xuất, văn hóa, tái sản sinh xã hội,
quản lý, giao tiếp). Để nghiên cứu được những điều đó, xã hội học phải bắt
đầu từ các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. Trên cơ sở đó nhằm nắm
bắt cho được trạng thái chất lượng của xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô, ở bề
mặt cắt hay tầng sâu tiềm ẩn, ở một thời gian cụ thể và trong một không gian

xác định với mục đích là thay đổi trạng thái đó theo chiều hướng có lợi hơn
và tiến bộ hơn. Như thế nếu xã hội học sử dụng kết quả của khảo cổ học hay
dân tộc học khi nghiên cứu quá khứ, thì cũng là để phục vụ cho việc nắm bắt
trạng thái xã hội đương đại. Tương tự như thế, xã hội học có thể liên kết chặt


12
chẽ với tâm lý xã hội, nhân chủng học, kinh tế học hay luật học thì mục tiêu
cuối cùng hướng đến cũng là đi tìm về một trang thái xã hội hiện thực nào đó.

5.2Chức năng của xã hội học
Mỗi một môn khoa học đều có một số chức năng nhất định. Chức năng
của mỗi môn khoa học được phản ánh ở mối quan hệ và sự tác động qua lại
của chính môn khoa học đó với thực tiễn xã hội. Xã hội học có sáu chức năng
cơ bản sau đây:
5.2.1. Chức năng nhận thức: Xã hội học cũng giống như các môn khoa học
khác là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới,
nhờ đó mà chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiện
tượng xã hội, sự kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quen
thuộc quanh chúng ta, và như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõ
hơn mà trước đó chúng ta chưa bao giờ được biết đến hoặc biết đến rất ít.
5.2.2. Chức năng tư tưởng: Xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sức
mạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tính
tích cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xem
xét, phân tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã
hội.
5.2.3. Chức năng dự báo: Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thực
tại và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ mô tả được triển
vọng vận động của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn. Dự
báo xã hội là một thế mạnh của xã hội học. Có thể nói trong tất cả các môn

khoa học xã hội thì xã hội học có chức năng dự báo mạnh nhất và hiệu quả
nhất.
5.2.4. Chức năng quản lý: Trước hết cần phải nói rõ ngay rằng xã hội học
không phải là khoa học quản lý, nhưng có một điều chắc chắn rằng tất cả các
hoạt động quản lý kể cả quản lý kinh tế, hành chính hay nhân sự chỉ trở nên
tối ưu khi mà biết sử dụng tốt các kết luận, nhận định và dự báo của xã hội
học.
5.2.5. Chức năng công cụ: Các phương pháp, các kỹ thuật thao tác, các cách
thức tiếp cận xã hội của xã hội học được các ngành khoa học khác nhau cũng
như các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, chính trị, văn hóa,... sử dụng như một
công cụ hữu ích và hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động. Chúng ta có
thể thấy rõ điều đó qua các cuộc thăm dò dư luận xã hội trước các cuộc tranh


13
cử, hay các phương pháp điều tra của xã hội học được ứng dụng vào việc
thăm dò nhu cầu, thị hiếu khách hàng trong marketing. Do vậy "xã hội học sẽ
làm một công cụ hữu hiệu để cho con người có thể xây dựng cho mình một
xã hội tốt đẹp hơn ".
5.2.6. Chức năng cải tạo thực tiễn: Xã hội học không phải nghiên cứu xã hội
để biết cho vui mà thực sự nó góp một phần hết sức quan trọng vào việc cải
biến hiện thực. Auguste Comte cha đẻ của ngành khoa học này ngay từ lúc sơ
khai đã nhấn mạnh chức năng cải tạo xã hội của nó mà ông tóm tắt trong
mệnh đề rất nổi tiếng "Biết dự đoán, biết kiểm soát". Còn các nhà xã hội học
Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn thuần là một ngành khoa
học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là phương tiện thay đổi xã
hội". Các nhà xã hội học cho rằng nếu như họ kém cỏi đến mức không làm
được cái gì cả thì chí ít "những dữ liệu của họ cũng thường được sử dụng để
xây dựng các chính sách".
6. Mối quan hệ giữa xã hội học và các Khoa học xã hội khác.

6.1 Với Triết học :
Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy. Quan hệ giữa xã hội học và triết học là mối quan hệ giữa một khoa
học xã hội cụ thể với một khoa học về thể giới quan trong quan hệ đó. Triết
học và khoa học triết học Mác-Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở
phương pháp luận cho nghiên cứu của xã hội học macxit. Các nhà xã hội học
macxit vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật làm
công cụ lý luận sắc bén để nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con
người và xã hội.
Ngược lại qua nghiên cứu thực nghiệm xã hội học lại cung cấp số liệu thông
tin, bằng chứng mới, số liệu mới mẻ cho khái quát triết học về con người và
xã hội, làm cho triết học không bị khô cứng, lạc hậu trước những biến đổi,
quy luật mới về đời sống xã hội vận động không ngừng.
6.2 Với sử học và tâm lý học:
Xã hội học ra đời sau, tiếp thu và kế thừa rất nhiều thành tựu, tri
thức của sử học và tâm lý học để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con
người với xã hội.
Xã hội học có liên hệ chặt chẽ với tâm lí học và Sử học. Các nhà xã hội học
có thể vận dụng cách tiếp cận tâm lý học để xem xét hành động xã hội với tư


14
cách là hoạt động cảm tính, có đối tượng, có mục đích. Xã hội học có thể coi
cơ cấu xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội với tư cách như là những chủ
thể hành động. Xã hội học có thể quán triệt quan điểm lịch sử trong việc đánh
giá tác động của hoàn cảnh, điều kiện xã hội với con người. Các nhà nghiên
cứu có thể phân tích yếu tố “thời gian xã hội” qua các khái niệm tuổi tác, thế
hệ khi giải thích những thay đổi xã hội trong đời sống con người.
6.3 Với Kinh tế học.
Kinh tế học nghiên cứu quá trình sản xuất, tổ chức sản xuất, phương pháp lưu

thông sản phẩm, phân phối tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trong xã hội, xã hội
học nghiên cứu bối cảnh văn hoá, cách tổ chức xã hội và mối quan hệ xã hội
giữa người với người trong quá trình kinh tế, sự tác động của lĩnh vực kinh tế
lên đời sống xã hội của con người .
Xã hội học kế thừa vận dụng, vay mượn của Kinh tế học những khái niệm,
phạm trù và lý thuyết thích hợp nhắm nghiên cứu đối tượng của mình. Chẳng
hạn như: lý thuyết trao đổi, lý thuyết vốn con người và khái niệm thị trường,
bắt nguồn từ kinh tế học, nay đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
xã hội học. Những khái niệm xã hội học như mạng lưới xã hội, vị thế xã hội
hay hành động xã hội đang được các nhà kinh tế học rất quan tâm.
Mối quan hệ giữa xã hội học và kinh tế học phát triển theo ba xu hướng tạo
thành ba lĩnh vực khoa học liên ngành. Một là kinh tế học xã hội rất gần với
kinh tế học chính trị, hai là xã hội học kinh tế và ba là lĩnh vực nghiên cứu
“Kinh tế học xã hội”
6.4 Với chính trị học :
Chính trị học chủ yếu nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền lực - lĩnh
vực chính trị của đời sống xã hội. Phạm vi quan tâm chính trị học khá rộng từ
thái độ, hành vi chính trị của cá nhân tới hoạt động chính trị của các nhóm, tổ
chức và lực lượng xã hội. Xã hội học cũng nghiên cứu về quyền lực xã hội
(nảy sinh tồn tại giữa người với người trong xã hội) nhưng chú trọng và tập
trung vào mối liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội học và chính trị học thể hiện trước hết ở
việc cùng vận dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp chung cho cả
chính trị học và xã hội học.
Ví dụ: phương pháp phỏng vấn, điều tra dư luận xã hội và phân tích nội dung
đang được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực khoa học này.


15
Phần 3: Kiến thức vận dụng

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp
sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ
hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết
đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và của toàn xã hội.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời
công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến
ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra
phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ
yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động
làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn
1.

Môi trường là gì?

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
(Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt
Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc

sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những
gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.


16
2.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất
kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho
phép đã xác định…
Phân loại ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm
làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất
khả năng đáp ứng cho nhu cầu của con người. Ô nhiễm đất do sử dụng không
hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất như: ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực
vật, do chất thải từ các khu công nghiệp và dân sinh, chất thải của các nhà
máy và hầm mỏ chứa một số kim loại nặng, rác thải y tế, cống rãnh, các bãi
rác chưa được xử lí một cách hợp lí, quá trình phân xác hữu cơ…

Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Có nhiều nguyên nhân
gây ô nhiễm nước:

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.


Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển.


17
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc
có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm
giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là:


Ô nhiễm do tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy
rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng
phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một
vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.

Ô nhiễm do công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con
người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch:
than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy
hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các
quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

Ô nhiễm do giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ
đối với không khí, đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình
tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2,
SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu
xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật
độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô
nhiễm nặng cho hai bên đường.

Ô nhiễm do sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu
là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục
bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ
yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,..
2.1. Thực trạng môi trường ngày nay
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày
20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đến hết
năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có
hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công
nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có
nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu
công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như


18
không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã
hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp
đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải.
Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000
tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai
Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008,
các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực
sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng
mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi
cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện
năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ
(đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các
điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần
tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt
tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần...
Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản
xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực
sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng
48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai,
có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có
hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn
nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có

nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống
thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước
tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ
công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển
các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do
các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình
trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng
nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình
sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay
cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang
giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động
thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố
rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng ở đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình
thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác


19
xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng
công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một
cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có
những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi
trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô

nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn
ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết
liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại
các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm
về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những
năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước
không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt
(vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không
có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố
lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét
khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi,
khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng
báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân
hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô
nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa
bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của
Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu
Á về mức độ ô nhiễm bụi.
2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường

Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về
bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt
động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản

xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu


20
đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được
ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn
chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh
tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là
của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế
hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt
đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi
trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục,
phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường
hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác
như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh
hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng
nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh
nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.

Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng
mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu
trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra,
kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất
dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ
biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án
đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí
chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn

đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã
hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi
trường.

Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên
trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ
công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong


21
nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn
tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trên sức khỏe
Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe có thể
được phân loại trên cơ sở của các loại ô nhiễm khác nhau ví dụ như ô nhiễm
nước, ô nhiễm không khí và đất ô nhiễm môi trường.
Hậu quả chung của tình trạng ô nh


22
iễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm
nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân
sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh có liên
quan đến việc dùng nước bẩn trong sinh hoạt.
*Người nhiễm Chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl
tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả

năng gây ung thư rất cao.
*Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích
thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm
gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội
tạng.
*Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô
hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật.
Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa,
nhiễm giun,…
*Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây
đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
*Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức
ăn (thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể
lan tỏa vào nước mặt và nước ngầm rồi vào cơ thể người và động vật.

2.4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự
đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng
đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp
theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng
tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng
cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời,
triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ



23
chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính
toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp;
tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều
địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung,
quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định
bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí
nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt
động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước
thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên
môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp
hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được
cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của
nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy
hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể
tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và
dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn
xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho
mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết
giữa tự nhiên - con người - xã hội.

Phần 4: Kết luận



24
Xã hội học đang là một công cụ hữu ích cho sự nghiệp đổi mới hiện nay của
chung ta. Chuyển đổi từ một cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang
cơ chế thị trường của một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần sẽ dẫn đến
những biến đổi lớn lao trong xã hội. Vì vậy có một nhu cầu bức xúc cần tìm
hiểu và tiếp thu những công cụ nghiên cứu mới để nhận diện và lí giải các
hiện tượng xã hội mới nảy sinh cũng như phân tích phân tích dư luận xã hội
để làm sáng tỏ một hiện tượng thuộc lĩnh vực đời sống, thể hiện tâm trạng
của xã hội, một hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội. Đây là một
trạng thái toàn vẹn, bao quát về nội dung, cả về mặt trí tuệ, cảm xúc và cả
mặt ý trí của ý thức xã hội. Nó không chỉ thể hiện một mặt riêng lẻ nào đó
của ý thức xã hội như: triết học, đạo đức học, ý thức chính trị mà còn là sự
tổng hợp của ý thức xã hội góp phần hình thành và nâng cao năng lực quản lí
xã hội. Xã hội học là môn khoa học xã hội đáp ứng tốt các nhu cầu đó.
Đánh giá tầm quan trọng của xã hội học, Berger đã từng nói:
“ Sức quyến rũ của xã hội học là ở chỗ cách giải quyết vấn đề của nó, khiến
chúng ta có thể nhìn thế giới mà chúng ta đã và đang sống suốt cả cuộc đời
mình dưới một ánh sáng mới… Có thể nói rằng sự thông thái trước tiên của
xã hội học là mọi thứ không phải như chúng có vẻ là.”



×