Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luân về ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.64 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
KHOA LUẬT
LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

MÔI TRƯỜNG

Họ và tên : Vũ Thị Hoa Phượng
MSSV : K155041473

Mục lục
1


Phần mở đầu
1.Thực trạng môi trường thế giới.





Sự nóng lên của trái đất
Sự ô nhiểm biển và đại dương
Sự hoang mạc hóa
Nạn phá rường

2.Thực trang môi trường nước ta hiện nay
 Rừng tiếp tục bị thu hẹp
 Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng
 Ô nhiễm sông ngòi


 Bãi rác công nghệ và chất thải
• nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
 Khai thác khoáng sản
 Ô nhiễm không khí

3.Hậu quả của ô nhiểm môi trưởng
 Đói với động _ thực vật
 Đối vơi sức khỏe con người
 Đối vơi hệ sinh thái
4.Biên pháp khắc phục

PHÂN
̀ M Ở ĐÂU
̀
2


Thế kỉ 21,Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa
hiện đại hóa.Hàng loại các khu công nghiệp,nhà máy được hình thành quanh
các bờ cây,con sông ở ngoại ô thành phố.Người dân tập trung ở những khu đô
thị,khu công nghiệp để sinh sống.Trong giai đoạn đó,môi trường sống của
chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều
này.Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng gây bức xúc trong dư luận xã
hội hiện nay.Vấn đề này ngày càng trầm trọng,đe dọa trực tiếp sự phát triển
kinh tế xã hội bền vững,sự tồn tại phát triển của các thế hệ hiện tại và tương
lai.Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản
lí,các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của các hệ thống chính trị và
của toàn xã hội.Vì thế việc điều tra sự ô nhiễm môi trường được đề ra bức
thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm của môi trường để đề ra giải pháp hợp lí giúp

người Việt Nam phát triển vững mạnh có môi trường sống tốt cho họ.
Đề tài tiểu luận được viết với chủ đề ô nhiễm môi trường có mục đích nêu ra
những nguyên nhân hậu quả,làm rõ bản chất và hiện tượng của vấn đề ô
nhiễm môi trường nhằm khơi dậy sự quan tâm của mọi người về vấn đề được
xem là cấp thiết hiện nay.Từ đó mọi người có thể nhận thức đc những hậu quả
của việc ô nhiễm môi trường gây ra cho môi trường sống của chúng ta,thấy
được tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường xung quanh ta.Để mọi
người có thể đưa ra những ý kiến và cùng nhau bàn luận những giải pháp hiệu
quả thiết thực hơn góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống ngày càng trong
lành và sạch đẹp hơn.

3


1.Thực trạng môi trường thế giới

Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên
những biến đổi nghiêm trọng ất lượng của các yếu tố môi trường như
đất, nước, không khí, vượt qua những ngưỡng chịu đựng được của thiên
nhiên của sinh thể và của con người.
Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô
nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, các tia cực tím, tia tử ngoại từ vũ
trụ…...
Trên

hành tinh

cũng dễ dàng nhận thấy dấu
từ những biến


đổi

Xanh

của chúng

hiệu của sự

của khí hậu

ta, ở

đâu

ô nhiễm môi

ta

trường:

khiến thời tiết trở nên

khắc

nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến thức
có giá trị,

gây

tổn thương hệ sinh


thái, đến

sự

suy

giảm tầng

ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím…Đó đều là những vấn đề mang
tính thời sự, được mọi người
quan điểm của cá nhõn

tôi,

hết sức quan
tôi

tâm

nhưng

theo

nhận thấy chúng ta đang

phải

đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự
ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa.



sự nóng lên của trái đất
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so
với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13. 000năm trước. Tuy
nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng
khoảng 0, 6-0, 7 độ C và dự báo sẽ tăng 1, 4-5, 8 độ C trong 100 năm tới .

4


Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội.
Một trong những hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là
sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và các hiện
tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng ozôn, thay đổi ngành nông
nghiệp, và làm suy giảm oxy trong đại dương.
Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn so với sự thích ứng
của các loài sinh vật, vì vậy một số loài có khả năng tuyệt chủng.


sự ô nhiễm biển và đại dương
Biển và đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm trầm trọng.
Hàng năm, khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển gồm đất, cát, rác
thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ... Bên cạnh đó, rũ rỉ dầu, sự cố
tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên
biển.
Thông qua những con số biết nói sau đó ta có thể thấy
được phần nào hậu quả của sự ô nhiễm:

1. 1. 000. 000 chim biển, 100. 000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng


hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic.
2. 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch

bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả
năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng
đến hệ sinh thái.
3. 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.
4. 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị

xói mòn với tốc độ 1m/ năm
5


Nếu con người cũn xem biển cả là một bói rác khổng lồ có thể chứa
đủ thứ chất thải, môi trường đại dương sẽ còn bị hủy hoại trầm trọng
hơn nữa chứ không chỉ như tình trạng hiện nay.


Sự hóa hoang mạc:
Mỗi năm, sa mạc Sahara tiến dần về phái Nam với tốc độ 45 km/
năm. Cao nguyên Madagasca - nơi được xem là kho báu về đa dạng sinh
học nhưng giờ đây 7% đất đai là đất cằn đồi trọc. Tại Kazakhstan,
kể từ năm

1980,

50%

diện tích


đất

trồng trọt

đã bị bỏ hoang

vì quá cằn trong tiến trình hoang mạc hóa
Đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không
thể canh tác là hai ảnh hưởng chủ yếu của quá trình

hoang mạc hóa.

Tình trạng này đang đe dọa cuộc sống của gần 1 tỉ người trên Trái Đất.
Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ
hoang mạc hóa ở Lục địa Đen tiếp tục như hiện nay.
∗ Nguồn nước đang bị khan hiếm
Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề mặt,
tuy nhiên chỉ có khoảng 2% là nước phù hợp cho tiêu dùng, được coi là
nước tinh khiết. Nước được xem là một dạng tài nguyên được sử dụng
nhiều nhất trên thế giới. Vấn đề nhắc tới là lượng nước sạch đến với mọi
người trên thế giới là không đều.
Nhiều khu vực vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa dự trữ, tuy nhiên
nếu khí hậu biến đổi thì nguồn nước cung cấp từ thiên nhiên là vô cùng
khan hiếm, dẫn đến khan hiếm nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên có nơi lại
lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo
trong khu vực.

6



Ngoài ra, một trong những mối quan tâm lớn về y tế liên quan trực
tiếp với vấn đề môi trường này là việc tiếp cận với nước sạch. Rất ít
người trên toàn thế giới có thể truy cập nguồn nước uống. Điều này gây
ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người dân sống ở khu
vực đó.
∗ Nạn phá rừng
Ngày nay thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng nặng nề, đáng cảnh bảo,
nguyên nhân sâu xa là do phần rừng bị khai thác một cách vô tội vạ. Nạn
phá rừng hầu như xảy ra trên toàn thế giới, các tổ chức cây xanh trên thế
giới đã cảnh báo rất nhiều về việc tàn phá hệ sinh thái cây xanh sẽ ảnh
hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng
lên, dẫn đến con người phải phá bỏ nhiều diện tích rừng cho việc trồng
trọt. Xã hội phát triển, các đô thị, thành phố lớn mọc ra khiến các cánh
rừng bị thay thế bới các tòa cao ốc. Khai thác khoáng sản, dầu và các tài
nguyên khác cũng dẫn đến nạn phá rừng
Với nạn phá rừng làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Xói lở đất, biến đổi khí hậu đáng kể và trong một số trường hợp thiên tai
như sạt lở đất và lũ quét có thể là do, trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng .


Quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại liên kết chặc chẽ với phát triển dân số
nhanh chóng trên toàn thế giới và tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý của
nó đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới. Việc xử lý chất thải được
tạo ra trong nhiều hình thức, mà có thể được phân loại rộng rãi trong hai
hình thức. Một số chất thải phân hủy sinh học và một số không như vậy.
Vấn đề mất gốc trong lối sống của chúng ta, đó là chuyển động nhanh
và nhẫn tâm trong suy nghĩ và hành động. Vấn đề này thể hiện rõ ràng

7


hơn xung quanh các vùng đô thị của thế giới. Các giải pháp sửa chữa
nhanh chóng của các bãi chôn lấp và các trung tâm tái chế không được
chứng minh. Trong thực tế, tràn đầy các bãi chôn lấp, đặc biệt là ở các
nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra sức khỏe nghiêm trọng
hơn và các vấn đề môi trường trong khu vực.

2. thực trạng môi trường nước ta hiện nay
 Rừng tiếp tục bị thu hẹp
Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện
tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha
(chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%).
Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng
rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ
còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh.
40 năm trước đây, 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi
rừng ngập mặn, nhưng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng
ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó. Rừng ngập mặn
trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu như đã bị tàn
phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng thủy
sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái.
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá
để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng
chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha.
 Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa
dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Với các điều tra đã công bố,

8


Việt Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều
loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt
Nam có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới.
Thế nhưng, trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài
chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch
lý nhưng có một thực tế là các trang trại gây nuôi động vật hoang dã như
nuôi những loài rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục
đích thương mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề làm
giảm bớt tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm
chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi những trang trại này đã liên
quan tới các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối
nguy lớn cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương,
bọ cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một
loài đã được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy
hiểm.
 Ô nhiễm sông ngòi
Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố
Hồ Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận thấy
qua thực tế, cũng như qua sự phản ánh trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Tuy nhiên, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối
mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng
nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang
từng ngày, từng giờ đổ xuống.
Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất
là: sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và
sông Hậu ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Những con sông

này đã trở nên độc hại, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực
tiếp tới môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng.
9


 Bãi rác công nghệ và chất thải
Hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam là chủ sở hữu của hơn một nghìn
con tàu biển trọng tải lớn, cũ nát. Hầu hết các cảng biển trên thế giới đều
không cho phép loại tàu này vào, vì nó quá cũ gây ô nhiễm môi trường lại
không bảo đảm an toàn hàng hải. Thế nhưng, hơn một nghìn con tàu cũ
nát đó vẫn đang được neo vật vờ ở các tuyến sông, cửa biển để chờ được
“hóa kiếp” thành phế liệu mà việc phá dỡ loại tàu biển cũ này sẽ thải ra
rác thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường sống.
Nhiều dự án luyện, cán thép lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thép lớn, song đồng thời cũng có
nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải.
Bài học “xương máu” này đã từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng,
song vẫn có khả năng lặp lại nếu những dây chuyền luyện gang, thép bị
loại bỏ ở Trung Quốc được đưa về lắp đặt ở Việt Nam.
 Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho
thấy, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có
xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao. Trong
đó, lo ngại nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang
trại chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông
Nam Bộ (13%), với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con
gia cầm. Theo tính toán của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10
- 15 kg/con/ngày, trâu là 15 - 20 kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày
và gia cầm là 90 gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải

trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm.
Nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc đẩy
mạnh các biện pháp thâm canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi tôm tập
trung, trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước.
10


Cùng với đó, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi
trường đất, nước. Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục
được phép sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn
700 kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng).
Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra
khoảng 10 triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010
tăng lên tới 13,5 triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải
từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở
khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại.
 Khai thác khoáng sản
Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài nguyên khoáng
sản dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống kê
của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất
khẩu 2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với
điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230
triệu USD. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần
800.000 tấn thông qua đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất
qua đường biên mậu, số lượng xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào năm
2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước tính đã lên đến 200.000 tấn).
Và, hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác
khoáng sản đã quá rõ ràng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng
Ninh có 2.500 người mắc bệnh, chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế

quản, tai mũi họng (80%). Kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên
môn cho thấy nồng độ bụi ở khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu
chuẩn cho phép, gần 0,3 mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ lửng, bụi Pb,
Hg, SiO2, khí thải CO, CO2, NO2). Mỏ Đèo Nai phải xử lý lượng đổ thải
chất cao thành núi trong mấy chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước
11


thải sâu 200m chứa 5 triệu m3có nồng độ a-xít cao và độ PH 4 - 4,5mgđl/l
sẽ phải tìm công nghệ phù hợp để xử lý.
 Ô nhiễm không khí
Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức
báo động.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí
khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và
bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở
khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn
nước thải sinh hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình.
Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc
nếu có trang bị thì không vận hành thường xuyên.

3.hậu quả của ô nhiễm môi trường
 Đối với động – thực vật.
• Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.Lưu huỳnh
đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi
vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng
kháng bệnh.
• Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu
thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm.
• Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn

hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
• Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay
đổi ở động- thực vật trên Trái đất.

 Đối với sức khỏe con người
1. Ảnh hưởng đến tim mạch
Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim,
thậm chí dẫn đến đau tim. Jon Ayres, giáo sư về y tế môi trường và hô
12


hấp tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết: “Khi các hạt carbon nhỏ
xâm nhập vào phổi, chúng gây ra phản ứng viêm và phóng hóa chất vào
máu, thu hẹp động mạch, gây ra các cục máu đông, từ đó làm tăng nguy
cơ đau tim”.
2. Tăng nguy cơ ung thư
Theo Daily Mail, trong năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về Ung
thư thuộc Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tìm thấy mối liên kết giữa ô
nhiễm không khí và ung thư bàng quang. Khoảng 10.000 người ở Anh
được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang mỗi năm, nguyên nhân chủ yếu
là do nhiễm chất độc trong không khí bị ô nhiễm.
“Nước tiểu đậm đặc các độc tố, thận và hệ tiết niệu bị ảnh hưởng, trong
đó có bàng quang, do khả năng tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm cao
hơn các bộ phận khác của cơ thể”, Nick James, giáo sư về ung thư học
lâm sàng tại trường Y Warwick giải thích.
3. Ảnh hưởng đến não
Theo Boldsky, ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận
thức và mất trí nhớ. Theo kết quả nghiên cứu 20.000 phụ nữ ở Chicago,
những người sống trong khu vực bị ô nhiễm bị suy giảm trí nhớ và kỹ
năng tư duy so với những người sống ở nơi không khí sạch sẽ.

Gây vô sinh ở nam giới
Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại Upper
Silesia, khu vực ô nhiễm nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở đây là
cao hơn so với những vùng khác. Theo kết quả của nghiên cứu khác ở
Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng đàn ông trẻ tuổi bị loãng ra vào
mùa đông, thời điểm không khí bị ô nhiễm cao hơn do đốt than sưởi.
4. Ảnh hưởng đến phổi
Hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư
hỏng. Nó cũng có thể làm trầm trọng các triệu chứng ở những người bị
bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Một
13


nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần
những khu vực bị ô nhiễm cao hơn nhiều so với những vùng khác.


Đối

với

hệ

sinh

thái

Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH
của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây
trồng. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận

được để thực hiện quá trình quang hợp.Các loài xâm lấn có thể cạnh
tranh chiếm môi trường sống và làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2
sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng
nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch
tự

nhiên

mà



sẵn

có.

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng
mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và
phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn
đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở
những

chỗ

được

chiếu

sáng.


Hiệu ứng nhà kính có thể làm thủng tầng ozon, mà tầng ozon thủng thì có
nhiều tác hại mình đã nêu trên.

4.biện pháp khắc phục
 môi trường nước
Thường nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy. Khôn lấn chiếm
dòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy hải sản. Việc chăn nuôi
thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch;
Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp.
Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây. Tránh sử dụng thuốc trừ
sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các biện pháp sinh học để
tiêu diệt sâu bọ côn trùng;
14


Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống
xử lý chất thải. Không chăn thả rong dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và
môi trường;
Sử dụng nước mặt (nước sông, hồ…), nước từ các công trình cấp nước
công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất và tránh gây ô nhiễm, cạn
kiệt nguồn nước. Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải
đúng kỹ thuật và sử dụng hợp lý, tiết kiệm;
Phải xử lý nước thải trước khi xả vào cống, sông, hồ, kênh rạch. Không
đổ nước thải chưa qua xử lý vào hồ để tự thấm hoặc chảy tràn lan trên
mặt đất. Không chôn nước thải, rác thải nguy hại vào lòng đất.
 Môi trường đất
 Phương pháp xử lí tại chỗ:
Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp,
dùng dong không khí mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất,
hấp thụ bằng than hoạt tính.

Phương pháp xử lí bằng thực vật: hoa hướng dương hấp thụ urani,
một số loại dương xỉ hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ
kẽm, cây mù tạc hấp thụ chì, cỏ ba lá hấp thụ dầu,….
Phương pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm
và chiết các chất gay ô nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ
thống thu gom và sử lí riêng.
Phương pháp cố định chất ô nhiễm bằng dòng điện
phương pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự
nhiên như các quá trình bay hơi, thông khí, phân hủy sinh học, phân hủy
do ánh sáng để phân hủy các chát gây ô nhiễm.
 Điều tra và phân tích đất:
Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức
độ ô nhiễm. Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh
giá. Căn cứ vào hàm lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc
hại trong đất vượt quá “trị số cơ bản” để đánh giá.


Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm:
15


Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép
kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có
cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà
máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần
phải cẩn thận.
Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu
trong đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng
mới hạn chế dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh
vật phòng trừ kết hợp với các phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp)



Làm sạch hóa đồng ruộng:
Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn
nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của
chúng trong dung dịch.
Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim
loại nặng chuyển sang dạng khó tan.
Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT
Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ
Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các
cation kim loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ
màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông
dược tồn lưu trong đất
 Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật:
Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây
quả, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu
hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất.
Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng
hút mạnh các hcaats có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc
vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd. Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để
chống ô nhiễm đất.
16





Đầu tư xây dụng hệ thông thu gom, phân loại, xử lý rác thái
Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân


bón đúng cách
 Tuyên truyền bảo vệ môi trường
 Thực hiện luật Môi trường.
 Môi trường không khí
Đối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp: cần tuyên truyền một cách
sâu rộng ý thức pháp luật, đào tạo đội ngủ cán bộ có chiều sâu chuyên
môn, có ý thức trách nhiệm trong công tác BVMT.
Đối với cơ quan nhà nước, pháp luật: Cần tăng cường tuyên truyền
giáo dục pháp luật tới toàn cộng đồng thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng (như báo, đài, internet, các tuyên truyền viên, cộng tác
viên ). Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến cũng cần áp dụng các chế tài
xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, hoàn thiện các văn bản
luật cho phù hợp với tình hình của từng địa phương. Tham gia hợp tác
quốc tế về bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và áp
dụng các tiêu chí của quản lý môi trường không khí. Với phương châm “
ai gây ô nhiễm người ấy phải trả tiền”, các cán bộ môi trường ở từng địa
phương cần thường xuyên nắm bắt tình hình cơ sở, tình hình thực tế ở
từng địa phương, kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương các
cấp, có các biên pháp xử lý nghiêm khắc đối với mọi hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ môi trường.
Di dời các cơ sở sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường không khí
trầm trọng ra khỏi khu trung tâm thanh phố lớn, định hướng phát triển
các thành phố vệ tinh xung quanh
Trồng cây xanh dọc các tuyến đường quy định.
Xây dựng hệ thống các lò đốt chất thải y tế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các
cơ sở xử lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại. Ví dụ: Quy hoạch lại
các bải rác không theo quy định, xây dựng các làng nghề truyền thống
17



đúng quy hoạch, quản lý tốt các phương tiên giao thông gây ra nhiều
khói bụi, định mức cota cụ thể cho từng công ty xí nghiệp, xử phạt
nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm, cần kiên quyết xử lý các
hành vi cố ý gây hại đến môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
Có kế hoạch phối hợp với sở tài nguyên môi trường và các nhà khoa
học chuyển giao kỹ thuật công nghệ xử lý nước thải, rác thải và khí thải.
Cần tập trung một sô biên pháp sau:
Đối với vùng nông thôn: Dùng rơn rạ để làm nấm, làm phân hữu cơ (hạn
chế việc đốt rơm rạ thải một lượng lớn khói vào không khí), đối với phân
gia súc trong chăn nuôi ngoài ủ làm phân bón ruộng nên xây các bể khí
bioga,cấm đốt gạch thủ công ở nông thôn.
Với thành thị: Tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với quy
hoạch phát triển đô thị, hạn chế sử dụng than trong đun nấu sinh hoạt,
khơi thông cống rảnh tránh bốc mùi.
Đối với các khu công nghiệp: Quy hoạch xa khu dân cư hợp lý với hướng
gió và điều kiện phát triển, áp dụng các công nghệ lọc, xử lý bụi, khí thải
đối với tất cả các cơ sở sản xuất, xây các ống khói đủ tiêu chuẩn cho phép
ra khỏi ngưỡng “bóng khí”, tích cực trồng nhiều cây xanh để giảm bớt
lượng khí thải công nghiệp, đô thị.
+ Đối với các phương tiện giao thông: Hạn chế sử dụng các loại xăng pha
chì, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường bàng cách đạp xe,
đi bộ, hạn chế sử dụng các phương tiên giao thông cá nhân không cần
thiết vào giờ cao điểm, tổ chức tôt hệ thống giao thông công cộng, có các
biện pháp chống ùn tác giao thông.
- Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trương và thu hút đầu
tư vê bảo vệ môi trường:
18



+ Đồng thời với việc xử lý nghiêm khắc các hành vi gây ô nhiễm môi
trường cần chủ động kêu gọi các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công
trình nước sạch, vệ sinh và sự liên kết toàn thể xã hội để bảo vệ môi
trường. Xây dựng các lò đốt rác, các cơ sở tái chế rác thải, quản lý chất
thải, khí thải cho từng khu vực.
+ Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, phương tiện kĩ thuật xử lý rác thải, khí
thải và nước thải với các tổ chức ,cá nhân tự hình thành đội thu gom các
công ty, tổ chức thực hiện đúng và nghiêm túc công tác bảo vệ môi
trường đồng thời xử phạt nghiêm minh đối với những trương hợp vi
phạm gây ô fnhiễm môi trường sống,.

19



×