Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

Bài giảng phù phối cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.11 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
PHÙ PHỔI CẤP
Giảng viên
Trần Quang Đức


Nội dung

1. Trình bày đinh nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng của phù phổi cấp
2. Trình bày được cách xử trí phù phổi cấp
3. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp


Sinh lý huyết động bình thường
Bình thường ở phổi có sự lưu thông liên tục dịch từ mao mạch phổi sang tổ chức kẽ. Sự
lưu thông dịch ở tổ chức kẽ của phổi đảm bảo sao cho phổi không bị khô nhưng không
ứ dịch làm ảnh hưởng tới sự trao đổi khí ở vùng tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch.
Có nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế này:


ĐỊNH NGHĨA

Phù phổi cấp là một suy hô hấp nặng do sự tràn thanh
dịch đột ngột từ các mao mạch phổi vào các phế nang
làm ngăn cản sự trao đổi khí gây ra ngạt thở cấp


Cơ chế phù phổi cấp


1.Do tăng áp lực ở hệ thống mao mạch phổi:
Bình thường có sự cân bằng giữa dòng máu đến phổi từ tim phải với dòng máu ra khỏi phổi về tim
trái. Khi mất sự cân bằng này (Sự ứ huyết ở phổi làm tăng áp lực hệ thống mao mạch phổi, khi áp lực
mao mạch phổi vượt quá áp lực keo của máu, thanh dịch tràn vào các phế nang gây phù phổi cấp.
Đây là cơ chế chính gây phù phổi cấp ở các bệnh tim mạch như các bệnh van tim, van động mạch
chủ, tăng HA, nhồi máu cơ tim..
2.Do tổn thương vách phế nang:
Tác nhân gây bệnh làm tổn thương vách các phế nang làm tăng tính thấm mao mạch và vách phế
nang làm tràn thanh dịch vào phế nang. Đây là cơ chế chính trong các bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn
gây phù phổi cấp



PHÙ PHỔI CẤP HUYẾT ĐỘNG

PHÙ PHỔI CẤP TỔN THƯƠNG


Nguyên nhân
 Các bệnh tim mạch:

 Các bệnh thận:

 Các bệnh van tim như: Hẹp van 2 lá

 Viêm cầu thận cấp có tăng HA.

khít, hở van động mạch chủ.
 Tăng huyết áp.
 Nhồi máu cơ tim cấp.

 Bệnh động mạch vành
 Bệnh cơ tim.

 Viêm cầu thận mạn.


Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn, virút:
Cúm ác tính.
- Viêm phổi do phế cầu.
Các trạng thái sốc phổi:
ARDS (H/c suy hô hấp cấp tiến triển)
Tai biến do làm thủ thuật:
- Truyền dịch quá nhanh, nhiều.
- Chọc tháo dịch màng phổi quá nhanh.

* Các trạng thái sốc phổi:
ARDS (H/c suy hô hấp cấp tiến triển)
* Tai biến do làm thủ thuật:
- Truyền dịch quá nhanh, nhiều.
- Chọc tháo dịch màng phổi quá nhanh.


Triệu chứng lâm sàng
• Phù phổi cấp thường xuất hiện đột ngột, hay xảy ra về đêm.
• Bệnh nhân đang ngủ thấy ngạt thở phải vùng dậy, ho từng cơn dữ dội, thở nhanh nông 40- 60
lần/phút.
• Trạng thái vật vã, lo lắng và tím tái, vã mồ hôi lạnh.
• Có thể có khạc đờm màu hồng.
• Khám phổi: hai đáy phổi gõ đục, nghe thấy rên nổ khắp hai nền phổi, sau đó lan nhanh lên khắp hai

phế trường như “thuỷ triều” dâng.
• Khám tim: thường khó nghe vì sự ồn ào của khó thở. Nhịp tim nhanh, tiếng thứ hai mạnh, có lúc
nghe được tiếng ngựa phi, mạch nhanh, nhỏ khó bắt; huyết áp có thay đổi, thường cao trong bệnh
tăng huyết áp, suy thân mạn. Nếu huyết áp tụt thì tiên lượng nặng.


Triệu chứng cận lâm sàng
• Hình ảnh phù phế nang dạng cánh bướm quanh rốn phổi.
• Hình ảnh phù tổ chức kẽ; Bóng tim thường to.
• Điện tim: nhịp nhanh xoang, có khi có cơn nhịp nhanh trên thất.
• pH của máu toan (vừa do hô hấp, vừa do chuyển hoá).
• Giảm oxy máu cùng với giảm CO2 máu hoặc tăng CO2 máu.
• Có cao áp động mạch phổi (>30 mmHg).
• Có thể có protein niệu kèm theo.
• Sau cơn thường có sốt nhẹ 38oC- 38,5oC


Xử trí
1. Tư thế bệnh nhân
Mục đích làm giảm tối đa lượng máu về phổi.
Nếu không có tụt áp, đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi thõng chân, garo 3 chi luân chuyển
2. Bảo đảm thông khí tốt
– Nếu bệnh nhân tỉnh, hợp tác tốt, cho thở oxy 100% qua mặt nạ, mục đích là phải đưa bão
hoà oxy máu > 90%.
– Nếu cơ sở cấp cứu có điều kiện, nên cho người bệnh thở máy không xâm nhập (CPAP)
ngoài tác dụng hỗ trợ tăng trao đổi khí phổi, còn giúp làm giảm tiền gánh và hậu gánh thất
trái.
– Trường hợp người bệnh suy hô hấp nặng, có rối loạn ý thức, phải đặt NKQ, hút dịch và
đừm dã qua NKQ, thở máy xâm nhập
3. Sử dụng thuốc: Lasix, Morphin, Digoxin



SAU CẤP CỨU
• Sau cấp cứu phù phổi cấp bệnh nhân cần được theo dõi liên tục 24 giờ để đề phòng phù
phổi cấp tái phát.
• Bệnh nhân cần làm đầy đủ các thăm dò để đánh giá về tình trạng toàn thân cũng như
bệnh tim mạch để có biện pháp điều trị bệnh nguyên nhân cho thích hợp (nong van hai
lá nếu là hẹp van hai lá, nong và đặt stent ĐMV nếu là bệnh nhân NMCT…).




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×