Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sơ lược về bệnh sỏi thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.99 KB, 3 trang )

Sơ lược về bệnh sỏi thận

Sỏi thận được tạo thành bởi muối và chất khoáng trong nước tiểu kết lại với
nhau để hình thành những “hòn sỏi” nhỏ. Chúng có thể nhỏ như hạt cát hay
lớn như trái banh golf. Chúng có thể lưu lại cơ trong thận hay đi ra khỏi cơ
thể thông qua đường tiểu. Đường tiểu là hệ thống tạo ra nước tiểu và thải nó
ra ngoài cơ thể. Nó hình thành từ được hình thành từ thận, ống dẫn nối thận
với bàng quang, bàng quang, và ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ
thể (niệu đạo).
Khi một viên sỏi đi qua niệu quản, nó có thể không gây đau. Hoặc nó có thể gây
đau đớn và những triệu chứng khác.
Nguyên nhân của bệnh sỏi thận?
Sỏi thận hình thành khi thay đổi xảy ra trong cân bằng thông thường của nước,
muối, chất khoáng và những thứ khác trong nước tiểu. Nguyên nhân phổ biến nhất
của bệnh là do không uống đủ nước. Cố gắng uống đủ nước để làm cho nước tiểu
trong (khoảng 8-10 ly/ngày). Một số người có nhiều khả năng mắc bệnh sỏi
thận hơn vì bệnh lí hoặc tiền sử gia đình.
Sỏi thận có thể là một bệnh di truyền. Nếu những người khác trong gia đình bạn
mắc bệnh này thì bạn cũng có thể.
Triệu chứng của bệnh sỏi thận
Sỏi thận thường không gây đau khi chúng ở trong thận, nhưng chúng có thể gây
những cơn đau đột ngột, dữ dội khi chúng di chuyển từ thận đến bàng quang.
Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghĩ mình bị sỏi thận. Xem xét những cơn
đau dữ dội bên sườn, bụng, hay háng hay nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Bạn


cũng có thể cảm thấy dạ dày không khỏe (buồn nôn) và có thể nôn mửa.
Chẩn đoán bệnh sỏi thận như thế nào?
Lúc đầu bạn có thể phát hiện bạn bị sỏi thận khi bạn đi bác sĩ hay đến phòng cấp
cứu trong cơn đau bụng hoặc bên sườn. Bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn những câu hỏi
về cơn đau và lối sống của bạn và có thể kiểm tra bằng hình ảnh như chụp Xquang để xem xét thận đường tiểu.


Bạn có thể cần nhiều xét nghiệm hơn nếu bạn có nhiều hơn một viên sỏi hay gia
đình bạn có tiền sử mắc bệnh này. Để tìm ra nguyên nhân của sỏi thận, bác sĩ của
bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu và thu nước tiểu của bạn trong 24 giờ. Điều
này có thể giúp bác sĩ tìm ra xem bạn có khả năng có nhiều sỏi trong tương lai hay
không.
Sỏi thận có thế không gây ra đau. Nếu trong trường hơp này, bạn có thể biết mình
mắc bệnh khi bác sĩ tìm chúng trong cuộc xét nghiệm bệnh khác.
Điều trị sỏi thận như thế nào?
Cho đa số loại sỏi, bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống đủ nước và giữ cho nước tiểu trong,
hay khoảng 8-10 ly nước/ngày, để tống viên sỏi ra. Bạn cũng có thể cần uống
thuốc giảm đau. Bạn có thể làm việc này tại nhà. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc
để loại bỏ viên sỏi.
Nếu viên sỏi quá lớn để ra ngoài, hay nó bị mắc kẹt trong đường tiểu, bạn có thể
cần nhiều phép điều trị hơn. Khoảng 1-2 trong mỗi 10 trường hơp sỏi thận cần
nhiều hơn là điều trị tại nhà.
Phép điều trị y tế phổ biến nhất là tán sỏi ngoài cơ thể. Nó sử dụng các sóng áp lực
để làm vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này có thể đi ra khỏi cơ
thể qua nước tiểu. Những lần khác, bác sĩ sẽ cần loại bỏ những viên sỏi hay đặt
một ống nhựa dẻo nhỏ (stent) trong niệu quản để giữ nó mở khi viên sỏi đi qua.
Khi nào bị sỏi thận lần nữa?


Sau khi bạn đã bị sỏi thận, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh lần nữa. Bạn có thể
giúp ngăn ngừa chúng bằng cách uống đủ nước để giữ cho nước tiểu trong,
khoảng 8-10 ly nước/ngày. Bạn có thể phải ăn ít loại thức ăn nào đó lại. Bác sĩ của
bạn có thể cho bạn thuốc giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.




×